Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

NGƯỜI VIỆT CỔ VỚI NỀN VĂN MINH LÚA NƯỚC



-Son Tran 
NGƯỜI VIỆT CỔ VỚI NỀN VĂN MINH LÚA NƯỚC
Các cuộc khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (gần 10.000 năm trước CN) đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước.

Các nhà khảo cổ tìm thấy trong lớp đất bên dưới khu khảo cổ thuộc Văn hóa Hòa Bình những hạt thóc hóa thạch khoảng 9260-7620 năm trước. Nhưng theo nhiều nhà khảo cổ, đa số di tích, di vật tìm thấy ở Thái Lan, khi định tuổi lại thấy muộn hơn nhiều so với tuổi định ban đầu trước đó khi người ta tìm thấy những di tích về văn minh lúa nước.


Vết tích bữa cơm tiền sử nấu với gạo từ lúa mọc hoang xưa nhất thế giới, 13.000 năm trước, được một nhóm khảo cổ Mỹ-Trung Hoa tìm thấy trong hang Diaotonghuan phía nam sông Dương Tử (bắc tỉnh Giang Tây). Cư dân sống trong vùng này đã biết thử nghiệm các giống lúa và cách trồng trong thời gian dài tiếp theo đó. Điều này đă được nhóm khảo cổ chứng minh qua sự tăng độ lớn phytolith của lúa (phần thực vật hoá thạch, tồn tại nhờ giàu chất silica) lắng trong những lớp trầm tích theo thời gian. Tin này đã được đăng trên tạp chí khoa học Science, năm 1998. Các nhà khoa học nghiên cứu về phytoliths - thạch thể lúa - này đă chứng minh rằng từ 9000 năm trước dân cổ ở vùng đó đã ăn nhiều gạo của lúa trồng hơn lúa hoang. Nhóm cư dân bản địa này cũng bắt đầu làm đồ gốm thô xốp bằng đất trộn trấu. Kinh nghiệm về trồng lúa tích tụ tại đấy trong mấy ngàn năm đă đưa đến nghề trồng lúa trong toàn vùng nam Dương Tử. Di tích xưa thứ hai, 9000 năm trước, là Pengtou, gần hồ Động Đình phía nam sông Dương Tử. Hơn bốn mươi chỗ có di tích lúa cổ hàng ngàn năm đă được tìm thấy ở vùng nam Trường Giang. Gần cửa biển nam Trường Giang, di tích Văn hoá Hemudu, cho thấy văn minh lúa nước trong vùng lên đến trình độ rất cao vào 7.000 năm trước, sớm hơn cả di tích làng trồng kê Banpo, xưa nhất của dân tộc Hán phương Bắc.

Hemudu là một làng vài trăm người sống trên nhà sàn trong vùng đầm lầy ở cửa sông Tiền Đường. Dân Hemudu đă trồng lúa, ăn cơm, để lại lớp rơm và trấu dày 25–50 cm, có nơi dày đến cả mét, trên diện tích 400 mét vuông. Có thể đó là lớp rác để lại trên sân đập lúa. Di chỉ thực vật củ ấu, củ năng, táo và di cốt động vật hoang hươu, trâu, tê giác, cọp, voi, cá sấu... cho thấy khí hậu vùng Nam sông Dương Tử bấy giờ thuộc loại nhiệt đới, hoàn toàn thích hợp với việc canh tác lúa nước.

Nền văn hoá Hemudu xưa bảy ngàn năm có nhiều điểm gần gũi với văn hoá Phùng Nguyên-Đông Sơn vốn là những văn hoá trẻ hơn nhiều sau hơn 3000 năm. Cư dân vùng nam Trường Giang lúc ấy có lẽ gần với cư dân Bắc Việt về mặt chủng tộc và văn hoá hơn cư dân bắc Trung Hoa. Khuôn mặt đắp từ sọ người Hemudu trưng bày ở Viện Bảo tàng Hemudu cho thấy họ giống người thuộc chủng Nam Mongoloid, tức là chủng của người Việt Nam từ thời Đông Sơn về sau.
Sau văn hoá Hemudu, hàng loạt văn hoá lúa nước khác đã sinh ra dọc lưu vực sông Trường Giang khoảng 4000 năm trước như Liangzhu, Majiabin, Quinshanyang, Qujialing, Daxi, Songze, Dadunze.

Điều kiện đồng bằng sông Hồng là nơi rất thích hợp cho lúa hoang và sau này là lúa trồng. Thật là kỳ lạ, người Việt trong cộng đồng chủng Nam Mongoloid là tổ tiên của văn minh lúa nước.

QUÊ HƯƠNG CÂY LÚA NƯỚC

Các nhà khoa học như A.G. Haudricourt & Louis Hedin (1944), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Carl Sauer (1952), Jacques Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Chester Gorman (1970)... đã lập luận vững chắc và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng rất sớm của thế giới.

Quê hương của cây lúa, không như nhiều người tưởng là ở Trung Quốc hay Ấn Độ, là ở vùng Đông Nam Á vì vùng này khí hậu ẩm và có điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề trồng lúa.

Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên gần đây, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á, những nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên. Còn ở Trung Quốc, bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch.

Ngày nay, giới khoa học quốc tế, kể cả các khoa học gia hàng đầu của Trung Quốc đồng thuận cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nói một cách khác Nhiều nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ, văn hoá, ngôn ngữ, văn chương, y học…Việt Nam và thế giới khẳng định tiến trình Văn hoá Việt cổ trên đất nước Việt Nam là sự hội tụ của cư dân nông nghiệp lúa nước, sáng tạo Nền Văn minh lúa nước.

Bác sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh nghiên cứu những tài liệu lịch sử và khảo cổ Việt Nam, Trung Hoa, Pháp, Hoa Kỳ, Nga… đưa ra luận điểm xác đáng về “Việt Nam- Trung tâm nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá xưa nhất thế giới”.

Năm 1932. Tại Đại hội nghị Quốc tế các nhà sử học Viễn Đông đã xác nhận nền Văn hoá Hoà Bình của Việt Nam được coi là Trung tâm văn minh Tiền sử đầu tiên của nhân loại về nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá.

Nền văn hoá Hoà Bình (cách đây trên 16.000 năm) có mặt trên toàn thế giới. Nền Văn hoá Hoà Bình được tìm thấy sớm nhất trong một ngôi làng nhỏ ở Hoà Bình- Việt Nam. Chính người Việt cổ tại Hoà Bình- Việt Nam đã sáng tạo nền Văn hoá Hoà Bình. Các nhà khảo cổ học thế giới đã chứng minh và xác định người Hoà Bình trên đất Việt Nam đã có một thời văn minh cổ xưa nhất thế giới. Khảo cổ học thế giới đã lấy tên “Hoà Bình- Việt Nam” đặt tên nền văn hoá này gọi là Văn hoá Hoà Bình cho toàn thế giới.

Nền Văn hoá Hoà Bình là một trong những nền Văn hoá cổ xưa của Đông Nam Á và thế giới.

Năm 1923, bà Madeleine Colani cùng những người hướng dẫn địa phương khám phá ra một số lượng rất lớn di cốt người và dụng cụ bằng đá, trong một hang đá vôi thuộc tỉnh Hòa Bình. Trong mấy năm liền sau đó, bà liên tục khám phá thêm mười hai hang động trong vùng Hòa Bình, khai quật được một số lượng di vật hiếm thấy. Sau khi phân tích chúng và so sánh liên hệ với đồ đá tìm thấy trong vùng núi Bắc Sơn, bà đề nghị xem toàn thể những di vật đặc biệt bằng đá cuội, với đặc điểm là chỉ được đẽo ở lưỡi hay rìa, là của cùng một nền văn hóa, văn hóa Hòa Bình hay Hoabinhien

NÓi THÊM VỀ VÙNG ĐẤT MANG TÊN HOÀ BÌNH

Hoà Bình, nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của nước Việt, Hoà Bình là một tỉnh miền núi có nền "Văn hoá Hoà Bình" nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ, là vùng sử thi huyền thoại “Đẻ đất đẻ nước”, là miền đất âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, vùng của những lễ hội giầu bản sắc dân tộc Tây Bắc, của kho tàng phong phú về văn nghệ dân gian các dân tộc: Mường, Dao Thái, Mông... Là quê hương của những làn điệu dân ca "ngọt như mật ong, trong như dòng suối"; những trường ca, truyện thơ đậm nét văn hóa dân tộc và chất nhân văn tinh tế…

Hoà Bình là một trong những vùng đất mà các nhà khảo cổ học chứng minh đã có người Việt cổ sinh sống cách đây hàng vạn năm. Nơi đây còn đọng lại nhiều dấu ấn của một nền văn hóa Hòa Bình rực rỡ qua việc tìm thấy 47 chiếc trống đồng cổ trong đó có trống đồng sông Đà và Miếu Môn thuộc loại đẹp và cổ cùng một hệ thống các di tích xác định nền văn hoá Hoà bình đó là:

Hang Muối - nơi cư trú của người nguyên thuỷ trong thời gian dài. Tại đây đã xác định nhiều công cụ đá, di tích bếp, xương của người nguyên thuỷ.

Là Hang Khoài - Niên đại kỹ nghệ cuội Việt nam. Nơi cư trú của người nguyên thuỷ cách đây 17.000 đến 11.000 năm.

Là Khu mộ cổ Đống thếch: Có hàng trăm ngôi mộ xung quanh được được chôn nhiều hòn mồ, có hòn cao tới hơn 3 m, trên khắc chữ Hán ghi tên người đã chết. Người Mường quan niệm rằng người chết vẫn có linh hồn và linh hồn thường được trú ngụ và gửi gắm vào đá. Do đó các cột đá (hòn mồ) dựng lên không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là đánh dấu mộ. Hiện tượng này không chỉ có ở vùng Mường mà còn khá phổ biến ở một số dân tộc Đông Nam á.

Là Hang chùa: Còn gọi là "Văn Quang Động", đó là 3 chữ đại tự khắc trên vách đá, dưới có khắc nhiều bài thơ, bài văn ở thế kỷ 18 – 19…

Đặc biệt, phát hiện mới nhất về lối mòn cổ cách đây 22 nghìn năm tại hang xóm Trại xã Tân Lập (thuộc Mường Vang, Lạc Sơn) đã khẳng định chắc chắn về điều đó.

Hang xóm Trại là một hang tiêu biểu của văn hoá Hoà Bình trên thế giới. Nền văn hoá mà thế giới biết đến và công nhận. Từ năm 1932 tại Hội nghị các nhà tiền sử châu Á Thái Bình Dương, Tiến sỹ khảo cổ học người Pháp, bà Mađơlin Colani đã đề xuất công nhận một nền văn hoá mang tên là văn hoá Hoà Bình.

Với các dẩn chứng kể trên, chúng ta có thể tự hào là về nghệ thuật trồng lúa nước của người Việt chúng ta có từ lâu đời và là cái nôi LÚA NƯỚC trên thế giới. Không như người Tàu đã xuyên tạc là: " người Việt chúng ta biết trồng lúa và canh tác ruộng nương là do tên Thái Thú Sỉ Nhiếp chỉ dạy(?) Củng nên biết, thời Sỉ Nhiếp (137-226), cai trị nước ta mới cách đây vào khoảng hơn 1700 năm, trong khi đó nền Văn Minh lúa nước của người Việt cổ qua các di chỉ Hoà Bình đã xuất hiện trên 16.000 năm rồi!! Một chứng minh khác là bánh chưng và bánh dầy là những phó sản từ cây lúa nếp mà ra. Bánh nầy xuất hiện cách đây trên 3000 năm vào thời Vua Hùng Vương thứ 6, Hoàng tữ Lang Liêu là người sáng tác ra chiếc bánh nầy và được truyền ngôi, tức là vua Hùng Vương đời thứ VII. Muốn làm được bánh chưng thì phải biết cách canh tác ruộng lúa. Như vậy thời Vua Hùng Việt tộc đã rất giõi về trồng trọt cây lúa nước rồi! Và thời nầy củng cách đời Sỉ Nhiếp trên 1000 năm. Các dẩn chứng trên cho thấy là dân tộc Hán bao giờ củng là một anh láng giềng xấu bụng và xấu nết.

Và người Hán đã học cách trồng lúa nước từ người Việt cổ chúng ta, đó là sự thật có minh chứng bằng các di chỉ Hoà Bình.

Kim Anh Le, 2.3.2013

Tổng số lượt xem trang