-Son Tran -Cuong Nguyen
-OPEC và cuộc chiến giá dầu
Điều gì đang xảy ra? Các chuyên gia phân tích nói nhiều về tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và Nhật Bản chậm lại và tình hình kinh tế của khối EU vẫn không có tiến bộ nào đáng kể. Câu chuyện phát triểnkhai thác dầu khí từ đá phiến (shale oil and gas) ở Mỹ cũng được nhắc đến, kèm theo việc các quốc gia OPEC không đạt được thỏa thuận giảm sản lượng hồi cuối tháng 11.
Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu không hẳn là yếu tố duy nhất quyết định. Theo IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm nay sẽ vào khoảng 7,4% (so với 7,7% năm 2013) và sẽ giảm tiếp trong năm 2015 xuống còn 7,1% trong khi Nhật Bản chỉ tăng 0,9% (so với 1,5% năm 2013) và còn giảm tiếp xuống 0,8% trong năm 2015. Thế nhưng cũng theo IMF, toàn bộ Châu Á vẫn tăng ở mức 5,5% (bằng với tốc tộ tăng của năm 2013) và dự kiến tăng nhẹ lên 5,6% trong năm 2015. Khu vực EU vẫn tăng 0,8% (so với -0,4% trong năm 2013) và sẽ tăng lên mức 1,3%.
Toàn bộ Châu Âu sẽ tăng 1,5% trong năm 2014 (so với 0,5% trong năm 2013) và tiếp tục tăng lên 1,9% trong năm 2015. Bắc Mỹ (bao gồm Mỹ, Canada, và Mexico) vẫn tăng trưởng tốt, với 2,2% trong năm nay và tăng lên 3,1% trong năm 2015. Tương tự, khu vực Châu Phi hạ Sahara vẫn tăng 5,1% năm nay (bằng năm 2013) và sẽ tăng khoảng 5,8% trong năm 2015.
Tính chung lại, theo IMF, kinh tế thế giới năm 2014 sẽ tăng trưởng ở mức 3,4% và tăng lên 3,8% so với năm 2015, theo ước tính của tổ chức này tại thời điểm tháng 10, 2014. Dự báo này của IMF thấp hơn đôi chút so với dự báo cũng của IMF hồi tháng một cùng năm (3,7% trong năm 2014 và 3,9% trong năm 2015). Điều này góp phần làm kỳ vọng về mức tiêu thụ dầu lửa của thế giới giảm xuống, nhưng chắc chắn không phải là nhân tố chính đẩy giá dầu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 – năm diễn ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Vậy lý do chính của việc giá dầu tụt dốc không phanh trong thời gian vừa qua nằm ở đâu? Phải nhìn thêm từ phía nguồn cung dầu lửa. Từ trước tới nay, có 3 “đại gia” dầu lửa thế giới là Nga, Saudi Arabia, và Mỹ, (Mỹ thường đứng sau 2 nước kia). Thế nhưng gần đây do việc phát triển khai thác dầu khí từ đá phiến ở Mỹ, nước này đã vượt lên dẫn đầu về sản xuất dầu lửa (sau khi đã trở thành nước dẫn đầu về sản xuất khí đốt từ năm 2010). Đây là một diễn biến mới, được châm ngòi bởi sự hoàn thiện về công nghệ gần đây cho phép phương pháp khai thác dầu lửa từ đá phiến trở nên hiệu quả về mặt kinh tế. Kết hợp với việc một số quốc gia có nội chiến những năm trước như Lybia hiện đã quay trở lại chu kỳ sản xuất bình thường.
Thế nhưng tại sao OPEC, nhóm các quốc gia cung ứng tới hơn 1/3 sản lượng dầu mỏ thế giới, không thực hiện cắt giảm sản lượng để đẩy giá lên? Các quốc gia OPEC đều dựa phần lớn vào nguồn thu từ dầu lửa để cân đối ngân sách. Ngoài Qatar và Kuwait là hai nước chỉ cần mức giá dầu dưới 70 USD/thùng đã đủ cân đối được ngân sách, các nước còn lại đều cần giá dầu cao. Thủ lĩnh của OPEC, Saudi Arabia, cần đến mức giá dầu hơn 90 USD/thùng để cân đối thu chi. Vì thế, việc các nước này quyết định không giảm sản lượng trong cuộc họp vào cuối tháng 11 vừa qua là khá bất ngờ, mặc dù không phải không dự đoán được.
Theo nhiều phân tích, lý do chính của quyết định này là OPEC muốn tiến hành một “cuộc chiến giá cả” với các nhà sản xuất dầu lửa, đặc biệt là sản xuất dầu lửa từ đá phiến, của Mỹ. Ngưỡng lợi nhuận để sản xuất dầu lửa từ đá phiến nhìn chung cao hơn so với nguồn từ các phương pháp truyền thống với mức trung bình ở 3 vùng sản xuất lớn nhất ở Mỹ là khoảng 65 USD/thùng theo Bloomberg. Điều đó có nghĩa với cuộc chiến giá cả này, và với việc giá dầu thô đang cận kề ngưỡng 65 USD/thùng, nhiều doanh nghiệp trong ngành khai thác dầu từ đá phiến tại Mỹ đang lâm vào khó khăn và có thể sẽ sớm phá sản.
Nhưng nếu đúng là OPEC tiến hành một cuộc chiến tranh giá cả như vậy, thì lý do tại sao một cuộc chiến như thế lại cần thiết? Lý do là nếu OPEC cắt giảm sản lượng, thì với mức giá cao hơn, đầu tư vào các công ty khai thác dầu công nghệ mới này sẽ thậm chí còn nở rộ hơn, và cuối cùng chính họ là người được hưởng lợi chứ không phải OPEC.
Về lâu dài, OPEC muốn kiểm soát giá cả ở mức không quá cao và cũng không thấp quá. Cao quá có thể dẫn đến việc dịch chuyển tiêu dùng theo hướng tiết kiệm năng lượng và đẩy nhanh việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ, gây tổn hại đến lợi ích dài hạn của các nhà sản xuất như OPEC. Thấp quá thì dĩ nhiên là không tốt vì OPEC cần giá đủ cao để cân đối ngân sách.
Việc xuất hiện các công nghệ khai thác mới như khai thác từ đá phiến là một mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích dài hạn của OPEC. Đây là các công ty tư nhân, và họ không có lý do gì phải chơi cuộc chơi của OPEC. Nước Mỹ không phải là thành viên của OPEC và giả dụ có muốn thì cũng không thể đẩy các công ty này vào chỗ chết bằng mệnh lệnh hành chính như đột ngột ép giảm sản lượng. Vì thế, nếu các công ty này có điều kiện phát triển và hoàn thiện công nghệ để giảm chi phí hơn nữa, thì quyền lực thị trường của OPEC chắc chắn tiếp tục bị xói mòn.
Đó là chưa kể ngay trong nội bộ của OPEC, với tư cách là một “cartel” – một tổ chức rất lỏng lẻo và không có cách gì để các thành viên buộc nhau phải tuân thủ các quyết định của nhóm – luôn gặp vấn đề trong việc cắt giảm sản lượng. OPEC đã thành công trong một số lần cắt giảm sản lượng (chủ yếu do Saudi Arabia làm) nhưng không phải thành công thường xuyên. Lý do là các thành viên luôn dễ “lừa” nhau – cam kết cắt, nhưng không cắt mà chờ nước khác cắt để hưởng lợi từ giá dầu tăng cao.
Kết hợp các yếu tố này lại thì thấy không lạ là tại sao OPEC lại không giảm được sản lượng trong lần họp cuối tháng 11 năm 2014 vừa qua.
-Giá dầu hạ chóng mặt sau quyết định của OPEC
--DIỆP VŨ
-TỪ GOLD DOLLAR CHUYỂN SANG OIL DOLLAR ĐỂ CAI QUẢN TOÀN CẦU
Bs Hồ Hải
Tôi đã từng viết về vấn đề vàng đô để tiên lượng kinh tế toàn cầu nói chung, và kinh tế của từng quốc gia, và gia đình nhỏ. Trong những bài viết đó, tôi đã từng nhắc đến đề tài này. Hôm nay, tôi xin hệ thống lại để thấy Hoa Kỳ quản lý toàn cầu như thế nào?
Dù thế giới có thay đổi thế nào đi nữa, thì 100 năm tới Hoa Kỳ vẫn là cường quốc số 1 về khoa học kỹ thuật, giáo dục. Từ đó, nền tảng lý thuyết kinh tài cũng từ đất nước này đẻ ra, nhờ vào họ biết thúc đẩy tất cả tiềm năng trí tuệ của con người. Và nước Mỹ vẫn sẽ lèo lái kinh tế toàn cầu, xoay chuyển chính trị toàn cầu, và là quốc gia cầm lái vĩ đại.
Tháng Mười Hai năm 1944, hơn 70 quốc gia họp nhau ở thành phố Bretton Woods thuộc bang New Hamshire Hoa Kỳ để quyết định chuyển trung tâm quyền lực kinh tài từ Luân Đôn sang Nữu Ước, và đồng dollar Mỹ là thống soái thay vì Bảng Anh.
Cần nhắc lại, bang New Hamshire là bang đẻ ra những sáng kiến to lớn cho Hoa Kỳ và cho thế giới nói chung. Một trong những sáng kiến vĩ đại nhất mọi thời đại về giáo dục do các giáo sư đại học của bang này đưa ra. Đó là, trả quyền tự trị về cho các đại học, đi đôi với đại học phải đi đầu trong nghiên cứu phục vụ cho nhân sinh. Để sáng kiến này được các nhà thờ và chính quyền Hoa Kỳ vào thế kỷ XIX đồng ý, thì đã có nhiều giáo sư, sinh viên phải chết hoặc đi tù.
Cũng tại New Hamshire này, hệ thống Bretton Woods ra đời. Nó buộc các đồng tiền mạnh gắn chặt vào vàng. Tỷ lệ 35 dollar Mỹ ăn 1 ounce vàng. Sau đó, các đồng tiền khác đi theo dollar Mỹ. Ví dụ 1 dollar Mỹ ăn 2 Đức Mã, bằng 0.75 Bảng Anh, và bằng 80 Yên Nhật, etc - gold dollar.
Lý do phải chuyển đổi quyền lực từ Anh sang Mỹ, vì lúc đó, Hoa Kỳ chiếm lĩnh hơn 50% thị trường xuất khẩu toàn cầu. Nước Mỹ tiêu dùng hơn 50% toàn cầu cộng lại. Hoa Kỳ đã lập ra những hệ thống phòng thủ như NATO và hiệp ước an ninh với Nhật Hàn để chống lại cộng sản. Hoa Kỳ bảo kê an ninh quốc phòng, các quốc gia đi theo Hoa Kỳ chỉ cần làm ăn và đóng phí cho những cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ thấy cần thiết, để bảo vệ các quốc gia cùng phe nhóm với Hoa Kỳ.
Nhưng từ năm 1944 đến 1970, các quốc gia dưới quyền như Đức và Nhật phục hồi nhanh chóng. Họ chiếm lại thị phần xuất khẩu thế giới, cũng như khả năng tiêu dùng của họ cũng tăng cao chiếm khoảng 25% toàn cầu. Họ yêu sách, phải bỏ hệ thống Bretton Woods để họ tự do làm giá đồng tiền của nước họ, nhằm phụ vụ cho việc xuất khẩu dễ dàng hơn, bằng cách hạ giá đồng bạc nội địa của mình. Trong 25 năm kinh tế toàn cầu bình yên nhờ hệ thống Bretton Woods, nay sóng gió bắt đầu, khi tổng thống Nixon đồng ý yêu cầu của Đức và Nhật. Ông quyết định hủy bỏ hệ thống neo giá đồng tiền vào vàng, thả nổi đồng tiền toàn cầu, và trả 24.000 tấn vàng của các quốc gia ký quỹ vào kho vàng Nữu Ước để được phép in tiền khi cần tiêu xài cho quốc gia, mà hệ thống Bretton Woods quy định.
Bắt đầu năm 1971, Hoa Kỳ chuyển sự neo đậu giá đồng tiền vào vàng sang năng lượng - dầu hỏa: oil dollar - cũng là lúc Hoa Kỳ dùng đồng dollar neo vào dầu hỏa để cai quản toàn cầu. Vì thế giới công nghiệp cần năng lượng. Cho đến nay năng lượng từ dầu hỏa vẫn là nguồn chính mà toàn cầu sử dụng.
Suốt từ 1971 đến 1978, giá dầu quanh quẩn 20 dollar/thùng. Nhưng khi phong trào cộng sản thế giới lan rộng đến các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông - giếng dầu thế giới - thì Iran tách ra sự che chở của Hoa Kỳ. Sự kiện 52 con tin ngoại giao năm 1978 do Iran bắt giữ, đã làm giá dầu tăng gấp 3 lần. Giá vàng vì thế cũng tăng cao nhất trong lịch sử từ 35 dollar/ounce lên đến 850 dollar/ounce!
Khi 52 con tin được giải thoát, tình hình giá dầu trở lại quanh quẩn 25 dollar/thùng, và giá vàng trở về khoảng 100 dollar/ounce. Nhưng sau khi sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nó đã để lại nhiều thiệt hại cho Hoa Kỳ vì những cuộc chạy đua vũ trang trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ múa gậy vườn hoang suốt gần 20 năm từ 1990 đến 2008. Làm anh cả ôm đòm, nợ công Hoa Kỳ tăng quá mức. Bong bóng đầu tư bảo hòa và vỡ tung. Một cuộc đại khủng hoảng toàn cầu lớn nhất kể từ 1933 bắt đầu từ Hoa Kỳ.
Trong đại khủng hoảng đó, Hoa Kỳ đã vay 800 tỷ dollar từ Trung Cộng để giải quyết. Thế là, một số cuộc chiến ở Bắc Phi Trung Đông nổ ra, làm nghẽn mạch chuyển dầu đi tới toàn cầu, giá dầu tăng ngất ngưỡng, có lúc cao nhất lên đến 140 dollar/thùng vào tháng Chín năm 2008. Giá vàng lập kỷ lục mới với 1900 dollar/ounce. Và sau 6 năm lên nắm quyền, đảng Dân Chủ ở Hoa Kỳ đã chỉ lo khôi phục kinh tế Hoa Kỳ, điều chỉnh sự tham chiến trân toàn cầu. Giờ kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng từ < 1% lên 4.5%/năm. Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ quay về con số lý tưởng < 5%.
Ngay tức thì khi Hoa Kỳ ổn định kinh tế, câu chuyện Nga xâm lược Ukraina xuất hiện. Một lệnh cấm vận kinh tế với Nga. Trong khi đó, Hoa Kỳ thành công việc nghiên cứu và sản xuất vắt đá thành dầu, và đến năm 2015 sẽ là quốc gia sản xuất dầu nhiều nhất thế giới. Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng dầu nhiều nhất thế giới, khoảng hơn 20% toàn cầu, trong một quốc gia chỉ có 5% dân số so với toàn cầu.
Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, tổ chức các quốc gia sản xuất dầu đã tăng đầu tư và xây dựng nhà máy lọc dầu, khai thác thêm nhiều mỏ dầu mới. Nay, Hoa Kỳ độc lập năng lượng, không còn lệ thuộc nhập khẩu dầu. Nguồn cung dầu tăng, trong khi nhu cầu nhập khẩu của quốc gia sử dụng dầu nhiều nhất thế giới không còn nữa. Huyết mạch chuyển giao dầu thông thoáng. OPEC vẫn cứ sản xuất đều đều không giảm. Vậy là giá dầu giảm. Giá dầu giảm, thì giá vàng cũng giảm theo.
Nước Nga mạnh lên trong 10 năm nhờ khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ, vì chỉ biết bán tài nguyên dầu hỏa, khí gas để ăn. Nước Nga mạnh lên thì Hoa Kỳ và Trung Cộng cũng khốn khổ vì giá dầu tăng, vì họ là những quốc gia đứng thứ nhất và thứ hai sử dụng dầu nhiều nhất thế giới. Ông Putin đã gặp thời khi lên nắm quyền ngay lúc giá dầu tăng, thực ra ông không có tài năng gì, ngoài tư tưởng và hành động độc tài được nuôi dưỡng từ thời cộng sản Liên Xô.
Nay giá dầu xuống. Nước Nga khốn đốn. Ông Putin quen là lãnh đạo ăn bám của để dành của tổ tiên. Nay không có sáng kiến gì để vực nước Nga, vì hơn 200 ngàn tài năng khoa học Nga đã bị chảy chất xám sang phương Tây và Hoa Kỳ trong 12 năm cầm quyền của ông. Quanh ông không còn ai biến nước Nga trở thành một quốc gia hùng mạnh nhờ vào trí tuệ, mà chỉ là những kẻ ăn bám như ông.
Oil dollar đã làm mưa, làm gió suốt 10 năm qua. Giờ đã đến lúc mưa tạnh, gió hòa. Cũng là lúc Hoa Kỳ hùng mạnh trở lại. Cũng là lúc Trung Cộng chật vật với bong bóng đầu tư. Cũng là lúc mà nếu ông Putin muốn trợ giá đồng Rub của mình thì, 400 tỷ dollar dự trữ từ bán dầu và khí gas của nước Nga chỉ có thể dùng trong 60 ngày!
Dầu giảm còn $64.40/thùng nó làm giá vàng sáng nay hạ thẳng đứng 1 phát chỉ trong 1 phút đồng hồ tới $39.10/ounce, chỉ còn $1151.60/ounce. Mốc $1.000/ounce đang chờ trong 1 tháng cuối năm 2014.
Oil dollar bình yên thì ông Putin thả nổi đồng Rub Nga từ 35 Rub ăn 1 dollar lên đến 50 Rub ăn 1 dollar. Thả nổi đồng Rub Nga thì của cải để dành của dân Nga từ tiền thành giấy lộn. Thả nổi đồng Rub tức có nghĩa là ông Putin thả nổi luôn sự nghiệp chính trị của mình.
Bà mẹ Nga về hưu phải ngồi bán vĩa hè từng củ tỏi, lọ tương ớt kiếm sống vào mùa đông giá lạnh. Hình của Dương Trương gửi về từ Nga.
Oil dollar bình yên đồng nghĩa với Hoa Kỳ vững mạnh, và thế giới đối nghịch đang chật vật với cơm áo gạo tiền. Một bài toán rất đơn giản nhưng rất công phu để làm thế nào để trở thành kẻ thống trị toàn cầu. Hay nói cách khác, chính trị và kinh tế là một nghệ thuật của sự có thể.
Asia Clinic, 13h28' ngày thứ Hai, 01/12/2014
Có thể là chỉ mất mươi đô la là đã ra một thùng dầu_ Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa.(2015-05-27)
Theo tiến sĩ N X N trả lời trong cuộc phỏng vấn đài RFA thì nhờ cách mạng "kỹ thuật số" hay “digital” về thông tin trong lĩnh vực địa chất để biết được khá chính xác tiềm năng dầu khí dưới lòng đất và khai thác có lời với phí tổn có thể là chỉ mất mươi đô la là đã ra một thùng dầu!!!!!
Theo tiến sĩ N X N trả lời trong cuộc phỏng vấn đài RFA thì nhờ cách mạng "kỹ thuật số" hay “digital” về thông tin trong lĩnh vực địa chất để biết được khá chính xác tiềm năng dầu khí dưới lòng đất và khai thác có lời với phí tổn có thể là chỉ mất mươi đô la là đã ra một thùng dầu!!!!!
Hoa Kỳ lặng lẽ tiến hành một cuộc cách mạng về công nghệ chiết dầu từ đá phiến khiến sản lượng gia tăng đã làm giá giảm phân nửa, từ hơn trăm đô là một thùng xuống còn có khoảng 45 đồng. Thế rồi từ ba tháng nay, gía dầu lại tăng khi sản lượng quá lớn làm ứ đọng hệ thống tồn trữ và người ta nói đến những giới hạn, thậm chí sự chấm dứt, của công nghệ gạn cát ra dầu, hay “shale”. Sự thật ra làm sao và sản lượng dầu thô của Mỹ có còn tăng hay không? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu vấn đề này để thấy ra hậu quả lâu dài của giá dầu thô trên thế giới. Sau đây là phần trao đổi của Nguyên Lam với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, một cách khá bất ngờ sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ đã đột ngột tăng vào năm ngoái, lên tới hơn một triệu thùng một ngày nhờ công nghệ chiết dầu từ đá phiến. Biến cố ấy được đánh giá là chưa từng thấy kể từ khi các nước bắt đầu khai thác dầu thô hơn trăm năm về trước. Sản lượng gia tăng đã đánh sụt giá dầu trong một mức độ ít ai thấy kể từ ba chục năm qua. Tuy nhiên, từ Tháng Ba vừa qua cho tới Tháng Năm này, giá dầu đã từ khoảng 45 đô la một thùng nhích lên mức 60-65 vì nhiều nơi bị ứ dầu và cả trăm giếng dầu đã bị đóng. Vì vậy, người ta nêu ra câu hỏi là liệu cuộc cách mạng về kỹ thuật khai thác dầu từ các giai tầng đá phiến có chấm dứt tại Hoa Kỳ không nếu giá dầu gia tăng làm kỹ thuật mới sẽ bớt có lời? Ông nghĩ thế nào về câu hỏi này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: -Tôi xin trước hết nói về phương pháp tìm dầu và khí đốt trong đá phiến mà người ta gọi là “fracking”. Công nghệ tìm dầu này đã có từ lâu mà chưa được chú ý, sử dụng hay cải tiến vì giá thành quá cao. Một cách khái quát, nó nhắm vào việc xoi dọc xuống các giai tầng đá phiến nằm sâu dưới mặt đấy hay mặt biển, rồi xoi ngang, và bơm xuống một dung dịch nước cùng hóa chất với áp suất cực mạnh để làm vỡ các phân tử dầu khí nằm trong đá và hút lên thành nguồn năng lượng mới. Khi giá dầu thô trên thế giới gia tăng từ năm 2008 thì nhiều doanh nghiệp Mỹ đã tìm hiểu và khai thác kỹ thuật này với cải tiến liên tục. Kết quả là sản lượng dầu mới của Hoa Kỳ đã tăng đột ngột làm giá dầu sụt mạnh vì cung lớn hơn cầu. Cũng vì quy luật cung cầu đó, khi giá dầu giảm thì nhiều loại giếng dầu mới không còn có lợi nữa và bị khóa lại chờ thời cơ thuận tiện hơn. Trong khung cảnh ấy, các thị trường mới nêu câu hỏi là cuộc cách mạng về công nghệ chiết dầu từ đá phiến có còn giá trị không? Và Hoa Kỳ có hy vọng trở thành một đại gia mới nổi về dầu khí hay không?
Nguyên Lam: Khi theo dõi tình hình khai thác dầu và hậu quả kinh tế về giá cả thì ông có tìm ra giải đáp nào cho câu hỏi này không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sau khi tìm hiểu về kỹ thuật mới thì ta nên biết thêm về hậu quả kinh doanh. Các nhà sản xuất dầu bằng công nghệ mới không là những tập đoàn dầu khí nổi tiếng toàn cầu với những giếng dầu trị giá bạc tỷ mà là doanh nghiệp nhỏ với sự hỗ trợ tài chính của giới đầu tư và không đào mà xoi dầu bằng loại thiết bị khá rẻ với khả năng di động cao theo kiểu du kích.
Công nghệ tìm dầu này...Một cách khái quát, nó nhắm vào việc xoi dọc xuống các giai tầng đá phiến nằm sâu dưới mặt đấy hay mặt biển, rồi xoi ngang, và bơm xuống một dung dịch nước cùng hóa chất với áp suất cực mạnh để làm vỡ các phân tử dầu khí nằm trong đá và hút lên thành nguồn năng lượng mớiNguyễn-Xuân Nghĩa
- Họ tính là nếu “phí tổn biên tế” cho một thùng dầu được bơm thêm theo kỹ thuật mới mà thấp hơn giá bán trên thị trường thì còn nên bơm. Nhưng nếu giá thị trường sút giảm quá mạnh thì việc bơm thêm sẽ hết có lời và họ tạm ngưng việc sản xuất đó. Trường hợp này đã xảy ra từ nhiều tháng qua và gián tiếp làm dầu thô lên giá sau khi đụng đáy ở khỏang 45 đồng một thùng. Lý do là đa số các doanh nghiệp đào dầu theo công nghệ mới đã cải thiện được kỹ thuật khai thác để giảm phí tổn, từ khoảng sáu bảy chục đô la một thùng thì xuống tới bốn năm chục. Nhưng nếu giá hạ hơn nữa thì họ phải tính lại.
Tuy nhiên, và đây là một yếu tố mới, lồng trong cuộc cách mạng về phương cách khai thác dầu bằng công nghệ mới, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng vừa hoàn thành một cuộc cách mạng khác. Đó là cách mạng về thông tin trong lĩnh vực địa chất để biết được khá chính xác tiềm năng dầu khí dưới lòng đất và khai thác có lời với phí tổn còn thấp hơn nữa, có thể là chỉ mất mươi đô la là đã ra một thùng dầu, tức là tương tự như hiệu năng rất cao của xứ Á Rập Saudi.
Nguyên Lam: Nếu như vậy, thưa ông, trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đào dầu và giữ vị trí số một về nguồn năng lượng này. Nhưng xin đề nghị ông trình bày thêm về cuộc cách mạng thông tin liên hệ đến dầu khí. Nó là cái gì vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta đều nghe nói đến kỹ thuật số hay “digital” với khả năng vận trù hàng triệu tỷ “bytes” trở lên, hay “petabytes”. Cuộc cách mạng về công nghệ tin học tại Hoa Kỳ và vài xứ khác không ngừng phát triển và cải tiến liên tục nên nhờ đó con người biết thêm rất nhiều điều trước đây không nhìn thấy hay đếm ra, như trong lĩnh vực điện toán, y tế, cơ thể học hay các chủng tố trong cơ thể. Kỹ thuật đó cũng được lĩnh vực năng lượng khai thác để biết rõ tiềm năng về dầu khí gần như trong từng mét vuông của lãnh thổ. Nhờ sự hiểu biết này, các doanh nghiệp có thể biết triển vọng đào dầu ở từng nơi, trong cả triệu giếng dầu sẽ khai thác được.
Nguyên Lam: Khi ông dùng chữ “sẽ khai thác được” thì điều ấy có nghĩa là gì? Là được phép khai thác, hay có đủ tư bản để khai thác hay khai thác mà có lời?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng mình có thể thấy ra tiềm năng từ cả ba yếu tố đó. Trước hết là từ yếu tố chính sách hay luật lệ để nhà nước cho phép doanh nghiệp tiến hành việc khai thác ở nhiều nơi trong lãnh thổ hay lãnh hải với quy chế thuế khóa khác. Thứ hai là yếu tố tư bản, là giới đầu tư thấy được tiềm năng mà liều lĩnh tài trợ việc khai thác và cải tiến công nghệ ấy. Thứ ba là yếu tố kinh doanh lời lỗ, là lần lượt chọn lựa nơi khai thác có lời nhất căn cứ trên giá cả. Cho tới nay, sau đợt cách mạng đầu tiên thì các mẻ dầu khai thác được đã bị ứ vì thiếu nơi tồn trữ. Nhưng song song, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục khảo sát, xoi ống bơm dầu mà cứ để đó và không bơm thêm. Trong một tương lai không xa là vài ba năm nữa thôi, cuộc cách mạng đợt hai nhờ kỹ thuật số và các thiết bị mới hơn sẽ giúp các doanh nghiệp đào thêm dầu nhanh hơn với giá thành còn thấp hơn. Khi ấy, nước Mỹ sẽ làm đảo lộn kỹ nghệ dầu khí và kinh tế năng lượng của thế giới.
Hoa Kỳ cũng vừa hoàn thành một cuộc cách mạng khác. Đó là cách mạng về thông tin trong lĩnh vực địa chất để biết được khá chính xác tiềm năng dầu khí dưới lòng đất và khai thác có lời với phí tổn còn thấp hơn nữa, có thể là chỉ mất mươi đô la là đã ra một thùng dầuNguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Nếu kiểm điểm lại từng bước của việc khai thác dầu khí từ cả trăm năm nay thì người ta đã tiến tới trình độ khai thác gọi là hiện đại mà nay đang thành cổ điển với các giếng dầu bạc tỷ của các tập đoàn lớn. Thế rồi bỗng dưng người ta thấy xuất hiện các doanh nghiệp loại nhỏ với dàn khoan tốn chừng vài chục tới vài triệu đô la, có khả năng di động cao và có thể tìm tới nơi đào dầu mới, ở ngoài ba khu vực lớn nhất trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Bây giờ thì coi bộ các doanh nghiệp còn có bước nhảy vọt nữa nên người ta mới có triển vọng đào ra dầu mà tốn chừng mươi đô la một thùng. Thưa ông, phải chăng Chính quyền Mỹ đã yểm trợ hai đợt cách mạng đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra, Chính quyền Hoa Kỳ không yểm trợ công nghiệp dầu khí mà còn có ý ngược, là khai thác lĩnh vực quang năng làm giải pháp thay thế. Đó là lấy năng lượng bằng ánh sáng mặt trời và còn trợ cấp cho doanh nghiệp, như trường hợp công ty Solyndra tại California được giúp tới 500 triệu đô la mà lại phá sản. Thật ra, dù không được nhà nước chiếu cố, yếu tố cạnh tranh mới khiến tư doanh phát huy sáng kiến. Họ cải tiến năng suất để tốn ít tiền hơn mà vẫn có một thùng dầu theo tiêu chuẩn bảo vệ môi sinh còn cao hơn trước.
- Tôi thiển nghĩ là ta nên mường tượng ra sự thể chẳng khác gì cuộc cách mạng vừa qua trong lĩnh vực viễn thông. Người ta phát minh và sản xuất ra loại điện thoại di động, rồi “điện thoại khôn” với khả năng thông tin rất lớn và giá thành rất rẻ làm đảo lộn khu vực điện thoại. Cuộc cách mạng tự phát ấy xảy ra ngoài sự dự liệu của nhà nước và còn cải thiện gần như mỗi ba tháng phong cách sinh hoạt của con người. Lĩnh vực dầu khí cũng đang có các đợt cách mạng dồn dập như vậy nên giá thành sản xuất dầu khí còn chi phối tiến trình sản xuất của mọi ngành khác. Từ nhiều thập niên, kỹ nghệ chế biến của Hoa Kỳ đã sa sút vì phí tổn quá cao so với khu vực dịch vụ và gây tranh cãi về chính sách kinh tế hay thương mại. Nhưng với sự cải tiến bất ngờ của kỹ thuật dầu khí, khu vực chế biến tại Hoa Kỳ đang hồi sinh và tiếp nhận được nhiều nguồn đầu tư mới.
Trong một tương lai không xa là vài ba năm nữa thôi, cuộc cách mạng đợt hai nhờ kỹ thuật số và các thiết bị mới hơn sẽ giúp các doanh nghiệp đào thêm dầu nhanh hơn với giá thành còn thấp hơn. Khi ấy, nước Mỹ sẽ làm đảo lộn kỹ nghệ dầu khí và kinh tế năng lượng của thế giớiNguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Giới chuyên môn tại Hoa Kỳ có vẻ lạc quan tin tưởng vào triển vọng đó, ông nghĩ sao về câu hỏi này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thú thật là có đọc thấy nhận định của một Giáo sư Hoa Kỳ nên mới giật mình tìm hiểu thêm chứ làm sao mình có thế biết hết mọi chuyện được. Ông John Shaw là Trưởng ban Khoa học về Địa cầu của Đại học Harvard có lần phát biểu rằng “nói không sai, hình như ta không ở vào giai đoạn cuối của thời chiết đá ra dầu mà mới chỉ ở vào giai đoạn đầu thôi”.
- Khi tìm hiểu thêm thì mình mới thấy ra nhiều thay đổi gần như toàn diện, trong việc chiết đá ra dầu, như trù hoạch dự án, tiếp liệu hậu cần, định hình nơi khai thác một cách chính xác, dùng máy tự động hay “robotics”, kể cả máy bay “drone” cùng tia “laser” cực mạnh, xử lý dung dịch hóa chất cao cấp để thủy giải hay nhiệt giải với tốc độ nhanh hơn và phí tổn thấp hơn, v.v… Trong ngần ấy tiến bộ, có lẽ yếu tố quan trọng nhất là khả năng vận trù một lượng thông tin cực lớn để tìm ra giải pháp người ta gọi là tối hảo, tức là có giá trị kinh tế cao nhất với phí tổn tài chính hay môi sinh thấp nhất. Có lẽ chúng ta đang chứng kiến một đợt cách mạng mới đang xảy ra trước mắt.
Nguyên Lam: Một cách thận trọng, thưa ông, đâu có thể là những trở ngại hay khó khăn của cuộc cách mạnh này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Như trong mọi trường hợp của người đi tiên phong, họ thường bị bắn vào lưng vì sự khai phá có thể va chạm vào quyền lợi của người khác ở đằng sau. Tại Hoa Kỳ, người ta cứ gán cho kỹ nghệ dầu khí những hình ảnh xấu xa và điều ấy có thể ảnh hưởng đến chính sách, luật lệ và chế độ thuế khóa. Thứ hai, Hoa Kỳ vẫn còn bị ràng buộc bởi hai đạo luật cổ xưa là luật cấm xuất khẩu dầu thô đã ban hành từ hơn 40 năm trước và luật hạn chế việc chuyển vận dầu khí bằng thương thuyền căn cứ trên đạo luật Merchant Marine Act ban hành từ năm 1920. Chuyện thứ ba thì mới hơn, đó là sau vụ khủng hoảng 2008, Hoa Kỳ có thêm qua nhiều luật lệ kiểm soát doanh nghiệp khiến giới đầu tư ngần ngại lập ra doanh nghiệp mới và có lẽ đây là lý do khiến kinh tế chậm phục hồi. Sau cùng ta còn có luật lệ về quản lý đất đai hay công thổ của liên bang theo đó có nhiều khu vực không được quyền khai thác. Trào lưu bảo vệ môi sinh sẽ sử dụng hệ thống luật lệ ấy khiến cho dù người ta được biết là có tiềm năng dầu ở dưới thì vẫn không được thăm dò và khai thác. Có thể là sau cuộc bầu cử năm tới, tình hình sẽ thay đổi với một hệ thống lãnh đạo mới.
Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
-OPEC và cuộc chiến giá dầu
09.12.2014
Một trong những diễn biến thú vị nhất của kinh tế thế giới năm 2014 là câu chuyện giá dầu giảm. Giá dầu thô Brent trong khoảng 1 năm trở lại đây (tính đến tuần đầu tháng 12) đã giảm xấp xỉ 40%, từ mức dao động xung quanh 110 USD/thùng xuống còn mức dao động quanh 68 USD/thùng. Điều này xảy ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần đi vào ổn định và không có nguy cơ khủng hoảng lớn nào cận kề. Đặc biệt hơn, nó diễn ra trong bối cảnh Trung Đông bất ổn – giai đoạn thường kèm theo nguồn cung dầu khí thế giới sụt giảm và giá tăng.Điều gì đang xảy ra? Các chuyên gia phân tích nói nhiều về tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và Nhật Bản chậm lại và tình hình kinh tế của khối EU vẫn không có tiến bộ nào đáng kể. Câu chuyện phát triểnkhai thác dầu khí từ đá phiến (shale oil and gas) ở Mỹ cũng được nhắc đến, kèm theo việc các quốc gia OPEC không đạt được thỏa thuận giảm sản lượng hồi cuối tháng 11.
Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu không hẳn là yếu tố duy nhất quyết định. Theo IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm nay sẽ vào khoảng 7,4% (so với 7,7% năm 2013) và sẽ giảm tiếp trong năm 2015 xuống còn 7,1% trong khi Nhật Bản chỉ tăng 0,9% (so với 1,5% năm 2013) và còn giảm tiếp xuống 0,8% trong năm 2015. Thế nhưng cũng theo IMF, toàn bộ Châu Á vẫn tăng ở mức 5,5% (bằng với tốc tộ tăng của năm 2013) và dự kiến tăng nhẹ lên 5,6% trong năm 2015. Khu vực EU vẫn tăng 0,8% (so với -0,4% trong năm 2013) và sẽ tăng lên mức 1,3%.
Toàn bộ Châu Âu sẽ tăng 1,5% trong năm 2014 (so với 0,5% trong năm 2013) và tiếp tục tăng lên 1,9% trong năm 2015. Bắc Mỹ (bao gồm Mỹ, Canada, và Mexico) vẫn tăng trưởng tốt, với 2,2% trong năm nay và tăng lên 3,1% trong năm 2015. Tương tự, khu vực Châu Phi hạ Sahara vẫn tăng 5,1% năm nay (bằng năm 2013) và sẽ tăng khoảng 5,8% trong năm 2015.
Tính chung lại, theo IMF, kinh tế thế giới năm 2014 sẽ tăng trưởng ở mức 3,4% và tăng lên 3,8% so với năm 2015, theo ước tính của tổ chức này tại thời điểm tháng 10, 2014. Dự báo này của IMF thấp hơn đôi chút so với dự báo cũng của IMF hồi tháng một cùng năm (3,7% trong năm 2014 và 3,9% trong năm 2015). Điều này góp phần làm kỳ vọng về mức tiêu thụ dầu lửa của thế giới giảm xuống, nhưng chắc chắn không phải là nhân tố chính đẩy giá dầu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 – năm diễn ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Vậy lý do chính của việc giá dầu tụt dốc không phanh trong thời gian vừa qua nằm ở đâu? Phải nhìn thêm từ phía nguồn cung dầu lửa. Từ trước tới nay, có 3 “đại gia” dầu lửa thế giới là Nga, Saudi Arabia, và Mỹ, (Mỹ thường đứng sau 2 nước kia). Thế nhưng gần đây do việc phát triển khai thác dầu khí từ đá phiến ở Mỹ, nước này đã vượt lên dẫn đầu về sản xuất dầu lửa (sau khi đã trở thành nước dẫn đầu về sản xuất khí đốt từ năm 2010). Đây là một diễn biến mới, được châm ngòi bởi sự hoàn thiện về công nghệ gần đây cho phép phương pháp khai thác dầu lửa từ đá phiến trở nên hiệu quả về mặt kinh tế. Kết hợp với việc một số quốc gia có nội chiến những năm trước như Lybia hiện đã quay trở lại chu kỳ sản xuất bình thường.
Thế nhưng tại sao OPEC, nhóm các quốc gia cung ứng tới hơn 1/3 sản lượng dầu mỏ thế giới, không thực hiện cắt giảm sản lượng để đẩy giá lên? Các quốc gia OPEC đều dựa phần lớn vào nguồn thu từ dầu lửa để cân đối ngân sách. Ngoài Qatar và Kuwait là hai nước chỉ cần mức giá dầu dưới 70 USD/thùng đã đủ cân đối được ngân sách, các nước còn lại đều cần giá dầu cao. Thủ lĩnh của OPEC, Saudi Arabia, cần đến mức giá dầu hơn 90 USD/thùng để cân đối thu chi. Vì thế, việc các nước này quyết định không giảm sản lượng trong cuộc họp vào cuối tháng 11 vừa qua là khá bất ngờ, mặc dù không phải không dự đoán được.
Theo nhiều phân tích, lý do chính của quyết định này là OPEC muốn tiến hành một “cuộc chiến giá cả” với các nhà sản xuất dầu lửa, đặc biệt là sản xuất dầu lửa từ đá phiến, của Mỹ. Ngưỡng lợi nhuận để sản xuất dầu lửa từ đá phiến nhìn chung cao hơn so với nguồn từ các phương pháp truyền thống với mức trung bình ở 3 vùng sản xuất lớn nhất ở Mỹ là khoảng 65 USD/thùng theo Bloomberg. Điều đó có nghĩa với cuộc chiến giá cả này, và với việc giá dầu thô đang cận kề ngưỡng 65 USD/thùng, nhiều doanh nghiệp trong ngành khai thác dầu từ đá phiến tại Mỹ đang lâm vào khó khăn và có thể sẽ sớm phá sản.
Nhưng nếu đúng là OPEC tiến hành một cuộc chiến tranh giá cả như vậy, thì lý do tại sao một cuộc chiến như thế lại cần thiết? Lý do là nếu OPEC cắt giảm sản lượng, thì với mức giá cao hơn, đầu tư vào các công ty khai thác dầu công nghệ mới này sẽ thậm chí còn nở rộ hơn, và cuối cùng chính họ là người được hưởng lợi chứ không phải OPEC.
Về lâu dài, OPEC muốn kiểm soát giá cả ở mức không quá cao và cũng không thấp quá. Cao quá có thể dẫn đến việc dịch chuyển tiêu dùng theo hướng tiết kiệm năng lượng và đẩy nhanh việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ, gây tổn hại đến lợi ích dài hạn của các nhà sản xuất như OPEC. Thấp quá thì dĩ nhiên là không tốt vì OPEC cần giá đủ cao để cân đối ngân sách.
Việc xuất hiện các công nghệ khai thác mới như khai thác từ đá phiến là một mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích dài hạn của OPEC. Đây là các công ty tư nhân, và họ không có lý do gì phải chơi cuộc chơi của OPEC. Nước Mỹ không phải là thành viên của OPEC và giả dụ có muốn thì cũng không thể đẩy các công ty này vào chỗ chết bằng mệnh lệnh hành chính như đột ngột ép giảm sản lượng. Vì thế, nếu các công ty này có điều kiện phát triển và hoàn thiện công nghệ để giảm chi phí hơn nữa, thì quyền lực thị trường của OPEC chắc chắn tiếp tục bị xói mòn.
Đó là chưa kể ngay trong nội bộ của OPEC, với tư cách là một “cartel” – một tổ chức rất lỏng lẻo và không có cách gì để các thành viên buộc nhau phải tuân thủ các quyết định của nhóm – luôn gặp vấn đề trong việc cắt giảm sản lượng. OPEC đã thành công trong một số lần cắt giảm sản lượng (chủ yếu do Saudi Arabia làm) nhưng không phải thành công thường xuyên. Lý do là các thành viên luôn dễ “lừa” nhau – cam kết cắt, nhưng không cắt mà chờ nước khác cắt để hưởng lợi từ giá dầu tăng cao.
Kết hợp các yếu tố này lại thì thấy không lạ là tại sao OPEC lại không giảm được sản lượng trong lần họp cuối tháng 11 năm 2014 vừa qua.
--DIỆP VŨ
Đồng Rúp của Nga xuống mức thấp chưa từng có so với đồng Euro và gần thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD...
-“Đế chế” dầu lửa của Nga ngập trong nợ
--Nga, Venezuela điêu đứng vì giá dầu giảm
--Việt Nam đang ứng phó thế nào với giá dầu giảm?
-Lo tiền Rúp mất giá, nhà giàu Nga đua sắm Rolls-Royce
Giá dầu thô thế giới lao dốc mạnh sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) trong cuộc họp hôm qua (27/11) tại Vienna, Áo tuyên bố không cắt giảm sản lượng bất chấp tình trạng dư thừa nguồn cung “vàng đen” toàn cầu.
Các nước thành viên nghèo hơn trong OPEC như Venezuela đã lên tiếng kêu gọi cắt giảm sản lượng dầu nhằm chặn đà giảm liên tục của giá dầu trong mấy tháng trở lại đây. Tuy nhiên, quốc gia quyền lực nhất trong nhóm này là Saudi Arabia đã không chấp nhận những lời kêu gọi như vậy.
Từ trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra, giá dầu đã chịu áp lực giảm mạnh do thị trường đã lường trước về khả năng tổ chức này không cắt giảm sản lượng khai thác. Tuy vậy, sau khi OPEC công bố kết quả cuộc họp, giá dầu thậm chí còn giảm với tốc độ mạnh hơn nữa.
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent giao tháng 1/2015 có thời điểm giảm 5,17 USD/thùng, tương đương mức giảm 6,7%, còn 72,58 USD/thùng. Lúc đóng cửa, giá dầu Brent dừng ở 72,82 USD/thùng.
Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1/2015 giao dịch điện tử có lúc sụt 6,9%, còn 68,59 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh nhất của giá dầu kể từ năm 2011, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên sau hơn 4 năm giá dầu tại thị trường New York tụt dưới mốc 70 USD/thùng.
Giới phân tích dự báo, giá dầu còn có thể giảm sâu hơn.
“Thị trường còn chưa tin mức giá dầu hiện tại đã đủ thấp để kéo sản lượng dầu của Mỹ tăng trưởng chậm lại. Bởi thế, trong ngắn hạn, chúng tôi dự báo giá dầu Brent sẽ giảm dưới 70 USD/thùng và giá dầu thô ngọt nhẹ còn giảm sâu hơn”, các nhà phân tích của Barclays nhận xét.
OPEC, tổ chức gồm 12 thành viên chiếm 1/3 sản lượng dầu của thế giới, đã quyết định trong cuộc họp ở Vienna là sẽ duy trì mục tiêu sản lượng 30 triệu thùng dầu mỗi ngày. Hiện tại, OPEC đang sản xuất nhiều hơn mức sản lượng mục tiêu này, nên quyết định trên đồng nghĩa với việc nhóm sẽ cắt giảm khoảng 300.000 thùng dầu trong sản lượng mỗi ngày. Mức cắt giảm như vậy là nhỏ bé để có thể tác động tới tương quan cung-cầu hiện tại.
Trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra, giới phân tích cho rằng, nhóm này cần cắt giảm 1-1,5 triệu thùng dầu/ngày nếu muốn hỗ trợ giá dầu. Từ đầu mùa hè tới nay, giá dầu thế giới đã giảm hơn 30%.
Giá dầu giảm là một thông tin tốt lành đối với người tiêu dùng ở các quốc gia như Mỹ và châu Âu, nhất là vào thời điểm mùa mua sắm cuối năm đang tới gần. Giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc ở Mỹ hiện ở mức thấp nhất trong 4 năm là 2,8 USD/gallon, từ mức 3,68 USD/gallon hồi cuối tháng 6.
Theo tính toán của ngân hàng Goldman Sachs, việc giá xăng giảm trong 6 tháng qua tương đương mức giảm thuế 75 tỷ USD cho người tiêu dùng Mỹ.
Tuy nhiên, đối với các quốc giá xuất khẩu dầu, đây đang là một vấn đề gây lo ngại.
Nga được xem là quốc gia thiệt hại nhiều nhất từ xu hướng hiện nay của giá dầu. Giá “vàng đen” lao dốc bị coi là “họa vô đơn chí” đối với Nga trong bối cảnh nền kinh tế nước này bị các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đẩy tới bờ vực suy thoái.
Thông tin giá dầu hôm qua đã đẩy đồng Rúp của Nga xuống mức thấp chưa từng có so với đồng Euro và gần thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD.
Venezuela cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi giá dầu giảm. Nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ này đang rơi vào tình trạng kiệt quệ do sự yếu kém trong cách thức quản lý của Chính phủ cộng thêm nguồn thu từ xuất khẩu dầu sa sút. Một số nguồn tin cho hay, cuộc họp của OPEC hôm qua kéo dài hơn dự kiến vì tranh cãi giữa Venezuela với các nước vùng Vịnh về vấn đề sản lượng.
Theo tờ Wall Street Journal, trong số các thành viên của OPEC, chỉ có Qatar và Kuwait là có khả năng cân bằng ngân sách năm 2015 với mức giá dầu hiện nay. Các nước của khối này đã quen với mức giá dầu trên 100 USD/thùng trong hầu hết thời gian từ đầu năm 2011 tới nay.
Cổ phiếu của các công ty dầu lửa lớn tại thị trường châu Âu cũng lao dốc mạnh trong phiên hôm qua, trong đó cổ phiếu của Royal Dutch Shell giảm 4,3%, cổ phiếu Total giảm 4,1%, và cổ phiếu BP giảm 2,7%. Thị trường Mỹ đêm qua đóng cửa nghỉ lễ Tạ ơn.
Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc OPEC không cắt giảm sản lượng dầu.
Tờ Business Week cách đây ít lâu có một bài viết cho rằng khối này đang chuẩn bị cho một “cuộc chiến giá dầu” trong bối cảnh Mỹ đang vươn lên thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhờ sản lượng dầu đá phiến tăng mạnh. Theo một số chuyên gia, OPEC muốn giữ giá dầu thấp để giữ khách hàng, duy trì thị phần.
Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, OPEC đang hành động khôn ngoan vì giá dầu giảm sẽ giúp nền kinh tế các nước tiêu thụ dầu hồi phục tốt. Một khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng tích cực, giá dầu sẽ tự động tăng lên.
Các nước thành viên nghèo hơn trong OPEC như Venezuela đã lên tiếng kêu gọi cắt giảm sản lượng dầu nhằm chặn đà giảm liên tục của giá dầu trong mấy tháng trở lại đây. Tuy nhiên, quốc gia quyền lực nhất trong nhóm này là Saudi Arabia đã không chấp nhận những lời kêu gọi như vậy.
Từ trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra, giá dầu đã chịu áp lực giảm mạnh do thị trường đã lường trước về khả năng tổ chức này không cắt giảm sản lượng khai thác. Tuy vậy, sau khi OPEC công bố kết quả cuộc họp, giá dầu thậm chí còn giảm với tốc độ mạnh hơn nữa.
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent giao tháng 1/2015 có thời điểm giảm 5,17 USD/thùng, tương đương mức giảm 6,7%, còn 72,58 USD/thùng. Lúc đóng cửa, giá dầu Brent dừng ở 72,82 USD/thùng.
Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1/2015 giao dịch điện tử có lúc sụt 6,9%, còn 68,59 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh nhất của giá dầu kể từ năm 2011, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên sau hơn 4 năm giá dầu tại thị trường New York tụt dưới mốc 70 USD/thùng.
Giới phân tích dự báo, giá dầu còn có thể giảm sâu hơn.
“Thị trường còn chưa tin mức giá dầu hiện tại đã đủ thấp để kéo sản lượng dầu của Mỹ tăng trưởng chậm lại. Bởi thế, trong ngắn hạn, chúng tôi dự báo giá dầu Brent sẽ giảm dưới 70 USD/thùng và giá dầu thô ngọt nhẹ còn giảm sâu hơn”, các nhà phân tích của Barclays nhận xét.
OPEC, tổ chức gồm 12 thành viên chiếm 1/3 sản lượng dầu của thế giới, đã quyết định trong cuộc họp ở Vienna là sẽ duy trì mục tiêu sản lượng 30 triệu thùng dầu mỗi ngày. Hiện tại, OPEC đang sản xuất nhiều hơn mức sản lượng mục tiêu này, nên quyết định trên đồng nghĩa với việc nhóm sẽ cắt giảm khoảng 300.000 thùng dầu trong sản lượng mỗi ngày. Mức cắt giảm như vậy là nhỏ bé để có thể tác động tới tương quan cung-cầu hiện tại.
Trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra, giới phân tích cho rằng, nhóm này cần cắt giảm 1-1,5 triệu thùng dầu/ngày nếu muốn hỗ trợ giá dầu. Từ đầu mùa hè tới nay, giá dầu thế giới đã giảm hơn 30%.
Giá dầu giảm là một thông tin tốt lành đối với người tiêu dùng ở các quốc gia như Mỹ và châu Âu, nhất là vào thời điểm mùa mua sắm cuối năm đang tới gần. Giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc ở Mỹ hiện ở mức thấp nhất trong 4 năm là 2,8 USD/gallon, từ mức 3,68 USD/gallon hồi cuối tháng 6.
Theo tính toán của ngân hàng Goldman Sachs, việc giá xăng giảm trong 6 tháng qua tương đương mức giảm thuế 75 tỷ USD cho người tiêu dùng Mỹ.
Tuy nhiên, đối với các quốc giá xuất khẩu dầu, đây đang là một vấn đề gây lo ngại.
Nga được xem là quốc gia thiệt hại nhiều nhất từ xu hướng hiện nay của giá dầu. Giá “vàng đen” lao dốc bị coi là “họa vô đơn chí” đối với Nga trong bối cảnh nền kinh tế nước này bị các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đẩy tới bờ vực suy thoái.
Thông tin giá dầu hôm qua đã đẩy đồng Rúp của Nga xuống mức thấp chưa từng có so với đồng Euro và gần thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD.
Venezuela cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi giá dầu giảm. Nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ này đang rơi vào tình trạng kiệt quệ do sự yếu kém trong cách thức quản lý của Chính phủ cộng thêm nguồn thu từ xuất khẩu dầu sa sút. Một số nguồn tin cho hay, cuộc họp của OPEC hôm qua kéo dài hơn dự kiến vì tranh cãi giữa Venezuela với các nước vùng Vịnh về vấn đề sản lượng.
Theo tờ Wall Street Journal, trong số các thành viên của OPEC, chỉ có Qatar và Kuwait là có khả năng cân bằng ngân sách năm 2015 với mức giá dầu hiện nay. Các nước của khối này đã quen với mức giá dầu trên 100 USD/thùng trong hầu hết thời gian từ đầu năm 2011 tới nay.
Cổ phiếu của các công ty dầu lửa lớn tại thị trường châu Âu cũng lao dốc mạnh trong phiên hôm qua, trong đó cổ phiếu của Royal Dutch Shell giảm 4,3%, cổ phiếu Total giảm 4,1%, và cổ phiếu BP giảm 2,7%. Thị trường Mỹ đêm qua đóng cửa nghỉ lễ Tạ ơn.
Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc OPEC không cắt giảm sản lượng dầu.
Tờ Business Week cách đây ít lâu có một bài viết cho rằng khối này đang chuẩn bị cho một “cuộc chiến giá dầu” trong bối cảnh Mỹ đang vươn lên thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhờ sản lượng dầu đá phiến tăng mạnh. Theo một số chuyên gia, OPEC muốn giữ giá dầu thấp để giữ khách hàng, duy trì thị phần.
Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, OPEC đang hành động khôn ngoan vì giá dầu giảm sẽ giúp nền kinh tế các nước tiêu thụ dầu hồi phục tốt. Một khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng tích cực, giá dầu sẽ tự động tăng lên.
-“Đế chế” dầu lửa của Nga ngập trong nợ
--Nga, Venezuela điêu đứng vì giá dầu giảm
--Việt Nam đang ứng phó thế nào với giá dầu giảm?
-Lo tiền Rúp mất giá, nhà giàu Nga đua sắm Rolls-Royce
-TỪ GOLD DOLLAR CHUYỂN SANG OIL DOLLAR ĐỂ CAI QUẢN TOÀN CẦU
Bs Hồ Hải
Tôi đã từng viết về vấn đề vàng đô để tiên lượng kinh tế toàn cầu nói chung, và kinh tế của từng quốc gia, và gia đình nhỏ. Trong những bài viết đó, tôi đã từng nhắc đến đề tài này. Hôm nay, tôi xin hệ thống lại để thấy Hoa Kỳ quản lý toàn cầu như thế nào?
Dù thế giới có thay đổi thế nào đi nữa, thì 100 năm tới Hoa Kỳ vẫn là cường quốc số 1 về khoa học kỹ thuật, giáo dục. Từ đó, nền tảng lý thuyết kinh tài cũng từ đất nước này đẻ ra, nhờ vào họ biết thúc đẩy tất cả tiềm năng trí tuệ của con người. Và nước Mỹ vẫn sẽ lèo lái kinh tế toàn cầu, xoay chuyển chính trị toàn cầu, và là quốc gia cầm lái vĩ đại.
Tháng Mười Hai năm 1944, hơn 70 quốc gia họp nhau ở thành phố Bretton Woods thuộc bang New Hamshire Hoa Kỳ để quyết định chuyển trung tâm quyền lực kinh tài từ Luân Đôn sang Nữu Ước, và đồng dollar Mỹ là thống soái thay vì Bảng Anh.
Cần nhắc lại, bang New Hamshire là bang đẻ ra những sáng kiến to lớn cho Hoa Kỳ và cho thế giới nói chung. Một trong những sáng kiến vĩ đại nhất mọi thời đại về giáo dục do các giáo sư đại học của bang này đưa ra. Đó là, trả quyền tự trị về cho các đại học, đi đôi với đại học phải đi đầu trong nghiên cứu phục vụ cho nhân sinh. Để sáng kiến này được các nhà thờ và chính quyền Hoa Kỳ vào thế kỷ XIX đồng ý, thì đã có nhiều giáo sư, sinh viên phải chết hoặc đi tù.
Cũng tại New Hamshire này, hệ thống Bretton Woods ra đời. Nó buộc các đồng tiền mạnh gắn chặt vào vàng. Tỷ lệ 35 dollar Mỹ ăn 1 ounce vàng. Sau đó, các đồng tiền khác đi theo dollar Mỹ. Ví dụ 1 dollar Mỹ ăn 2 Đức Mã, bằng 0.75 Bảng Anh, và bằng 80 Yên Nhật, etc - gold dollar.
Lý do phải chuyển đổi quyền lực từ Anh sang Mỹ, vì lúc đó, Hoa Kỳ chiếm lĩnh hơn 50% thị trường xuất khẩu toàn cầu. Nước Mỹ tiêu dùng hơn 50% toàn cầu cộng lại. Hoa Kỳ đã lập ra những hệ thống phòng thủ như NATO và hiệp ước an ninh với Nhật Hàn để chống lại cộng sản. Hoa Kỳ bảo kê an ninh quốc phòng, các quốc gia đi theo Hoa Kỳ chỉ cần làm ăn và đóng phí cho những cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ thấy cần thiết, để bảo vệ các quốc gia cùng phe nhóm với Hoa Kỳ.
Nhưng từ năm 1944 đến 1970, các quốc gia dưới quyền như Đức và Nhật phục hồi nhanh chóng. Họ chiếm lại thị phần xuất khẩu thế giới, cũng như khả năng tiêu dùng của họ cũng tăng cao chiếm khoảng 25% toàn cầu. Họ yêu sách, phải bỏ hệ thống Bretton Woods để họ tự do làm giá đồng tiền của nước họ, nhằm phụ vụ cho việc xuất khẩu dễ dàng hơn, bằng cách hạ giá đồng bạc nội địa của mình. Trong 25 năm kinh tế toàn cầu bình yên nhờ hệ thống Bretton Woods, nay sóng gió bắt đầu, khi tổng thống Nixon đồng ý yêu cầu của Đức và Nhật. Ông quyết định hủy bỏ hệ thống neo giá đồng tiền vào vàng, thả nổi đồng tiền toàn cầu, và trả 24.000 tấn vàng của các quốc gia ký quỹ vào kho vàng Nữu Ước để được phép in tiền khi cần tiêu xài cho quốc gia, mà hệ thống Bretton Woods quy định.
Bắt đầu năm 1971, Hoa Kỳ chuyển sự neo đậu giá đồng tiền vào vàng sang năng lượng - dầu hỏa: oil dollar - cũng là lúc Hoa Kỳ dùng đồng dollar neo vào dầu hỏa để cai quản toàn cầu. Vì thế giới công nghiệp cần năng lượng. Cho đến nay năng lượng từ dầu hỏa vẫn là nguồn chính mà toàn cầu sử dụng.
Suốt từ 1971 đến 1978, giá dầu quanh quẩn 20 dollar/thùng. Nhưng khi phong trào cộng sản thế giới lan rộng đến các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông - giếng dầu thế giới - thì Iran tách ra sự che chở của Hoa Kỳ. Sự kiện 52 con tin ngoại giao năm 1978 do Iran bắt giữ, đã làm giá dầu tăng gấp 3 lần. Giá vàng vì thế cũng tăng cao nhất trong lịch sử từ 35 dollar/ounce lên đến 850 dollar/ounce!
Khi 52 con tin được giải thoát, tình hình giá dầu trở lại quanh quẩn 25 dollar/thùng, và giá vàng trở về khoảng 100 dollar/ounce. Nhưng sau khi sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nó đã để lại nhiều thiệt hại cho Hoa Kỳ vì những cuộc chạy đua vũ trang trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ múa gậy vườn hoang suốt gần 20 năm từ 1990 đến 2008. Làm anh cả ôm đòm, nợ công Hoa Kỳ tăng quá mức. Bong bóng đầu tư bảo hòa và vỡ tung. Một cuộc đại khủng hoảng toàn cầu lớn nhất kể từ 1933 bắt đầu từ Hoa Kỳ.
Trong đại khủng hoảng đó, Hoa Kỳ đã vay 800 tỷ dollar từ Trung Cộng để giải quyết. Thế là, một số cuộc chiến ở Bắc Phi Trung Đông nổ ra, làm nghẽn mạch chuyển dầu đi tới toàn cầu, giá dầu tăng ngất ngưỡng, có lúc cao nhất lên đến 140 dollar/thùng vào tháng Chín năm 2008. Giá vàng lập kỷ lục mới với 1900 dollar/ounce. Và sau 6 năm lên nắm quyền, đảng Dân Chủ ở Hoa Kỳ đã chỉ lo khôi phục kinh tế Hoa Kỳ, điều chỉnh sự tham chiến trân toàn cầu. Giờ kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng từ < 1% lên 4.5%/năm. Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ quay về con số lý tưởng < 5%.
Ngay tức thì khi Hoa Kỳ ổn định kinh tế, câu chuyện Nga xâm lược Ukraina xuất hiện. Một lệnh cấm vận kinh tế với Nga. Trong khi đó, Hoa Kỳ thành công việc nghiên cứu và sản xuất vắt đá thành dầu, và đến năm 2015 sẽ là quốc gia sản xuất dầu nhiều nhất thế giới. Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng dầu nhiều nhất thế giới, khoảng hơn 20% toàn cầu, trong một quốc gia chỉ có 5% dân số so với toàn cầu.
Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, tổ chức các quốc gia sản xuất dầu đã tăng đầu tư và xây dựng nhà máy lọc dầu, khai thác thêm nhiều mỏ dầu mới. Nay, Hoa Kỳ độc lập năng lượng, không còn lệ thuộc nhập khẩu dầu. Nguồn cung dầu tăng, trong khi nhu cầu nhập khẩu của quốc gia sử dụng dầu nhiều nhất thế giới không còn nữa. Huyết mạch chuyển giao dầu thông thoáng. OPEC vẫn cứ sản xuất đều đều không giảm. Vậy là giá dầu giảm. Giá dầu giảm, thì giá vàng cũng giảm theo.
Nước Nga mạnh lên trong 10 năm nhờ khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ, vì chỉ biết bán tài nguyên dầu hỏa, khí gas để ăn. Nước Nga mạnh lên thì Hoa Kỳ và Trung Cộng cũng khốn khổ vì giá dầu tăng, vì họ là những quốc gia đứng thứ nhất và thứ hai sử dụng dầu nhiều nhất thế giới. Ông Putin đã gặp thời khi lên nắm quyền ngay lúc giá dầu tăng, thực ra ông không có tài năng gì, ngoài tư tưởng và hành động độc tài được nuôi dưỡng từ thời cộng sản Liên Xô.
Nay giá dầu xuống. Nước Nga khốn đốn. Ông Putin quen là lãnh đạo ăn bám của để dành của tổ tiên. Nay không có sáng kiến gì để vực nước Nga, vì hơn 200 ngàn tài năng khoa học Nga đã bị chảy chất xám sang phương Tây và Hoa Kỳ trong 12 năm cầm quyền của ông. Quanh ông không còn ai biến nước Nga trở thành một quốc gia hùng mạnh nhờ vào trí tuệ, mà chỉ là những kẻ ăn bám như ông.
Oil dollar đã làm mưa, làm gió suốt 10 năm qua. Giờ đã đến lúc mưa tạnh, gió hòa. Cũng là lúc Hoa Kỳ hùng mạnh trở lại. Cũng là lúc Trung Cộng chật vật với bong bóng đầu tư. Cũng là lúc mà nếu ông Putin muốn trợ giá đồng Rub của mình thì, 400 tỷ dollar dự trữ từ bán dầu và khí gas của nước Nga chỉ có thể dùng trong 60 ngày!
Dầu giảm còn $64.40/thùng nó làm giá vàng sáng nay hạ thẳng đứng 1 phát chỉ trong 1 phút đồng hồ tới $39.10/ounce, chỉ còn $1151.60/ounce. Mốc $1.000/ounce đang chờ trong 1 tháng cuối năm 2014.
Oil dollar bình yên thì ông Putin thả nổi đồng Rub Nga từ 35 Rub ăn 1 dollar lên đến 50 Rub ăn 1 dollar. Thả nổi đồng Rub Nga thì của cải để dành của dân Nga từ tiền thành giấy lộn. Thả nổi đồng Rub tức có nghĩa là ông Putin thả nổi luôn sự nghiệp chính trị của mình.
Bà mẹ Nga về hưu phải ngồi bán vĩa hè từng củ tỏi, lọ tương ớt kiếm sống vào mùa đông giá lạnh. Hình của Dương Trương gửi về từ Nga.
Oil dollar bình yên đồng nghĩa với Hoa Kỳ vững mạnh, và thế giới đối nghịch đang chật vật với cơm áo gạo tiền. Một bài toán rất đơn giản nhưng rất công phu để làm thế nào để trở thành kẻ thống trị toàn cầu. Hay nói cách khác, chính trị và kinh tế là một nghệ thuật của sự có thể.
Asia Clinic, 13h28' ngày thứ Hai, 01/12/2014