Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Vi Khuẩn Hansen & Chủ Nghĩa Cộng Sản

-Vi Khuẩn Hansen & Chủ Nghĩa Cộng Sản
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Cười. Ảnh: nguoicui.org
Nhà văn Võ Hồng có người bạn chung lớp vỡ lòng tên Hoạt. Ông Hoạt chỉ học đến lớp tư rồi phải ở nhà phụ giúp cha mẹ trong việc mưu sinh.

Sau đó chừng bốn năm năm, một hôm không nhớ đang nói chuyện gì bỗng một người nhắc đến Hoạt. Giọng nói đang to bỗng chợt nhỏ đi, thì thầm như một tâm sự:
-      ... nó bị phung.
“Không ai chuẩn bị để nghe tin đó nên ai nấy đều có cảm tưởng mình vừa rùng mình. Chừng như người ta có quyền mắc một trăm thứ bệnh khác, điều đó không khiến ai ngạc nhiên, chứ bệnh phung thì không thể tưởng tượng được.
-      Cha nó phải dựng một cái chòi ở giữa đám dưa hấu ngoài soi để dấu nó ngoài đó, - lời người bạn kể. Nhưng lâu ngày rồi cũng bị lộ. Có người đâm đơn xuống huyện. Nhà nước bắt chở đi...
“Gần đây, do ngẫu nhiên mà tôi được tiếp xúc với một sư huynh quản đốc của một viện bài cùi.
-      Bệnh cùi – lời vị sư huynh, - chúng tôi chữa lành được. Có nhiều bằng chứng cụ thể, có những tấm ảnh chúng tôi còn giữ lại để làm tài liệu, tấm ảnh chụp người bệnh khi nhập viện và khi xuất viện.
“Tôi dè dặt trong cuộc đối thoại:
-      Người ta nói rằng thuốc Sulfon chỉ giữ cho bệnh không tăng thêm chứ chưa thể...
-      Tôi hiểu sự hoài nghi của ông. Cố nhiên là khoa học có nhiệm vụ và có khả năng đi tới không ngừng...
“Tôi nghĩ đến anh Hoạt liền ngay lúc đó và những ngày sau đó. Sao anh sinh ra đời chi sớm những ba mươi năm. Có gì đâu để mà vội vàng? Anh đã hưởng gì ở cuộc đời ? Nghe một tiếng chim tu hú vào đầu mùa Hè, ngửi một mùi thơm của hoa mù u trong buổi chiều, nhìn những con chuồn chuồn đảo lộn trên nền trời sau cơn mưa... những niềm vui đó quá nhỏ nhoi với nỗi khổ đè nặng của anh. Giá cứ thong thả, giá cứ đến chậm chậm một chút để kịp cho nhân loại dẹp bớt những khổ não. Giá anh sống lùi lại ba mươi năm, năm mươi năm...” (Võ Hồng. ”Hãy Đến Chậm Hơn Nữa”. Trầm Mặc Cây Rừng. Lá Bối: Saigon, 1971).
Sự lạc quan của nhà văn Võ Hồng, một người sinh trưởng hồi đầu thế kỷ 20, hoàn toàn chính đáng. Khoa học (nói chung) và y học (nói riêng) quả đã có tiến bộ và đạt được nhiều thành quả tột bực trong mấy thập niên vừa qua. Ngày nay, cùi hủi không còn phải là thứ căn bệnh hiểm nghèo – vô phương chữa trị – như trước nữa. Vi khuẩn Hansen chỉ còn có thể hoành hành ở vài nơi xa xôi, và tối tăm trên mặt đất này thôi.
Việt Nam, thương thay, lại là một trong những “nơi xa xôi và tối tăm” như thế. Rải rác trên xứ sở này, vẫn còn những bệnh nhân phong cùi (sống lẩn lút như những con thú hoang) nơi những góc rừng heo hút – theo như lời kể, với nước mắt đầm đìa, của linh mục Nguyễn Văn Đông:
Có lần, anh chị em có biết là tôi lội bộ 12 cây số để vào thăm một buôn người dân tộc, họ có tục lệ là đối với người bị phong cùi, làng sẽ cất nhà riêng trong rừng cho ở, không cho ở chung. Mà đồng bào nghèo quá, khổ quá, nên ngay cái nhà họ ở đã không ra cái gì, giờ thì lại cất nhà cho người cùi ở, thật là không gọi là nhà, phải gọi là ổ mới đúng, chỉ một mùa mưa đã nát. Mỗi lần đến thăm họ, tôi phải cúi đầu lom khom mới vào nhà họ được. Thấy tôi đến họ mừng lắm anh chị em à. Họ cứ nhìn tôi họ cười, họ nói Bab đến thăm con là quý lắm, mừng lắm. Họ cười mà tôi khóc anh chị em ơi. Họ nghèo quá, lại cùi, nên tôi tặng họ vật gì của giáo dân góp cho tôi, là họ mừng lắm, cứ giữ khư khư ép vào ngực như sợ bị mất đi.
Trong một dịp khác, linh mục Nguyễn Văn Đông cũng đã tâm sự với đặc phái viên Thanh Trúc (RFA) là “ông đã khóc trong một ngày mưa rừng gió núi lội đi thăm một gia đình cùi. Cả nhà người Thượng ấy, hai người lớn ba đứa nhỏ nheo nhóc, lở lói nằm chui rúc dưới một tấm bạt bằng mủ rách nát tả tơi.
Người cùi ở Kontum. Ảnh: Kontum Missionary and Friendship
Theo Wikipedia:” Hiện nay ở Việt nam, con số bệnh nhân phong cùi tiềm tàng có từ 120.000 đến 150.000, 23.371 đã được chữa lành, 18.000 còn biểu hiện di chứng, tỷ lệ mắc phải 0,1/10.000 (1/100.000 dân), tổng số làng phong đếm được là 13.”
Tên trạiĐịa điểmSáng lậpDân sốBệnh nhân
Bến SắnBình dương195939 hộ664
Bình MinhĐồng nai1974295 hộ141
Cẩm ThủyThanh hóa1967-70
Di LinhLâm đồng192730 hộ150 (1)
Đắc KiaKontum1920Nhi373
Phú BìnhThái nguyên1960200 hộ105
Phước TânĐồng nai1968?270 (2)
Quả CảmBắc Ninh1913?257
Quy HòaQuy nhơn1929365 hộ? (3)
Quỳnh LậpQuỳnh lưu1957?300
Sóc SơnHà nội??31
Thanh BìnhTp HCM1967105 hộ357
Văn MônThái bình1900> 600366 (4)
(1): do cha Jean Cassaigne (1895-1973), Hội Thừa Sai sáng lập.
(2): do Giáo hội Tin Lành và mạnh thường quân Na Uy sáng lập.
(3): do Cha Paul Maheu sáng lập (Ngày 3 tháng 3 năm 1930, một buổi diễn thuyết được BS Lemoine và cha Maheu tổ chức ở Saigon, do các giám mục địa phận Saigon (Dumortier), Quy Nhơn(Tardieu), Gouin (Lào) và Blois (Thẩm Dương) bảo trợ ngõ hầu vận động đóng góp tài chánh cho công trình xây dựng trại phong Quy Hòa cho hơn 1500 bệnh nhân. Sau đợt này, nhà nước thuộc địa cũng vận động sáng lập một trại khác ở Cù lao Rồng (Mỹ Tho), đến năm 1971 được giải thể, dời vào Qui Hòa.
(4): lâu đời nhất và đông nhất Bắc kỳ.
 
Trẻ em phong cùi. Ảnh: Hội Từ Bi Quan Thế Âm
Theo tường trình của linh mục Ðinh Thanh Bình, sau chuyến đi thăm Việt Nam vào năm 2002, con số trại phong hiện nay đã tăng gần gấp đôi:
"Trên danh nghĩa hiện thời, nhà nước quản lý 21 trại cùi ở Việt Nam. Tuy nhiên ban điều hành các trại đa số vẫn là do các nữ tu đứng đầu... Trại phong Di Linh hiện giờ có 350 bệnh nhân, nhưng chỉ có 147 người đủ tiêu chuẩn trợ cấp 15 Úc Kim một tháng của chính quyền. Số còn lại 200 người thì mặc kệ tụi mày, sống chết mặc bay, tao không cần biết. Nhà nước chỉ giỏi cướp công, mỗi lần đưa phái đoàn ngoại quốc đến thăm để xin tiền, nhà nước sẽ đưa tới Di linh, vì Di Linh là một trọng điểm kiểu mẫu. Xin được bao nhiêu, vô túi ai không biết, vì Di linh không hề nhận được thêm đồng cắc nào. Tôi rời Di Linh, để lại thêm một số tiền, ít ra cũng nuôi được vài bữa cơm qua ngày cho 200 người cùi thiếu tiêu chuẩn không biết làm sao mà sống được cho đến mùa Tết tháng sau.”
Khác với thời còn thuộc địa (hễ nghe ở đâu báo có bệnh nhân phong cùi là nhà nước cho người đến bắt đưa vào trại) chính quyền cách mạng – xem chừng – không bận tâm gì lắm về sự hiện diện của những nạn nhân của bệnh phong cùi, dù họ sinh sống ở bất cứ nơi đâu. Muốn biết phần lớn những bệnh nhân phong cùi ở Việt Nam sống (chết) ra sao, xin xem qua hoạt động của vài tổ chức thiện nguyện như Southeast Asian Relief AssociationHội Từ Bi Quan Thế ÂmHội Bạn Người Cùi. Xin dẫn lời của một trong những vị lãnh đạo của các  tổ chức này:
Qua các nữ tu cũng như các linh mục, trong đó có cha Đông, hội giúp nhiều lãnh vực như tiền ăn hàng tháng, xây trạm xá, làm nhà lưu trú cho các em mà bố mẹ chết, rồi giúp vốn trồng trọt canh tác cho họ tự túc, giúp những tủ thuốc di động để những nữ tu giòng Phao Lồ đi vào những buôn làng thì mang theo cái tủ thuốc di động để băng bó và cho thuốc. Từ đó thì chúng tôi xuất phát ra những buôn làng khác. Năm nào hội cũng về và cũng đi một dọc như vậy. Trong suốt mười bảy năm qua chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với các xơ, các linh mục hay những người tu hành đang phục vụ cho những bệnh nhân phong.
Người cùi ở Thái Bình. Ảnh: Hội Từ Bi Quan Thế Âm
 Vào cuối thế kỷ trước, khi mà chủ nghĩa cộng sản bắt đầu bước vào giai đoạn thoái trào, một công dân Việt Nam – ông Hà Sĩ Phu – đã có nhận xét rằng: “Chủ nghĩa Mác – Lê suy tàn, chạy về cố thủ ở những vùng còn ít ánh sáng dân chủ, nơi mà tư tưởng phong kiến vẫn cứ sống lai rai trong núi rừng châu Á hết đời nọ sang đời kia.” Sau khi bị tấn công ở khắp nơi trên thế giới, đám vi khuẩn suy tàn Hansen cũng tìm một lối rút tương tự: chạy về cố thủ ở những vùng còn ít ánh sáng... sống lai rai trong núi rừng châu Á hết đời nọ sang đời kia.
Sự tương hợp giữa  chủ nghĩa Mác – Lê suy tàn và đám vi khuẩn Hansen suy yếu tạo ra một viễn tượng ảm đạm cho những bệnh nhân phong cùi ở Việt Nam. Dù vậy, ông Nguyễn Văn Công, Hội trưởng Hội Bạn Người Cùi (*) vẫn hết sức lạc quan:
Do là người ta có uống thuốc cho nên tình trạng co rút chân tay hay mắt mù đi thì cái đó bây giờ tỷ lệ rất thấp. Sở dĩ những người cụt chân cụt tay là vì bị mà không có thuốc uống. Hy vọng thời gian không lâu nữa công việc của chúng tôi sẽ hoàn tất, tương lai là bệnh phong sẽ bị tiêu diệt.
 Niềm hy vọng này của ông Công khiến tôi gợi nhớ đến sự tin tưởng và lạc quan (tương tự) của nhà văn Võ Hồng, từ hơn nửa thế kỷ qua, mà không khỏi thoáng chút ngậm ngùi và cay đắng! Bao giờ mà những người cộng sản còn cầm quyền ở Việt Nam thì dốt nát, đói nghèo, bệnh tật vẫn còn có thể hoành hành ở đất nước này – bất kể những thành tựu, hay tiến bộ chung của nhân loại có vượt xa đến đâu chăng nữa.
 Tưởng Năng Tiến
(*) Hội Bạn Người Cùi được là một tổ chức từ thiện bất vụ lợi, phi chính trị, không đảng phái, không phân biệt tôn giáo, được thành lập năm 1995 do một nhóm anh chị em thiện chí trong cộng đoàn Tustin, tiểu bang California. Địa chỉ liên lạc:
P.O. Box 1408  & 1207, Tustin, California 92781
Email: Cong Nguyenor Soi Nguyen



*********

Xuân Vũ, Củ Chi & Wikipedia

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
 “People in the developing world don't always understand how Wikipedia is created. It's such a credible website, it comes so high up the search rankings—people think it's just another encyclopedia.”
Nhiều người ở các quốc gia đang phát triển không phải lúc nào cũng hiểu cách thức wikipedia được tạo ra. Đó là một website được tin cậy, đến độ thứ hạng tra cứu thông tin qua nó đứng ở mức rất cao –  người ta nghĩ rằng nó là một dạng tự điển bách khoa.
Andreas Kolbe, Wikipedia editor
Cuối đời, tôi hơi hốt hoảng khi chợt nhớ ra rằng mình chưa được đi du lịch lần nào ráo trọi. Trước khi chuyển qua từ trần, có lẽ, cũng nên thử nghỉ hè một chuyến cho nó giống với (phần đông) thiên hạ!
Gọi điện thoại hỏi qua mấy hãng du lịch, và được khuyên rằng nếu không rành tiếng Anh tiếng Pháp thì đừng có bầy đặt qua Tây qua Úc làm chi (cho má nó khi) cứ qui cố hương cho nó chắc ăn. Thủ tục xin chiếu khán vào Việt Nam, bây giờ, thoáng lắm.
Những địa điểm họ đề nghị nên đến “tham quan” cũng đều vô cùng hấp dẫn:
  • Lăng Bác
  • Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng
  • Địa Đạo Củ Chi
Giữa tôi và ông Hồ Chí Minh không có mâu thuẫn gì lớn. Xích mích, đụng chạm, cãi cọ (nho nhỏ) cũng không luôn. Vào thăm lăng Bác âm u cho biết (nó âm u tới cỡ nào) cũng tốt thôi nhưng kẹt cái là phải ra tuốt luốt tận Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại thì xa xôi và lôi thôi quá. Đã thế, cứ theo dư luận thì nạn rạch hành lý của du khách ở phi trường Nội Bài “nổi cộm” hơn ở Tân Sơn Nhất rất nhiều lần (nên) tôi đành ... thôi vậy!
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi.
Lý do, theo ông Nguyễn Như Công, giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam: “vì lượng người đổ về tham quan quá đông” nên cái nền chịu đời không thấu.
Ông Công khiến tôi trộm nghĩ (“không mợ chợ cũng đã đông rồi”) mình bon chen vào xem làm gạch của tượng đài vỡ nặng hơn nữa thì dám bị nghi rằng đây là “âm mưu phá hoại của bọn thù địch nước ngoài,” chứ chả phải đùa đâu.
Lôi thôi có thể bị mời vô phường hay vô đồn để “làm rõ” là bỏ mẹ, hay (dám) bỏ mạng luôn. Ngày nào mà không có người đã “tự tử” ở trụ sở phường, hay trong đồn công an Việt Nam, đúng không?
Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi đến nơi tưởng cũng nên google thử chơi một cú. Wikipedia ghi rõ:
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ ChíMinh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Namđào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.
 Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây... tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
Trời, đất, qủi thần ơi – hồi đó – sao cán bộ cách mạng giỏi dữ vậy cà? Ở dưới tuốt địa đạo cả chục thước mà không ai bị  ngộp nước ráo trọi; đã vậy, họ còn làm kho chứa vũ khí, bệnh viện giải phẫu, và rạp để chiếu phim hay trình diễn văn nghệ nữa kìa.

Vậy mà bây giờ hễ cứ mưa là thủ đô Hà Nội trở thành Hà Lội, và thành phố Hồ Chí Minh (rực rỡ tên vàng) cũng bớt rực rỡ rất nhiều vì lụt lội – theo tin loan của báo Pháp Luật, số ra ngày 09 tháng 5 năm 2015: “Mưa nửa tiếng đường ngập như sông, xe cộ bì bõm trong nước cống... Trên đường đường Nguyễn Văn Quá (đoạn qua phường Đông Hưng Thuận, quận 12), sau cơn mưa lớn, tuyến đường này ngập ngụa nước đen ngòm, bốc mùi nồng nặc hơn 500m.”

Mưa Hà Nội. Ảnh: infonet.vn
Blogger Cao Huy Huân (VOA) còn cho biết thêm chi tiết: “ Theo thông tin từ Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước, từ đầu năm 2015 đến nay, khu vực trung tâm TP được xác định còn 68 điểm ngập, so với năm 2011 số điểm ngập trên nhiều hơn 10 điểm. Công tác chống ngập thời gian qua cứ loay hoay với câu chuyện xóa, giảm điểm ngập này lại phát sinh điểm ngập khác, thời gian qua tại TP đã phát sinh tới 29 điểm ngập.”
Mưa Sài Gòn. Ảnh: wikivn.org
Khoảng cách rất gần giữa Sài Gòn và Củ Chi, và rất xa giữa “khả năng của chính quyền cách mạng” hồi thời chiến với thời bình khiến tôi hơi nghi ngại – nghi ngại về mức độ khả tín và khả xác của Wikipedia! Lò dò thêm một chập tôi tìm ra được một nguồn tài liệu khác viết về Củ Chi, qua ghi nhận của một nhà văn: Xuân Vũ.
Ông không có tên trong Wikipedia, tất nhiên, dù đã để lại cho đời “một gia tài văn chương đồ sộ gần 50 tác phẩm” – theo ghi nhận của nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh:
“Xuân Vũ (1930-2004) là một nhà văn mà các tác phẩm cả về lượng lẫn phẩm đều nổi trội. Ông viết nhiều thể loại, từ những hồi ký đến truyện dài, từ những truyện phong tục đồng quê của Nam Bộ thời xa xưa đến những truyện theo sát thời sự từ thuở kháng chiến chống Pháp đến lúc vượt Trường Sơn vào Nam...
Một bộ hồi ký gồm 5 cuốn mà Xuân Vũ viết qua ký ức của Dương Đình Lôi ‘2000 Ngày Đêm trấn Thủ Củ Chi’ cũng là một chứng tích của một cuộc chiến mà những chiến công tưởng tượng và những anh hùng là người có tên có tuổi thực nhưng được thổi phồng với những việc làm mà óc tưởng tượng cũng phải khó khăn lắm để sáng tạo ra.”
Tôi vào hệ thống thư viện ở thành phố San Jose, California, và tìm được ngay bộ sách này:
Title
2000 ngày đêm trấn thủ củ chi / Xuân Vũ & Dương Đình.
Author
Publication Information
Glendale, CA : Đại Nam, 1991-
Description
v. <1-7> ; 21 cm.
Note
Volumes 1-4 published by Trời Nam ; Volumes 5-7 published by Đại Nam.
Subject
Té ra trọn bộ tới bẩy cuốn lận, chớ không phải năm. Mẹ ơi, mấy ngàn trang sách thì đọc chắc tới tết hay dám tới chết luôn – không chừng. Mới coi qua đôi dòng “LÁ THƯ GỞI CHO MỘT NỮ ‘DŨNG SĨ’ ĐẤT CỦA CHI” mà tác giả viết thay cho lời tựa thấy cũng đủ thấy “chóng mặt” rồi:
Hoa Kỳ, ngày 24 tháng 8 năm 1991
Em Bảy Mô thân mến,
Bất ngờ anh bắt gặp một quyển sách tiếng Anh viết về địa đạo Củ Chi trong đó có đề cập tới em và hình em nữa. Xem xong quyển sách này anh cười phì vì nó hài hước và bịp bợm quá lẽ, anh không muốn nêu tên sách và tác giả ra đây vì họ không đáng cho anh gọi là nhà văn, mà họ chỉ đáng được gọi là những thằng bịp...
Anh tự hỏi tại sao tác giả quá ngây ngô để bị lừa một cách dễ dàng rồi trở lại lừa độc giả của họ một cách vô lương như thế. Nhưng cho dù họ bịp được toàn nhân loại đi nữa, họ cũng không lừa được anh và em, những kẻ đã từng đổ mồ hôi và máu trên mảnh đất này. Riêng anh thì đã tử thủ mặt trận: Hai ngàn ngày đêm, không vắng mặt phút nào. Để nói cho độc giả biết rằng bọn Cộng Sản đã bày trò bịp thế gian một lần nữa, sau vụ đường mòn xương trắng và khuyên những người nhẹ dạ chớ có mắc lừa, anh quyết định viết quyển sách này.
Họ bảo rằng bề dài địa đạo là hai trăm dậm. Em có tin không ? Sự thực Củ Chi có mấy khúc địa đạo còn tạm xài được trước khi Mỹ vô (1964) ? Quận Củ Chi là một quận nhỏ gồm mươi lăm xã cách Sài gòn hai chục cây số đường chim bay, nhưng nó là cửa ngỏ đi vào Sài gòn cho nên có hai bên Quốc Gia lẫn Cộng Sản đều tử chiến ở đây, một chiến trường khốc liệt nhất Miền Nam trong cuộc chiến tranh lần thứ hai của nước ta. Nếu tính bề châu vi thì quận Củ Chi đo được chừng năm mươi cây số. Như vậy bề dài của địa đạo ít nhất bốn lần chu vi Củ Chi. Họ còn viết rằng địa đạo đã lập thành một vòng đai thép bao quanh căn cứ Đồng Dù và người cán bộ mặt trận có thể ở dưới địa đạo nghe nhạc đang đánh ở trên căn cứ này. Cụ thể là ông Năm Phạm Sang ngồi đàn dưới địa đạo mà nghe Bon Hope diễn kịch ở trên đầu hắn.
Quyển sách ma này nói láo, nói bậy hoặc nói nhầm hầu hết về những gì đã xảy ra ở Củ Chi trong vòng năm năm (1965-1970) anh và em có mặt ở đó. Nhưng ở đây anh chỉ nhặt ra vài ba điểm quá ư ngu xuẩn của tác giả mà một người đã dám cầm bút viết nên sách dù kém tài đến đâu cũng không thể có được.
Ví dụ họ viết rằng anh Tám Lê và vợ là Thị Thắm mổ xẻ thương binh dưới địa đạo. Xin hỏi: “Làm cách nào để đem thương binh xuống đó ? ” Nên biết rằng miệng địa đạo chỉ hẹp bằng cái khay trầu thôi. Người thường tuột xuống đó còn phải lách chứ không dễ dàng. Thương binh, nếu nặng thì nằm trên cáng, còn nhẹ thì băng bó đầy mình làm sao tụt xuống được? Và nếu có tụt xuống được thì nằm ở đâu, dụng cụ gì, đèn đóm nào dùng cho cuộc giải phẫu.
Đó là chưa nói đến cái không khí ác độc ở dưới địa đạo. Người khỏe mạnh bất đắc dĩ phải xuống địa đạo thì chỉ trong vài tiếng đồng hồ là đã mệt ngất ngư rồi: vì không đủ dưỡng khí! Nếu bị kẹt vài giờ dưới đó thì con người đã trở thành miếng giẻ rách, còn khi bò lên được thì đã quên hết tên họ mình. Vậy sau khi được giải phẫu, thương binh phải sống dưới đó làm sao?
Du khách được ăn uống thử dưới địa đạo những món ăn của cư dân địa đạo trước đây. Ảnh và chú thích: wikipedia
Đó là chưa kể những việc lặt vặt khác như thương binh phóng uế hoặc thủ tiêu những băng đầy máu me. Những người chưa từng ở địa đạo nghe mấy vị này mô tả chắc sẽ nghĩ rằng cuộc sống dưới địa đạo khỏe khoắn như ở trong nhà lầu có máy điều hòa không khí.
Xin thưa câu chuyện không đẹp tai cho lắm: Một lần nọ khi chui xuống địa đạo chúng tôi bị quân Việt Nam Cộng hòa chốt trên đầu không lên được. Rủi thay một nữ cán bộ có đường kinh. Nếu ở trên mặt đất thì dù không kịp dùng băng vệ sinh người đàn bà vẫn không toát ra mùi gì (xin lỗi) nhưng ở dưới địa đạo gặp trường hợp này mọi người đều ngặt mình như sắp chết vì cái mùi uế tạp kia. Người chưa từng ở địa đạo không thể biết rằng đánh một cái rắm dưới đó chẳng khác nào bỏ một trái bom nguyên tử…
Em Mô thân mến,
Chúng ta hãy cùng nhau cúi hôn mảnh đất Củ Chi đau khổ của chúng ta hiện nay đang nhục nhã vì bị bọn Cộng Sản đem ra làm trò bịp thế gian...
Cái gì chớ “bịp” thì là nghề của “bọn Cộng Sản” mà, và Wikipedia (tiếng Việt) thì đúng là mảnh đất lý tưởng để cho mấy ổng múa gậy vườn hoang.


Từ Chủ Nghĩa Duy Vật Đến Chủ Nghĩa Cộng Sản 

Dựa trên thế giới quan duy vật chất, ông tổ của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng đã chỉ rõ bản chất thật của thế giới.

"Tôn giáo là tiếng thở dài của loài người bị đàn áp, là trái tim của một thế giới không có trái tim, và là linh hồn của những điều kiện vô hồn. Nó là thuốc phiện của nhân dân." — Karl Marx (Đóng góp vào Chỉ trích Triết học cánh Hữu của Hegel). 


Như vậy, những ai cho rằng trên đời này có trái tim, tình cảm, nhân tính, trí tuệ, ngu ngốc, tham lam, yêu thương, căm ghét, nhu cầu, sở thích, siêng năng, lười biếng, những thứ vô hình, phi vật chất, những thứ hoàn toàn không tuân thủ quy luật vật lý, thì người đó nhất định không phải là người duy vật chân chính.
Không phi nhân tính, không vô cảm thì không phải là người duy vật chân chính.

Hơn nữa, Chủ Nghĩa Duy Vật là nền tảng của Chủ Nghĩa Duy Vật Lịch Sử.

Chủ Nghĩa Duy Vật Lịch Sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học Mác-Lênin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại.
Chủ Nghĩa Duy Vật Lịch Sử nhằm phát hiện ra những quy luật chung nhất của sự vận động phát triển của lịch sử, là nguyên nhân dẫn đến sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội thấp đến trình độ cao hơn, vận động theo hình xoáy ốc và đỉnh cao của nó là Xã Hội Cộng Sản Chủ Nghĩa, một xã hội công bằng, tiến bộ, văn minh.

Dựa trên thế giới quan duy vật chất, Chủ Nghĩa Duy Vật Lịch Sử, nền tảng triển khai ra Chủ Nghĩa Cộng Sản, đã được xây dựng dựa trên mô hình sản xuất vật chất. Tất cả các tính toán, số liệu cho mô hình kinh tế của Marx đều dựa trên mô hình thuần túy sản xuất vật chất, cụ thể là sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất vật chất sẽ đương nhiên luôn phải có bộ ba tham số:

Lực lượng lao động (người lao động)
Tư liệu lao động: công cụ lao động và phương tiện lao động (cuốc, xẻng...)
Đối tượng lao động (đất đai, hạt giống...)

Kết quả của hoạt động sản xuất vật chất đương nhiên sẽ là sự biến đổi đối tượng lao động, cho ra các sản phẩm vật chất.

Với thế giới quan duy vật chất, Marx đã không cho rằng con người có nhu cầu phi vật chất và các hoạt động phi sản xuất vật chất. Do vậy, mô hình kinh tế của Marx chỉ chấp nhận giá trị vật chất gia tăng, ngoài ra thì không chấp nhận bất kỳ loại giá trị dịch vụ hay giá trị trí tuệ gia tăng nào cả.

Hoạt động dịch vụ thương mại, vận chuyển, an ninh, y tế, quản lý, nghệ thuật, giải trí... thì không biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm vật chất khác. Chúng có kết quả lao động là phi vật chất.

Hoạt động tư vấn, giáo dục, học tập, nghiên cứu khoa học... thì không có đối tượng lao động và có kết quả lao động là phi vật chất, đó là tri thức, cái không thể thấy biết bằng 5 giác quan.
Nếu không xem tư duy, suy nghĩ, sáng kiến hay nước bọt là tư liệu lao động thì hoạt động tư vấn, giáo dục, học tập, nghiên cứu khoa học... có thể không có tư liệu lao động.

Marx đã kết luận "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào". Và đây thực sự hoàn toàn là một tư tưởng thuần túy sản xuất vật chất.

Vì tất cả các tính toán của Marx trong Chủ Nghĩa Duy Vật Lịch Sử cũng chỉ thuần túy nghiên cứu mô hình kinh tế sản xuất vật chất, không có trí tuệ, phát minh, sáng chế, nên đỉnh cao của xã hội loài người, Chủ Nghĩa Cộng Sản, cũng phải là nền kinh tế thuần túy sản xuất vật chất, tức là sản xuất nông nghiệp, hoàn toàn không thể có sự phát minh, sáng chế hiện diện trong sự vận hành của xã hội đó.

Hơn nữa, không thể xuất hiện công nghiệp nếu không có hoạt động giáo dục, học tập, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, phát minh, sáng chế... nên trong Xã Hội Cộng Sản cũng không có công nghiệp.

Do khuynh hướng tăng trưởng tỷ trọng sản phẩm dịch vụ, các mô hình phát triển kinh tế hậu công nghiệp, mô hình kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đang ngày càng rời xa mô hình kinh tế thuần túy sản xuất vật chất của Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Tỷ trọng giá trị sản phẩm theo ngành trong nền kinh tế nước ta vào năm 2012 (ước tính) đã là:
Nông nghiệp: 19.7%
Công nghiệp: 38.6%
Dịch vụ: 41.7%

Theo chủ trương của Marx, những người Cộng Sản chân chính cần phải tiến lên xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản bằng chính sức lực của mình. Nói cách khác, những người Cộng Sản chân chính cần phải chọn một lối sống tập thể của riêng mình ở một nơi thích hợp cho sản xuất nông nghiệp để xây dựng Xã Hội Cộng Sản.

Ở đó, đúng theo tinh thần của Chủ Nghĩa Cộng Sản, họ sẽ xây dựng một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, và không có áp bức, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung mà trong đó các quyết định về việc trồng trọt cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ. Việc sản xuất và phân phối của cải được tiến hành công bằng giữa các công dân.

Ở đó, họ sẽ được sống trong Xã Hội Cộng Sản mà không cần phải tiến hành cuộc bạo lực cách mạng vô sản, "trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ", không cần cải tạo tư bản, không cần phải cải tạo văn hóa, không cần quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, không cần phải xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội theo định hướng cơ chế thị trường mà thẳng tiến lên Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Khi nào tập thể Đảng viên Cộng Sản tập hợp cùng sống và sản xuất nông nghiệp chung với nhau thì khi đó họ đã xây dựng thành công Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Những kẻ phi cộng sản nhất định sẽ biết cách sống mà không cần sự lãnh đạo của giai cấp Cộng Sản, như suốt chiều dài lịch sử loài người mà họ đã sống.

Theo thế giới quan duy vật chất, con người thuần túy chỉ là vật chất mà thôi nên khi đó, tập thể Đảng viên Cộng Sản có thể "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu thực phẩm hằng ngày".
Xã hội Cộng Sản của Khmer đỏ đã không tồn tại lâu dài vì đã không vận dụng mô hình này. Khmer đỏ đã mất quá nhiều thời gian, công sức một cách vô ích cho việc diệt chủng những người không biết làm nông nghiệp, trồng trọt. 

Tổng số lượt xem trang