-Nguyễn Văn Đề
Ngày 22/4/2015 bà con dân oan 3 miền biểu tình trước lăng HCM
-
-
-
--
-Vai trò của dân ở đâu?
Những tiểu thương này đã gắn bó hàng chục năm với chợ Đầm, góp phần vào việc thu ngân sách của TP Nha Trang cũng như tạo dựng một thương hiệu chợ Đầm cho thành phố du lịch biển. Từ nhiều tháng trước, chính họ cũng từng bãi thị để phản ánh việc Công ty CP Sông Đà - Nha Trang (chủ đầu tư) không minh bạch khi xây dựng chợ mới; nhiều người buôn bán rất lâu nhưng không được đền bù, phải mua lô sạp mà không được ưu đãi gì.
Thời điểm đó, lãnh đạo Công ty CP Sông Đà - Nha Trang thừa nhận đã sai khi ban hành văn bản về việc góp vốn của các hộ kinh doanh để xây dựng chợ khi chưa được phê duyệt giá. UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu UBND TP Nha Trang và chủ đầu tư cùng ban quản lý chợ Đầm nghiêm túc kiểm điểm; chủ đầu tư phải rà soát từng trường hợp cụ thể để sắp xếp, hỗ trợ di dời và có giá cả cho thuê (được phê duyệt) hợp lý... Chỉ đến khi đó, dư luận mới biết những người triển khai dự án này đã không sòng phẳng với chính các tiểu thương đã góp công tạo dựng nên thương hiệu chợ Đầm.
Vụ việc chợ Đầm khiến chúng ta nhớ năm 2014, cũng tại TP Nha Trang, bà Nguyễn Thị An, trưởng môt ngành hàng của chợ Xóm Mới, phải nhờ báo chí lên tiếng. Khi đó, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo trước ngày 10-11-2014, UBND TP Nha Trang phải chủ trì, phối hợp với nhà đầu tư, ban quản lý chợ tổ chức họp tuyên truyền, vận động, lấy ý kiến của doanh nghiệp, tiểu thương về việc triển khai dự án trung tâm thương mại và chợ Xóm Mới. Song, quá hạn rất lâu mà không thấy ai hỏi, thậm chí họ đi hỏi trực tiếp rồi gửi văn bản từ tỉnh đến thành phố nhưng đều không nhận được trả lời.
Còn nhớ sau vụ chặt cây xanh vừa qua ở thủ đô, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Phạm Quang Nghị đã nhấn mạnh: Cần rút ra bài học kinh nghiệm hết sức sâu sắc về tổ chức các vấn đề nhạy cảm, bài học về lắng nghe ý kiến nhân dân.
Cây xanh trên đường phố hay chợ, ngoài việc gắn bó với đời sống thì sâu xa và thiêng liêng hơn nữa, là còn gắn chặt với tình cảm của người dân mà chính quyền địa phương buộc phải nhìn thấy, phải trân trọng khi hoạch định các chiến lược phát triển. Hẳn dân Hà Nội ai chẳng muốn đường phố có những hàng cây xanh và đẹp. Hẳn tiểu thương chợ Đầm ai cũng đều muốn được kinh doanh trong một khu chợ hoành tráng hơn chợ cũ có độ an toàn thấp, cũng không ai dại bỏ công ăn việc làm để đi khiếu nại.
Phải chăng những người triển khai dự án chợ Đầm mới đã cố tình không biết đến điều tương tự mà ông Phạm Quang Nghị từng ví von trong vụ chặt cây xanh ở thủ đô, rằng: “Cây chưa trồng là của dự án của chúng ta; cây đã trồng là của xã hội, của đường phố, của thủ đô”?Lương Duy Cường-
-Tiểu thương chợ Đầm phản đối đập chợ xây đài phun nước
-20/04/2015
Cho rằng chủ trương đập bỏ chợ Đầm tròn xây công viên nước là phá bỏ một biểu tượng của thành phố, lo lắng cuộc sống bị xáo trộn khi chuyển qua chợ mới, hàng trăm tiểu thương chợ Đầm, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã đóng cửa ki ốt, bãi thị để phản đối.
-
Tiểu thương Chợ Đầm phản đối phá chợ xây đài phun nước (NLD)
Nạo vét luồng lạch trên vịnh Cam Ranh: Chính quyền giám sát chặt chẽ
07/03/2015, 08:42 [GMT+7]
Thời gian gần đây, cá, tôm của những hộ nuôi trồng thủy sản tại phường Cam Phúc Bắc chết liên tục. Người dân cho rằng, nguyên nhân chính bắt nguồn từ hoạt động nạo vét luồng lạch của các xáng cạp trên vịnh gây ra...
Người dân cho rằng việc ô nhiễm vùng nuôi trồng là do hoạt động nạo vét luồng lạch gây ra.
Thủy sản chết liên tục
Gần 2 tháng nay, trên vùng biển thuộc địa phận phường Cam Phúc Bắc (vịnh Cam Ranh, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) xuất hiện nhiều xáng cạp hoạt động liên tục ngày đêm, lấy cát từ đáy biển có độ sâu từ 2 đến 10m lên các xà lan vận chuyển. Cũng trong thời điểm này, cá, tôm các lồng bè nuôi trồng thủy sản ở phường Cam Phúc Bắc cũng chết hàng loạt. Người dân cho rằng, việc múc cát đã tác động đến môi trường biển, xáo trộn hệ sinh thái tự nhiên, khiến cho hải sản của ngư dân nuôi trồng trên vịnh bị chết với số lượng lớn. Ông Hồ Văn Hòa (tổ dân phố Hòa Do 5, phường Cam Phúc Bắc) cho rằng: “Lâu nay việc nuôi trồng diễn ra bình thường, cá tôm cũng có chết nhưng chỉ chết rải rác, số lượng không đáng kể. Nhưng từ ngày xuất hiện các xáng cạp múc cát từ đáy biển, cá nuôi của các hộ dân bị chết rất nhiều. Đây chắc chắn là do nguồn nước bị ô nhiễm vì các xáng cạp múc cát ở phía ngoài khu vực nuôi trồng chứ không phải dịch bệnh. Vì nếu dịch thì hải sản sẽ chết đồng loạt”.
Theo những người dân địa phương, trong vòng 1 tháng nay, hầu như tất cả các hộ nuôi trồng trong vùng xáng cạp múc cát đều có hải sản bị chết. Nhiều gia đình nay phải bỏ trống lồng bè vì sợ thả con giống xuống sẽ bị thiệt hại. Ông Nguyễn Ngọc Lý (người nuôi cá trên lồng bè ở phường Cam Phúc Bắc) cho biết: “Gia đình tôi thả 2.000 con cá chim, cá bớp vừa được 3 tháng tuổi thì bị chết mất 1.000 con. 2 loại cá này rất khỏe, ít khi dịch bệnh, song kể từ khi xuất hiện các xáng cạp múc cát một thời gian thì cá bắt đầu chết. Thấy vậy gia đình phải bán vội để vớt vát lại vốn. Nay lồng bè để không, sợ thả nữa cá lại chết tiếp”.
Có mặt tại khu vực mặt nước biển thuộc phường Cam Phúc Bắc ngày 4-3, phóng viên ghi nhận có 7 xáng cạp đang múc cát gần khu vực nuôi trồng của các hộ dân. Các xáng cạp này không chỉ múc cát đơn thuần, khu vực nào cát được múc lên nhưng có nhiều bùn, máy cạp lại múc cát từ xà lan thả xuống biển như hành động rửa cát rồi mới tiếp tục múc lên xà lan. Điều này đã làm cho vùng biển xung quanh khu vực xáng cạp hoạt động trở nên đục nước, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Được biết, do quá bức xúc, thời điểm trước Tết Nguyên đán, mấy chục người dân đã chạy ghe ra bao vây các xáng cạp yêu cầu họ ngưng lấy cát. Để đối phó, công nhân trên các xáng cạp dàn hàng ngang có cầm hung khí. Cuộc đối đầu giữa người dân với người làm trên xáng cạp trở nên căng thẳng nhưng may là không có xô xát nào xảy ra.
Chính quyền tiếp tục giám sát chặt chẽ
Ông Phan Ngọc Phương - Chủ tịch UBND phường Cam Phúc Bắc cho biết: “Khi có hiện tượng hải sản chết, người dân báo cho địa phương. Chúng tôi đã kiểm tra và thấy số lượng cá, tôm chết là có thật nhưng không đáng kể. Đúng là khi múc cát, các máy cạp có làm quậy bùn nên sẽ có ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng này so với bùn mùa mưa là không đáng kể”.
Hoạt động múc cát của các xáng cạp nằm trong hạng mục nạo vét luồng lạch trên vịnh Cam Ranh để phục vụ Dự án Cải tạo môi trường sinh thái đầm Thủy Triều và phục vụ mục đích quân sự. Việc nạo vét do Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Môi Trường Xanh và Công ty Cái Mép đảm nhiệm và được Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh cấp phép. Vị trí nạo vét chạy dài qua khu vực biển thuộc các phường Cam Nghĩa, Cam Phúc Bắc, Cam Phúc Nam. Chiều rộng đáy nạo vét của mỗi đơn vị thi công là 210m, chiều dài 3.330m, cách hạ lưu cầu Long Hồ 700m kéo dài ra phía biển.
Từ khi xuất hiện cá, tôm chết, các hộ nuôi đã đến phường 2 lần để nhờ chính quyền can thiệp. Sau đó, các hộ dân tiếp tục đến UBND thành phố để bày tỏ bức xúc và yêu cầu can thiệp để các đơn vị thi công ngừng nạo vét. Họ cũng kiến nghị di dời lồng bè ra khỏi khu vực thi công, khi di dời hoàn tất mới được tiếp tục nạo vét luồng lạch. Sau cuộc gặp này, UBND TP. Cam Ranh đã yêu cầu các đơn vị tạm ngừng thi công để chính quyền lấy mẫu nước và hải sản chết đem đi giám định để xác định nguyên nhân; khi có kết quả mới thi công tiếp. Sau đó chỉ có Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Môi Trường Xanh dừng múc cát, còn Công ty Cái Mép vẫn tiếp tục thi công, mặc cho người dân phản đối.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh khẳng định: “Việc thi công của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Môi Trường Xanh và Công ty Cái Mép đã được cấp phép và có báo cáo tác động môi trường, có cơ quan chức năng thẩm định. Như vậy, về thủ tục pháp lý là họ hoàn toàn đầy đủ. Quan điểm của thành phố là phải bảo vệ quyền lợi của người dân nhưng dựa trên cơ sở pháp luật. Nếu 2 đơn vị thi công gây thiệt hại cho người dân thì thành phố cương quyết bảo vệ”. Cũng theo ông Sơn, sau khi lấy mẫu nước đi xét nghiệm thì xác định việc cá, tôm chết không phải do ô nhiễm nguồn nước từ việc thi công nạo vét luồng lạch. Hiện những hộ trong vùng bị tác động đã được tiến hành di dời. UBND thành phố sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ việc thi công nạo vét. Nếu có cơ sở khẳng định thiệt hại của người dân là do việc thi công nạo vét gây ra, UBND thành phố lập tức yêu cầu đơn vị thi công dừng lại để tiến hành đền bù và có phương án hỗ trợ di dời lồng bè ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng. Đồng thời cũng yêu cầu cơ quan chức năng xem xét lại đánh giá tác động môi trường.
Đình Lâm-
Ngày 22/4/2015 bà con dân oan 3 miền biểu tình trước lăng HCM
-
-
-
--
-Vai trò của dân ở đâu?
20/04/2015 23:51
Việc hàng trăm tiểu thương chợ Đầm (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tiếp tục tụ tập phản đối việc xây dựng lại ngôi chợ khiến dư luận băn khoăn: Vai trò của người dân được đặt ở đâu khi thực hiện dự án?Những tiểu thương này đã gắn bó hàng chục năm với chợ Đầm, góp phần vào việc thu ngân sách của TP Nha Trang cũng như tạo dựng một thương hiệu chợ Đầm cho thành phố du lịch biển. Từ nhiều tháng trước, chính họ cũng từng bãi thị để phản ánh việc Công ty CP Sông Đà - Nha Trang (chủ đầu tư) không minh bạch khi xây dựng chợ mới; nhiều người buôn bán rất lâu nhưng không được đền bù, phải mua lô sạp mà không được ưu đãi gì.
Thời điểm đó, lãnh đạo Công ty CP Sông Đà - Nha Trang thừa nhận đã sai khi ban hành văn bản về việc góp vốn của các hộ kinh doanh để xây dựng chợ khi chưa được phê duyệt giá. UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu UBND TP Nha Trang và chủ đầu tư cùng ban quản lý chợ Đầm nghiêm túc kiểm điểm; chủ đầu tư phải rà soát từng trường hợp cụ thể để sắp xếp, hỗ trợ di dời và có giá cả cho thuê (được phê duyệt) hợp lý... Chỉ đến khi đó, dư luận mới biết những người triển khai dự án này đã không sòng phẳng với chính các tiểu thương đã góp công tạo dựng nên thương hiệu chợ Đầm.
Vụ việc chợ Đầm khiến chúng ta nhớ năm 2014, cũng tại TP Nha Trang, bà Nguyễn Thị An, trưởng môt ngành hàng của chợ Xóm Mới, phải nhờ báo chí lên tiếng. Khi đó, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo trước ngày 10-11-2014, UBND TP Nha Trang phải chủ trì, phối hợp với nhà đầu tư, ban quản lý chợ tổ chức họp tuyên truyền, vận động, lấy ý kiến của doanh nghiệp, tiểu thương về việc triển khai dự án trung tâm thương mại và chợ Xóm Mới. Song, quá hạn rất lâu mà không thấy ai hỏi, thậm chí họ đi hỏi trực tiếp rồi gửi văn bản từ tỉnh đến thành phố nhưng đều không nhận được trả lời.
Còn nhớ sau vụ chặt cây xanh vừa qua ở thủ đô, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Phạm Quang Nghị đã nhấn mạnh: Cần rút ra bài học kinh nghiệm hết sức sâu sắc về tổ chức các vấn đề nhạy cảm, bài học về lắng nghe ý kiến nhân dân.
Cây xanh trên đường phố hay chợ, ngoài việc gắn bó với đời sống thì sâu xa và thiêng liêng hơn nữa, là còn gắn chặt với tình cảm của người dân mà chính quyền địa phương buộc phải nhìn thấy, phải trân trọng khi hoạch định các chiến lược phát triển. Hẳn dân Hà Nội ai chẳng muốn đường phố có những hàng cây xanh và đẹp. Hẳn tiểu thương chợ Đầm ai cũng đều muốn được kinh doanh trong một khu chợ hoành tráng hơn chợ cũ có độ an toàn thấp, cũng không ai dại bỏ công ăn việc làm để đi khiếu nại.
Phải chăng những người triển khai dự án chợ Đầm mới đã cố tình không biết đến điều tương tự mà ông Phạm Quang Nghị từng ví von trong vụ chặt cây xanh ở thủ đô, rằng: “Cây chưa trồng là của dự án của chúng ta; cây đã trồng là của xã hội, của đường phố, của thủ đô”?Lương Duy Cường-
-Tiểu thương chợ Đầm phản đối đập chợ xây đài phun nước
-20/04/2015
Cho rằng chủ trương đập bỏ chợ Đầm tròn xây công viên nước là phá bỏ một biểu tượng của thành phố, lo lắng cuộc sống bị xáo trộn khi chuyển qua chợ mới, hàng trăm tiểu thương chợ Đầm, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã đóng cửa ki ốt, bãi thị để phản đối.
Phá bỏ một biểu tượng của thành phố
Khoảng 8 giờ sáng 20.4, hơn 200 tiểu thương tập trung trước cổng chợ Đầm, sau đó kéo qua các tuyến phố rồi tập trung trước UBND TP. Nha Trang để được gặp nhà chức trách.
UBND TP. Nha Trang đã mở cổng mời các tiểu thương vào phòng họp để lắng nghe các ý kiến của tiểu thương.
Bà Ngô Thị Bình, một tiểu thương ở chợ Đầm cho rằng chợ Đầm tròn còn kiên cố, là một biểu tượng của TP. Nha Trang. Theo bà Bình, việc đập chợ Đầm tròn xây công viên nước là lãng phí vì Nha Trang có bãi biển, nhiều khu vui chơi, công viên.
Việc đập chợ còn làm xáo trộn đến cuộc sống của các tiểu thương, “Tại sao chúng ta phải lấy đi cái chợ mà người dân đã buôn bán sầm uất vì cuộc sống của họ và gia đình để làm công viên nước?”, bà Bình đặt câu hỏi.
Nhiều tiểu thương khác khi phát biểu trước lãnh đạo thành phố cũng cho rằng đập chợ Đầm tròn là “phá bỏ một biểu tượng” gắn với Nha Trang mà du khách nhớ đến, đồng thời lo lắng nhiều vấn đề phát sinh khi chuyển vào chợ mới thay thế do tư nhân sở hữu.
Cụ thể, các tiểu thương cho rằng Công ty CP Sông Đà-Nha Trang-chủ đầu tư Dự án xây dựng Chợ Đầm mới “thiếu minh bạch” trong quá trình triển khai dự án.
Các tiểu thương lo lắng giá mặt bằng ở chợ mới quá cao, vị trí không thuận lợi, trong khi tình hình buôn bán ế ẩm do du khách giảm, các siêu thị nở rộ.
Một tiểu thương kiến nghị, trong trường hợp phải đập bỏ chợ Đầm tròn thì cho tiểu thương thêm 5 năm buôn bán để sắp xếp, các tiểu thương đang khó khăn, nhiều người còn nợ ngân hàng, nếu chuyển qua chợ mới có thể dẫn đến tình trạng nợ cũ chưa xong phải trả thêm nợ mới. Trước đó, ngày 30.1.2015, các tiểu thương từng bãi thị và kiến nghị lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa không phá bỏ khu chợ Đầm tròn.
“Sẽ đảm bảo quyền lợi cho bà con nhân dân”
Trong thông báo kết luận của UBND tỉnh Khánh Hòa về giải quyết kiến nghị tại buổi tiếp công dân ngày 5.2.2015, ông Nguyễn Chiến Thắng-Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc triển khai Dự án chợ Đầm Nha Trang là cần thiết vì: chợ đã nhiều lần bị hỏa hoạn dẫn đến độ an toàn thấp, không đảm bảo an toàn tính mạng cho người kinh doanh và người đến mua sắm; chợ bố trí không khoa học và không có đường cho xe cứu hỏa đếp dập lửa; không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, không xứng tầm với đô thị loại I như Nha Trang.
UBND tỉnh yêu cầu UBND TP. Nha Trang, Công ty CP Sông Đà, BQL chợ Đầm rà soát từng trường hợp cụ thể đang kinh doanh tại chợ Đầm tròn để lập phương án sắp xếp, bố trí, hỗ trợ di dời và giá cả cho thuê (được UBND tỉnh phê duyệt) mặt bằng kinh doanh mới tại khu vực chợ đang xây dựng; phối hợp với các cơ quan thuế giải quyết theo thẩm quyền việc miễn, giảm các loại thuế, phí liên quan đến các hộ kinh doanh tại chợ Đầm tròn cũ bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng chợ mới.
UBND tỉnh cũng yêu cầu Công ty CP Sông Đà loại bỏ dự án chợ đêm phục vụ du lịch ra khỏi đồ án quy hoạch của dự án.
Tại buổi đối thoại sáng 20.4, ông Lê Tất Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà Nha Trang khẳng định sẽ bố trí đủ lô sạp theo nhu cầu của bà con.
“Chúng tôi muốn tất cả bà con vào chợ và đã xây dựng rất nhiều mức giá và rất nhiều hình thức: thuê, mua, trả góp…”, ông Dũng nói.
Còn ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang cho biết, đã chỉ đạo bố trí mặt bằng kinh doanh theo ngành hàng kinh doanh, ưu tiên cho bà con ở chợ Đầm tròn một khu vực kinh doanh ổn định, dự kiến là ở tầng 2 của khu chợ mới.
Về các ưu đãi, ông Tuấn cho hay, UBND thành phố đã yêu cầu chủ đầu tư phải miễn cho bà con các khoản phí và dịch vụ trong vòng 12 tháng kể từ khi kí hợp đồng.
UBND TP cũng yêu cầu tất cả các nhóm lô sạp phải được lên phương án giá, chủ đầu tư có 6 loại hợp đồng để bà con chọn lựa tùy theo khả năng, mỗi loại lô sạp, hợp đồng có giá riêng, sắp tới sẽ niêm yết rõ ràng. Chủ đầu tư không được tăng giá tùy tiện mà chỉ được tăng theo hệ số trượt giá.
“Thành phố và tỉnh có trách nhiệm trong đảm bảo quyền lợi cho bà con nhân dân, giám sát chủ đầu tư trong quá trình thực hiện”, ông Tuấn nói.
Chợ Đầm Nha Trang được xây dựng những năm 1970, là trung tâm thương mại lớn, được cho là công trình kiến trúc đẹp của thành phố. Ngày 28.8.2013, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Sông Đà - Nha Trang thực hiện Dự án chợ Đầm Nha Trang để thay thế chợ cũ. Dự án gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ tháng 1.2014 đến hết tháng 12.2015, giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2016 và kết thúc vào năm 2020. Hiện nay, dự án đã hoàn thiện khu tầng 1. Chợ có khoảng hơn 1.000 tiểu thương buôn bán. Sau khi đi vào hoạt động, toàn bộ các tiểu thương sẽ được bố trí nơi buôn bán ở chợ mới.
Các tiểu thương tập trung trước cổng chợ Đầm. Ảnh: L.P |
Sau đó kéo đến UBND TP. Nha Trang. Ảnh: L.P |
Các tiểu thương nêu các kiến nghị, đề bạt lên lãnh đạo thành phố. Ảnh: L.P |
Lãnh đạo TP. Nha Trang đối thoại với các tiểu thương. Ảnh: L.P |
Đài Á Châu Tự Do added 4 new photos.
Sáng ngày 20.4.2015, tại Nha Trang, tiểu thương chợ Đầm Tròn tổ chức biểu tình phản đối quyết định cưỡng chế, di dời chợ nhằm mục đích xây trung tâm thương mại của chính quyền.
Đây là một trong hàng chục, hàng trăm khu chợ của người dân đang bị chính quyền thu hồi như vậy trên cả nước.
Cuộc sống mưu sinh và quyền lợi của người dân không được bảo đảm, đã buộc họ phải xuống đường phản kháng.
Khu chợ Đầm tròn sẽ quy hoạch xây đài phun nước
Chợ Đầm Nha Trang được xây dựng vào những năm 1970 do Kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ thiết kế. Trong đó, hai khu chung cư A và B hoàn thành năm 1972. Từ lâu, khu chợ này đã trở thành một địa chỉ du lịch nổi tiếng và là một trong những biểu tượng của thành phố.
Ngày 28-8-2013, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Sông Đà - Nha Trang thực hiện Dự án chợ Đầm Nha Trang. Khu nhà chợ Đầm mới có quy mô 3 tầng với tổng diện tích hơn 21.000m², bên cạnh đó còn có khu chợ tươi sống 1 tầng rộng hơn 1.400m².
Việc xây dựng lại chợ Đầm được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tiến hành từ tháng 1-2014 đến hết tháng 12-2015, giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2016 và kết thúc vào năm 2020. Hiện nay, có khoảng 1.300 hộ kinh doanh tại đây.
Hàng trăm tiểu thương chợ Đầm ở Nha Trang lại bãi thị
->> Hàng trăm tiểu thương bãi thị, kiến nghị giữ lại chợ Đầm Nha Trang>> Tiểu thương chợ Vinh bãi thị
>> Bị cản trở kinh doanh, tiểu thương bức xúc
>> Tiểu thương bỏ chợ vì giá thuê kiốt tăng vọt
>> Hàng trăm tiểu thương chợ Vườn Hoa bãi thị
Dân đổ cá chết phản đối xáng cạp, gây tắc quốc lộ Hàng trăm tiểu thương chợ Đầm ở Nha Trang lại bãi thị
->> Hàng trăm tiểu thương bãi thị, kiến nghị giữ lại chợ Đầm Nha Trang>> Tiểu thương chợ Vinh bãi thị
>> Bị cản trở kinh doanh, tiểu thương bức xúc
>> Tiểu thương bỏ chợ vì giá thuê kiốt tăng vọt
>> Hàng trăm tiểu thương chợ Vườn Hoa bãi thị
TTO - Khoảng 15g ngày 20-4, hàng trăm người dân ở P.Cam Phúc Bắc (TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã mang cá, tôm chết đổ ngang quốc lộ 1 gây ách tắc giao thông. Chính quyền đã có buổi đối thoại khẩn với dân.
Người dân đổ cá, tôm bị chết ra quốc lộ 1 để phản đối xáng cạp gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: D.T.
|
Hàng trăm xe các loại bị ùn tắc ở hai đầu đường trước trụ sở UBND P. Cam Phúc Bắc.
Lực lượng cảnh sát giao thông phải rất vất vả để xử lý cho từng chiếc xe một đi qua. Lực lượng chức năng của TP. Cam Ranh cũng có mặt tại hiện trường đề nghị người dân vào trụ sở UBND P. Cam Phúc Bắc để làm việc, đối thoại nhưng nhiều người dân vẫn không đồng ý.
Một người đàn ông xưng là Phạm Văn Khải cho biết ông nuôi tám lồng tôm với gần 800 con tôm trong đầm Thủy Triều thuộc P.Cam Phúc Bắc, mỗi con có giá trị gần 1 triệu đồng. Nhưng những ngày qua, tôm liên tục chết với số lượng ngày càng nhiều.
“Mấy cái xáng cạp nạo vét trong đầm Thủy Triều quậy đáy đầm gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm tôm cá ở đây chết hàng loạt. Chúng tôi chở tôm, cá chết lên UBND P. Cam Phúc Bắc đề nghị chính quyền can thiệp nhưng lãnh đạo phường không giải quyết gì hết. Tiền mồ hôi nước mắt của dân đi vay đi mượn, giờ chết hết vầy ai không đau xót, vậy mà khiếu nại bao nhiêu lần chính quyền không giải quyết gì” - ông Khải bức xúc.
Vụ việc gây tắc nghẽn giao thông quốc lộ 1 với hàng trăm xe ùn ứ - Ảnh: D.T.
|
Lúc 16g45 cùng ngày, chính quyền phát loa mời dân vào hội trường gặp lãnh đạo TP. Cam Ranh để đối thoại.
Đến 17g, tình trạng ùn ứ trên QL1 qua P.Cam Phúc Bắc được giải quyết, giao thông trở lại bình thường.
Trước đây Tuổi Trẻ đã phản ánh việc người dân bức xúc, phản đối các dự án nạo vét tạo luồng cho tàu vào vùng nước do hải quân quản lý của Công ty CP đầu tư Cái Mép và dự án nạo vét luồng lạch phục vụ dự án cải tạo môi trường sinh thái đầm Thủy Triều do Công ty CP xây dựng và phát triển Môi Trường Xanh làm chủ đầu tư.
Nhiều người dân trước đó bức xúc đã làm đơn khiếu nại lên phường, lên TP Cam Ranh nhưng việc triển khai các dự án nạo vét trên vẫn được tiếp tục.
Chiều tối 20-4, tại UBND P.Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa), ông Nguyễn Ngọc Sơn - phó chủ tịch UBND TP Cam Ranh, đã đối thoại khẩn với khoảng 100 người dân nuôi trồng thủy sản tại phường này.
Thông báo với dân, ông Sơn cho hay đã ngay lập tức yêu cầu Công ty CP Xây dựng và phát triển Môi Trường Xanh dừng thi công, đưa các phương tiện rời khỏi khu vực nạo vét.
“Ngay ngày 21-4, UBND TP Cam Ranh sẽ tổ chức cuộc họp với các bên để đối thoại nhằm đạt được thỏa thuận cần thiết. Khi nào đạt được sự thống nhất giữa dân với chủ đầu tư thì khi đó dự án mới tiếp tục triển khai. Tôi cũng yêu cầu các ngành chức năng của TP Cam Ranh ngay sáng 21-4 phải lấy mẫu nước, mẫu tôm, cá chết của dân để đi xét nghiệm tìm rõ nguyên nhân. Nếu tôm cá chết do nguồn nước ô nhiễm bởi thi công dự án, thì các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm bồi thường” - ông Sơn hứa.
-
Nạo vét luồng lạch trên vịnh Cam Ranh: Chính quyền giám sát chặt chẽ
07/03/2015, 08:42 [GMT+7]
Thời gian gần đây, cá, tôm của những hộ nuôi trồng thủy sản tại phường Cam Phúc Bắc chết liên tục. Người dân cho rằng, nguyên nhân chính bắt nguồn từ hoạt động nạo vét luồng lạch của các xáng cạp trên vịnh gây ra...
Người dân cho rằng việc ô nhiễm vùng nuôi trồng là do hoạt động nạo vét luồng lạch gây ra.
Thủy sản chết liên tục
Gần 2 tháng nay, trên vùng biển thuộc địa phận phường Cam Phúc Bắc (vịnh Cam Ranh, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) xuất hiện nhiều xáng cạp hoạt động liên tục ngày đêm, lấy cát từ đáy biển có độ sâu từ 2 đến 10m lên các xà lan vận chuyển. Cũng trong thời điểm này, cá, tôm các lồng bè nuôi trồng thủy sản ở phường Cam Phúc Bắc cũng chết hàng loạt. Người dân cho rằng, việc múc cát đã tác động đến môi trường biển, xáo trộn hệ sinh thái tự nhiên, khiến cho hải sản của ngư dân nuôi trồng trên vịnh bị chết với số lượng lớn. Ông Hồ Văn Hòa (tổ dân phố Hòa Do 5, phường Cam Phúc Bắc) cho rằng: “Lâu nay việc nuôi trồng diễn ra bình thường, cá tôm cũng có chết nhưng chỉ chết rải rác, số lượng không đáng kể. Nhưng từ ngày xuất hiện các xáng cạp múc cát từ đáy biển, cá nuôi của các hộ dân bị chết rất nhiều. Đây chắc chắn là do nguồn nước bị ô nhiễm vì các xáng cạp múc cát ở phía ngoài khu vực nuôi trồng chứ không phải dịch bệnh. Vì nếu dịch thì hải sản sẽ chết đồng loạt”.
Theo những người dân địa phương, trong vòng 1 tháng nay, hầu như tất cả các hộ nuôi trồng trong vùng xáng cạp múc cát đều có hải sản bị chết. Nhiều gia đình nay phải bỏ trống lồng bè vì sợ thả con giống xuống sẽ bị thiệt hại. Ông Nguyễn Ngọc Lý (người nuôi cá trên lồng bè ở phường Cam Phúc Bắc) cho biết: “Gia đình tôi thả 2.000 con cá chim, cá bớp vừa được 3 tháng tuổi thì bị chết mất 1.000 con. 2 loại cá này rất khỏe, ít khi dịch bệnh, song kể từ khi xuất hiện các xáng cạp múc cát một thời gian thì cá bắt đầu chết. Thấy vậy gia đình phải bán vội để vớt vát lại vốn. Nay lồng bè để không, sợ thả nữa cá lại chết tiếp”.
Có mặt tại khu vực mặt nước biển thuộc phường Cam Phúc Bắc ngày 4-3, phóng viên ghi nhận có 7 xáng cạp đang múc cát gần khu vực nuôi trồng của các hộ dân. Các xáng cạp này không chỉ múc cát đơn thuần, khu vực nào cát được múc lên nhưng có nhiều bùn, máy cạp lại múc cát từ xà lan thả xuống biển như hành động rửa cát rồi mới tiếp tục múc lên xà lan. Điều này đã làm cho vùng biển xung quanh khu vực xáng cạp hoạt động trở nên đục nước, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Được biết, do quá bức xúc, thời điểm trước Tết Nguyên đán, mấy chục người dân đã chạy ghe ra bao vây các xáng cạp yêu cầu họ ngưng lấy cát. Để đối phó, công nhân trên các xáng cạp dàn hàng ngang có cầm hung khí. Cuộc đối đầu giữa người dân với người làm trên xáng cạp trở nên căng thẳng nhưng may là không có xô xát nào xảy ra.
Chính quyền tiếp tục giám sát chặt chẽ
Ông Phan Ngọc Phương - Chủ tịch UBND phường Cam Phúc Bắc cho biết: “Khi có hiện tượng hải sản chết, người dân báo cho địa phương. Chúng tôi đã kiểm tra và thấy số lượng cá, tôm chết là có thật nhưng không đáng kể. Đúng là khi múc cát, các máy cạp có làm quậy bùn nên sẽ có ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng này so với bùn mùa mưa là không đáng kể”.
Hoạt động múc cát của các xáng cạp nằm trong hạng mục nạo vét luồng lạch trên vịnh Cam Ranh để phục vụ Dự án Cải tạo môi trường sinh thái đầm Thủy Triều và phục vụ mục đích quân sự. Việc nạo vét do Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Môi Trường Xanh và Công ty Cái Mép đảm nhiệm và được Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh cấp phép. Vị trí nạo vét chạy dài qua khu vực biển thuộc các phường Cam Nghĩa, Cam Phúc Bắc, Cam Phúc Nam. Chiều rộng đáy nạo vét của mỗi đơn vị thi công là 210m, chiều dài 3.330m, cách hạ lưu cầu Long Hồ 700m kéo dài ra phía biển.
Từ khi xuất hiện cá, tôm chết, các hộ nuôi đã đến phường 2 lần để nhờ chính quyền can thiệp. Sau đó, các hộ dân tiếp tục đến UBND thành phố để bày tỏ bức xúc và yêu cầu can thiệp để các đơn vị thi công ngừng nạo vét. Họ cũng kiến nghị di dời lồng bè ra khỏi khu vực thi công, khi di dời hoàn tất mới được tiếp tục nạo vét luồng lạch. Sau cuộc gặp này, UBND TP. Cam Ranh đã yêu cầu các đơn vị tạm ngừng thi công để chính quyền lấy mẫu nước và hải sản chết đem đi giám định để xác định nguyên nhân; khi có kết quả mới thi công tiếp. Sau đó chỉ có Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Môi Trường Xanh dừng múc cát, còn Công ty Cái Mép vẫn tiếp tục thi công, mặc cho người dân phản đối.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh khẳng định: “Việc thi công của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Môi Trường Xanh và Công ty Cái Mép đã được cấp phép và có báo cáo tác động môi trường, có cơ quan chức năng thẩm định. Như vậy, về thủ tục pháp lý là họ hoàn toàn đầy đủ. Quan điểm của thành phố là phải bảo vệ quyền lợi của người dân nhưng dựa trên cơ sở pháp luật. Nếu 2 đơn vị thi công gây thiệt hại cho người dân thì thành phố cương quyết bảo vệ”. Cũng theo ông Sơn, sau khi lấy mẫu nước đi xét nghiệm thì xác định việc cá, tôm chết không phải do ô nhiễm nguồn nước từ việc thi công nạo vét luồng lạch. Hiện những hộ trong vùng bị tác động đã được tiến hành di dời. UBND thành phố sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ việc thi công nạo vét. Nếu có cơ sở khẳng định thiệt hại của người dân là do việc thi công nạo vét gây ra, UBND thành phố lập tức yêu cầu đơn vị thi công dừng lại để tiến hành đền bù và có phương án hỗ trợ di dời lồng bè ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng. Đồng thời cũng yêu cầu cơ quan chức năng xem xét lại đánh giá tác động môi trường.
Đình Lâm-