-Tháng Giêng: Doanh nghiệp Việt Nam tạm ngừng hoạt động tăng 23%
HÀ NỘI 1-2 (NV) .- Đó là thông tin chẳng có gì “chuyển biến tích cực” do Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch - Đầu tư công bố tại một báo cáo về tình hình doanh nghiệp Việt Nam.
Từ 2010, xí nghiệp thi nhau phá sản, nhưng năm nào nhà nước CSVN cũng báo cáo “tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực”. (Hình: TBKTSG)
Tháng qua, tại Việt Nam có 6,867 doanh nghiệp mới, 2,872 doanh nghiệp vốn tạm ngưng hoạt động, quay lại sản xuất hoặc kinh doanh. Tuy nhiên, số doanh nghiệp gặp khó khăn, buộc phải tạm ngừng hoạt động là 9,772 doanh nghiệp, tăng khoảng 23%.
Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch - Đầu tư CSVN nhận định, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần sự hỗ trợ mạnh mẽ và thiết thực hơn từ chính quyền.
Những số liệu vừa kể minh họa thêm cho kết quả một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện và công bố hồi cuối năm ngoái. Theo đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang kiệt sức vì không thể cảnh tranh với hàng Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…
Càng ngày quy mô về vốn và lao động của doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam càng “teo tóp”.
Lúc đó, trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ, chủ một số doanh nghiệp tư nhân ở Sài Gòn bảo rằng, so với năm trước, quy mô sản xuất của họ đã giảm thêm 20% và giá bán sản phẩm giảm khoảng 10%. Trước, họ chỉ cạnh tranh với hàng Trung Quốc, nay phải cạnh tranh thêm với hàng Đài Loan, Thái Lan và các doanh nghiệp ngoại quốc đang hoạt động ở Việt Nam.
Cuộc cạnh tranh trở thành bất cân xứng vì các đối thủ của họ hơn hẳn họ về vốn và công nghệ. Đối với vốn, nếu vay ngân hàng, họ phải trả lãi cao từ hai đến ba lần so với mức lãi mà các đối thủ phải trả.
Cũng vì vậy, các doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư cho công nghệ mới và tệ hơn cả là không thể nuôi, giữ công nhân. Công ty May Bình Hòa ở quận Gò Vấp, Sài Gòn từ chỗ có khoảng 40 công nhân, nay chỉ còn vài chục công nhân. Ông Phùng Đình Ngọ, chủ Công ty May Bình Hòa bảo rằng ông ráng cầm cự vì còn một chút hy vọng về những cơ hội mới mở ra từ TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), nếu TPP bất thành, ông sẽ bỏ nghề.
Ông Phùng Bùi Tuấn Nghĩa, chủ Công ty Sáng tạo công nghiệp – chuyên sản xuất tủ điện, ở quận 12, Sài Gòn, cũng cùng tâm trạng. Ông Nghĩa tâm sự, một số cơ quan nhà nước bảo rằng đã ngăn chặn được suy thoái kinh tế và mọi thứ sáng sủa hơn trước, song trên thực tế, chủ các doanh nghiệp như ông đang “cực kỳ khó khăn” vì khủng hoảng đã “vượt quá mức chịu đựng”. Muốn sống phải có thị trường, muốn giành thị phần phải có vốn và công nghệ nhưng doanh nghiệp tư nhân không thể tiếp cận hai yếu tố này.
Tuy các chuyên gia kinh tế và nhiều tổ chức tài chính quốc tế từng khẳng định, kinh tế Việt Nam tồn tại và phát triển nhờ các doanh nghiệp tư nhân song trước nay, chính sách hỗ trợ phát triển của chế độ Hà Nội chỉ nhắm vào doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam.
Trong một báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam 2014 được Ngân hàng Thế giới (WB) phát hành hồi tháng 12 năm 2014, WB cho rằng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chưa vượt qua được những khó khăn mà họ đã đối mặt suốt vài năm qua. Số lượng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động vẫn tiếp tục gia tăng vì thiếu vốn, mãi lực yếu và môi trường cạnh tranh không bình đẳng.
Lúc đó, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Chi nhánh Việt Nam của WB, khuyến cáo, chế độ Hà Nội phải quan tâm nhiều hơn đến kinh tế tư nhân, cải cách thể chế và đặc biệt là cần thay đổi tương quan lực lượng giữa doanh nghiệp nhà nước – doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam - doanh nghiệp tư nhân. (G.Đ)-
“Zombies” haunt Vietnam
HÀ NỘI 1-2 (NV) .- Đó là thông tin chẳng có gì “chuyển biến tích cực” do Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch - Đầu tư công bố tại một báo cáo về tình hình doanh nghiệp Việt Nam.
Từ 2010, xí nghiệp thi nhau phá sản, nhưng năm nào nhà nước CSVN cũng báo cáo “tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực”. (Hình: TBKTSG)
Tháng qua, tại Việt Nam có 6,867 doanh nghiệp mới, 2,872 doanh nghiệp vốn tạm ngưng hoạt động, quay lại sản xuất hoặc kinh doanh. Tuy nhiên, số doanh nghiệp gặp khó khăn, buộc phải tạm ngừng hoạt động là 9,772 doanh nghiệp, tăng khoảng 23%.
Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch - Đầu tư CSVN nhận định, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần sự hỗ trợ mạnh mẽ và thiết thực hơn từ chính quyền.
Những số liệu vừa kể minh họa thêm cho kết quả một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện và công bố hồi cuối năm ngoái. Theo đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang kiệt sức vì không thể cảnh tranh với hàng Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…
Càng ngày quy mô về vốn và lao động của doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam càng “teo tóp”.
Lúc đó, trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ, chủ một số doanh nghiệp tư nhân ở Sài Gòn bảo rằng, so với năm trước, quy mô sản xuất của họ đã giảm thêm 20% và giá bán sản phẩm giảm khoảng 10%. Trước, họ chỉ cạnh tranh với hàng Trung Quốc, nay phải cạnh tranh thêm với hàng Đài Loan, Thái Lan và các doanh nghiệp ngoại quốc đang hoạt động ở Việt Nam.
Cuộc cạnh tranh trở thành bất cân xứng vì các đối thủ của họ hơn hẳn họ về vốn và công nghệ. Đối với vốn, nếu vay ngân hàng, họ phải trả lãi cao từ hai đến ba lần so với mức lãi mà các đối thủ phải trả.
Cũng vì vậy, các doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư cho công nghệ mới và tệ hơn cả là không thể nuôi, giữ công nhân. Công ty May Bình Hòa ở quận Gò Vấp, Sài Gòn từ chỗ có khoảng 40 công nhân, nay chỉ còn vài chục công nhân. Ông Phùng Đình Ngọ, chủ Công ty May Bình Hòa bảo rằng ông ráng cầm cự vì còn một chút hy vọng về những cơ hội mới mở ra từ TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), nếu TPP bất thành, ông sẽ bỏ nghề.
Ông Phùng Bùi Tuấn Nghĩa, chủ Công ty Sáng tạo công nghiệp – chuyên sản xuất tủ điện, ở quận 12, Sài Gòn, cũng cùng tâm trạng. Ông Nghĩa tâm sự, một số cơ quan nhà nước bảo rằng đã ngăn chặn được suy thoái kinh tế và mọi thứ sáng sủa hơn trước, song trên thực tế, chủ các doanh nghiệp như ông đang “cực kỳ khó khăn” vì khủng hoảng đã “vượt quá mức chịu đựng”. Muốn sống phải có thị trường, muốn giành thị phần phải có vốn và công nghệ nhưng doanh nghiệp tư nhân không thể tiếp cận hai yếu tố này.
Tuy các chuyên gia kinh tế và nhiều tổ chức tài chính quốc tế từng khẳng định, kinh tế Việt Nam tồn tại và phát triển nhờ các doanh nghiệp tư nhân song trước nay, chính sách hỗ trợ phát triển của chế độ Hà Nội chỉ nhắm vào doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam.
Trong một báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam 2014 được Ngân hàng Thế giới (WB) phát hành hồi tháng 12 năm 2014, WB cho rằng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chưa vượt qua được những khó khăn mà họ đã đối mặt suốt vài năm qua. Số lượng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động vẫn tiếp tục gia tăng vì thiếu vốn, mãi lực yếu và môi trường cạnh tranh không bình đẳng.
Lúc đó, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Chi nhánh Việt Nam của WB, khuyến cáo, chế độ Hà Nội phải quan tâm nhiều hơn đến kinh tế tư nhân, cải cách thể chế và đặc biệt là cần thay đổi tương quan lực lượng giữa doanh nghiệp nhà nước – doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam - doanh nghiệp tư nhân. (G.Đ)-
“Zombies” haunt Vietnam
Small enterprises are a vital link in Vietnam’s aspirations to become a global manufacturing dynamo as the country gears up to sign a slew of international trade deals, but many of these firms are uncompetitive, poorly managed and sunken by debt.
“SMEs’ limited knowledge of the market become even more limited amid deeper integration,” said former central bank governor Cao Si Kiem, now chairman of Vietnam’s SME association.
Support industries are weak and few firms have the capital or expertise to join a supply chain for resident FDI giants such as Samsung Electronics, LG Electronics, Microsoft, and Intel.
Such weaknesses could expose Vietnam as it braces for an influx of investment once a Trans-Pacific Partnership (TPP).
Most such FDI firms still import components and can’t find good local suppliers.
A government paper outlined plans to improve domestic competitiveness, “with a socialist orientation”. It said bad loans would be settled, local goods promoted, procedures simplified and SMEs given better credit access. However, it did not say how.
Mr. Bui Quang, Minister of Planning and Investment, he says it’s time to realign these small businesses into a supply chain model where they form an alliance and pull in the same direction to deliver goods and services quickly and cost-effectively.
Thus, the Vietnamese Government is making it a top priority to developing these ‘mom and pop’ businesses into larger medium-sized enterprises and aligning them into supply chains. Now it is virtually impossible for these small and super small firms to join the global economic chain.
Tomoyyuki Kimura, ADB country director in Vietnam says the Vietnam Government needs to establish training centers and institutes for directors, managers so that the future managers are skillful and experienced enough to join global supply chains.
Vu Tien Loc, Chairman of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) echoes Quang’s views, saying the Vietnam government needs to devise proper strategies to develop the private sector supply chains.
Small businesses need to be transformed into medium-and large-sized enterprises, which are strong enough to be competitive with foreign enterprises in the region and world markets, Loc says.
Read more …
“Zombies” haunt Vietnam’s trade bonanza, Jan 28, 2015
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Hết thời thích thì cho, 10/11/2014