16:22 15/05/2016Ngày 15-5, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã long trọng tổ chức Lễ đúc tượng các cố Bộ trưởng Bộ Công an, cố Hiệu trưởng, cố Giám đốc Học viện tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dự buổi Lễ.
Dự buổi Lễ có Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Nguyễn Xuân Mười, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND; Trung tướng Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc Học viện ANND…
Bộ trưởng Tô Lâm với các đại biểu tại buổi Lễ
Theo đó, nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Học viện ANND (25/6/1946 - 25/6/2016), để tôn vinh công lao to lớn của các nhà lãnh đạo tiêu biểu trong lực lượng Công an nhân dân và góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học viên Nhà trường, được sự đồng ý của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, cùng gia đình các cố Bộ trưởng Bộ Công an, cố Hiệu trưởng Nhà trường, Học viện ANND tiến hành xây dựng Khu Tượng đài các cố Bộ Công an, cố Hiệu trưởng, Giám đốc Học viện qua các thời kỳ.
Các tượng đài sau khi hoàn thành sẽ được đặt tại Quảng trường trung tâm của Học viện ANND.
Bộ trưởng Tô Lâm cùng các đại biểu dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cố Bộ trưởng qua các thời kỳ.
Bộ trưởng Tô Lâm biểu dương Tổng cục Chính trị CAND, Học viện ANND đã tổ chức hoạt động có ý nghĩa chính trị, nhân văn sâu sắc này. Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, đây là những công trình có ý nghĩa giáo dục lịch sử, truyền thống, tri ân sâu sắc đối với các thế hệ lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Nhà trường - những người đã hết lòng vun đắp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của lực lượng CAND...
Trung tướng Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc Học viện ANND trân trọng cảm ơn Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã tạo điều kiện giúp đỡ; cảm ơn phu nhân cố Bộ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương và gia đình các đồng chí cố Bộ Công an qua các thời kỳ đã đến dự buổi Lễ; cảm ơn lãnh đạo tỉnh Nam Định, Công ty Đúc Thắng Lợi cùng các nghệ nhân đã tham gia công sức để cùng Học viện ANND thực hiện việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng này…
-Tượng Vua Hùng da trắng, môi đỏ gây tranh cãi:Cán bộ văn hóa lên ...
Tin Mới
Liên quan đến bức tượng Vua Hùng "da trắng, môi đỏ" gây tranh cãi, lãnh đạo Sở VHTTDL cho biết, sẽ có chỉ đạo điều chỉnh lại về mặt mỹ thuật để đáp ứng sự tôn kính của nhân dân đối với Quốc Tổ Hùng Vương. Như tin tức đã đưa, bức tượng Quốc Tổ Vua ...
Sẽ chỉnh sửa tượng vua Hùng 'da trắng như tuyết, môi đỏ như son'Một Thế Giới
Tượng Quốc tổ, 18 tượng Vua Hùng được công nhận lớn nhất Việt Nam
Báo Thanh Niên 27/04/2015 15:10 (TNO) Nguồn tin từ Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Gia Lai ngày 27.4 cho biết: Quần thể gồm tượng Quốc tổ và 18 tượng Vua Hùng vừa được Tổ chức kỷ lục Guiness Việt Nam công nhận lớn nhất Việt Nam.
Tượng Quốc tổ
Quần thể này nằm trong Công viên văn hóa Đồng Xanh, TP.Pleiku (Gia Lai) với nhiều hạng mục đặc sắc như nhà Rông, phiên bản Chùa Một Cột, tượng Quốc tổ bằng gỗ mít nặng trên 2 tấn; vườn bách thảo, chim thú, vườn tượng; gỗ hóa thạch triệu năm
Hằng năm, đúng dịp Giỗ tổ Hùng Vương, tại đây đều làm lễ dâng hương và viếng Vua Hùng.
Dịp này, tại Công viên văn hóa Đồng Xanh diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, ẩm thực của các vùng miền như Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, đờn ca tài tử Nam Bộ, trình diễn Cồng chiêng Tây nguyên, bài chòi Bình Định
18 tượng Vua Hùng
_________
.
Ôi ! Quốc tổ đây ư?
Da trắng như tuyết, môi đỏ như son
Dáng như thần tướng!
Lại nhuộm móng đỏ nữa!
Không ! Quyết là không phải. Đây không phải Quốc tổ !!!
(Bác nào có ảnh ông Giám đốc khu Du lịch này không?)
.
Chán mớ đời cho cái chỗ này:
Đây, họ biến 18 ông Vua Hùng thành lính canh cho chính ngôi đền thờ chính mình:
Công viên này của Cty Cổ phần Gia Lai CTC và được giới thiệu trên website rất hoành tráng, đại loại:
Đặc biệt, việc giới thiệu rất nhấn mạnh đến: "Khu Văn hóa tâm linh nơi có Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương được xây theo kiến trúc truyền thống với mái nhà Rông cách điệu cao 18m. Trong điện thờ, tượng Vua Hùng cao 6m, nặng gần 3 tấn gỗ mít sơn son thiếp vàng, kiến trúc văn hóa Việt bố trí sắp đặt hài hòa được thực hiện bởi các nghệ nhân từ thủ đô Hà Nội. Trước điện thờ là tượng 18 Vua Hùng uy nghi. Cạnh đó, chùa Một Cột -Tây Thiên Nhất Trụ được xây dựng theo đúng nguyên mẫu của Chùa Một Cột Hà Nội gợi nhớ về kiến trúc tâm linh thiêng liêng bậc nhất của Thủ đô. Xung quanh quần thể văn hóa Việt còn có lầu Thần tài, tượng Phật Quan Âm cứu khổ, cứu nạn, cổng Tam Quan bằng đá Ninh Bình; các loại cây quý được bố trí hài hòa, tạo ấn tượng và sự trân trọng đối với du khách khi đến nơi này"...
Tại đây thiên hạ mới ngả người ra, các vua Hùng sống lâu kinh khủng. Người ít tuổi nhất là Hùng Duệ Vương 211 tuổi, người nhiều tuổi nhất là Hùng Chiêu Vương 692 tuổi, thất kinh!
Sống lâu như thế chỉ có người ngoài hành tình, người ở thế giới này tuyệt nhiên không có.
Người ta có chú thích rành rành: "Những số liệu về tên, húy, tuổi, số vợ, con, cháu của 18 Vua Hùng ghi chú trước bức tượng được trích từ nguồn tài liệu Giới thiệu Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tác giả Vũ Kim Biên nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn do Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ xuất bản 2006"
Không rõ ông Vũ Kim Biên và sở văn hóa Phú Thọ căn cứ vào nguồn nào mà dám đưa ra những số liệu kinh khủng nói trên?
Thôi để mọi người bình luận. buồn cười quá hết muốn nói.
Dưới đây là các đồng chí Vua Hùng có tuổi thọ của người ngoài hành tinh
Tin ảnh: Trần Hiếu
_________
.
Ôi ! Quốc tổ đây ư?
Da trắng như tuyết, môi đỏ như son
Dáng như thần tướng!
Lại nhuộm móng đỏ nữa!
Không ! Quyết là không phải. Đây không phải Quốc tổ !!!
(Bác nào có ảnh ông Giám đốc khu Du lịch này không?)
.
Chán mớ đời cho cái chỗ này:
Đây, họ biến 18 ông Vua Hùng thành lính canh cho chính ngôi đền thờ chính mình:
Đặc biệt, việc giới thiệu rất nhấn mạnh đến: "Khu Văn hóa tâm linh nơi có Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương được xây theo kiến trúc truyền thống với mái nhà Rông cách điệu cao 18m. Trong điện thờ, tượng Vua Hùng cao 6m, nặng gần 3 tấn gỗ mít sơn son thiếp vàng, kiến trúc văn hóa Việt bố trí sắp đặt hài hòa được thực hiện bởi các nghệ nhân từ thủ đô Hà Nội. Trước điện thờ là tượng 18 Vua Hùng uy nghi. Cạnh đó, chùa Một Cột -Tây Thiên Nhất Trụ được xây dựng theo đúng nguyên mẫu của Chùa Một Cột Hà Nội gợi nhớ về kiến trúc tâm linh thiêng liêng bậc nhất của Thủ đô. Xung quanh quần thể văn hóa Việt còn có lầu Thần tài, tượng Phật Quan Âm cứu khổ, cứu nạn, cổng Tam Quan bằng đá Ninh Bình; các loại cây quý được bố trí hài hòa, tạo ấn tượng và sự trân trọng đối với du khách khi đến nơi này"...
Tại đây thiên hạ mới ngả người ra, các vua Hùng sống lâu kinh khủng. Người ít tuổi nhất là Hùng Duệ Vương 211 tuổi, người nhiều tuổi nhất là Hùng Chiêu Vương 692 tuổi, thất kinh!
Sống lâu như thế chỉ có người ngoài hành tình, người ở thế giới này tuyệt nhiên không có.
Người ta có chú thích rành rành: "Những số liệu về tên, húy, tuổi, số vợ, con, cháu của 18 Vua Hùng ghi chú trước bức tượng được trích từ nguồn tài liệu Giới thiệu Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tác giả Vũ Kim Biên nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn do Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ xuất bản 2006"
Không rõ ông Vũ Kim Biên và sở văn hóa Phú Thọ căn cứ vào nguồn nào mà dám đưa ra những số liệu kinh khủng nói trên?
Thôi để mọi người bình luận. buồn cười quá hết muốn nói.
Dưới đây là các đồng chí Vua Hùng có tuổi thọ của người ngoài hành tinh
Nguồn: Quê Choa.
Kỳ lạ chuyện tượng vừa đúc xong biến mất tại Thái Nguyên
Chỉ ít ngày sau Đại lễ đúc tượng hoành tráng được tổ chức tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; cả hai pho tượng Quốc tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ đã biến mất bí ẩn trước sự ngỡ ngàng của người dân địa phương.
Cho đến hôm nay 6/4/2015- tức là gần tròn 1 năm sau ngày tổ chức Đại lễ đúc tượng- nhiều người dân trong tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa biết 2 pho tượng Quốc tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ đang ở đâu.
Trong tâm trí của người dân, địa điểm Đại lễ đúc tượng hoành tráng được tổ chức tại chùa Phù Liễn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nhằm đúng ngày 9/4/2014 tức ngày 10/3 năm Giáp Ngọ.
Tới dự Đại Lễ có mặt đông đủ đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, TP Thái Nguyên, Quỹ tu bổ Đền Hùng; Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Nguyên, Trụ trì chùa Phù Liễn; cùng các đại biểu đại diện cho các ban, ngành, đoàn thể và các Chư Tôn đức Tăng Ni, nhà từ thiện, du khách trong và ngoài tỉnh.
Theo dự kiến, tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân và tượng Quốc Mẫu Âu Cơ được đúc bằng đồng (cao 2m, nặng khoảng 1,2 tấn). Chi phí đúc tượng được trích từ nguồn Quỹ tu bổ Đền Hùng cùng sự đóng góp của các nhà hảo tâm, từ thiện, nhân dân trong và ngoài tỉnh. Sau khi đúc tượng sẽ được trưng bày tại Đình Hùng Vương, phường Trưng Vương, TP Thái Nguyên.
Các đại biểu thành kính tại Đại lễ đúc tượng
Theo những người chứng kiến, tại thời điểm đúc tượng, rất nhiều người tham dự buổi lễ đã tháo dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn vàng đang đeo trên người đặt vào khay do Ban tổ chức chuẩn bị để “cung tiến” trực tiếp vào lò đúc tượng.
Ông Vũ Anh Tuấn-Chủ tịch UBND phường Trưng Vương, TP Thái Nguyên nhớ lại: chính ông được chứng kiến Phó Giám đốc Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Thái Nguyên tháo nhẫn đang đeo trên tay ném vào khi tượng đang được các nghệ nhân đúc.
Đông đảo người dân Thái Nguyên thành kính tham dự lễ đúc tượng
Đại lễ đúc 2 pho tượng Quốc tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ được tổ chức hoành tráng là thế và được tỉnh Thái Nguyên, TP Thái Nguyên coi đây là hoạt động có ý nghĩa, thể hiện niềm tri ân sâu sắc của Đảng bộ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhân dân tỉnh Thái Nguyên nhân ngày Quốc lễ giỗ tổ Hùng Vương. Không những vậy, đó còn là nơi nhiều người dân thành tâm gửi gắm tâm nguyện.
Oái oăm thay! Sau khi tổ chức đúc linh đình tại chùa Phù Liễn TP Thái Nguyên, 2 pho tượng lặng lẽ được di chuyển đi nơi khác gần 1 năm qua, không ai nhìn thấy nó lần nào nữa! Thậm chí khá nhiều người trong cuộc khi được hỏi cũng không biết những pho tượng này được chuyển đi đâu, để làm gì.
Rất nhiều đồ trang sức bằng kim loại quý đã được người dân cung tiến ngay tại buổi lễ đúc tượng
Theo lãnh đạo UBND phường Trưng Vương TP Thái Nguyên- nơi có Đình Hùng Vương- cho biết: vì kinh phí thuê đúc tượng là nguồn xã hội hoá, nên phường cũng chẳng được phép quan tâm sâu, mọi người làm thế nào là tuỳ. Chỉ có điều là sau khi đúc xong tại Chùa Phù Liễn, tượng không được đưa về Đình Hùng Vương của phường Trưng Vương như dự kiến ban đầu, còn đem đi đâu không hề có kế hoạch hay thông báo gì cả…
Đồ cung tiến bằng vàng được đổ trực tiếp vào khuôn đúc tượng trước sự chứng kiến của đông đảo mọi người
Cho đến thời điểm này, 2 pho tượng Quốc tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ được đúc tại Thái Nguyên hình thù ra sao, có bao nhiêu vàng, bạc và kim loại quý của người dân thành tâm cung tiến chẳng ai có thể đo đếm, biết được. Họ chỉ biết là đã có rất nhiều vàng được bỏ vào cái nồi nấu phôi đồng đó.
Trưởng BQL Đình Hùng Vương giới thiệu với PV về nơi dự kiến đặt tượng trong đình đã được chuẩn bị gần 1 năm qua
Rất nhiều người lo ngại và đặt câu hỏi: Vì sao có chuyện lạ kỳ như vậy? Liệu sau này, các pho tượng được đem trả lại Đình Hùng Vương tại phường Trưng Vương, TP Thái Nguyên có phải là những pho tượng đã được đúc tại chùa Phù Liễn gần 1 năm trước hay nó đã được “phù phép” theo một cách thức nào đó?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này đến bạn đọc!
(Theo báo Xây dựng)