- Giang Le
Tuần rồi mặc dù rất bận vì phải chuẩn bị cho mấy cuộc họp quan trọng tôi đã thu xếp công việc để đi dự buổi gặp mặt với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Úc của ông ngày 17/3. Thú thực lúc đầu tôi khá lưỡng lự vì phải mất một ngày bay đi Sydney nhưng rồi nghĩ mình có một câu hỏi rất "thời sự" mà nếu hỏi trực tiếp được thủ tướng Dũng thì cũng đáng công sức. Câu hỏi đó, mà tôi nghĩ nhiều bạn nếu có cơ hội cũng sẽ hỏi, là quan điểm của VN thế nào khi Mỹ yêu cầu ngừng không cho Nga sử dụng Cam Ranh để tiếp tế nhiên liệu cho máy bay hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương nữa.
Tôi phải bay từ sáng sớm vì giờ Brisbane hiện đang chậm hơn Sydney một tiếng. Đến Tổng Lãnh sự VN tại Sydney đúng 11AM như được yêu cầu, nhưng hoá ra lịch trình đã được đổi lại thành 12:30, đành đi lang thang mấy phố nhà giầu khu Double Bay gần TLS để giết thời gian. Tình cờ nhìn thấy 2 cái cây ngay trên đường New South Head cách TLS chỉ vài trăm mét trông rất xấu và có vẻ mục ruỗng sắp đổ ra đường. Nhưng chúng được rào chắn và chống rất cẩn thận choáng gần hết vỉa hè, trên hàng rào có biển ghi một dòng chữ rất to: "Tree Protection Zone". Chợt nghĩ mấy cái cây này số may vì nếu ở HN chắc đã bị chặt phéng đi rồi.
Đến 12:30 quay lại TLS thấy các bạn sinh viên lục tục kéo đến, cũng có một số "kiều bào" nhưng chưa đến 1/10 số người tham dự. Tôi may mắn nhập hội với một nhóm giáo sư của các trường đại học. Tất cả số "đại biểu" này được 2 chiếc xe bus lớn chở đến Parliament House trong CBD của Sydney, nơi mà thủ tướng và đoàn quan khách/doanh nhân VN đã đến từ sáng và đã được một nhóm "kiều bào" khác chào đón bằng một cuộc biểu tình khá rầm rộ. Rất tiếc khi chúng tôi đến nơi đoàn biểu tình kia đã giải tán nên không kịp chụp vài tấm ảnh, có lẽ cuộc biểu tình đã hết thời gian đăng ký với cảnh sát Sydney.
Sau khi qua cửa kiểm tra security chúng tôi được đưa vào ngồi trong một phòng họp (ảnh bên dưới) và phải đợi thêm gần một tiếng nữa. Hoá ra thủ tướng và đoàn doanh nghiệp vẫn còn đang toạ đàm với Austrade và các doanh nghiệp Úc ở phòng họp bên cạnh và cuộc họp đó bị trễ. Nghe ké các câu hỏi và trả lời thấy bạn phiên dịch, chắc của BNG, dịch rất tốt. Ngồi đợi khá sốt ruột nhưng nghĩ thông cảm cho phái đoàn, họ cũng phải họp hành vất vả bên kia và chắc cũng chẳng có thời gian ăn trưa. Các cán bộ ngoại giao và giới phóng viên báo chí/truyền hình cũng vất vả không kém, chạy ngược chạy xuôi lo tổ chức.
Cuối cùng cuộc họp phòng bên cạnh cũng kết thúc, một cán bộ ngoại giao lên thông báo thủ tướng sắp vào và đề nghị mọi người đừng lên vỗ tay chào mừng theo nghi thức lễ tân. Có một vài tiếng xì xào về lời đề nghị này, một anh giáo sư ngồi cạnh tôi tỏ vẻ không hài lòng nói "Điều này không phải thông lệ ở đây". Nhưng nhập gia tuỳ tục nên tất cả mọi người vẫn đứng lên vỗ tay khi thủ tướng bước vào. Một điều rất đáng tiếc, thậm chí rất kém ngoại giao, là dù ông và phái đoàn phải đi từ cuối phòng họp lên bàn chủ toạ, không ai dừng lại bắt tay những người đã phải đợi ông hàng tiếng. Chỉ đến khi lên đến bàn chủ toạ ông mới đứng lên cười thật tươi và vẫy tay chào mọi người rất ra dáng một "nguyên thủ".
Lần lượt ngài đại sứ, đại diện kiều bào (một bác sĩ ở Sydney), đại diện giới trí thức (một giáo sư đại học Queensland), và một du học sinh lên phát biểu. Sau đó thủ tướng Dũng đứng lên đáp từ khoảng 20'. Có lẽ vì cái lẵng hoa với phong cách rất VN to đùng trước mặt nên ngài thủ tướng phải đứng phát biểu để mọi người nhìn thấy mặt, không như hầu hết các buổi hội nghị ở đây những người chủ trì đều ngồi phát biểu. Nội dung cũng chẳng có gì đáng nói, vẫn những câu thông dụng kiểu như "khúc ruột ngàn dặm" hay "cầu nối văn hoá"..., và tất nhiên không thể thiếu nhắc đến số kiều hối mà đồng bào gửi về. Khi thủ tướng nhắc đến tiền, bệnh nghề nghiệp nổi lên làm tôi nhẩm tính trong căn phòng có hơn 90% lưu học sinh thế này, chắc chắn tiền "kiều hối" của các "đại biểu" sẽ là net outflow khỏi VN, thủ tướng khen không đúng chỗ. Đúng ra lời khen hay cám ơn này phải dành cho những "kiều bào" chính hiệu đứng biểu tình bên ngoài lúc sáng.
Các bài phát biểu, đặc biệt bài của thủ tướng, cứ dầm dề làm tôi rất sốt ruột vì sợ chẳng còn thời gian cho phần Q&A, là phần mình mong đợi. Và đúng như vậy, khi thủ tướng vừa phảt biểu xong ngài đại sứ đứng lên tuyên bố buổi "gặp gỡ kiều bào" kết thúc vì đã hết thời gian, ai có câu hỏi gì thì gửi email cho thủ tướng, tất nhiên thông qua sứ quán hoặc website của chính phủ. Ngài thủ tướng lại đứng lên cười rất tươi vẫy tay chào "kiều bào" bên dưới rồi nhanh chóng đi ra khỏi phòng không hề bắt tay ai, nhanh đến mức phu nhân của ngài tụt lại đằng sau một mình. Khỏi phải nói nhiều ngừoi đã thất vọng, một anh giáo sư khác (từ Melbourne) thốt lên: "Mình đi cả ngày đến đây chỉ vỗ tay mấy lần rồi về thế này thôi à?".
Vẫn biết các lãnh đạo VN khi đi công cán nước ngoài luôn có "tiết mục" gặp gỡ kiều bào/du học sinh như thế này, nhưng hình thức buổi gặp mặt vừa rồi rất kém hiệu quả. Chưa kể thời gian/tiền bạc của hơn trăm người bỏ ra đến gặp thủ tướng, công sức và chi phí tổ chức của đại sứ quán chắc không nhỏ. Thời gian đáng ra đoàn thủ tướng có thể gặp gỡ đàm phán thêm với phía Úc bị san sẻ một cách lãng phí cho một sự kiện PR mà có lẽ có hiệu quả tiêu cực, ít nhất với cá nhân tôi và một số trí thức tôi tiếp xúc.
Cuối bài phát biểu thủ tướng có nói một câu đại ý là nhờ những ai có mặt trong buổi gặp gỡ này nói lại với những kiều bào (biểu tình bên ngoài) là chính phủ VN luôn cởi mở và chào đón đồng bào quay về. Tôi không dám chắc cái vế "chào đón", còn "cởi mở" thì ấn tượng của thủ tướng trong buổi gặp mặt làm tôi rất nghi ngờ. Nhưng điều tổi rất chắc chắn là nếu được mời đi dự một cuộc gặp mặt dạng này trong tương lai, tôi (và có lẽ một số người khác) sẽ khó có thể nhận lời một lần nữa. Nếu các cuộc "gặp gỡ kiều bào" đều đại loại như thế này, tôi chân thành khuyên BNG bỏ đi cho đỡ tốn kém.Tôi phải bay từ sáng sớm vì giờ Brisbane hiện đang chậm hơn Sydney một tiếng. Đến Tổng Lãnh sự VN tại Sydney đúng 11AM như được yêu cầu, nhưng hoá ra lịch trình đã được đổi lại thành 12:30, đành đi lang thang mấy phố nhà giầu khu Double Bay gần TLS để giết thời gian. Tình cờ nhìn thấy 2 cái cây ngay trên đường New South Head cách TLS chỉ vài trăm mét trông rất xấu và có vẻ mục ruỗng sắp đổ ra đường. Nhưng chúng được rào chắn và chống rất cẩn thận choáng gần hết vỉa hè, trên hàng rào có biển ghi một dòng chữ rất to: "Tree Protection Zone". Chợt nghĩ mấy cái cây này số may vì nếu ở HN chắc đã bị chặt phéng đi rồi.
Đến 12:30 quay lại TLS thấy các bạn sinh viên lục tục kéo đến, cũng có một số "kiều bào" nhưng chưa đến 1/10 số người tham dự. Tôi may mắn nhập hội với một nhóm giáo sư của các trường đại học. Tất cả số "đại biểu" này được 2 chiếc xe bus lớn chở đến Parliament House trong CBD của Sydney, nơi mà thủ tướng và đoàn quan khách/doanh nhân VN đã đến từ sáng và đã được một nhóm "kiều bào" khác chào đón bằng một cuộc biểu tình khá rầm rộ. Rất tiếc khi chúng tôi đến nơi đoàn biểu tình kia đã giải tán nên không kịp chụp vài tấm ảnh, có lẽ cuộc biểu tình đã hết thời gian đăng ký với cảnh sát Sydney.
Sau khi qua cửa kiểm tra security chúng tôi được đưa vào ngồi trong một phòng họp (ảnh bên dưới) và phải đợi thêm gần một tiếng nữa. Hoá ra thủ tướng và đoàn doanh nghiệp vẫn còn đang toạ đàm với Austrade và các doanh nghiệp Úc ở phòng họp bên cạnh và cuộc họp đó bị trễ. Nghe ké các câu hỏi và trả lời thấy bạn phiên dịch, chắc của BNG, dịch rất tốt. Ngồi đợi khá sốt ruột nhưng nghĩ thông cảm cho phái đoàn, họ cũng phải họp hành vất vả bên kia và chắc cũng chẳng có thời gian ăn trưa. Các cán bộ ngoại giao và giới phóng viên báo chí/truyền hình cũng vất vả không kém, chạy ngược chạy xuôi lo tổ chức.
Cuối cùng cuộc họp phòng bên cạnh cũng kết thúc, một cán bộ ngoại giao lên thông báo thủ tướng sắp vào và đề nghị mọi người đừng lên vỗ tay chào mừng theo nghi thức lễ tân. Có một vài tiếng xì xào về lời đề nghị này, một anh giáo sư ngồi cạnh tôi tỏ vẻ không hài lòng nói "Điều này không phải thông lệ ở đây". Nhưng nhập gia tuỳ tục nên tất cả mọi người vẫn đứng lên vỗ tay khi thủ tướng bước vào. Một điều rất đáng tiếc, thậm chí rất kém ngoại giao, là dù ông và phái đoàn phải đi từ cuối phòng họp lên bàn chủ toạ, không ai dừng lại bắt tay những người đã phải đợi ông hàng tiếng. Chỉ đến khi lên đến bàn chủ toạ ông mới đứng lên cười thật tươi và vẫy tay chào mọi người rất ra dáng một "nguyên thủ".
Lần lượt ngài đại sứ, đại diện kiều bào (một bác sĩ ở Sydney), đại diện giới trí thức (một giáo sư đại học Queensland), và một du học sinh lên phát biểu. Sau đó thủ tướng Dũng đứng lên đáp từ khoảng 20'. Có lẽ vì cái lẵng hoa với phong cách rất VN to đùng trước mặt nên ngài thủ tướng phải đứng phát biểu để mọi người nhìn thấy mặt, không như hầu hết các buổi hội nghị ở đây những người chủ trì đều ngồi phát biểu. Nội dung cũng chẳng có gì đáng nói, vẫn những câu thông dụng kiểu như "khúc ruột ngàn dặm" hay "cầu nối văn hoá"..., và tất nhiên không thể thiếu nhắc đến số kiều hối mà đồng bào gửi về. Khi thủ tướng nhắc đến tiền, bệnh nghề nghiệp nổi lên làm tôi nhẩm tính trong căn phòng có hơn 90% lưu học sinh thế này, chắc chắn tiền "kiều hối" của các "đại biểu" sẽ là net outflow khỏi VN, thủ tướng khen không đúng chỗ. Đúng ra lời khen hay cám ơn này phải dành cho những "kiều bào" chính hiệu đứng biểu tình bên ngoài lúc sáng.
Các bài phát biểu, đặc biệt bài của thủ tướng, cứ dầm dề làm tôi rất sốt ruột vì sợ chẳng còn thời gian cho phần Q&A, là phần mình mong đợi. Và đúng như vậy, khi thủ tướng vừa phảt biểu xong ngài đại sứ đứng lên tuyên bố buổi "gặp gỡ kiều bào" kết thúc vì đã hết thời gian, ai có câu hỏi gì thì gửi email cho thủ tướng, tất nhiên thông qua sứ quán hoặc website của chính phủ. Ngài thủ tướng lại đứng lên cười rất tươi vẫy tay chào "kiều bào" bên dưới rồi nhanh chóng đi ra khỏi phòng không hề bắt tay ai, nhanh đến mức phu nhân của ngài tụt lại đằng sau một mình. Khỏi phải nói nhiều ngừoi đã thất vọng, một anh giáo sư khác (từ Melbourne) thốt lên: "Mình đi cả ngày đến đây chỉ vỗ tay mấy lần rồi về thế này thôi à?".
Vẫn biết các lãnh đạo VN khi đi công cán nước ngoài luôn có "tiết mục" gặp gỡ kiều bào/du học sinh như thế này, nhưng hình thức buổi gặp mặt vừa rồi rất kém hiệu quả. Chưa kể thời gian/tiền bạc của hơn trăm người bỏ ra đến gặp thủ tướng, công sức và chi phí tổ chức của đại sứ quán chắc không nhỏ. Thời gian đáng ra đoàn thủ tướng có thể gặp gỡ đàm phán thêm với phía Úc bị san sẻ một cách lãng phí cho một sự kiện PR mà có lẽ có hiệu quả tiêu cực, ít nhất với cá nhân tôi và một số trí thức tôi tiếp xúc.
* Clip Thủ tướng gặp kiều bào tại Sydney
-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ kiều bào tại Sydney
-Son Tran-
Anh ba CHỈ CU...
Trong cuộc họp báo với Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 18 tháng 03 tại thủ đô Canberra vừa qua, Thủ tướng Úc là ông Tony Abbott thông báo cho ông Dũng biết rằng trong tương lai, Úc sẽ cắt giảm viện trợ cho các nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, và sẽ giảm tới 11 tỷ. Được biết trong quý 2014 - 2015, Úc đã viện trợ cho Việt Nam số tiền là 140 triệu đô la.
Ông Abbott nói thẳng vào mặt ông Dũng: "Viện trợ là để giúp cho nước ông (và các nước còn nghèo khác) có thêm điều kiện để cải tổ và xây dựng kinh tế vững mạnh, để nước đó có thể phát triển đến mức tự lo cho dân của mình được, chứ không phải để nước đó tạo thành thói quen ăn bám" (Nhục chưa hả ông Dũng?)
Ông Abbott còn nói "Hai nước Úc và Việt Nam đều đã có hòa bình trong suốt 40 năm qua, đó là điều kiện để dễ dàng phát triển kinh tế. Nhất là dưới sự lãnh đạo tài tình của ông Dũng đây thì Việt Nam phải phát triển thật tốt" (Móc họng ông đó ông Dũng, đầu óc y tá rừng của ông có hiểu nổi không? Người ta chửi xéo ông lãnh đạo kiểu gì mà 40 năm hòa bình rồi mà đất nước vẫn đói nghèo phải đi ăn xin hoài vậy?)
Cuối cùng ông Abbott bồi thêm 1 câu "Đương nhiên điều quan trọng nhất là ông phải lo cải tổ kinh tế trong nước sao cho ổn định, chứ kinh tế trong nước không ổn định được thì ra ngoài thế giới rất khó làm người bạn tốt hay làm láng giềng tốt." (Hiểu ông Abbott nói gì không hả ông thủ tướng cộng sản? Ông ta nói ông mà để cho tham nhũng hối lộ lan tràn, khiến cho kinh tế VN ngày càng lụn bại và vô tổ chức, thì thế giới không ai thèm chơi với các ông đâu! Phải lo mà bài trừ tệ nạn tham nhũng đi, bao gồm bản thân ông và gia đình ông đầu tiên đó ông Dũng ạ!)
Sau khi nghe ông Abbott nói thẳng như vậy, và được hỏi có cảm tưởng gì, thì ông Dũng không dám trả lời mà đành cười gượng gạo, rồi lảng qua chuyện khác. ...
MỜI ĐỌC TIẾP
Sau khi nghe ông Abbott nói thẳng như vậy, và được hỏi có cảm tưởng gì, thì ông Dũng không dám trả lời mà đành cười gượng gạo, rồi lảng qua chuyện khác. ...
MỜI ĐỌC TIẾP
Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) - Trong cuộc họp báo với Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 18 tháng 03 tại thủ đô Canberra vừa qua, Thủ tướng Úc là ông Tony Abbott thông báo cho ông Dũng biết rằng trong tương lai, Úc sẽ cắt giảm viện trợ cho các nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, và sẽ giảm tới 11 tỷ. Được biết trong quý 2014 - 2015, Úc đã viện trợ cho Việt Nam số tiền là 140 triệu đô la.
Ông Abbott nói thẳng vào mặt ông Dũng: "Viện trợ là để giúp cho nước ông (và các nước còn nghèo khác) có thêm điều kiện để cải tổ và xây dựng kinh tế vững mạnh, để nước đó có thể phát triển đến mức tự lo cho dân của mình được, chứ không phải để nước đó tạo thành thói quen ăn bám" (Nhục chưa hả ông Dũng?)
Ông Abbott còn nói "Hai nước Úc và Việt Nam đều đã có hòa bình trong suốt 40 năm qua, đó là điều kiện để dễ dàng phát triển kinh tế. Nhất là dưới sự lãnh đạo tài tình của ông Dũng đây thì Việt Nam phải phát triển thật tốt" (Móc họng ông đó ông Dũng, đầu óc y tá rừng của ông có hiểu nổi không? Người ta chửi xéo ông lãnh đạo kiểu gì mà 40 năm hòa bình rồi mà đất nước vẫn đói nghèo phải đi ăn xin hoài vậy?)
Cuối cùng ông Abbott bồi thêm 1 câu "Đương nhiên điều quan trọng nhất là ông phải lo cải tổ kinh tế trong nước sao cho ổn định, chứ kinh tế trong nước không ổn định được thì ra ngoài thế giới rất khó làm người bạn tốt hay làm láng giềng tốt."(Hiểu ông Abbott nói gì không hả ông thủ tướng cộng sản? Ông ta nói ông mà để cho tham nhũng hối lộ lan tràn, khiến cho kinh tế VN ngày càng lụn bại và vô tổ chức, thì thế giới không ai thèm chơi với các ông đâu! Phải lo mà bài trừ tệ nạn tham nhũng đi, bao gồm bản thân ông và gia đình ông đầu tiên đó ông Dũng ạ!)
Sau khi nghe ông Abbott nói thẳng như vậy, và được hỏi có cảm tưởng gì, thì ông Dũng không dám trả lời mà đành cười gượng gạo, rồi lảng qua chuyện khác.
Tại sao ông Dũng không dám trả lời? Thứ nhất là vì tuy nghe qua thông dịch viên, nhưng đầu óc bã đậu của tay y tá rừng xài bằng luật giả này chưa chắc đã hiểu ông Abbott nói gì! Thứ 2 quan chức Việt Nam, bao gồm lãnh đạo cao cấp, ra nước ngoài chỉ biết cầm giấy do ban Tuyên Giáo soạn sẵn mà đọc, có tên nào dám mở miệng cho ý kiến riêng? Thứ 3 là sợ trả lời lại bị hỏi tiếp, bị moi ra các vấn đề tham nhũng, bị hỏi tài sản của ông có bao nhiêu thì chết! Vì vậy làm thân thủ tướng 1 nước mà bị hỏi 1 câu cũng không dám trả lời! Thật là nhục nhã!!
Tờ báo The Guardian của Úc đã đăng tải các thông tin trên. Ngoài ra phần còn lại bài báo đưa tin và hình ảnh đồng bào Úc châu biểu tình đả đảo Nguyễn Tấn Dũng và chế độ cộng sản, tố cáo những vi phạm nhân quyền và hành vi bán nước cho Trung Cộng của nhà cầm quyền Việt Nam.
Bài báo còn nhắc đến bản tường trình về Nhân Quyền của ông Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc, sau khi đi thị sát ở Việt Nam đã nhận định rằng tình trạng nhân quyền tại đây hiện nay còn rất tồi tệ!
Đi ăn xin nước người mà 1 mặt bị đồng hương ở hải ngoại tố cáo, đả đảo, 1 mặt bị người ta nói như mắng thế, có nhục không hả ông thủ tướng CSVN?
Xem tham khảo bài báo nguyên bản tiếng Anh ở đây:http://www.theguardian.com/australia-news/2015/mar/18/tony-abbott-defends-11bn-cut-foreign-aid-vietnamese-pm-visit?CMP=share_btn_fb
Khi một nguyên thủ của quốc gia như Việt Nam Cộng Hòa hay Hoa Kỳ đi "công du" nước ngoài, các nghi thức ngoại giao (the Protocol) phải được duyệt xét rất cẩn thận.
Những tình huống mang tính đặc trưng dân tộc cần ứng xử thích đáng phải được duyệt trước và nghiên cứu cách ứng xử. Một sơ xuất nhỏ có thể gây một tai hại lớn. Ban nghi thức (the protocol) phải là một tập thể uyên bác và lịch lãm để cố vấn kịp thời tránh những tình huống làm lộ sự non nớt, ngu dốt, trịch thượng của nguyên thủ quốc gia.
Trong lần viếng thăm Pháp, thủ-tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã làm một động tác "để đời" là nói với thủ tướng Pháp BẰNG TIẾNG VIỆT yêu cầu đóng cửa sổ phía sau vì ... CHÓI NẮNG.
Trong lần viếng thăm Úc này, báo chí Việt Nam trong nước phóng lên một tấm ảnh với ghi chú là "Lễ chạm mũi" ghi lại hình ảnh thủ tướng CHẠM TRÁN với một anh thổ dân trong một tình huống có vẻ là "thách đố" . Chắc tình huống này không được BAN NGHI LỄ dự kiến trước?
Chú ý phía dưới thì thấy ngón tay trỏ của thủ tướng lại hướng đến ...một nơi... với ánh mắt nhìn chằm chằm như thắc mắc hỏi ... ?
Trong khi đó thì bàn tay anh thổ dân Úc trong thế "cầm nã thủ" đã chộp được tay thủ tướng ngay khi ngón tay của ngài còn cách nơi đó ... vài đốt ngón tay ...
Bức ảnh này trong một góc độ khác có thể được diễn dịch tình huống ...Dzũng thấy cái gì lạ lạ lúp ló trong cái váy của anh thổ dân (mà thổ dân dĩ nhiên là không mặc quần lót) cho nên đưa ngón tay chỉ vô (rất gần) và cũng hỏi tiếng Việt như hỏi thủ tướng Pháp trước đó ...
"Củ Chi?"
Anh thổ dân chộp đúng bàn tay còn quả tang cái ngón tay đang trỏ ra mà nhìn thẳng chạm trán vào Dzũng như thách đố "Sao mày dám CHỈ CU... tao?"
"Củ Chi?"
Anh thổ dân chộp đúng bàn tay còn quả tang cái ngón tay đang trỏ ra mà nhìn thẳng chạm trán vào Dzũng như thách đố "Sao mày dám CHỈ CU... tao?"
Báo chí dĩ nhiên là phải viết lại "chuyện lỡ rồi" là "Lễ chạm mũi". Kỳ thật người xem không thấy hai cái mũi nó chạm mà chỉ thấy CHẠM TRÁN và ngón tay trỏ gần đến ... CỦ CHI ...
Ông Tony Abbott ủng hộ việc cắt giảm 11 tỷ đô la vốn hỗ trợ nước ngoài trong chuyến viếng thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
(Đặng Thị Bảo dịch)
“Nếu các ông không ổn định được nền kinh tế trong nước, sẽ rất khó để trở thành một người bạn cũng như người láng giềng hữu hảo”. Ông Tony Abbott phát biểu trong cuộc họp báo chung.
Ông Tony Abbott ( bên phải) trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm thứ 4. Nguồn: Mike Bowers của tờ Guardian.
Ông Tony Abbott đã ủng hộ quyết định của chính phủ trong việc cắt giảm 11 tỉ đô la vốn hỗ trợ nước ngoài của Úc trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Dũng và ông Abbott đã trả lời báo giới sau lễ đón chính thức, nơi mà trước đó đã diễn ra lễ ký kết “bản tuyên bố về việc tăng cường hợp tác toàn diện” giữa hai nước với Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop.
Khi được hỏi liệu ông có cảm thấy ngại trong việc giải thích nguyên nhân sự cắt giảm 11 tỉ đô la ngân sách hỗ trợ nước ngoài của Úc với ông Dũng, ông Tony nói Úc đã thực hiện việc cắt giảm “khiêm tốn nhất” nhưng số vốn hỗ trợ còn lại sẽ vẫn tập trung vào các nước ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
“Mọi người hãy xem, rõ ràng điều quan trọng là tất cả các nước phải đảm bảo việc ổn định được nền kinh tế trong nước, bởi vì nếu không làm được điều đó, sẽ rất khó để trở thành một người bạn cũng như người láng giềng hữu hảo”, ông Abbott nói.
Ông Abbott nói, điều cốt yếu là phải ghi nhớ mục đích của sự hỗ trợ, theo ông “mục đích của nó không nhằm tạo ra một mối quan hệ mang tính lệ thuộc lâu dài, mà là để đảm bảo rằng các nước được hỗ trợ để phát triển tới một mức độ mà họ không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào nữa”.
Và rõ ràng là sự phát triển rất mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong vài năm vừa qua, đặc biệt là dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng có nghĩa là nhu cầu sử dụng nguồn vốn hỗ trợ theo kiểu này sẽ ngày càng không cần thiết trong những năm sắp tới.
Ông Dũng ngồi nghe qua thông dịch viên và nở nụ cười gượng sau câu trả lời của ông Abbott. Ông cũng từ chối trả lời câu hỏi trực tiếp từ phóng viên rằng liệu ông có băn khoăn về ảnh hưởng từ việc cắt giảm nguồn vốn hỗ trợ này cho Việt Nam hay không.
Úc đã tài trợ khoảng 140 triệu đô la cho Việt Nam trong năm tài khóa 2014/15.
Tuyên bố này cũng tái khẳng định những ràng buộc về thương mại, giáo dục và văn hóa với Việt Nam.
Bài viết có liên quan: Hợp tác xuyên Thái Bình Dương TPP: Bản hướng dẫn cho những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất.
Phát biểu qua thông dịch viên, ông Dũng nói tuyên bố này sẽ thắt chặt thêm những ràng buộc giữa hai nước và đã tạo ra nguồn tham chiếu đặc biệt cho các lĩnh vực giáo dục và nông nghiệp, cũng như sự tăng cường hợp tác về hoạt động an ninh quốc phòng.
Các vấn đề quan trọng bậc nhất mà hai bên cùng quan tâm là tự do hàng hải trên biển Nam Trung Hoa và thỏa thuận “các bên cần kiềm chế để tránh gây thêm sự căng thẳng trong khu vực”.
Ông Abbott khẳng định mối quan hệ giữa Úc và Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và còn được củng cố bởi sự hợp tác xuyên Thái Bình Dương vẫn đang trong quá trình đàm phán.
“Cả hai nước chúng ta đã phát triển phồn vinh trong hòa bình trong suốt 40 năm vừa qua là nhờ có sự ổn định trong khu vực, bất kỳ điều gì phá vỡ sự ổn định đó cũng sẽ bị lên án và chúng ta sẽ cùng nhau hành động để đảm bảo rằng điều đó sẽ không xảy ra,” ông Abbott nói.
Cuộc phản đối chuyến viếng thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ở thủ đô Canberra hôm thứ 4. Nguồn ảnh: Mick Tsikas/AAP
Đoàn đại biểu của ông Dũng vấp phải những người phản đối nhân quyền khi đoàn đến Tòa nhà Quốc hội vào sáng thứ 4. Phần đông trong số này là người Úc gốc Việt, họ đã chuyền tay nhau bản báo cáo đặc biệt về tự do tôn giáo và đức tin của Liên Hợp quốc trong tháng này, trong đó nhấn mạnh rằng “phạm vi tự do tôn giáo và đức tin vẫn rất hữu hạn và bất ổn” ở Việt Nam.
Một nhà hoạt động về nhân quyền đặc biệt, Heiner Bielefeldt, nói rằng Việt Nam đã vi phạm các điều khoản trong chuyến viếng thăm của ông trong việc cho phép ông liên lạc với mọi người bí mật và không bị giám sát, ông cũng nói rằng một số người ông gặp gỡ đã bị “đe dọa, bị cảnh sát thẩm vấn và thậm chí bị tra tấn về mặt thể xác” trước và sau chuyến thăm của ông.
Việt Nam đã không ủng hộ bản báo cáo này.
C. W.
-Tony Abbott defends $11bn cut to foreign aid during Vietnamese PM's visit‘If you don’t have your domestic economic house in order, it’s very difficult to be a good friend and neighbour abroad,’ Abbott said during joint press conference
Tony Abbott has defended his government’s decision to cut Australia’s foreign aid budget by $11bn at a joint press conference with the Vietnamese prime minister, Nguyen Tan Dung.
Dung and Abbott addressed the media after a formal ceremony, where the former signed a “declaration on enhancing the comprehensive partnership” between the two countries with the foreign minister, Julie Bishop.
Asked if he was embarrassed to explain Australia’s reduced aid budget to Dung, Abbott said Australia had made “modest reductions” but that remaining aid would focus on countries in the Asia-Pacific region, including Vietnam.
“Look, obviously it’s important for all countries to ensure that their own domestic economic house is in order, because if you don’t have your domestic economic house in order, it’s very difficult to be a good friend and neighbour abroad,” Abbott said.
Abbott said it was important to remember the “objective” of aid, saying, “the objective of aid is not to create a relationship of permanent dependency, the objective of aid is to ensure that countries are helped to develop to the point where they don’t need aid any more”.
“And obviously the very strong economic growth that Vietnam has enjoyed in the past few years, particularly under the economic stewardship of prime minister Dung, means that the need for this kind of aid will be less and less as the years go on.”
Dung, who was listening through a translator and offered a small smile at the end of Abbott’s response, declined to answer the question directed at him which asked if he was concerned at the effect aid cuts would have on Vietnamese people.
Australia gave about $140m in aid to Vietnam in the 2014/15 budget.
The declaration reaffirmed Australia’s trade, security, education and cultural ties to Vietnam.
Speaking through a translator, Dung said the declaration would “further deepen” ties between the two countries and made particular reference to the education and agricultural sectors, as well as increased cooperation in security and defence operations.
Chief among those concerns were freedom of navigation in the South China Sea and an agreement to “exercise self-restraint and refrain from anything that may inflame tensions in the region”.
Abbott said the Australian-Vietnamese relationship was going “from strength to strength” and would be enhanced by the Trans-Pacific Partnership, which is still being negotiated.
“We have both prospered in peace over the last 40 years because of the stability that our region has enjoyed, and anything which destroys that stability is something we would mutually deplore and mutually work to ensure didn’t happen,” he said.
FacebookTwitterPinterest A protest against the visit of Vietnam’s prime minister Nguyen Tan Dung in Canberra on Wednesday. Photograph: Mick Tsikas/AAP
Dung’s delegation was met by human rights protesters when it arrived at Parliament House on Wednesday morning. The protesters, a large number of whom were Vietnamese-Australians, circulated this month’s report of the UN special rapporteur on the freedom of religion and belief, which found that “the scope of freedom of religion and belief remains extremely limited and unsafe” in Vietnam.
The special rapporteur, Heiner Bielefeldt, said Vietnam breached the terms of his visit to allow him confidential and unsupervised contact with people, saying some he met with had suffered “intimidation, police interrogations and even physical injuries” before and after his visit.
Vietnam did not support the report.
--
-Bài này xúi Thủ tướng Úc nên cứng rắn hơn với Việt Nam về nhân quyền: Abbott has a habit of honouring authoritarians. Will Vietnam be different? (Guardian 17-3-15)
-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại viện Lowy Institute
(PetroTimes) - Tại Thành phố Sydney, chiều 17/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu và thảo luận với các học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu Australia tại Viện Lowy - Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại độc lập nằm trong Top 30 trung tâm hàng đầu thế giới.
Với chủ đề “Quan hệ Việt Nam - Australia: Hướng tới một tương lai tươi sáng vì sự thịnh vượng của hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực”, phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ tầm nhìn về quan hệ Việt Nam - Australia, tầm nhìn phát triển của Việt Nam và những vấn đề an ninh khu vực đang nổi lên.
-Thủ tướng VN sắp thăm Australia, tranh chấp Biển Đông trong nghị trình
-Bài này xúi Thủ tướng Úc nên cứng rắn hơn với Việt Nam về nhân quyền: Abbott has a habit of honouring authoritarians. Will Vietnam be different? (Guardian 17-3-15)
-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại viện Lowy Institute
(PetroTimes) - Tại Thành phố Sydney, chiều 17/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu và thảo luận với các học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu Australia tại Viện Lowy - Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại độc lập nằm trong Top 30 trung tâm hàng đầu thế giới.
Với chủ đề “Quan hệ Việt Nam - Australia: Hướng tới một tương lai tươi sáng vì sự thịnh vượng của hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực”, phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ tầm nhìn về quan hệ Việt Nam - Australia, tầm nhìn phát triển của Việt Nam và những vấn đề an ninh khu vực đang nổi lên.
“Cách đây 40 năm, tôi tin rằng tại Australia, hai từ “Việt Nam” thường được liên tưởng đến cuộc chiến tranh khốc liệt, đau thương, mất mát. Nhưng thật vui mừng là đến ngày nay, trong năm 2014, trong số 8 triệu khách quốc tế đến thăm viếng, du lịch tại Việt Nam đã có hơn 300 ngàn người bạn Australia” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mở đầu bài phát biểu với những hình ảnh nói lên sự thay đổi mạnh mẽ của Việt Nam sau 30 năm Đổi mới, mở cửa và chuyển đổi thành công nền kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Từ một nước nghèo, kém phát triển, bị tàn phá nặng nề của chiến tranh ngoại xâm, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình; có quan hệ ngoại giao song phương với 185 quốc gia, là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức quốc tế, đóng góp có trách nhiệm trong hoạt động của nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương và đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Việt Nam còn là địa điểm đầu tư, kinh doanh với gần 18 ngàn dự án đầu tư nước ngoài đến từ hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký gần 300 tỉ USD; đồng thời đang đi đầu trong hoàn thành lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 - cộng đồng kinh tế năng động với hơn 600 triệu dân, có GDP trên 2.400 tỷ USD. “Chúng tôi đang hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền tự do, dân chủ của người dân, doanh nghiệp; hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển văn hoá và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; hướng tới đạt mục tiêu 2016-2020 tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7%/năm” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ.
Thảo luận tại đây, ông Richard Broinowski, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Australia thuộc bang New South Wales, nguyên Đại sứ Australia tại Việt Nam giai đoạn 1983-1986 cho biết ông ngưỡng mộ trước những gì mà Việt Nam đã làm được khi chứng kiến những gì đất nước này đã phải đối mặt cách đây hơn 30 năm. Không chỉ phát triển kinh tế, Việt Nam còn làm rất tốt khi hội nhập thành công với thế giới và trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng. “Chúng tôi khâm phục trước thành công của Việt Nam trong việc định hình lại hình ảnh của mình sau những năm tháng vô cùng khó khăn và bị bao vây, cấm vận” - ông Richard Broinowski chia sẻ.
Về những vấn đề an ninh khu vực, một vấn đề được các học giả quan tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng góp gần 55% GDP toàn cầu và là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, đồng thời có vai trò rất quan trọng trong tiến trình hình thành trật tự thế giới trong tương lai. Tuy nhiên, khu vực này đang tiềm ẩn những bất ổn do những diễn biến phức tạp của các điểm nóng và hiện vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của công luận quốc tế, khu vực là tình hình diễn biến phức tạp ở Biển Đông. “Chúng tôi cho rằng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Đây là nơi có tuyến hàng hải quốc tế, với khoảng 50% hàng hóa vận chuyển đường biển của toàn cầu. Những bất ổn, căng thẳng hiện nay chỉ có thể giải quyết khi tất cả các nước, nhất là các nước trực tiếp có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, đều phải nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, kiềm chế không có hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC)” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Đánh giá cao khái niệm “Lòng tin chiến lược” được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-la năm 2012, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia cho rằng ông ấn tượng với khái niệm lòng tin chiến lược khi đây được coi là yếu tố quan trọng để bảo đảm hòa bình, ổn định trong khu vực. Đồng thời, ông Carl Thayer tỏ ra quan ngại trước những khó khăn trong việc xây dựng lòng tin chiến lược ở khu vực. Ông cũng đề nghị Việt Nam cho biết quan điểm của mình về xây dựng lòng tin chiến lược cũng như cách thức xử lý những bất ổn về môi trường an ninh khu vực. Đề cập vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Để duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực một cách bền vững, mỗi quốc gia, dù lớn, hay nhỏ, bên cạnh việc chăm lo lợi ích của riêng mình, đều phải quan tâm đến các vấn đề chung của khu vực, thế giới và lợi ích chính đáng của các nước khác. Đây là nền tảng nhận thức cơ bản để thúc đẩy các cơ chế hợp tác, xây dựng lòng tin, giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Các nước cần đề cao hơn nữa vai trò của các thể chế đa phương và cùng chung tay góp sức xây dựng một cấu trúc và thể chế của khu vực ổn định và bền vững. Trong cấu trúc đó, ASEAN cần tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm, dẫn dắt, kết nối chặt chẽ và xây dựng lòng tin chiến lược giữa tất cả các đối tác liên quan - đó là một sự tin cậy lẫn nhau bền vững lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển. “Hòa bình, ổn định là mong muốn tha thiết, là khát vọng cháy bỏng của mỗi con người, mỗi quốc gia và cả nhân loại. Để có hòa bình, ổn định thì một nhân tố có ý nghĩa quyết định là phải xây dựng được lòng tin chiến lược. Nếu không xây dựng được lòng tin chiến lược thì việc bảo đảm cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn của nhân loại là rất mong manh” - Thủ tướng phát biểu.
Về quan điểm giải quyết tranh chấp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định Việt Nam luôn kiên trì chủ trương giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực ứng xử ở khu vực. Trong khi khẳng định và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của đất nước theo đúng Luật pháp quốc tế, Việt Nam luôn chủ động ứng xử phù hợp và tranh thủ mọi cơ hội để làm giảm căng thẳng, khôi phục lòng tin, thúc đẩy hợp tác hữu nghị, nỗ lực đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được cho vấn đề Biển Đông. “Chúng tôi chân thành cảm ơn và mong các bạn tiếp tục có tiếng nói tích cực, khách quan, đóng góp thiết thực cho hòa bình, an ninh, hữu nghị, hợp tác và phát triển của khu vực. Việt Nam ủng hộ Australia đóng vai trò lớn hơn trong cấu trúc khu vực đang định hình. Chúng tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ cùng Australia và các nước đối tác để xây dựng một châu Á phát triển năng động, liên kết sâu sắc, trong một môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác cùng phát triển, cùng thịnh vượng” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Đề cập quan hệ Việt Nam - Australia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong nhiều năm qua, nước này luôn nằm trong nhóm 10 bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều từ 3 tỷ USD năm 2000, tăng lên hơn 6,5 tỉ USD năm 2015. Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Australia với 320 dự án FDI, giá trị hơn 1,65 tỉ USD. Bên cạnh đó, quan hệ hai nước còn được xây dựng trên nền tảng vững chắc của những kết nối văn hóa, giáo dục, nhân văn bền chặt. Cộng đồng hơn 300 ngàn Việt kiều và hơn 30 ngàn du học sinh Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Australia là cầu nối quan trọng, góp phần tăng cường hiểu biết về văn hóa, lịch sử, phong tục, truyền thống tốt đẹp giữa hai nước. “Australia là đối tác lớn nhất của Việt Nam ở phía Nam bán cầu. Quan hệ giữa hai nước từng trải qua nhiều cung bậc. Kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2009, hợp tác giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, chính trị, đối ngoại kinh tế, giáo dục, văn hóa… bao gồm cả những hiệp định về hợp tác quốc phòng, an ninh, thể hiện sự tin cậy, sự chín muồi trong quan hệ đối tác giữa hai nước chúng ta. Đến hôm nay, chúng ta vui mừng thấy rằng quan hệ hai nước Việt Nam và Australia là mối quan hệ đã được thử thách và đang căng tràn sức sống.” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
-Thủ tướng VN sắp thăm Australia, tranh chấp Biển Đông trong nghị trình