Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Phận đời của nghìn Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng

- 9/8/2016
Phận đời của nghìn Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng
Trong khi phụ nữ ở nhà lo bếp núc, mỗi sáng những người đàn ông dong xuồng ra hồ Dầu Tiếng đánh cá hoặc đi phụ hồ kiếm khoảng 70.000 đồng lo cho 5-6 miệng ăn.


Hơn nghìn Việt kiều không quốc tịch sống ven hồ Dầu Tiếng



Lũ lượt bỏ vùng Biển Hồ (Campuchia) về cư ngụ ven hồ Dầu Tiếng (ấp Tà Dơ, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, Tây Ninh), 1.000 người đang sống lây lất trong cảnh thiếu thốn, khổ sở.

Về nước được một năm, ông Nguyễn Văn Nhiều cho biết, cuộc sống hiện tại khá khó khăn nhưng vẫn đỡ hơn hồi trước. "Bên đó bị truy đuổi riết, tụi tui cứ thấp thỏm lo âu, về đây là coi như về quê hương mình rồi, cảm thấy an toàn hơn dù cuộc sống bấp bênh", người đàn ông 54 tuổi nói.




Chiếc giường được chống thêm cột, căng bạt che nắng mưa được gọi là "nhà" của hàng trăm hộ Việt kiều, nằm sát bên lòng hồ Dầu Tiếng. Những khi nước lên, mọi người trong gia đình cùng khiêng chạy lên cao, chờ nước rút lại bê xuống. Họ muốn sống gần mé nước để tiện sinh hoạt.




Những gia đình "khá giả" hơn xây những chòi cao, cách mặt đất 3 m để tránh nước hồ. Người sống bên trên còn phía dưới nuôi gia cầm để tăng thu nhập. Hằng ngày, đàn ông chạy xuồng ra lòng hồ đánh bắt cá, đi phụ hồ, vác sắn... thuê kiếm tiền. Phụ nữ trông nhà, lo việc bếp núc hoặc cùng những đứa con đi bán vé số.




Nhiều thế hệ từ ông bà, con, cháu đều chui rúc trong căn chòi chật hẹp từ năm này sang năm khác. Ông Huỳnh Văn Đài mới về nước được vài tháng cho biết, 10 người nhà ông ra vô cái chòi ọp ẹp, nóng bức cứ va vào nhau "nhưng riết rồi cũng quen".




Chỗ ngủ cũng là nơi ăn uống, sinh hoạt của đại gia đình. Không có giấy tờ, quốc tịch, họ không đi làm ăn xa được nên thu nhập chỉ dựa vào con cá, cái tôm trên lòng hồ Dầu Tiếng. Mỗi nhà kiếm được khoảng 70-80 nghìn đồng một ngày.




Đến bữa ăn, người lớn, trẻ nhỏ đều ôm tô cơm to với thức ăn duy nhất là cá bắt từ hồ Dầu Tiếng. "Chỉ có gạo là nhiều do chính quyền cấp nên ráng ăn cơm cho no cái bụng. Bữa nào trúng mẻ lưới thì có thêm miếng thịt, đĩa giá xào. Tụi tui sống vậy cũng quen rồi, từ thời ở bên Campuchia đã vậy mà", anh Nguyễn Văn Đoái về nước 4 tháng nay nói rồi ăn vội tô cơm đứng dậy nhường chỗ cho 4 đứa con cùng người cha già.




Mum, cô gái 18 tuổi hiếm hoi chưa lấy chồng, ở nhà phụ cha mẹ chăm em. Việc ăn uống, tắm giặt của Mum cũng như hàng trăm gia đình Việt kiều khác đều diễn ra trên lòng hồ Dầu Tiếng.




Chiếc máy tính mua giá 100.000 đồng tiền Campuchia bên Biển Hồ này là phương tiện giải trí duy nhất của người dân. Máy chỉ có chức năng nhận và đọc các đĩa DVD, CD... giúp họ xem phim, nghe nhạc. Ngôi làng ven lòng hồ này cũng không có điện nên chiếc bình acquy là nguồn năng lượng duy nhất để thắp đèn, sạc điện thoại...




Với trẻ em ở làng Việt kiều, được ăn cây kem đá 1.000 đồng là điều xa xỉ. Do phải chạy vạy từng bữa ăn nên tiền cho trẻ mua quà rất hiếm hoi, trừ hôm cha anh chúng nhận được lương hoặc đánh được mẻ cá lớn.




Trẻ em ở đây không có khai sinh, hầu hết đều không đến trường và phải phụ cha mẹ kiếm sống từ lòng hồ. Trong ảnh là Cời, 10 tuổi nhưng đã biết quăng lưới bắt cá con và chăn đàn vịt phụ mẹ. Một chữ bẻ đôi cậu bé cũng không biết nhưng tháo vát như gã đàn ông thực thụ.




Ngoài công việc, Cời kết bạn với những đứa trẻ khác trong làng vui đùa với con nước trên lòng hồ Dầu Tiếng. Do tiếp xúc với sông nước từ bé, chúng có thể bơi ngụp như những con rái cá. Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng trẻ em làng Tà Dơ vẫn không đánh mất sự hồn nhiên vốn có.




Hầu hết Việt kiều Campuchia ở xã Tân Thành không có quốc tịch, trừ những đứa trẻ sinh ra khi về Việt Nam. Nếu có, miếng giấy duy nhất là tờ thông hành mà chính phủ Campuchia phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam cấp cho những du dân Việt sống ở Biển Hồ, song nó không có giá trị và giúp họ có quốc tịch khi trở về.




Chủ tịch UBND xã Tân Thành Trần Quang Ghi cho biết, địa phương đã xây dựng xong kế hoạch khu dân cư cho người Việt hồi hương, đang chờ UBND Tây Ninh phê duyệt. Về các loại giấy tờ, chính quyền xã đang phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh lấy thông tin từ người dân để tìm hướng giải quyết, nhất là sau chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hiện xã Tân Thành của Tây Ninh có 352 hộ Việt kiều về nước với hơn 1.000 người.




Bé trai này là một trong vài thành viên may mắn của xóm Việt Kiều vì được sinh ra tại Tây Ninh nên mặc nhiên có quốc tịch Việt Nam, được làm khai sinh. "Nó sướng hơn cha mẹ, ông bà rồi đó. Có đầy đủ giấy tờ, lớn lên đi học, đi làm ở công ty sẽ có tương lai ổn định", mẹ bé cười rạng rỡ.


Cuộc sống của nghìn Việt kiều bên hồ Dầu Tiếng





Duy Trần--


-Những Mái Chèo Lơi
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 
Đàn cá sẽ chết khi dòng sông nghẽn mạch giữa hàng lớp thủy điện dàn trận từ Lan Thương về Lào, Campuchia rồi kiệt sức ở Cửu Long xa xôi.

Lan Phương – BBC

Khác với Sài Gòn và Phnom Penh, và tựa như Bangkok, Vientiane gần như vắng bóng hành khất. Trong suốt thời gian long nhong ở thủ đô Vạn Tượng, chỉ duy nhất mỗi lần tôi thấy một người khiếm thị vịn vai cô con gái nhỏ đang lần dò băng ngang qua đường Lane Xang – trước khu Chợ Sáng.

Hình ảnh này khiến tôi nhớ đến những những người mù trong quãng đời thơ ấu của mình. Họ thường ngồi ở cầu thang chợ (Đà Lạt) gẩy những tiếng đàn buồn bã, và cất tiếng những lời ca u uất, giữa đám đông hờ hững.

Hơn năm mươi năm đã trôi qua rồi. Tôi cứ tưởng là không còn ai lê la hát xẩm trên thế gian này nữa chứ. Chúng ta đã bước vào thế kỷ XXI lâu lắm rồi mà!
Ảnh:NgyThanh

Lại có hôm, ở Phnom Penh, nằm chờ hoài mà trời vẫn không chịu sáng. Chán, tôi mở cửa khách sạn tản bộ dọc theo bờ sông. Đi mãi trời mới hừng đông. Trong ánh nắng mai yếu ớt đầu ngày, tôi ngạc nhiên khi thấy những chiếc thuyền con mong manh (cùng những mái chèo mỏng mảnh) đang lững lờ trên dòng Mê Kông bao la và trầm lặng.
Ảnh chụp năm 2015

Bất giác, tôi bật hát khẽ những lời ca (thiết tha) của Văn Phụng năm nào:

Ai qua bến Đà giang cho tôi nhắn vài câu, thương về mái tranh nghèo bên hàng cau. Chia ly đã từ lâu. Ôi mong nhớ làm sao, bao nhiêu bóng người thân mến năm nào. Tôi thương mái chèo lơi, bên manh áo tả tơi, những người lái con đò trên dòng nước.

Tôi không biết bến Đà Giang ở nơi nao, và cứ ngỡ rằng những “mái tranh nghèo bên hàng cau” chỉ là hình bóng xa xôi (thuộc Thời Trung Cổ) vẫn còn rơi rớt đâu đó – trên đất nước mình – vào hồi đầu thế kỷ trước mà thôi. Có ngờ đâu “những mái chèo lơi” vẫn lặng lẽ khua nước ngay giữa Biển Hồ, và trên vô số sông rạch của Cambodia, cho mãi đến bây giờ.
Ảnh chụp năm 2015

Điều bất ngờ hơn nữa là chủ nhân của “những manh áo tả tơi” này, phần lớn, lại không phải là dân bản xứ. Họ chính là những đồng hương khốn khổ của tôi, chứ nào có phải là ai xa lạ. Theo tường trình (“The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia”) của MIRO – Minority Rights Organization – vào năm 2014 có khoảng năm phần trăm, hay 750.000 người gốc Việt đang sinh sống ở đất Miên. Đây là sắc dân thiểu số đông nhất ở đất nước này.

Hầu hết họ đều là dân ngụ cư, không khai sinh, không căn cước, không được quyền tiếp cận với bất cứ dịch vụ xã hội nào, và (tất nhiên) không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai gì ráo trọi. Bởi vậy, phần lớn kiều bào ở Miên (theo như cách gọi rất lịch sự của Đại Sứ Quán Việt Nam ở Phnom Penh) đều sống lêu bêu – rầy đây mai đó – trên những túp lều nổi xung quanh Biển Hồ, hoặc dọc theo những nhánh sông phụ thuộc.

Họ sống làm sao?

Cũng giản dị thôi. Chỉ cần một chiếc thuyền con, cùng một mái chèo, và hai ba người miệt mài quăng chài hay thả lưới suốt ngày – bất kể nắng mưa – là có cá ăn, phần dư dôi cũng đủ để đổi lại một hai ký gạo, ít mắm muối, và vài ba xị đế.

Y tế, giáo dục, thể thao, giải trí ... đều là những khái niệm mơ hồ – nếu chưa muốn nói là xa xỉ – và chả ai có bao giờ nghĩ đến. Đời sống giản dị, và giản lược, từ tay đến miệng thế thôi. Có lẽ không nơi nào trên trái đất này mà đám Việt kiều trông lam lũ và thảm thương đến vậy!
Ảnh chụp năm 2015

Cũng đã đôi lần (vào thập niên 1970) cái đám người trôi sông lạc chợ này cũng đã đàn đúm dắt díu nhau tìm về tổ quốc nhưng rồi họ nhận thức ra ngay rằng quê hương cũng không phải là nơi nương náu được nên rồi lại đành phải tiếp tục tha phương cầu thực. Ở xứ người họ bị gọi một cách khinh miệt là Duồn: “Tụi Duồn về quê tụi bay hết đi.” Qua bên kia biên giới thì họ bị chửi ... là Miên: “Đám Miên chạy qua đây làm gì?”

Tuy bị chính quyền và dân chúng của cả hai nước Việt/Miên bạc đãi nhưng bù lại họ nhận được thiên nhiên dung chấp. Sự bao dung này, tiếc thay, nay không còn nữa. Từ Bankok, vào hôm 25 tháng 12 năm 2015, thông tín viênLan Phương (BBC) vừa buồn bã cho hay:

“Những người đàn ông giăng lưới ở Đồng Tháp không hiểu vì sao năm nay không có nước lên xứ đồng bằng.

Cá linh đi xa dần, đắt đỏ như món đặc sản không biết tìm đâu ra. Lưới cá treo ở góc nhà, quên mất đã có thời Cửu Long cá nhiều đến mức ứ đầy thủng lưới.

Người nông dân không biết diễn tả điều gì đã hủy hoại sự sung túc một thời trên đồng bằng châu thổ của mình. Dân ở Biển Hồ (Campuchia) cũng chỉ biết im lặng nhìn vào mắt lưới trống rỗng lập lờ dưới nước mùa thiếu cá về.”

Qua lại hồ Tonlé Sap, và lui tới những sông rạch dọc ngang của xứ Chùa Tháp – cả năm qua – nơi đâu tôi cũng thấy những ánh mắt lo âu cùng với những lời hỏi han (nghe) như những tiếng than dài: "Không biết tại sao mà cá mỗi năm một ít, ông à!"

Tôi im lặng, tất nhiên, dù thiệt tình thì lờ mờ có biết nguyên do - sau khi đọc được Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng do nhà Văn Nghệ xuất bản năm 2000. Tác phẩm này của Ngô Thế Vinh vừa được nxb Giấy Vụn tái bản, lần thứ ba, vào năm 2014. Xin xem qua đôi lời giới thiệu nội dung của nhà báoNgô Nhân Dụng :

Ðầu mối tai họa này là chính sách khai thác điện lực và dẫn thủy nhập điền của chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Sông Mekong, tại Trung Quốc mang tên là Lan Thương (Lancang, 澜沧) chảy qua Tây Tạng và các tỉnh Thanh Hải, Vân Nam, trước khi đổ xuống phía Nam. Theo tạp chí World Rivers Review của cơ quan Sông quốc tế (International Rivers, IR), thì vào năm 2014, Trung Cộng đã xây dựng bảy đập thủy điện lớn ở đầu nguồn sông Mekong thuộc nước Tàu, con sông phát nguyên từ Tây Tạng chảy xuống Biển Ðông nước ta. Họ sẽ xây thêm 21 đập ngăn nước lớn khác trong 10 năm tới. Các nước hạ nguồn cũng bắt chước xây các đập nước khác; với dự án xây 11 con đập nữa.

Nhưng tai họa lớn nhất là nước biển lấn dần vào đất liền thì chỉ dân Việt ở đồng bằng sông Cửu Long gánh chịu. Ðập Don Sahong đang xây ở Hạ Lào, nhằm cung cấp điện cho Lào và Thái Lan sẽ ảnh hưởng lớn trên đời sống dân Campuchia và miền Nam Việt Nam.

Trong cuốn sách biên khảo viết dưới hình thức vừa tiểu thuyết vừa ký sự, Cửu Long Cạn Dòng, Biển Ðông Dậy Sóng, Bác Sĩ Ngô Thế Vinh đã mô tả hành động của chính quyền Trung Quốc: “Vào Tháng Tư năm 2001, Trung Quốc đã ký một thỏa hiệp về thủy vận trên sông Cửu Long nhưng chỉ với 3 quốc gia Miến Ðiện, Thái và Lào với kế hoạch vét lòng sông, cả dùng cốt mìn chất nổ phá tung những khối đá trên các đoạn ghềnh thác, các đảo nhỏ trên sông để khai thông mở rộng đường sông cho tàu lớn trọng tải từ 500-700 tấn có thể di chuyển từ cảng Tư Mao xuống Chiang Khong Chiang Sean Bắc Thái xuống thẳng tới Vạn Tượng. Trong khi Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia cuối nguồn, trực tiếp chịu ảnh hưởng của kế hoạch ấy thì bị gạt ra ngoài.”


Thảo nào mà ở Phnom Penh đã có kẻ bỏ lại “những mái chèo lơi” cho sông nước, chỉ còn khoác mỗi “manh áo tả tơi” thất thểu bước lên bờ, rồi nằm dài giữa công viên phố thị.

Ảnh chụp năm 2015


Khi mà ở thượng nguồn sông Tiền, và sông Hậu ngư dân phải đi ăn xin thay vì đi chài lưới thì ai cũng có thể tiên đoán được hậu vận của hàng chục triệu người dân Việt – ở Đồng Bằng Sông Cử Long – mà không cần phải là thầy bói.

-Campuchia trục xuất hơn một nghìn người Việt

Theo con số mà cơ quan nhập cảnh Campuchia công bố, tỷ lệ người Việt Nam bị trục xuất gia tăng kể từ năm ngoái.

Năm 2014, trong khoảng thời gian từ tháng Bảy và tháng 12 khi số liệu được ghi nhận, có 1.307 vụ trục xuất, trong đó người Việt chỉ chiếm hơn 80%.

Phe đối lập Campuchia bấy lâu nay thường sử dụng “con bài” người Việt ở Campuchia để cáo buộc chính quyền Phnom Penh nhân nhượng Hà Nội.

Chưa rõ là việc Campuachia trục xuất nhiều người Việt như trên có nhằm mục đích chứng tỏ sự cứng rắn đối với vấn đề nhập cư cho những người phản đối thấy hay không.

Ngoài người Việt, các di dân trái phép còn từ các nước như Trung Quốc, Nigeria, Mỹ, Anh, Pháp và Italia.

Theo các quan chức địa phương, những người bị trục xuất không có giấy tờ nhập cảnh hợp pháp, giấy phép làm việc và thường vào Campuchia trái phép qua các tuyến đường không chính thống.

Tổ chức nhân quyền Adhoc hoan nghênh việc chính phủ minh bạch về con số người bị trục xuất, nhưng nhấn mạnh rằng họ cần phải được đối xử công bằng.

Ngoài vấn đề di dân, phe đối lập cũng thường cáo buộc chính quyền “dâng đất” cho Viêt Nam.

Trả lời VOA Việt Ngữ khi biểu tình bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc hôm 26/9, ông Thành Kiên, một người Khmer Krom, nói với VOA Việt Ngữ: “Nếu mà giải quyết vụ đất đai không được hoặc không thể giải quyết cái vụ người Việt Nam ở trên đất nước Campuchia bất hợp pháp quá nhiều thì nên cho [Thủ tướng] Hun Sen ra đi".

Theo Phnom Penh Post, VOA




-Ngư dân Việt Nam-Campuchia xô xát, 1 người thiệt mạng


Ngay sau đó, các tàu đã có xung đột kéo theo sự xuất hiện của chiếc tàu Việt Nam thứ ba hỗ trợ cho hai tàu đã bị bao vây, dẫn đến cái chết của ông Ey Youb, 42 tuổi.

Ông Khun Hour nói: “Đó là một tai nạn và chúng tôi lấy làm tiếc khi có người chết. Nếu ngư dân Khmer thấy người Việt Nam đi vào Campuchia và báo cho cơ quan chức năng thì điều đáng tiếc này có lẽ đã không xảy ra”.

Ông Khun Hour cho biết, hai nước có một thỏa thuận chia sẻ các vùng biển giữa Kampot và đảo Phú Quốc của Việt Nam, nằm khoảng 12km ngoài khơi, và tình huống này xảy ra sau khi hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm lãnh hải.

Tuy nhiên, một nhân chứng cho biết, đây không phải là một tai nạn mà nạn nhân bị sát hại bởi một thuyền viên người Việt sau khi hai bên căng thẳng vì đánh bắt trái phép.

Ông Nos Youk, chủ nhân của một thuyền đánh cá nhỏ cho biết, ông và ông Youb đã phải đối mặt với khoảng 5 tàu đánh cá của Việt Nam và bị đâm khiến ông Youb rơi xuống biển.

Ông Youk nói những ngư dân Việt Nam đã cố đâm vào thuyền của ông, ngăn cản ông giúp đỡ người bạn mà sau đó đã bị bắt, đánh đập và đâm chết bởi một thuyền viên Việt.

Ông kể, những kẻ đeo bám thuyền của ông đã ném ông Youb xuống biển trước khi gọi radio nói những người Campuchia hãy “đến và nhặt xác bạn của các người” và để lại dấu hiệu đánh dấu nơi đã ném xác của ông Youb xuống.

Mặc dù vậy, cảnh sát trưởng tỉnh Kampot Plang Phirin cho biết, ông đã kiểm tra cơ thể và thấy không có dấu hiệu của chấn thương.

Ông Phirin nói: “Điều này không đúng. Không ai đánh ông ấy đến chết. Ông ấy tự rơi xuống nước và chết đuối, và không ai có thể giúp ông ta bởi vì trời đã quá tối”.

Người thân, bạn bè của nạn nhân và người đứng đầu nhà thờ Hồi giáo địa phương đều xác nhận nhìn thấy vết bầm tím và vết đâm trên cơ thể nạn nhân.

Anh rể của nạn nhân, ông Sam Sman, cho biết: “Có một lỗ ở ngực của em trai tôi. Họ đã sử dụng vật sắc bén để đâm nó, đánh nó vào các bộ phận trên cơ thể và sau đó ném nó xuống nước. Điều này thật là độc ác”.
Ông Youk nói căng thẳng gần đây đã gia tăng khi các ngư dân Việt Nam thường xuyên ra vào vùng biển gần Kampot để đánh cá bất hợp pháp.

Ông Youk cũng cho rằng ngư dân Việt Nam đã hối lộ các nhà chức trách Campuchia để sử dụng các phương tiện đánh bắt bất hợp pháp, chẳng hạn như lưới rà.

Hiện Bộ Quốc phòng Campuchia chưa đưa ra bình luận nào.

Đại diện của Đại sứ quán Việt Nam cũng từ chối trả lời các câu hỏi.

Theo The Cambodia Daily, The Phnom Penh Post.


-Xóm nổi người Việt ở tỉnh Kandal, Campuchia bị giải tán
Hơn 40 hộ gia đình người Việt sống trên nhà nổi ở Campuchia hết sức lo lắng vì bị chính quyền địa phương buộc di rời gấp, trong khi chưa thể tìm được nơi ở mới.
Theo thông báo của chính quyền huyện Lvea Em, tỉnh Kandal thì tất cả các hộ dân sinh sống trên thuyền bè, nhà nổi phải rời khỏi khu vực bến phà Aray Khsat chậm nhất là trước tối 22 tháng 6 tới đây.
Thông báo di dời tất cả các hộ hợp pháp và bất hợp pháp

Người ta biểu bè này phải đi, nó xuống bè dán giấy (thông báo) hết rồi. Nếu mà mình không đi, tới ngày hẹn mà không đi thì nó sẽ lại, chặt dây bè thả đi. Dân tình hiện giờ đang lo âu, nghèo khổ không có tiền bạc”.
Đó là lời của bà Nguyễn Thị Hường, ngoài 50 tuổi, nói với chúng tôi trong bộ quần áo nhuộm màu phèn. Cũng theo bà Hường, lý do mà chính quyền đưa ra là những hộ dân này sinh sống trên sông, gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan đô thị.
Khu vực buộc di dời nằm trên dòng sông Mekong bên phần thuộc tỉnh Kandal, đối diện với Hoàng cung và nằm trong khu vực cảnh quan du lịch của thành phố Phnom Penh.
Riêng ông Bùi Văn Đức, đại diện hội Việt Kiều huyện Lvea Em, tỉnh Kandal, cũng là một người dân sinh sống tại khu vực này cho biết thông báo của chính quyền địa phương nói rõ buộc các bè, chòi, nhà nổi phải di dời do cư trú bất hợp pháp. Tuy nhiên, ông này khẳng định rằng, tất cả các hộ dân sống ở đây đều trình báo và có sự đồng ý của chính quyền địa phương và việc viện lý do người dân sinh sống bất hợp pháp để buộc di dời là hoàn toàn không hợp lý.
Người ta biểu bè này phải đi, nó xuống bè dán giấy (thông báo) hết rồi. Nếu mà mình không đi, tới ngày hẹn mà không đi thì nó sẽ lại, chặt dây bè thả đi. Dân tình hiện giờ đang lo âu, nghèo khổ không có tiền bạc
bà Nguyễn Thị Hường
Ông Đức bức xúc trình bày: “Mình sống ở đó trên mười mấy năm rồi. Còn nếu nói dân ở bất hợp pháp, ở bất hợp pháp sao mà anh ra sổ gia đình cho người ta, sổ vàng (sổ đăng ký thường trú) cho người ta, làm giấy cho người ta ở đàng hoàng? Rồi nói luôn bè bất hợp pháp, bất hợp pháp cái gì, kiểm (cơ quan quản lý nguồn lợi thủy sản) lại đóng đàng hoàng, kiểm lại đóng giấy, nuôi cá gì, cá gì. Nó đóng giấy, đưa giấy cho mình cầm đàng hoàng. Vậy người đó bất hợp pháp sao? Bất hợp pháp sao mà có giấy?
Đi đâu về đâu?
Phần lớn những hộ dân sinh sống trên các nhà nổi làm nghề đánh bắt cá và nuôi cá dưới nhà bè. Hiện tại, cá vừa mới thả giống và phải mất khoảng 5 tháng nữa mới có thể thu hoạch. Nếu buộc phải di dời ngay thì những người này buộc phải bán cá nhỏ và chịu thua lỗ. Tuy vậy, dù muốn, dù không thì vẫn không thể tiếp tục sống được nữa và dù chỉ còn mấy ngày nữa là phải tự di dời nhưng phần lớn họ vẫn chưa biết sẽ ở đâu.
Trước hoàn cảnh khó khăn của đồng bào, Ông Trương Tới, trưởng ấp Aray Khsat, bày tỏ: “Lại báo liền, trong giấy để một tuần thôi, có một tuần thôi, (sau đó người ta sẽ) chặt dây bè hay người ta phá bè gì đó thì ráng mà chịu. Rời này thì không biết điểm, ai có thân thích hay quen ở đâu thì đi đó chứ đi đâu bây giờ, còn lên bờ thì ở đây hết đất ở rồi”.
Lại báo liền, trong giấy để một tuần thôi, có một tuần thôi, (sau đó người ta sẽ) chặt dây bè hay người ta phá bè gì đó thì ráng mà chịu

Ông Trương Tới
Ông Tới còn cho biết thêm rằng chính quyền chỉ yêu cầu rời khỏi khúc sông này, còn những khu vực khác người ta không cấm nên người dân vẫn có quyền sinh sống. Tuy nhiên việc tìm nơi có điều kiện thích hợp để có thể dựng nhà bè và tiếp tục nuôi cá không phải là chuyện dễ.

Nhiều gia đình không có khả năng cất 1 căn nhà nổi thì đành gom góp tất cả sông trên một chiếc ghe
Nhiều gia đình không có khả năng cất 1 căn nhà nổi thì đành gom góp tất cả sông trên một chiếc ghe (Photo Sơn Trung RFA)


Những người Việt, hay nói đúng hơn là những người Campuchia gốc Việt này sống nhiều đời trên dòng sông Mekong với nghề nuôi cá trên bè là nghề cha truyền con nối. Ông Hồ Sáu tiếp xúc với chúng tôi trong ngôi nhà bè nhỏ, bấp bênh theo từng đợt sóng và người vợ đang nằm trên sàn vì cơn đau tim cho biết khi mở mắt chào đời ông đã thấy sông nước trên đất Campuchia, gia đình ông đã bốn đời sống trên sông nước và dù có đi đâu thì ông cũng không bỏ nghề nuôi cá vì ngoài nuôi cá ông không biết làm nghề gì nữa cả. Ông Sáu nói: “Thì đi kiếm chỗ khác ở nữa, đi về cồn hai (?)rồi xin người ta ở. Cũng ở dưới sông. Mình chưa từng ở trên bờ, mình quen ở dưới sông để nuôi cá”.
Dưới sông bị đuổi, trên bờ cũng chưa chắc được yên
Người sống trên sông lo sợ là thế, riêng những người Việt sống trên bờ cũng không thể thoát khỏi cảnh lo sợ bị đuổi mất kỳ lúc nào.

Sông Mekong, đoạn chảy qua Phnom Penh chia làm bốn nhánh, làng Aray Khsat nằm ở phía đông với hơn 300 hộ gia đình người Việt sinh sống. Người dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt cá, phụ hồ và buôn bán hàng rong. Ở đây cũng có một ngôi nhà thờ Công giáo được nhiều người biết đến là “Nhà thờ Đức mẹ Mekong”. Tuy nhiên, anh Sang, một thanh niên mồ côi từ nhỏ và sống nhờ sự cứu giúp của nhà thờ cho biết trong tương lai hơn 300 nhà dân và cả nhà thờ này cũng sẽ bị giải tỏa. Anh Sang cho biết: “Mình cũng có nghe phong phanh là có đuổi, nhưng mà không biết là người ta quyết định đuổi ngày nào mà có nghe đuổi, tại vì nghe nói sau này chỗ này sát nhập vô thành phố, về thành phố. Cũng rầu, cũng lo, không biết người ta đuổi mình, người ta có lo chỗ cho mình ở hay không”.
Đi theo con đường dọc bờ sông, chúng tôi thấy hai ông bà cụ già yếu ngồi trên nhà sàn. Tiếp chuyện chúng tôi, ông bà cho biết cả hai ông bà đều sinh ra tại Campuchia và đã trãi qua nhiều biến cố thăng trầm theo lịch sử của Campuchia. Khi được chúng tôi hỏi rằng, “nếu người ta đuổi không cho ở đây nữa thì ông bà sẽ đi đâu?” Họ cười đáp: “Người ta đuổi thì do nhà nước thôi. Không biết đâu đâu bây giờ. Không biết có còn sống tới đó để bị đuổi hay không nữa. Ai sao mình vậy chứ không biết sao nữa”.
Họ là những nạn nhân chính trị giữa Việt Nam và Campuchia. Ở Campuchia, họ không được sống hợp pháp theo luật quốc tịch...Còn về phía Việt Nam, chúng ta đã thấy trong quá khứ, dưới thời Khmer Đỏ, người Việt đã bị trục xuất về nước, nhưng Việt Nam không thừa nhận họ

Ông Sovanna Rith

Người Việt luôn là đề tài nóng ở Campuchia, nhiều đảng phái chính trị cho rằng người Việt nhập cư là một trong những chiêu bài thôn tính lãnh thổ, còn một số tổ chức xã hội dân sự như tổ chức Bảo vệ Quyền Dân tộc thiểu số ở Campuchia (MIRO) thì cho rằng Việt Kiều Campuchia là nạn nhân của các quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Campuchia.
Ông Sovanna Rith, đại diện MIRO chia sẽ: “Họ là những nạn nhân chính trị giữa Việt Nam và Campuchia. Ở Campuchia, họ không được sống hợp pháp theo luật quốc tịch. Riêng một số ít người có tiền, hoặc là thành viên của đảng phái chính trị có quyền lực nào đó thì họ có thể liên hệ để có được giấy tờ hợp sinh sống hợp pháp, còn tuyệt đại đa số là không có giấy tờ. Còn về phía Việt Nam, chúng ta đã thấy trong quá khứ, dưới thời Khmer Đỏ, người Việt đã bị trục xuất về nước, nhưng Việt Nam không thừa nhận họ, buộc họ phải sống co cụm ở khu Chrey Thum (giáp với cửa khẩu Long Bình, tỉnh An Giang), hồi đợt bầu cử đa đảng do Liên Hiệp Quốc tổ chức (năm 1993) người Việt cũng bị trục xuất nhưng một lần nữa Việt Nam không thừa nhận họ là người Việt”.
Không có chỗ ở ổn định, không có giấy tờ cư trú hợp pháp, rồi số phận những thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên trên mãnh đất Campuchia sẽ ra sao? Chúng tôi xin mượn câu trả lời của ông Tới, trưởng ấp Aray Khsat để kết thúc cho bài viết này: “Tương lai mấy đứa nhỏ, không biết sẽ ra sao nữa. Tôi nói chừng nữa, ngày sau không biết sẽ ra sao đây”.
Sơn Trung tường trình từ Campuchia.


-Tự ý xây đền thờ ở Campuchia, 7 nhà sư Việt Nam bị trục xuất
-Các nhà chức trách Campuchia vừa qua đã trục xuất 10 công dân Việt Nam, trong đó có 7 nhà sư, ra khỏi hòn đảo do hải quân kiểm soát thuộc tỉnh Koh Kong và phá hủy toàn bộ những đền thờ họ xây dựng trái phép.

tuong-quan-am-bi-dot-o-campuchia-ohay-tv-771

Vị trí tỉnh Koh Kong, Campuchia (Ảnh: TheSouthEastAsiaWeekly)
Vị trí tỉnh Koh Kong, Campuchia (Ảnh: TheSouthEastAsiaWeekly)
Trả lời tờ The Cambodia Daily, Thống đốc tỉnh Koh Kong cho biết đã có 60 cán bộ chính phủ bao gồm quân lính, cảnh sát và sĩ quan quân đội cùng phối hợp điều tra về vụ án người Việt Nam xây dựng đền thờ trái phép trên một hòn đảo của tỉnh.
Theo lời của Cảnh sát trưởng Sam Khit Vean, vào ngày 8/4, các nhà chức trách đã đốt cháy 1 đền thờ, 1 tượng thần và một vài chiếc chòi mà các công dân Việt Nam trú ngụ. “Họ đã bắt đầu xây đền thờ từ tháng 5/2014, nhưng họ chỉ ở lại trong tầm 1-2 tháng rồi lại đi”, Sam Khit Vean nói.
10 công dân Việt Nam bị trục xuất bao gồm 7 nhà sư và 3 công dân. Họ đều là thành viên của một tổ chức xã hội có trụ sở ở thành phố Khemarak Phumin, tỉnh Koh Kong và có giấy phép được sinh sống tại Campuchia.
Mặc dù vậy, Vean cũng cho biết các công dân Việt Nam này không được phép xâm nhập và xây dựng ở khu vực do hải quân kiểm soát. “Những người Việt Nam này sẽ không được phép đặt chân lên hòn đảo thêm một lần nào nữa”, ông nói.-



-Campuchia trục xuất 1000 người Việt
Campuchia đã trục xuất 1.246 người nước ngoài từ 29 nước kể từ khi thực hiện một cuộc điều tra dân số trên toàn quốc bắt đầu hồi tháng 8 năm ngoái.

Bộ Nội vụ Campuchia cho biết phần lớn những người bị trục xuất là công dân Việt Nam, 1001 người, kế đến là người Trung Quốc và Hàn Quốc.

Một giới chức của Bộ Nội vụ Campuchia, Thiếu tướng Uk Heisela, cho biết hơn 700 người Việt ở Phnom Penh đã bị bắt và bị trục xuất về nước. Ông cũng nói thêm rằng hầu hết những người Việt cư trú bất hợp pháp khác tập trung ở tỉnh Svay Rieng.

Được biết công dân Việt Nam là những người thường bị trục xuất nhất, nhưng Campuchia nói rằng tất cả những người nước ngoài nào không có giấy tờ cần phải có đều sẽ bị trục xuất, bất kể đã sống bao lâu trong nước.
Nguồn: Cambodia Daily, Thanh Niên
-1,000 người Việt Nam bị Cambodia trục xuất

-Việt Nam- nguồn cung cấp nội tạng vô tận cho Trung Quốc
Tờ China Daily cho biết cảnh sát Trung Cộng đang truy tìm hơn 100 cô dâu Việt Nam biến mất không để lại dấu vết cùng với một người môi giới từø hồi tháng 11 ở tỉnh Hà Bắc. Một quan chức địa phương được báo chí trích lời nhận định một đường dây buôn người có tổ chức có thể đứng sau vụ mất tích hàng loạt trên.
Ông Vũ Văn Vinh, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã Hội tỉnh Lào Cai, hiện đang cưu mang các cô gái bị lừa bán sang Trung Cộng cho đài VOA Việt Ngữ biết, các vụ mua bán, lừa các cô gái Việt Nam thời gian qua không suy giảm và các nạn nhân chủ yếu không có công ăn việc làm. Ông Vịnh nói: “Môi giới lợi dụng, lừa bán đi. Ngoài chiêu là môi giới việc làm, còn có chuyện lợi dụng tình yêu để lừa bán đi. Số mà bị lừa bán đi có tới phân nửa là bị bán để làm vợ, làm cô dâu. Khi làm dâu thì có hai tình huống xảy ra. Ban đầu khi bị lừa bán như thế, các cô nầy sẽ không chấp nhận các cuộc tình như thế này, nhưng sau một thời gian, bản thân những người mua họ, rất cần cô dâu. Thế rồi sau một thời gian nhất định thì cũng có tình cảm, có tình yêu và thậm chí có cả con cái. Trường hợp đấy, phần lớn không muốn về. Loại thứ hai là trong quá trình hôn nhân ấy, không chấp nhận được, không đồng ý được, hoặc các gia đình đó không chấp nhận cuộc tình đó thì xảy ra tình trạng cô dâu trốn về”.
Theo ông Vĩnh, các vụ mất tích có thể xuất phát từ chuyện các cô gái bị cưỡng ép kết hôn đã khiến họ “nung nấu ý định bỏ trốn”. Ông nầy cho rằng các cơ quan chức năng của VN cần phải vào cuộc để tìm huểu rõ các vụ mất tích này. Trong khi đó, trả lời báo chí trong nước, phía Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh cho biết đang phối hợp với công an TC để xác minh vụ việc.
Tình trạng mất cân bằng giới tính do các gia đình chuộng con trai hơn con gái đã khiến nhiều đàn ông nghèo khó ở nông thôn Hoa Lục khó kiếm vợ. Họ phải hướng sang các quốc gia láng giềng, trong đó có VN để tìm vợ và phải trả một khoản tiền môi giới lên tới hơn một chục ngàn Mỹ kim. Chi phí trung bình để kết hôn với một phụ nữ VN khoảng 20.000 Nhân Dân Tệ (tương đương 3.000 USD). Tôi muốn chứng minh ngược lại nhận xét của ông Vũ Văn Vinh, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Lào Cai, thân phận hơn 100 cô dâu Việt Nam mất tích, họ đi về đâu? Tôi đoan chắc rằng họ đã đi vào lò mỗ nội tạng bên Trung Cộng. Xin hãy đọc tài liệu sau đây:
NUÔI NGƯỜI NHƯ NUÔI THÚ VẬT TRONG CHUỒNG ĐỂ LẤY NỘI TẠNG:
Lần đầu tiên báo chí TC tiết lộ chi tiết về đường dây buôn “THẬN” người gồm 12
thành viên mà trùm băng nhóm là chủ tịch Hội đồng quản tri một công ty dược. “Sự cố” nầy khiến dư luận dân chúng Hoa Lục phẫn nộ, sau khi được phơi bày trên báo Tân Kinh số ra ngày 10/8. Băng nhóm này đã bị Tòa Án Nhân Dân quận Thanh Sơn Hồ ở Giang Tây tuyên án từ 2, 9 và 5 năm tù giam sau hơn một năm bị bắt. Băng nhóm tội phạm này đã kiếm hơn 1,5 triệu NDT (243.600 USD) từ hoạt động mua bán thận trong 2 năm 2011 và 2012.
Trong suốt 2 năm 2011 và 2012, hàng chục quả thận người được đóng trong thùng cấp đông và dán nhãn hàng hài sản gửi bằng đường hàng không từ thành phố Nam Xương (tỉnh Giang Tây) đến Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) để bán cho những bệnh nhân đang cần cấy ghép với giá hàng chục ngàn USD.
Chuyến hàng cuối năm 2012 đã không trót lọt khi hải quan sân bay Quảng Châu phát hiện những kiện hàng đáng ngờ và chặn lại kiểm tra. Mạc Vĩnh Thanh, người trực tiếp gửi những thùng thận và băng nhóm của y lần lượt sa lưới, trong đó trùm băng nhóm là Trần Phùng, chủ tịch Công ty Thương mại Mãnh Gia Địa Quảng Châu.
Thủ đoạn của băng nhóm Trần là đăng quảng cáo tìm người bán thận hoặc cho thận trên Internet với những lời rao sẽ kiếm được nhiều tiền một cách dễ dàng mà không phải chịu đau đớn hay lao động cực nhọc. Lời rao này đã thu hút khoảng 40 thanh niên trong độ tuổi 20-30 đến hang ổ của đường dây nầy ở Nam Xương. Đây chỉ mới phát hiện một đường dây, còn biết bao nhiêu đường dây nữa hoạt động trong bóng tối chưa phát hiện?
NHỮNG ĐƯỜNG DÂY BUÔN BÁN NỘI TẠNG XUYÊN QUỐC GIA:
Một đường dây buôn bán thận vừa được phanh phui đang làm rúng động Campuchia. Vụ việc được hé lộ, hồi tháng 6 năm nay khi Chlay, một thanh niên 18 tuổi ở ngoại ô Nam Vang tới trình báo cảnh sát về việc cậu đã được một phụ nữ môi giới để bán thận cách đây 2 năm. Khi ấy, cậu đã được đưa từ một căn nhà xập xệ ở ngoại ô thủ đô Nam Vang tới một bệnh viện ở quốc gia láng giềng, phẫu thuật cắt bỏ thận và nhận 3.000 USD. Tại căn nhà tồi tàn nơi Chlay sống cùng 9 người thân, cậu kể rằng một người hàng xóm đã thuyết phục cậu cùng hai người anh em khác bán thận cho những người Campuchia giàu có.
Người phụ nữ mà Chlay nhắc tới sau nầy đã bị cảnh sát Nam Vang bắt và khởi tố về tội môi giới cho một đường dây buôn bán nội tạng trái phép. Cha dượng của người phụ nữ nầy cũng bị bắt và cả hai người đang bị tạm giam để chờ ngày ra tòa. Về phần Chlay, với 3.000 USD nhận về, anh vẫn không thoát nợ nần sau hành động dại dột đó. Không những dậy, dù đang ở tuổi thanh niên đang độ sung sức, việc mất một quả thận đã biến anh trở thành một kẻ yếu ớt, không thể lao động nặng nhọc. Theo Tổ chức Y Tế thế giới, trường hợp suy giảm sức khỏe như Chlay khá phổ biến, do những người bán nội tạng không được chăm sóc hậu phẫu thuật tốt.
Chuyến đi bí mật của Chlay bị phanh phui đã khiến người dân Campuchia không khỏi sốc, vì đây là một trong những vụ buôn bán nội tạng đầu tiên bị phát hiện ở nước nầy. Thế nhưng, điều mà người ta lo ngại là những gì được đưa ra ánh sáng mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và rất có thể nhiều nạn nhân khác của nạn buôn bán nội tạng trái phép vẫn chưa được phát hiện. Ở châu Á, các câu chuyện tương tự như của Chlay đã xuất hiện từ lâu, nhất là tại các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Nepal và cả Việt Nam.
THỊ TRƯỜNG BUÔN BÁN NỘI TẠNG TRÊN THẾ GIỚI:
Thận là một trong những bộ phận cơ thể có nhu cầu cần cấy ghép nhiều nhất thế giới. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có giá thận đắt nhất thế giới trên thị trường đen. Thực tế nầy dẫn đến tình trạng buôn bán nội tạng chợ đen tăng lên. Kinh doanh nội tạng chợ đen chiếm 10% nguồn cung cấp cho việc cấy ghép và thu về trên 1,2 tỷ USD.
Kể từ khi nguồn tài trợ nội tạng bị cắt giảm thì danh sách bệnh nhân về thận phải chờ đợi cấy ghép mỗi ngày một dài thêm. Hiện nay, tại Hoa Kỳ có khoảng 120.000 bệnh nhân trong danh sách chờ đợi cấy ghép thận. Năm 2012, có 14.013 người hiến tặng nội tạng, trong khi có 28.052 ca cần cấy ghép thận.
Thực tế này dẫn đến tình trạng buôn bán nội tạng chợ đen tăng lên. Kinh doanh nội tạng tại chợ đen chiếm 10% nguồn cung cấp cho việc cấy ghép và thu trên 1,2 tỷ USD. Một số quốc gia còn có hiện tượng mua bán nội tạng theo thỏa thuận. Giá một ca cấy ghép thận theo giá thị trường chợ đen như sau:
  • Trung Cộng: 87.000 USD.
    • Nam Phi: 100.000 USD
    • Israel: 100.000 USD
    • Serbia: 123.000 USD
    • Kosovo: 135.000 USD
    • New York: 160.000 USD
    • Ukraine: 200.000 USD
    • Moldova: 250.000 USD
    • Singapore: 300.000 USD
NGHỀ KINH DOANH NỘI TANG PHÁT ĐẠT TẠI ĐẠI LỤC:
Nhũng năm gần đây, Đại Lục phát triển mạnh công nghiệp cấy ghép nội tạng, thu hút rất đông người ngoại quốc tìm đến Trung Cộng để điều trị. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đó, có những vấn đề đang gây tranh cãi, như việc kinh doanh nội tạng tử tù. Một cuộc điều tra bí mật của đài BBC mới đây cho thấy việc kinh doanh nội tạng tử tù tại Đại Lục rất phát đạt, thỏa mãn nhu cầu của nhiều bệnh nhân nước ngoài.
Trong vai làm người muốn thay gan cho người cha bị bệnh, phóng viên BBC tên Rupert Wingfield-Hayes tìm đến Bệnh viện Trung Ương 1 Thiên Tân và được cho biết chỉ trong 3 tuần lễ sẽ có ngay lá gan thích hợp với chi phí 94.000 USD, nguồn gốc lá gan được chính bác sĩ giải phẫu trưởng xác nhận là từ một tử tù.
Nước Tàu là nước có nhiều án tử tù cao nhất thế giới, Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, Bộ Y tế TC không phủ nhận việc sử dụng nội tạng tử tù, nhưng cho biết đang xem xét lại cơ chế nầy cùng các quy định liên hệ. Theo một quan chức, tử tù nguyện hiến nội tạng của họ như là “quà tặng cho xã hội”. Tại Hội nghị ghép gan Quốc tế tháng 7/2005, Thứ trưởng Y Tế TC Huang Jiefu cũng thừa nhận phần lớn ca ghép gan ở Hoa Lục là nhờ nguồn tử tù. Trước đó, hồi tháng 3, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao TC Quin Gang cho biết: nước nầy có sử dụng nội tạng tử tù, nhưng chỉ trong “rất ít trường hợp” và không ép buộc mà chỉ khi được tử tù đồng ý. Theo BBC, thật khó mà biết được tử tù có thật sự tự nguyện hiến tặng ngay trước khi bị thi hành án hay không?
DU LỊCH HOA LỤC ĐỂ CẤY GHÉP TẠNG:
Ghép tạng là một kỹ nghệ dễ phát tài ở TC. Các số liệu chính thức cho thấy có khoảng 60.000 ca ghép thận, 6.000 ca ghép gan, 250 ca ghép tim được thực hiện ở Hoa Lục từ năm 1993 tới 2006.Theo BBC, trong năm rồi Bệnh viện Trung Ương 1 Thiên Tân đã thực hiện đến 600 ca ghép gan. Còn theo Hội cấy ghép TC đã có 5.000 ca ghép thận và 1.500 ca ghép gan được thực hiện từ năm 2003.
Chỉ cần lên mạng tìm kiếm là thấy ngay nhiều trung tâm ghép tạng TC đua nhau đáp ứng nhu cầu: chỉ chờ từ 1 đến 4 tuần với chi phí ghép thận khoảng 62.000 USD, ghép tim 140.000 USD. Do nhu cầu thúc đẩy, nhiều người giàu có từ các nước phương Tây, từ Nhật Bản, Hàn Quốc… kéo sang TC để được ghép tạng. Như ở Anh, dù 1/5 dân, khoảng 13 triệu người đã ký giấy hiến tặng sau khi chết, nhưng mỗi năm chỉ có thể ghép được khoảng 3.000 ca trong số hơn 8.000 ca có nhu cầu, do đó Hoa Lục là điểm đến “du lịch ghép tạng” lý tưởng.
Tuy nhiên có vấn đề phức tạp, xác xuất thành công các ca ghép tạng ở TC thường rất thấp. Số liệu chính thức của trung tâm ghép tạng Thiên Tân cho thấy tỷ lệ sống chỉ một năm sau ghép gan chỉ có 50% so với 81% ở Hoa Kỳ. Hồi tháng 2, Nhật phải kiểm tra ít nhất 8 ca là bệnh nhân Nhật sang TC ghép tạng về đã trở bệnh nặng hoặc tử vong vì nhiễm trùng hoặc triệu chứng khác. Quy định của Bộ Y Tế TC mới có hiệu lực từ đầu tháng 7/2006, ngăn cấm buôn bán nội tạng, người hiến tặng phải có văn bản đồng ý và có quyền từ chối ngay trước ca ghép, chỉ cho phép các bệnh viện cao cấp có đủ phương tiện và nhân sự thực hiện…tuy nhiên, quy định này được cho là khó tuân thủ vì số nội tạng hiến tặng không thấm tháp gì với nhu cầu ngày càng cao, càng làm thị trường “NỘI TẠNG CHỢ ĐEN” phát triển mạnh.
Theo Eli Friedman, chuyên gia thận Đại học New York, và Amy Friedman, chuyên gia ghép tạng Đại học Yale, dù việc kinh doanh nội tạng là bất hợp pháp ở phần lớn các nước bị giới y khoa chuyên nghiệp xem là “vô đạo đức”, nhưng nội tạng hiến tặng vẫn được mua bán ở thị trường chợ đen…
Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Nguồn Báo Tổ Quốc)
(Kỳ sau: NHỮNG NGUỒN CUNG CẤP NỘI TẠNG CHO GIỚI KINH DOANH CẤY GHÉP NỘI TẠNG)

Tổng số lượt xem trang