Son Tran
Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam
Ngày Tết là dịp để mọi người hân hoan chúc cho nhau những điều tốt lành nhất cho năm mới và bỏ qua hết những xích mích đã làm mất lòng nhau trong năm cũ. Ai ai cũng đều tay bắt mặt mừng và dành nhiều thì giờ đến thăm họ hàng, bạn bè, và bà con lối xóm. Ngày Tết còn là ngày khởi đầu cho một hy vọng mới, một cố gắng mới, và một cuộc đời mới trong tương lai.
Ngày Tết cũng là ngày đoàn tụ. Người đi làm ăn xa xôi đến mấy cũng cố trở về quê, tức là nơi mình được sinh ra hay quê quán của cha mẹ, để ăn Tết và cúng tổ tiên cùng mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng, và bà con lối xóm. Mọi người đều nghỉ ngơi và ăn chơi cho bỏ những ngày làm lụng vất vả. Những phong tục truyền thống của ngày Tết, làm sống lại Việt Tình qua cách "tế giao" để có sự hoà hợp với Trời Đất trước bàn thờ Tổ tiên.
NGƯỜI HOA VIẾT VỀ CÁC PHONG TỤC NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT
Sách Hán thư chép rằng: “Người Lạc Việt đến mùa thu tháng tám thì mở hội, trai gái hát giao duyên, bằng lòng nhau thì lấy nhau”*-.
Sách “Thái bình hoàn vũ ký” cũng viết: Người Lạc Việt không biết Tết, biết năm (theo lịch Trung Hoa), cứ lấy ngày sửu tháng 8 làm ngày hội, già trẻ đi chúc tụng nhau, coi đó là ngày đầu năm”.
Sở dĩ ban đầu hội mở vào mùa thu vì thời gian này phù hợp với lịch nông nghiệp, người ta có điều kiện để vui chơi. Lễ hội thời kỳ này mang tính chất thuần Việt giàu âm hưởng của văn hoá Đông Nam á cổ đại khi chưa chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán.
Sang thời kỳ Bắc thuộc ( lần nhất từ năm 218 TCN hoặc 179 TCN hoặc 111 TCN đến năm 39 ),với sự du nhập của văn hoá Hán, cùng với đó là lịch phương Bắc, phong tục ăn Tết Nguyên đán đã dần được nhân dân ta tiếp thu và phát triển trở thành một nét văn hoá đẹp trong đời sống của người Việt Nam.
Tết là biến âm từ “tiết” mà ra, chỉ những ngày lễ được phân bố theo các tiết thời gian trong năm, đan xen giữa các khoảng trống trong lịch thời vụ. Do dân ta gần 90% làm nghề nông, trồng lúa nước mang tính thời vụ cao, bận tối ngày nên bình thường ăn uống đại khái. Cho nên những lúc nhàn hạ (vào tiết nông nhàn), họ có tâm lý chơi bù, ăn bù cho thoả những ngày đầu tắt mặt tối. Vì thế ngoài hệ thống lễ hội rất phong phú, dân Việt và nhiều dân tộc khác có hệ thống lễ Tết không kém phần đa dạng bao gồm 12 Tết: Tết Khai hạ, Tết Thượng nguyên, Tết Hàn thực, Tết Thanh minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập, Tết Hạ nguyên, Tết Ông táo, Tết Nguyên đán. Trong đó Tết Nguyên đán là ngày Tết quan trọng nhất. Theo phong tục thì đây là thời điểm gặp gỡ của con người với thần linh trong nhà, tiên sư, nghệ sư, thổ công (thần đất), táo quân (thần bếp) với tổ tiên, ông bà đã khuất. Mọi người trong gia đình họ mặc dù đi đâu, làm gì, hàng năm mỗi ngày Tết đến ai cũng cố gắng về sum họp với gia đình.
Cùng với quá trình Hán hoá, các thư tịch cổ của Trung Hoa ít nhiều cũng nghi chép nhiều về phong tục tập quán của ta, đặc biệt là phong tục ăn Tết Nguyên đán.
Sách Tuỳ thư (Địa lý chí) của Trung Hoa thời kỳ này đã viết về phong tục của người Việt như sau: “Năm nào đến ba ngày Tết Nguyên đán, người ta cũng dọn cỗ bàn linh đình cúng tổ tiên. Trai gái ăn chay và dùng hương hoa niệm Phật rồi rủ nhau đi chơi đu, ném còn, hát múa, kéo co. Bên nào được cuộc thì uống rượu, bên nào thua thì uống nước lã…Tháng 7 làm hình vàng mã đốt cúng vong hồn. Trong làng xóm có hội bơi chải, đua thuyền. Tháng 8 nhà nông giết trâu bò, tế thần đất, bày tượng, chơi trò leo cột, đập tay, hay làm lễ Phật cầu yên”.
Chợ tết Sài Gòn trước 1975
Ông đồ ngày tết xưa ở Hà Nội
Lý Bích Thuỷ biên khảo và sưu tầm 30/1/2015
ĐI TÌM CÁI TẾT THUẦN VIỆT QUA LỊCH VIỆT và THƯ TỊCH CỔ
Văn hóa Tết truyền thống là một thực thể sống, là hồn Việt rất dể bị biến động theo dòng thời gian, lệ thuộc vào sự phát triển tư tưởng con người. Văn hoá truyền thống theo năm tháng đi sâu vào tiềm thức người dân, tồn tại mãi nếu biết cẩn thận bảo tồn và giữ gìn. Thay đổi văn hoá tức thay đổi hồn việt, một việc làm nghịch lý về bản sắc đặc thù của Việt tộc. Người cộng sản từ lâu đã cố tình bức phá nền văn hoá truyền thống, để thay bằng văn hoá Mác-Mao, theo xu hướng thần phục Đại hán và chủ nghĩa. Ngày xưa trong thời Bắc thuộc lần thứ nhất (111 TCN), người Hán từng ra sức đồng hoá văn hoá Việt bằng văn hoá Hán, nhưng hồn Việt đã ngăn chặn, bảo vệ được nguyên vẹn những nét văn hoá có từ thời Vua Hùng (văn hoá Văn Lang).Tiêu biểu cho nền văn hoá nầy là Văn hóa Đông Sơn, đó là sự phát triển liên tục và kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn trước đó là Văn hóa Phùng Nguyên đến Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun. Người nói đến danh từ "Văn hóa Đông Sơn" đầu tiên là học giả R. Heine-Geldern vào năm 1934. Đi tìm cái tết thuần Việt là phải căn cứ vào những hình thể được khắc trên trống đồng, từ đó có thể xác định được Âm lịch Việt có trước hay Âm Lịch Tàu có trước.?
Các nhà khảo cổ học cũng đã khám phá ra một nền văn hóa gồm nhiều di vật rất sớm. Các vật dụng bằng đồng, bằng đồ gốm cùng với di chỉ những khu luyện đúc đồng thời xa xưa trên đất Việt cổ. Thời kỳ đầu của văn hóa Đông Sơn, các cư dân người Việt cổ phát triển và giao lưu trong phạm vi hạn chế do đặc điểm rừng rậm nhiệt đới, sản vật và thức ăn dồi dào nên chưa chịu ảnh hưởng nhiều của các nền văn hóa ngoài. Việc khai phá đồng bằng sông Hồng chưa đặt ra cấp thiết do dân cư chưa đông đúc và nhu cầu kiếm sống và sinh hoạt chưa ra khỏi vùng trung du Bắc Bộ. Chính yếu tố đó đã giúp người Việt hình thành một cộng đồng có tính thuần nhất, họ chính là tổ tiên của người Việt hiện đại. Văn minh tiêu biểu cho thời kỳ đồ đồng là trống đồng Ngọc Lũ.
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀ ÂM LỊCH VIỆT
Giai đoạn Đông Sơn căn cứ vào hiện vật thuộc di chỉ Đông Sơn Thanh Hóa có niên đại sớm là 2820 ± 120 năm. Ngoài ra còn nhiều di chỉ thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại kế tiếp nhau như Việt Khuê, Làng Vạc, Châu Can đã được phát hiện.
()
Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ , các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lịch vạn niên của người Việt. Lịch cổ truyền của người Trung Hoa “kiến Dần”, lấy tháng Giêng – tháng Dần – là chính sóc (sóc = ngày đầu năm mới) và hầu hết các sách báo hiện nay trong nước đều cho rắng âm lịch mà chúng ta đang sử dụng bắt nguồn từ lịch "kiến Dần" của người Hoa. Đó là một điều sai lầm tai hại về Âm lịch Việt và Âm lịch Tàu. Các nghiên cứu về Âm lịch Việt có trên mặt trống đồng Đông Sơn, đã phá bõ được các luận điệu của các sử gia Hán tộc, cho rằng nguồn gốc âm lịch của VN bắt nguồn từ thời Hán Vũ đế (140 TCN), còn gọi là lịch "kiến Dần". Trống đồng Ngọc Lũ của VN đã hiện diện trước thời Hán Vũ Đế rất xa.
Thật hãnh diện cho Việt tộc chúng ta trong thời ban sơ đã phátminh được một Âm lịch lịch vạn niên.
Xin mời xem tiếp Âm Lịch Việt trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, trong bài viết "ĐI TÌM CÁI TẾT THUẦN VIỆT
QUA LỊCH VIỆT và THƯ TỊCH CỔ" có trong blog: http:// kimanhl.blogspot.de/
Văn hóa Tết truyền thống là một thực thể sống, là hồn Việt rất dể bị biến động theo dòng thời gian, lệ thuộc vào sự phát triển tư tưởng con người. Văn hoá truyền thống theo năm tháng đi sâu vào tiềm thức người dân, tồn tại mãi nếu biết cẩn thận bảo tồn và giữ gìn. Thay đổi văn hoá tức thay đổi hồn việt, một việc làm nghịch lý về bản sắc đặc thù của Việt tộc. Người cộng sản từ lâu đã cố tình bức phá nền văn hoá truyền thống, để thay bằng văn hoá Mác-Mao, theo xu hướng thần phục Đại hán và chủ nghĩa. Ngày xưa trong thời Bắc thuộc lần thứ nhất (111 TCN), người Hán từng ra sức đồng hoá văn hoá Việt bằng văn hoá Hán, nhưng hồn Việt đã ngăn chặn, bảo vệ được nguyên vẹn những nét văn hoá có từ thời Vua Hùng (văn hoá Văn Lang).Tiêu biểu cho nền văn hoá nầy là Văn hóa Đông Sơn, đó là sự phát triển liên tục và kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn trước đó là Văn hóa Phùng Nguyên đến Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun. Người nói đến danh từ "Văn hóa Đông Sơn" đầu tiên là học giả R. Heine-Geldern vào năm 1934. Đi tìm cái tết thuần Việt là phải căn cứ vào những hình thể được khắc trên trống đồng, từ đó có thể xác định được Âm lịch Việt có trước hay Âm Lịch Tàu có trước.?
Các nhà khảo cổ học cũng đã khám phá ra một nền văn hóa gồm nhiều di vật rất sớm. Các vật dụng bằng đồng, bằng đồ gốm cùng với di chỉ những khu luyện đúc đồng thời xa xưa trên đất Việt cổ. Thời kỳ đầu của văn hóa Đông Sơn, các cư dân người Việt cổ phát triển và giao lưu trong phạm vi hạn chế do đặc điểm rừng rậm nhiệt đới, sản vật và thức ăn dồi dào nên chưa chịu ảnh hưởng nhiều của các nền văn hóa ngoài. Việc khai phá đồng bằng sông Hồng chưa đặt ra cấp thiết do dân cư chưa đông đúc và nhu cầu kiếm sống và sinh hoạt chưa ra khỏi vùng trung du Bắc Bộ. Chính yếu tố đó đã giúp người Việt hình thành một cộng đồng có tính thuần nhất, họ chính là tổ tiên của người Việt hiện đại. Văn minh tiêu biểu cho thời kỳ đồ đồng là trống đồng Ngọc Lũ.
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀ ÂM LỊCH VIỆT
Giai đoạn Đông Sơn căn cứ vào hiện vật thuộc di chỉ Đông Sơn Thanh Hóa có niên đại sớm là 2820 ± 120 năm. Ngoài ra còn nhiều di chỉ thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại kế tiếp nhau như Việt Khuê, Làng Vạc, Châu Can đã được phát hiện.
()
Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ , các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lịch vạn niên của người Việt. Lịch cổ truyền của người Trung Hoa “kiến Dần”, lấy tháng Giêng – tháng Dần – là chính sóc (sóc = ngày đầu năm mới) và hầu hết các sách báo hiện nay trong nước đều cho rắng âm lịch mà chúng ta đang sử dụng bắt nguồn từ lịch "kiến Dần" của người Hoa. Đó là một điều sai lầm tai hại về Âm lịch Việt và Âm lịch Tàu. Các nghiên cứu về Âm lịch Việt có trên mặt trống đồng Đông Sơn, đã phá bõ được các luận điệu của các sử gia Hán tộc, cho rằng nguồn gốc âm lịch của VN bắt nguồn từ thời Hán Vũ đế (140 TCN), còn gọi là lịch "kiến Dần". Trống đồng Ngọc Lũ của VN đã hiện diện trước thời Hán Vũ Đế rất xa.
Thật hãnh diện cho Việt tộc chúng ta trong thời ban sơ đã phátminh được một Âm lịch lịch vạn niên.
Xin mời xem tiếp Âm Lịch Việt trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, trong bài viết "ĐI TÌM CÁI TẾT THUẦN VIỆT
QUA LỊCH VIỆT và THƯ TỊCH CỔ" có trong blog: http://
Văn hóa Tết truyền thống là một thực thể sống, là hồn Việt rất dể bị biến động theo dòng thời gian, lệ thuộc vào sự phát triển tư tưởng con người. Văn hoá truyền thống theo năm tháng đi sâu vào tiềm thức người dân, tồn tại mãi nếu biết cẩn thận bảo tồn và giữ gìn. Thay đổi văn hoá tức thay đổi hồn việt, một việc làm nghịch lý về bản sắc đặc thù của Việt tộc. Người cộng sản từ lâu đã cố tình bức phá nền văn hoá truyền thống, để thay bằng văn hoá Mác-Mao, theo xu hướng thần phục Đại hán và chủ nghĩa. Ngày xưa trong thời Bắc thuộc lần thứ nhất (111 TCN), người Hán từng ra sức đồng hoá văn hoá Việt bằng văn hoá Hán, nhưng hồn Việt đã ngăn chặn, bảo vệ được nguyên vẹn những nét văn hoá có từ thời Vua Hùng (văn hoá Văn Lang).Tiêu biểu cho nền văn hoá nầy là Văn hóa Đông Sơn, đó là sự phát triển liên tục và kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn trước đó là Văn hóa Phùng Nguyên đến Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun. Người nói đến danh từ "Văn hóa Đông Sơn" đầu tiên là học giả R. Heine-Geldern vào năm 1934. Đi tìm cái tết thuần Việt là phải căn cứ vào những hình thể được khắc trên trống đồng, từ đó có thể xác định được Âm lịch Việt có trước hay Âm Lịch Tàu có trước?
CỘI NGUỒN CỦA VĂN HOÁ NGƯỜI VIỆT CỔ
Hiện nay với sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật ngành khảo cổ đã chứng minh được người Việt cổ là những cư dân sinh sống ở vùng Bắc Bộ Việt Nam đã tồn tại rất lâu đời, qua các di chỉ tìm thấy ở Sơn Vi. Người Việt cổ đã tượng hình được một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời và là một xã hội đã hình thành nhà nước sớm nhất ở Đông Nam Á, trước cả người hán..
Văn hóa Sơn Vi, Vĩnh Phú thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ, có niên đại cách đây 14-22 nghìn năm, phân bố rất rộng trong các hang động và thềm sông cổ từ Lào Cai đến Nghệ An. Những nhóm cư dân nguyên thủy này sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng.
Cách ngày nay khoảng 20.000 năm đến 12.000 trước Tây lịch các cư dân Việt cổ đã sinh hoạt đông đúc tại khu vực trung du Bắc Bộ Việt Nam,- phát triển sinh sôi bằng săn bắn hái lượm trên một vùng bán sơn địa dồi dào sản vật: muông thú, các loài chim, các sản vật động thực vật của các vùng sông nước lưu vực sông Hồng ngập nước và rút khô, theo các mùa trong năm.
Những di chỉ khảo cổ phát hiện ở các hang động Hòa Bình rất phong phú và khá dày đặc tạo thành thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình". Hòa Bình, một địa danh bên dòng sông Đà, là nơi đầu tiên các nhà khảo cổ học khám phá ra một nền văn hóa thuộc cuối thời đồ đá cũ đến thời đồ đá mới trên một vùng ảnh hưởng rộng lớn thuộc Đông Nam Á và Nam Trung Hoa.
Văn hóa Đông Sơn là một giai đoạn trong nền văn minh sông Hồng, kế thừa và phát triển từ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Phùng Nguyên, Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun. Văn hoá Đông Sơn có những nét độc đáo riêng đồng thời vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á và nền văn minh lúa nước. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng.
Cụm từ "Văn hóa Hòa Bình" được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội(?) được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới.Các nhà khảo cổ học cũng đã khám phá ra một nền văn hóa gồm nhiều di vật rất sớm. Các vật dụng bằng đồng, bằng đồ gốm cùng với di chỉ những khu luyện đúc đồng thời xa xưa trên đất Việt cổ. Thời kỳ đầu của văn hóa Đông Sơn, các cư dân người Việt cổ phát triển và giao lưu trong phạm vi hạn chế do đặc điểm rừng rậm nhiệt đới, sản vật và thức ăn dồi dào nên chưa chịu ảnh hưởng nhiều của các nền văn hóa ngoài. Việc khai phá đồng bằng sông Hồng chưa đặt ra cấp thiết do dân cư chưa đông đúc và nhu cầu kiếm sống và sinh hoạt chưa ra khỏi vùng trung du Bắc Bộ. Chính yếu tố đó đã giúp người Việt hình thành một cộng đồng có tính thuần nhất, họ chính là tổ tiên của người Việt hiện đại. Văn minh tiêu biểu cho thời kỳ đồ đồng là trống đồng Ngọc Lũ.
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀ ÂM LỊCH VIỆT
Giai đoạn Đông Sơn căn cứ vào hiện vật thuộc di chỉ Đông Sơn Thanh Hóa có niên đại sớm là 2820 ± 120 năm. Ngoài ra còn nhiều di chỉ thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại kế tiếp nhau như Việt Khuê, Làng Vạc, Châu Can đã được phát hiện.
Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ , các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lịch vạn niên của người Việt. Lịch cổ truyền của người Trung Hoa “kiến Dần”, lấy tháng Giêng – tháng Dần – là chính sóc (sóc = ngày đầu năm mới) và hầu hết các sách báo hiện nay trong nước đều cho rắng âm lịch mà chúng ta đang sử dụng bắt nguồn từ lịch "kiến Dần" của người Hoa. Đó là một điều sai lầm tai hại về Âm lịch Việt và Âm lịch Tàu. Các nghiên cứu về Âm lịch Việt có trên mặt trống đồng Đông Sơn, đã phá bõ được các luận điệu của các sử gia Hán tộc, cho rằng nguồn gốc âm lịch của VN bắt nguồn từ thời Hán Vũ đế (140 TCN), còn gọi là lịch "kiến Dần". Trống đồng Ngọc Lũ của VN đã hiện diện trước thời Hán Vũ Đế rất xa.
Thật hãnh diện cho Việt tộc chúng ta trong thời ban sơ đã phátminh được một Âm lịch vạn niên cho người Việt.
Mặt trống đồng có ghi chép âm lịch của người Việt cổ
Âm Lịch Việt có ghi trên mặt trống đồng
Ngày Tết là dịp để mọi người hân hoan chúc cho nhau những điều tốt lành nhất cho năm mới và bỏ qua hết những xích mích đã làm mất lòng nhau trong năm cũ. Ai ai cũng đều tay bắt mặt mừng và dành nhiều thì giờ đến thăm họ hàng, bạn bè, và bà con lối xóm. Ngày Tết còn là ngày khởi đầu cho một hy vọng mới, một cố gắng mới, và một cuộc đời mới trong tương lai.
Ngày Tết cũng là ngày đoàn tụ. Người đi làm ăn xa xôi đến mấy cũng cố trở về quê, tức là nơi mình được sinh ra hay quê quán của cha mẹ, để ăn Tết và cúng tổ tiên cùng mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng, và bà con lối xóm. Mọi người đều nghỉ ngơi và ăn chơi cho bỏ những ngày làm lụng vất vả. Những phong tục truyền thống của ngày Tết, làm sống lại Việt Tình qua cách "tế giao" để có sự hoà hợp với Trời Đất trước bàn thờ Tổ tiên.
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Những ai còn mang trong người dòng máu Lạc Hồng xìn hãy cùng nhau giử gìn Hồn Việt, giử gìn Văn Hoá truyền thống Việt và cần phải phân biệt cái nào là bản sắc văn hoá Việt và cái nào là của Tàu, yêu nước không chỉ đơn thuần bằng những tuyên ngôn nẩy lửa, bằng những lời nói dao to búa lớn trên các mạng xã hội, mà phải biết tự hào mình là người Việt, là con cháu Hùng Vương đích thực. Người giao chỉ không phài là ngườiTàu. Để xóa nguồn, Ban Tuyên Huấn đảng csVN đã phái tên sư trọc quốc doanh Thích Chân Quang đi thuyết giảng nhiều nơi trên đất nước VN, những bài giảng điên đảo thị phi về nguồn gốc Lạc Việt, tên sư trọc nầy đang ra sức bóp méo về nguồn gốc Lạc Việt của người Việt cổ và còn phạm thượng đến Thần tướng Lý Thường Kiệt, cho rằng việc LTK đem quân đánh Tống là HỔN ( rất tiếc, Video Clip nầy đã bị tháo gở khỏi Youtube có lẻ vì đảng thấy thẹn với sự tuyên truyền xuyên tạc một cách lố bịch về Việt sử). Với chủ trương đưa Việt tộc vào mắt xích Đại hán, đảng csVN đã bán nước bán luôn HỒN VIỆT một cách vô tội vạ để mua lòng Đại hán.
Hơn bao giờ hết, nếu bạn là người Việt chân chính, đang thao thức vì vận nước, thân phận của Việt tộc trước nạn Hán hoá, xin hãy bước thêm một bước nửa vào "mặt trận văn hóa", bằng cách tìm hiểu cho hết ý nghĩa triết lý của các phong tục truyền thống của Việt tộc nhân dịp Tết Nguyên Đán, đễ tìm được cái Ta trong cái Tàu.
Cảnh ngày Tết VN
Nguyên = đầu, Ðán = buổi sớm mai. Nguyên Ðán là buổi sớm mai của đầu năm. Tết Nguyên Ðán là cái lễ đầu tiên của năm mới, vào ngày mồng một tháng giêng âm lịch Việt, song không phải tháng giêng bao giờ cũng bắt đầu vào tháng Dần như hiện nay vì thuở xưa mỗi triều đại lên ngôi lại đổi ngày Chính sóc (sóc = mồng một, đầu tháng âm lịch).
Hơn bao giờ hết âm lịch Trung Hoa không phải là "truyền thống ngàn đời của dân tộc"Lịch cổ của dân tộc Việt Nam là Âm lịch Việt còn lưu lại trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, là một văn minh về thiên văn đi trước người Tàu.
ĐẠI HÁN ĐÃ TỪNG THU GOM VĂN MINH VIỆT BỔ XUNG CHO VĂN HOÁ TÀU
Trong quá khứ, những lúc bị Bắc thuộc, người Hán đã đốt hết sách vở và lấy đi những tinh tuý của người Việt chúng ta. Việt nam chúng ta có một thời gian tự chủ độc lập lâu dài sau khi chiến thắng trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền; chúng ta cũng tích lũy được một số vốn liếng về văn hoá và tàng trữ nhiều sách vở...Đến khi nhà Minh vào nước ta, người Tàu đã thu góp mọi gần như toàn bộ kho tàng văn hoá của Đại Việt về làm giàu cho xứ họ. Đối với họ, nước họ phải là nhất, các nước chung quanh không được phép hơn họ. Do đó cái gì có giá trị họ thu góp hết, trong đó có sự hiểu biết, có sách vở, có các sản phẩm nghệ thuật, có văn chương, thơ phú… Thu góp và để nguyên như vậy hay sửa đổi đi nhưng tất cả đều phải trở thành di sản văn hóa riêng của họ, điều này họ vẩn tiếp tục làm...không những họ chôm chỉa từ Việt tộc chúng ta, từ người Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước láng giềng khác. Văn hoá chúng chôm chỉa, cho đến biển đông rồi các quần đảo ngoài khơi biển đông chúng đều thâu tóm. Trung Hoa, một từ ngàn xưa cho tới nay vẩn luôn là nước láng xấu bụng và đầy tham vọng. Trong khi cai trị nước ta nhà Minh đã ra sức tịch hết thu sách vở tài liệu ghi chép của người Việt.
Lý Tử Tấn (1378-1457), vào thời Lê sơ, trong bài tựa của Việt Âm Thi Tập cho biết là sau cơn binh lửa, số thơ còn lại chỉ được một hai phần nghìn. Nguyên văn như sau:
" Như các vua Triều Trần là Thánh Tông, Nhân Tông, Minh Tông, Nghệ Tông, cùng là Chu Tiều Ẩn tiên sinh (Chu An), các ông họ Phạm ở Hiệp Thạch (Phạm Sư Mạnh), họ Lê ở Lương Giang (Lê Quát), Nguyễn Giới Hiên (Nguyễn Trung Ngạn) và anh em ông Phạm Kính Khê (Phạm Tông Mại, Phạm Ngộ) đều có tập thơ riêng lưu truyền ở đời. Về sau, vì binh lửa, số thơ còn lại chỉ được một hai phần nghìn. http://minhtrietviet.net/truoc-hiem-hoa-mat-nuoc-mot-lan-nua-nhac-lai-chuyen-nha-minh-cuop-sach-cua-ta-dem-ve-tau/.
Chính vì không có sách vở nên câu hò, điệu ru, ca dao, tục ngữ, phong tục tập quán là cách truyền dạy của tổ tiên cho các đời sau mà không cần đến sách vở và ghi chép. Giáo dục của tổ tiên chúng ta trong thời bắc thuộc là từ gia đình rồi bung rộng ra cộng đồng bằng cách truyền khẩu qua ca dao tục ngữ......qua các phong tục tập quán hàng ngày, để giử nước giử nhà giử đất của tổ tiên để lại. Những nhà học gĩa yêu nước trong quá khứ đã cố gắng tìm về nguồn gốc để chứng minh cái gì thuần Việt và cái gì là bị ảnh hưởng của văn hoá Hán.
Do đó trong các bài khảo cứu nầy, khi nói đó là "tập tục lâu đời" thì có nghĩa là bị ảnh hưởng văn hoá Hán, còn nếu như nói là " truyền thống ", thì phải hiểu đó là thuần Việt.
Trở lại vấn đề ngày tết nguyên đán, như chúng ta đều biết, bất cứ dân tộc nào trên quả đất nầy đều có những ngày lễ hội riêng của dân tộc mình, không những một lễ hội mà có đến hàng trăm hàng nghìn lễ hội nữa là đằng khác. Nhưng có lẽ trong số các lễ hội ấy chỉ có ngày lễ tết là quan trọng hơn cả. Dân tộc Việt Nam ta cũng vậy, ngày lễ Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Tinh thần của ngày lễ Tết Nguyên Đán đã được thể hiện trong nền văn học viết rất hoàn hảo qua câu đối:
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
Cây nêu ngày tết
Không khí tết ở Sài Gòn trước năm 1975
Cho tới ngày nay trong chúng ta khi nói đến tết thì ai ai cũng biết. Tết nguyên đán cũng đã được thể hiện rất nhều qua tục ngữ ca dao của dân tộc ta, sự diển tã trong văn chương , nhạc, thơ phú mổi cái nhìn rất đa dạng và phong phú.
Trước hết về ý nghĩa thiêng liêng của ngày lễ tết là ngày đoàn tụ gia đình, là ngày để cho con cháu tỏ lòng thành kính biết ơn công đức của tổ tiên. Vì thế là người dân Việt Nam dù có làm ăn xuôi ngược nơi đâu đều nhắc nhở nhau đến ngày lễ ngày tết thì về với mái ấm gia đình;
Dù ai buôn bán nơi đâu
Nhớ đến ngày tết rủ nhau mà về.
Mùa xuân là mùa đầu tiên của năm mới, là mùa sinh sôi của muôn loài trong bản thể vũ trụ, mùa giao hoà của âm dương, trời đất, mùa hội hè, đình đám, hát giao duyên, mùa lứa đôi sum vầy hạnh phúc…Trong những ngày đó có thể nói rằng lễ Tết là một ngày lễ quan trọng nhất, ngày lễ đầu tiên của năm mới.
Cổng vào đền thờ Hùng Vương-Phú Thọ
Lễ hội ở nước ta có từ rất sớm, có thể nói ngay từ thời kỳ Văn hoá Đông Sơn với sự xuất hiện của nhà nước sơ khai đầu tiên trong lịch sử dân tộc cách đây 4894 năm. Từ những nét phác họa đầu tiên của một lễ hội của cư dân nông nghiệp- người Việt phương Nam đã được thể hiện một cách sinh động qua những hoa văn trên những chiếc trống đồng thời kỳ văn hoá Đông Sơn (thế kỷ VIII-VII trước công nguyên đến thế kỷ I-II sau công nguyên). Qua những hình tượng người nhảy múa, đua thuyền, giã gạo, với hình tượng trung tâm là mặt trời, đã thể hiện khá rõ nét đời sống tinh thần vô cùng phong phú của cư dân nông nghiệp thờ thần mặt trời và gắn bó với sông nước.http://khoahocnet.com/2013/08/10/ts-tran-van-dat-trong-dong-dong-son-va-nen-nong-nghiep-co-dai/
Mặt trống đồng có ghi chép âm lịch của người Việt cổ
Hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ còn là một quyển Âm Lịch, có tháng đủ, tháng thiếu, có đêm trăng tròn, trăng khuyết, hay không có trăng, lại có cả năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, cũng như có những chỉ vạch về 4 mùa trong năm.
Sử Trung Hoa có ghi, vào đời vua Nghiêu ( 2356-2255 TCN) đã biết vị trí nhị thập bát tú, nhật nguyệt ngũ tinh, đã định năm là 365 ngày, đã biết đặt tháng nhuận nầy. Tuy nhiên tới nay vẩn chưa đưa ra được chứng minh thuyết phục về thời huyền sử,.
.http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/%C3%9D_ngh%C4%A9a_nh%E1%BB%AFng_h%C3%ACnh_v%E1%BA%BD_tr%C3%AAn_b%E1%BB%81_m%E1%BA%B7t_tr%E1%BB%91ng_%C4%91%E1%BB%93ng_Ng%E1%BB%8Dc_L%C5%A9.
.http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/%C3%9D_ngh%C4%A9a_nh%E1%BB%AFng_h%C3%ACnh_v%E1%BA%BD_tr%C3%AAn_b%E1%BB%81_m%E1%BA%B7t_tr%E1%BB%91ng_%C4%91%E1%BB%93ng_Ng%E1%BB%8Dc_L%C5%A9.
Cách tính Âm lịch của người Việt cổ
trên mặt trống đồng Ngọc Lũ
trên mặt trống đồng Ngọc Lũ
Lịch in vào sách và lịch khắc trên mặt trống :
“Hoàng Đế ngũ gia lịch tam thập tam quyển”. Thật đã rõ: người Trung Hoa in lịch trên sách và lịch 365 ngày.Người giao Chỉ khắc lịch vào mặt trống đồng và lịch 354 ngày. Người Trung Hoa dùng Thiên Can, Địa Chi tính năm tháng ngày theo chu kỳ thập lục hoa giáp. Người Giao Chỉ tính chu kỳ 18 năm và những bội số của 18 ấy. Tỉ như 180 là gồm 3 lần lục thập hoa giáp (180=3x60) . Kết quả vẫn như nhau vậy .
Riêng người Việt cổ có một sắp xếp ngày tháng năm của quyển lịch cho tiện dụng hàng vạn năm thì đã thật là một sáng chế rất văn minh và khoa học rất hợp lý và nhất là khi chúng ta được biết trong cùng thời kỳ chưa thấy dẫn nước nào có một quyển lịch hay như người Việt cổ đã sáng chế (Âm lịch hay Dương lịch ).Nếu cần tính sổ vay mượn, thì người Trung Hoa đã thiếu nợ cách tính âm lịch của ta vậy.
Sách Hán thư chép rằng: “Người Lạc Việt đến mùa thu tháng tám thì mở hội, trai gái hát giao duyên, bằng lòng nhau thì lấy nhau”*-.
Sách “Thái bình hoàn vũ ký” cũng viết: Người Lạc Việt không biết Tết, biết năm (theo lịch Trung Hoa), cứ lấy ngày sửu tháng 8 làm ngày hội, già trẻ đi chúc tụng nhau, coi đó là ngày đầu năm”.
Sở dĩ ban đầu hội mở vào mùa thu vì thời gian này phù hợp với lịch nông nghiệp, người ta có điều kiện để vui chơi. Lễ hội thời kỳ này mang tính chất thuần Việt giàu âm hưởng của văn hoá Đông Nam á cổ đại khi chưa chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán.
Sang thời kỳ Bắc thuộc ( lần nhất từ năm 218 TCN hoặc 179 TCN hoặc 111 TCN đến năm 39 ),với sự du nhập của văn hoá Hán, cùng với đó là lịch phương Bắc, phong tục ăn Tết Nguyên đán đã dần được nhân dân ta tiếp thu và phát triển trở thành một nét văn hoá đẹp trong đời sống của người Việt Nam.
Tết là biến âm từ “tiết” mà ra, chỉ những ngày lễ được phân bố theo các tiết thời gian trong năm, đan xen giữa các khoảng trống trong lịch thời vụ. Do dân ta gần 90% làm nghề nông, trồng lúa nước mang tính thời vụ cao, bận tối ngày nên bình thường ăn uống đại khái. Cho nên những lúc nhàn hạ (vào tiết nông nhàn), họ có tâm lý chơi bù, ăn bù cho thoả những ngày đầu tắt mặt tối. Vì thế ngoài hệ thống lễ hội rất phong phú, dân Việt và nhiều dân tộc khác có hệ thống lễ Tết không kém phần đa dạng bao gồm 12 Tết: Tết Khai hạ, Tết Thượng nguyên, Tết Hàn thực, Tết Thanh minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập, Tết Hạ nguyên, Tết Ông táo, Tết Nguyên đán. Trong đó Tết Nguyên đán là ngày Tết quan trọng nhất. Theo phong tục thì đây là thời điểm gặp gỡ của con người với thần linh trong nhà, tiên sư, nghệ sư, thổ công (thần đất), táo quân (thần bếp) với tổ tiên, ông bà đã khuất. Mọi người trong gia đình họ mặc dù đi đâu, làm gì, hàng năm mỗi ngày Tết đến ai cũng cố gắng về sum họp với gia đình.
Cùng với quá trình Hán hoá, các thư tịch cổ của Trung Hoa ít nhiều cũng nghi chép nhiều về phong tục tập quán của ta, đặc biệt là phong tục ăn Tết Nguyên đán.
Sách Tuỳ thư (Địa lý chí) của Trung Hoa thời kỳ này đã viết về phong tục của người Việt như sau: “Năm nào đến ba ngày Tết Nguyên đán, người ta cũng dọn cỗ bàn linh đình cúng tổ tiên. Trai gái ăn chay và dùng hương hoa niệm Phật rồi rủ nhau đi chơi đu, ném còn, hát múa, kéo co. Bên nào được cuộc thì uống rượu, bên nào thua thì uống nước lã…Tháng 7 làm hình vàng mã đốt cúng vong hồn. Trong làng xóm có hội bơi chải, đua thuyền. Tháng 8 nhà nông giết trâu bò, tế thần đất, bày tượng, chơi trò leo cột, đập tay, hay làm lễ Phật cầu yên”.
TẾT NGUYÊN ÐÁN THỜI CỔ
Nước ta ăn Tết từ bao giờ thì chưa rõ. Nếu căn cứ vào tục ăn bánh chưng ngày Tết và truyền thuyết cha ông ta biết làm bánh chưng từ thời Hùng vương thứ VI, trước đời vua Nghiêu bên tàu, thì ta người Việt cổ đã biết ăn Tết từ đời các đời vua Hùng.
Người Việt thời Hùng Vương
Bánh chưng có từ thời Vua Hùng thứ VI ( ảnh minnh hoạ)
Sách sử của ta chép về Tết rất sơ lược, đặc biệt cho thấy từ đời Lê Ðại Hành (980-1005) ta đã có tục chơi đèn vào tháng giêng :
"Năm 992, tháng giêng,Vua ngự điện Càn nguyên để xem đèn".
"Năm 1100, tháng giêng, Lý Nhân Tông bầy hội Quảng-chiếu đăng ở ngoài cửa Ðại-hưng" (cửa Nam, Thăng-long).
"Năm 1116, tháng giêng, Lý Nhân Tông mở hội Quảng-chiếu hoa đăng ở ngoài cửa Ðại-hưng. Lại tạc tượng nhà sư bằng gỗ có đeo chuông bên mình".
"Năm 1126, Lý Nhân Tông mở hội đèn Quảng-chiếu bẩy ngày đêm. Tha người có tội giam ở phủ đô hộ".
"Năm 1136, ngày Lập Xuân vua ngự điện Sùng-uyên, các quan dâng biểu mừng".
1- TẾT NHÀ TRẦN
1.1 - Tết Nguyên Ðán
Trong An-nam Chí Lược, Lê Tắc chép tương đối khá nhiều tục lệ ăn Tết thời nhà Trần : Trước Tết hai ngày, vua đi xe ngự dụng, các quan mặc triều phục hầu đạo tiền, tế điện Ðế-Thích (một vị thần trong Phật giáo, làm chủ chư thiên) ở ngoài thành Thăng-long.
30 Tết, vua ngồi giữa cửa Ðoan-củng cho bề tôi làm lễ, rồi xem con hát múa trăm lối. Ðến tối qua cung Ðộng-nhân, bái yết tiên vương. Ðêm, cho thầy tu làm lễ Khu-na (đuổi tà ma) ở trong nội.Dân gian mở cửa, đốt pháo tre, cỗ bàn, trà rượu, cúng tế.
Ngày Nguyên Ðán, khoảng canh năm, vua ngự điện Vĩnh-thọ cho các tôn tử (con cháu) và cận thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường-xuân vọng bái các lăng tổ.
Sáng sớm, vua ngự điện Thiên-an, các phi tần sắp lớp ngồi, các quan trong nội đứng lộn xộn trước điện tấu nhạc. Các tôn tử và bề tôi sắp hàng bái hạ, ba lần dâng rượu xong, các tôn tử lên điện chầu dự yến. Các quan nội thần (hoạn quan) ngồi ở tiểu điện phía Tây, các ngoại thần ngồi ở Tả vu, Hữu vu (nhà bên trái và bên phải nối vào chính điện). Tiệc đến trưa mới tan.
Lại sai thợ khéo làm đài Chúng tiên hai từng, ở trước điện. Làm một lúc thì xong, vàng ngọc chói ngời. Vua ngồi ăn trên đài, các quan làm lễ chín lạy, dâng chín tuần rượu rồi giải tán.
Mồng 2, các quan làm lễ riêng ở nhà.
Mồng 3, vua ngồi trên gác Ðại-hưng xem các tôn tử, các quan nội cung đánh cầu, ai bắt được, không để cầu rơi xuống, là thắng. Quả cầu to bằng nắm tay, làm bằng gấm thêu, có 20 sợi tua dài lòng thòng.
Mồng 5, làm lễ Khai-hạ (hạ nêu, trở lại cuộc sống bình thường). Ăn yến xong, các quan và dân chúng đi lễ chùa, miếu hay đi du ngoạn các vườn hoa.
Ðêm Nguyên tiêu (rầm tháng giêng) trồng những cây đèn Quảng-chiếu ở giữa sân rộng, thắp mấy vạn ngọn, sáng rực trời đất. Chư tăng đi quanh tụng kinh Phật (...) các quan lễ bái, gọi là lễ Chầu đèn.
Tháng 2, làm cái Xuân Ðài. Con hát hoá trang thành 12 vị thần, múa hát trên đài.
Vua coi các trò tranh đua dưới sân, lực sĩ và trẻ con đấu nhau, ai thắng được thưởng. Công hầu cưởi ngựa, đánh cầu, quan nhỏ thì đánh cờ, đánh vu bồ (bài thẻ)...
1.2 - Tiết Lập Xuân và Lễ Nghênh Xuân
Sách Lễ ký, thiên "Nguyệt lệnh" chép : "Tháng cuối mùa Ðông, vua sai quan Hữu-ty (chuyên viên) đem con Trâu đấtra lễ để đuổi khí lạnh đi, trâu giỏi cầy có thể chỉ bảo việc làm ruộng sớm hay muộn.
Tùy Thư, Lễ Nghi Chí chép : 5 ngày trước Tết Lập Xuân, làm tượng con Trâu đất, Người cầy ruộng và Cái cầy để ở ngoài cửa Ðông môn. Rạng sáng ngày hôm ấy, quan cầm roi ngũ sắc đánh trâu ba roi để tỏ ý khuyến nông.
Ðiển nhà Thanh chép rằng trong ngày Lập Xuân, dâng vua tượng Mang thần (thần Cỏ Mang, hoa nở sớm hơn các loài hoa khác, hay thần Câu Mang, trông coi tháng giêng, tượng trưng cho mùa Xuân mới đến), tượng Trâu đất và tượng Núi mùa Xuân, đều bầy trên án để làm lễ đón Xuân cùng khí hòa ấm. Ðánh trâu ngụ ý trọng nông .
Thời nhà Trần, ngày Lập Xuân, vua quan làm lễ Nghênh Xuân ở phương Ðông (Ðông giao). Vua sai vị trưởng họ dùng roi đánh Trâu đất. Sau đó, các quan cài hoa lên mũ rồi vào cung dự tiệc.
Trong tháng Xuân, người làm mối bưng tráp trầu cau đến nhà gái hỏi và tặng lễ vật, thường dân giá trăm, nhà cao sang giá hàng nghìn, những người chuộng lễ nghĩa thì không kể ít nhiều. Con trai, con gái nhà nghèo không có người mai dong để làm hôn lễ thì tự mình phối hợp với nhau .
2 - TẾT NHÀ LÊ
Sử chép rất ít về Tết đầu thời Lê :
- Năm 1435, mồng một, vua (Thái Tông) dẫn các quan làm lễ yết miếu. Khi về cung mặc áo trắng coi chầu, nổi nhạc, thét đường. Các quan mặc cát phục dâng biểu yên ủi (Thái Tổ mới băng). Ban yến trong 5 ngày cho các quan văn võ trong ngoài, phát tiền cho các quan làm việc ở ngoài theo thứ bực .
- Năm 1449, tháng giêng ban yến cho các quan. Múa nhạc Bình Ngô Phá Trận do vua Thái Tông làm, nhớ lại công khó nhọc sáng nghiệp của Thái Tổ, dùng vũ công định thiên hạ. Công thần có người cảm xúc phát khóc
TẾT NGUYÊN ÐÁN THỜI NHÀ NGUYỀN
1- NGHI TIẾT TRONG TRIỀU
1.1- Lễ Ban Sóc (ban lịch mới)
Lễ Ban Sóc được coi trọng vì lịch liên quan đến việc cầy cấy, sinh tồn của dân. Theo Ðào Trinh Nhất thì từ đầu thế kỷ 14 ta đã phái người sang Nguyên triều khảo cứu Thiên văn học và phép làm lịch, tức là lịch Hiệp kỷ (lịch xem ngày tốt xấu). Sau đây là luật lệ thời nhà Nguyễn :
- Năm 1820, bộ Lễ tâu về việc ban lịch Hiệp Kỷ: "Ban bảo Chính sóc là việc chính trị lớn của vương giả kính Trời chăm dân. Xin lấy ngày 1 tháng 12 đặt Ðại triều ở điện Thái-hòa để truyền chỉ ban lịch theo phép cũ".
- Năm Minh Mệnh 13 (1833) định lệ : Lễ Chính Sóclà một lễ lớn để tỏ trong nước dùng cùng một thứ chữ. Nguyên trước lịch do Kinh ban ra, in ở địa phương, chuyển cấp cho dân. Từ nay các tỉnh Quảng-bình, Quảng-trị, Thanh-hóa, Nghệ-an, Hà-tĩnh do Kinh cấp phát. Từ Ninh-bình ra Bắc cứ tháng 5 mỗi năm Khâm-thiên-giám đưa mẫu lịch cho Hà-nội in và cấp phát. Ðến tháng 9, Khâm-thiên-giám làm tờ bìa mặt quyển lịch, bìa vàng có chữ Hiệp kỷ lịch, đến ngày mồng một tháng chạp các tỉnh làm lễ Chính Sóc và phụng hành cấp phát.
- Năm Minh-Mệnh 20 (1840) lại đổi : Lệ cũ ngày 1 tháng 12 đặt nghi lễ Ðại triều ở điện Thái-hòa để ban lịch Hiệp Kỷ năm sau cho trăm quan. Nay đổi : Trước một ngày, ty chức trách đặt một cái án vàng trước Ngọ môn, chính giữa, một bàn vàng ở phía nam cái án, đều có lọng vàng che. Hai bên tả hữu sân đặt chỗ đứng lạy của các hoàng thân, các quan từ tam phẩm trở lên ở trước sân Ngọ môn, từ tứ phẩm trở xuống đặt vị đứng lạy ở phía nam cầu Kim thủy. Ở viện Tả đãi lậu đặt một long đình. Nghi trượng, nhã nhạc xếp hàng hai bên trước sân Ngọ môn.
Sớm hôm ấy các quan đều mặc triều phục đứng ngoài cửa Ngọ môn. Khâm-thiên-giám bưng hòm đựng lịch đặt lên long đình. Bộ Lễ xướng :"Hành tiến lịch lễ !" (làm lễ dâng lịch). Khâm-thiên-giám bưng hòm đựng lịch đến cạnh viên quản lý quỳ dâng hòm. Tất cả làm lễ 5 lạy. Vệ-loan-nghi khiêng án vàng do cửa Ngọ môn đi vào, nhã nhạc, nghi trượng đi trước, qua cầu Trung đạo đến cửa Ðại cung, án vàng đi vào cửa giữa đến sân điện Cần chính đặt ở dưới thềm giữa. Khâm-thiên-giám trao hòm lịch cho viên Nội các chuyển cho nội giám đệ vào cung.
Ngày hôm ấy trăm quan đến viện Tả-đãi-lậu lĩnh lịch. Phủ Thừa-thiên họp nhân viên 6 huyện lĩnh lịch cấp phát cho các làng xã để dân chúng xem chung, lịch do các thầy Chánh, thầy Lý giữ .
- Năm 1919, lễ Ban Sóc diễn ra ở trước cửa Ngọ môn vào ngày 1 tháng 12 âm lịch, tức là ngày 2/1/1919.
Đại nội Huế
Ngọ môm Huế ( ảnh minh hoạ)1885
Một cửa thành xưa.
Các quan quỳ trong ngày lễ 1885
Thái tử Khải Định trước giờ làm việc
Những nghi thức cúng tế lễ ngày xưa của triều đình Huế
Năm 1807, định lệ hàng năm đến ngày 25 tháng chạp âm lịch thì khóa ấn, mồng 7 tháng giêng thì khai ấn.
- Năm 1827, vua dụ : " Hết năm có lệ phong ấn để các nha dành ít ngày nghỉ ngơi, nhàn hạ trong khi cả năm phải siêng năng, chăm chỉ làm việc. Ðấng vương giả theo phép Trời làm việc mạnh mẽ, tự cường, không nghỉ ngơi còn sợ chưa hợp ý Trời, chưa thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân nên trẫm không muốn một ngày nhàn rỗi. Từ nay ấn tín quốc gia, hành dụng vẫn theo thường lệ. Còn các nha môn trong ngoài, cuối năm phong ấn, đầu giêng, khai Xuân, khai ấn, cứ theo lệ cũ mà làm".
Trước khi khai ấn phải rửa ấn, gọi là lễ Phất-thức. Nguyễn Công Hoan viết : Rửa ấn chỉ được phép ngâm rượu cho các chất bẩn giắt trong kẽ rã ra, không được lấy tăm khều cho nhanh vì làm thế sẽ độc, trong năm có nhiều án mạng xẩy ra .
Nhưng đấy là ở các nha môn, trong triều lễ Phất-thức long trọng hơn nhiều :
Nội Các chọn một trong mười ngày cuối tháng chạp làm lễ, được vua chuẩn. Các Hoàng thân, các quan trong viện Cơ Mật, trong Nội Các dự lễ cũng do Nội Các đề cử. Sáng hôm Phất-thức, bộ Lễ sai bầy bàn ở điện Cần-chánh. Sáu cái tủ khảm lớn đặt ở hai bên cửa điện, trong đựng các hộp ấn được mở ra trước mặt Hoàng thượng. Các ấn triện bằng vàng, ngọc, pha lê vv. của các tiên đế, Hoàng thượng, phi tần, được rửa bằng nước hương thủy (nước có ngâm các thứ hoa) rồi chùi bằng nhiễu điều. Ban đầu, các quan dự lễ mặc thường triều, sau thấy bất tiện nên đổi ra mặc áo thụng xanh. Sau khi rửa xong, ấn triện được cất lại vào trong tủ, rồi vua ban yến
- Năm 1830, định lệ sau ngày phong ấn, gập những việc cần, Lục bộ, các nha và Nội Các tâu lên dùng ấn vàng. Ðến ngày khai ấn triện quan phòng, chua rõ năm, tháng, ngày nào dùng để làm bằng chiếu.
- Lễ Phất-thứcđầu tiên của triều Nguyễn diễn ra vào năm 1837. Lễ Phất-thứcnăm 1919 được cử hành vào ngày 24 tháng chạp, tức là ngày 25/1/1919.
1.3 - Nghi tiết Lễ Trừ tịch và Tiết Nguyên Ðán
Phố cổ Hà Nội ngày Tết
Năm 1807, Lễ bộ dâng nghi tiết :
Lễ Trừ-tịch, vua đến nhà Thái miếu làm lễ, các quan văn võ từ ngũ phẩm trở lên làm bồi tế. Lễ Nguyên Ðán cũng thế.
Ở miếu Triệu tổ và miếu Hoàng khảo, đêm Trừ tịch, sai quan làm lễ. Các quan văn võ từ tứ phẩm trở lên túc trực hai bên công thự tả hữu, các lễ quan túc trực ở các miếu. Nhạc công hát thờ.
Ngày Nguyên Ðán, vua đến Thái miếu và miếu Hoàng khảo làm lễ. Miếu Triệu tổ thì sai quan làm lễ.
Lễ xong vua đem các quan đến cung Trường-thọ làm lễ chúc mừng, rồi vua ngự điện Thái-hòanhận lễ chầu mừng, sau đó các quan xin phép đến cung Khôn-đức lạy mừng.
Mồng 2, sai các quan làm lễ ở các miếu.
Mồng 3, vua đến nhà Thái miếu làm lễ. Miếu Triệu tổ và miếu Hoàng khảo thì sai các quan làm lễ.Sai chép làm lệ.
Năm 1848 vua Thiệu-Trị mất, có quốc tang nên nghi lễ hơi đổi:, có quốc tang nên nghi lễ hơi đổi :
Ngày mồng 1, vua mặc áo cát phục đến cung Hoàng mẫu kính dâng 100 lạng vàng, 1000 lạng bạc, biểu tâu làm lễ người nhà. Lễ xong vua ngự điện Văn-minh, trăm quan mặc áo đẹp lần lượt lễ năm lạy.
Mồng 2, vua mặc lễ phục đến điện Long-an (chỗ để quan tài vua Thiệu-Trị) làm lễ, các quan mặc lễ phục theo lạy.
Mồng 3, vua mặc lễ phục đến Dao-cung làm lễ, các thân phiên, Hoàng thân, văn từ tứ phẩm, võ từ tam phẩm mặc lễ phục theo vào lạy. Những cuộc chầu mừng, ban yến, nhạc đều đình, duy có ban thưởng thân phiên, Hoàng thân, trăm quan, gia cấp cho các lính trạm, lính gián binh đều như lệ .
Năm 1853 định lại lệ mở cửa cung thành ba đêm Tết Nguyên-Ðán. Lệ trước, các đêm 30 tháng chạp, mồng 1 và mồng 2 các cửa cung thành, hoàng thành, kinh thành đều mở rộng. Nay phải chiểu lệ thường canh giữ.
1.4 - Ban yến
Năm 1823, ngày mồng một tháng giêng, vua đến cung Từ-thọ làm lễ Khánh hạ, dâng mười lạng vàng. Xong, ngự điện Thái-hòa, bầy tôi chầu mừng. Lễ xong ban yến và thưởng theo thứ bực :
Các Hoàng tử tước công, mỗi người 20 lạng bạc ;
Quan văn võ chánh nhất phẩm, mỗi người 12 lạng bạc ;
Tùng nhất phẩm, mỗi người 10 lạng bạc ;
Chánh nhị phẩm, mỗi người 8 lạng bạc ;
Chánh ngũ phẩm, mỗi người 2 lạng bạc ;
Hành tẩu, Thị nội, Chánh đội trưởng, Suất đội... mỗi người 1 lạng bạc.
1.5 - Lễ Nghênh Xuân
Năm 1829 bắt đầu làm lễ Nghênh Xuân. Sau Tiết Ðông-chí, ngày Thìn, Khâm-thiên-giám và Vũ Khố lấy đất và nước ở phường Tuế-đức (Tuế-đứclà vị sao tốt của năm ấy) chế tạo ba bộ Mang thần và Trâu đất, dùng gỗ dâu làm cốt. Tính theo ngũ hành và ngày Lập Xuân là can chi gì để rõ hình sắc. Thân trâu cao 4 thước, tượng trưng 4 mùa, đuôi dài 1 th 2, tượng trưng 12 tháng. Mang thần cao 3 thước 6 tấc 5 phân, tượng trưng 365 ngày.
1.5.1 - Lễ Nghênh Xuân ở Kinh
Hàng năm sai Hữu ty chế ba bộ Mang thần và Trâu đất, cùng hai bộ Núi Xuân(Xuân Sơn Bảo Tọa). Trước lễ Lập Xuân một ngày, phủ Thừa-thiên để Mang thần và Trâu đất lên NúiXuânđặt trên án, bầy đàn tế ở Ðông giao, làm lễNghênh Xuân. Tế vào đúng nửa đêm, giờ Tý, mở đầu ngày Lập Xuân. Lễ xong, rước hai án về để ở Lễ bộ.
Ngày Lập Xuân, quan Bộ, viên Kinh dẫn, Khâm-thiên-giám đem đến cửa Tiên-thọ và cửa Hưng-khánh, có thái-giám tiếp nhận dâng vào cung, gọi là TiếnXuân. Còn một cặp Mang thầnvà Trâu đất bầy ở phủ thự. Viên Kinh dẫn đánhTrâu đấtba roi để tỏ ý khuyến khích việc nông.
Năm 1841, vua Minh-Mệnh vừa băng hà, Phủ Thừa-thiên chỉ đem tiến Trâu đất và Mang thần nhưng không làm Núi Xuân vì đang có quốc tang.
1.5.2 - Lễ Nghênh Xuân ở các tỉnh Trực lệ
Theo Ðại-Nam Ðiển Lệ, năm Minh-Mệnh 13, định hàng năm sau ngày Ðông-chí, gập ngày Thìn, quan địa phương (quan tỉnh, quan đạo) đem thợ nặn đến phường Tuế-đứclấy nước và đất chế tạo (theo thể thức ở Kinh) một con Trâu đất và một thần Câumang, dùng gỗ cây dâu làm cốt trâu và thần, xem can chi trong ngày Lập Xuân rồi hô thần và vẽ hình sắc con trâu (Trâu phải theo năm mà tô sắc vàng, đen hay loang lổ). Ðến ngày Lập Xuân, quan địa phương đem các thuộc viên mặc Ðại triều và hành nghi (cờ, quạt, tàn, lọng) rước Trâu đất và Mang thần đi làm lễ đón Xuân ởÐàn Xã-tắc. Lễ xong, đưa Trâu và Thần về công đường, quan địa phương lấy roi đánh Trâu đất ba cái. Xong rồi đểTrâu đất và Mang thần một thời hạn sau mới đem chôn ở cạnh Ðàn Xã-tắc. Bia sửa chùa Bạch-Mã ở Thăng-long ghi là hàng năm lễ đánh Trâu, rước Xuân làm ở đền này rất long trọng.
1.6 - Vua Miên chúc Tết
Trong Ký ức lịch sử về Saigon Trương Vĩnh Ký cho biết hàng năm vào ngày Tết Nguyên-Ðán quốc vương Miên phải sang chúc thọ vua Việt nên đêm 30 đã phải có mặt để canh năm hôm sau cùng Tổng trấn Lê văn Duyệt hành lễ Chúc thọ ở Vọng cung. Một năm, vua Miên phá lệ, nghỉ đêm ở Chợ-lớn, sáng hôm sau không kịp đến dự lễ lúc canh năm, bị Lê văn Duyệt phạt phải nộp 3000 lạng bạc mới cho về nước.
Cảnh chơi đu ngày tết, trước Văn Miếu ngày xưa
Chợ tết Sài Gòn trước 1975
Ông đồ ngày tết xưa ở Hà Nội
KẾT LUẬN:
Người Trung Hoa in lịch trên sách và lịch 365 ngày. Người giao Chỉ khắc lịch vào mặt trống đồng và lịch Việt có 354 ngày ( có luật bù trừ bổ xung). Lịch Tàu là một phiên bản từ âm lịch Việt.