--Năm nào đến Hoàng Sa ?
Câu "sang năm đến Hoàng Sa" không biết xuất hiện từ đâu, khi nào, nhưng khi lên mạng internet lâu lâu lại thấy nó.
Câu này chắc chắn không phải đến từ chủ trương của nhà nước CSVN rồi. Đối với nhà nước này, Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của Trung Quốc, theo đúng nội dung của công hàm (hay công thư chi đó) của ông Phạm Văn Đồng gởi Chu Ân Lai ngày 10-9-1958.
Nhà nước CSVN, qua các học giả VN, cố gắng chống chế, phủ nhận hiệu lực của văn thư này trước dân chúng. Nhưng trước dư luận quốc tế thì những hành động của nhà nước này luôn thể hiện lập trường trái ngược. Từ trước đến nay, bất kỳ hành vi nào của người dân, thể hiện trước công chúng, nhằm khẳng định chủ quyền của VN tại HS và TS, đều bị nghiêm cấm. Các cuộc tưởng niệm ngày mất HS (17,19 tháng giêng 1974), hay ngày thảm sát ở Gạc Ma (14-3-1988), của các thành phần người Việt yêu nước ở Sài gòn hay Hà Nội, luôn bị nhà nước, nếu không cho công an đàn áp bắt bớ, thì cũng cho sai nha "hồng vệ binh" ra phá phách để việc tưởng niệm không thực hiện được.
Những hành vi nói trên của nhà nước, trên phương diện công pháp quốc tế, là bằng chứng hùng hồn: nhà nước CSVN nhìn nhận, bằng văn bản và bằng hành động trên thực tế, khẳng định HS và TS thuộc chủ quyền của TQ.
Nếu HS và TS của VN, thì có nhà nước nào lại cấm đoán, bắt bớ, đàn áp... những công dân của mình tổ chức những buổi lễ tưởng niệm (oan hồn) những chiến sĩ hy sinh bảo vệ lãnh thổ của mình ?
Nếu HS và TS là của VN, thì tại sao nhà nước CSVN không gọi những tử sĩ (chết oan ức) ở Gạc Ma là những chiến sĩ hy sinh bảo vệ tổ quốc, mà đơn giản là những người chết vì "bảo vệ ổn định cho khu vực", như đã ghi trên bia đá tưởng niệm (những người lính chết trận Gạc Ma) ?.
Còn nói chi đến những người lính chết ở Hoàng Sa! Họ sống là "lính ngụy" thì chết cũng là "lính ngụy".
Vì vậy, những lần đọc câu "sang năm tới Hoàng Sa" của bạn bè nào đó "hứa hẹn" với nhau như một lời thề, nhứt là trong ngày đầu năm, lòng tôi lại dâng lên một nỗi niềm chua xót khó tả được bằng lời.
Tôi không nghĩ là thế hệ mình sẽ thấy được Hoàng Sa về lại với tổ quốc của mình. Với một nhà nước như thế, ta không có bất kỳ một hy vọng nào. Nhưng dầu thế nào chúng ta vẫn phải làm bổn phận công dân của mình: bằng mọi cách bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc.
Dầu vậy, việc mất chủ quyền lãnh thổ Hoàng Sa (và Trường Sa - vài ki lô mét vuông đất) sẽ chỉ là một vấn đề nhỏ, nếu so với hiệu lực về biển hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu ki lô mét vuông có thể sẽ phải mất cho TQ.
Đọc đâu đó một tài liệu, cho rằng trước đây ông Hồ Chí Minh có nói rằng HS và TS "ba cái đảo chim ỉa", ý nói đại khái là HS và TS không quan trọng đâu, giao cho TQ cũng không hề gì. Vào thời điểm đó (1958), ông Hồ cần sự trợ giúp súng đạn, nhân lực, vật lực... của TQ để đánh chiếm miền Nam. Thời điểm đó ông Hồ, cũng như nhân sự đảng CSVN, không ý thức được tầm quan trọng của vùng biển (và thềm lục địa) chung quanh các đảo này. Có lẽ vì vậy nên nhà nước của ông Hồ đã ký cái công hàm nhìn nhận HS và TS thuộc về TQ. Cho đến ông Nguyễn Cơ Thạch, theo một tài liệu trên net, cũng đặt ưu tiên vấn đề xâm chiếm miền Nam lên trên vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Bây giờ, xem những yêu sách của TQ về hải phận của họ ở HS, qua bộ Luật Biển 1996, người ta mới thấy tầm quan trọng của vấn đề chủ quyền HS (và TS).
Mất chủ quyền HS, trong chừng mực, tội trạng của đảng CSVN còn có thể chạy được. Như lý lẽ của học giả VN: HS là do VNCH làm mất. Nhưng việc (có thể) mất hàng trăm ngàn cây số vuông biển (và thềm lục địa) ở HS cho TQ là do việc nhà nước CSVN nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS (và TS).
Bởi vì nếu VN còn giữ được danh nghĩa chủ quyền ở Hoàng Sa, thì cho dầu lãnh thổ này mất trên thực tế, thì trên phương diện pháp lý, Hoàng Sa là "lãnh thổ có tranh chấp".
Theo tập quán quốc tế, một lãnh thổ có tranh chấp, nếu đưa ra trọng tài phân giải, thông thường là chia đôi (vùng biển vì vậy cũng chia đôi).
Ta thấy, trên thực tế (và lịch sử), TQ lên tiếng tranh chấp HS với VN từ thời VN còn là thuộc địa của Pháp. Nhà nước Pháp đã hai lần đề nghị với TQ giải quyết tranh chấp này trước một trọng tài quốc tế. Cả hai lần TQ đều từ chối.
Phía TQ từ chối vì họ không có lý lẽ nào thuyết phục, để thắng.
Sau khi TQ chiếm HS (trên tay VNCH bằng vũ lực), HS vẫn không được quốc tế nhìn nhận là lãnh thổ của TQ. Đơn giản vì tập quán quốc tế không nhìn nhận việc chiếm hữu lãnh thổ bằng vũ lực.
Nhưng HS trở thành lãnh thổ của TQ, bởi vì Việt Nam là quốc gia duy nhứt có tính pháp nhân để phản đối chủ quyền của TQ, thì quốc gia này đã "nhìn nhận" chủ quyền của TQ tại HS.
Cho đến bây giờ nhà nước CSVN, cũng như nhiều học giả VN, vẫn không thức được rằng, mất chủ quyền HS là mất hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu ki lô mét vuông biển cho TQ.
Thậm chí khi TQ cho đạt giàn khoan 981 ngay trên thềm lục địa của VN, cách đảo Lý Sơn của VN là 119 hải lý, nhưng nó chỉ cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) có 18 hải lý (về phía tây nam), thì nhà nước CSVN (và giàn học giả) cũng vẫn còn đắm chìm trong mê muội.
Vừa rồi, Mỹ cho tàu chiến tuần hành xuyên qua khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn. Báo chí VN đánh phèng la rùm beng, cho rằng VN "mạnh" lên nhờ có Mỹ. Cho rằng "Mỹ phá đường cơ sở thẳng phi pháp của TQ"...
Nhân dịp, nhà nước VN, qua ý kiến của học giả VN, lý luận rằng các đảo HS không có đảo nào là "đảo" để có hiệu lực về (200 hải lý vùng kinh tế độc quyền) theo bộ Luật Biển quốc tế 1982. Họ cũng lý luận rằng TQ không phải là "quốc gia quần đảo" để có thể vẽ hệ thống đường cơ bản quần đảo HS, như bộ luật 1996 của TQ.
TQ có quyền vẽ hệ thống đường cơ bản như vậy hay không, sẽ phân tích ở dưới.
Mục đích của học giả VN nhằm chứng minh chuyến đi qua đảo Tri Tôn của chiếc khu trục hạm Mỹ là phù hợp với luật quốc tế: thể hiện quyền tự do hàng hải.
Nhà nước VN, qua giàn học giả (thượng thặng) của mình, lại rút dao ra đấu với người ta. Có điều là học giả nhà mình cầm dao bằng đàng lưỡi.
Giả sử rằng chuyến hải hành của chiếc khu trục hạm Mỹ là phù hợp với luật quốc tế. Thì việc này có làm giảm đi chút nào yêu sách về "vùng nước" của quần đảo Hoàng Sa (theo luật biển 1996) của TQ hay không ?
Xin thưa rằng không. Tàu Mỹ có đi vào vùng nội hải của quần đảo Hoàng Sa, hay lãnh hải của đảo Tri Tôn, việc này không làm mất, hay giảm đi yêu sách của TQ.
VN cầm dao bằng lưỡi để đấu với người ta, bởi vì chỉ có những nước như Phi, Mã Lai, Brunei... là những nước không thể chứng minh chủ quyền của họ ở TS thì họ mới lập luận rằng các đảo TS là các đảo đá, không có đảo nào là đảo thật (như định nghĩa ở điều 121 bộ Luật biển 1982).
Lập luận như vậy, thứ nhứt, vô hình chung, các học giả đã thú nhận rằng VN không có chủ quyền tại HS.
Thứ hai, các học giả nói rằng các đảo HS không có đảo nào là "đảo" thật sự để có hiệu lực biển (200 hải lý vùng kinh tế độc quyền). Thì tranh chấp giữa VN và TQ đơn thuần là tranh chấp chồng lấn về biển, do cách diễn giải đối nghịch nhau về hiệu lực các đảo HS.
Tập quán quốc tế giải quyết vụ này ra sao ? Vụ kiện Phi-TQ trước Tòa Trọng tài sắp tới sẽ cho thấy số phận của một số bãi đá TS (mà TQ đòi hỏi chủ quyền) có hiệu lực về biển như là đảo thật sự hay không. Các đảo HS, có hiệu lực nhiều hay ít sẽ do tương quan lực lượng (quốc phòng, kinh tế, ngoại giao..) giữa các bên.
Còn hệ thống đường cơ bản của quần đảo Hoàng Sa, theo bộ Luật biển 1996 của TQ, có phù hợp với nội dung Luật quốc tế về Biển 1982 hay không ?
Phần IV của Bộ Luật quốc tế về Biển 1982 nói về "quốc gia quần đảo", trong đó có định nghĩa về "quần đảo".
"Quần đảo (archipel) là một tổng thể các đảo, kể cá các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử."
Về địa lý và lịch sử, ta không thể phản bác Hoàng Sa (gồm các đảo của nó) tạo thành một "quần đảo". Mà "quần đảo" bao gồm, dĩ nhiên các đảo, còn có "các vùng nước tiếp liền".
Vì vậy khi cho rằng hệ thống "đường cơ bản" của TQ là "không hợp pháp", như ý kiến của học giả VN, là không thuyết phục.
Trong khi nhiều nỗ lực về kinh tế, chính trị của TQ (mà VN không làm được gì) như thành lập thành phố Tam Sa, trong đó đảo Phú Lâm là trung tâm hành chánh, cho tổ chức các cuộc du lịch các đảo HS, cho khai trương đường bay dân sự Hải Nam-Phú Lâm...
Các việc này càng củng cố quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của TQ, củng cố yêu sách hệ thống đường cơ bản quần đảo HS của nước này.
Nông nỗi đến nước này, chỉ vì lý do nhà nước CSVN và giàn học giả (thượng thặng) của VN, chỉ chú trọng đến yếu tố đảo hay đá, có hiệu lực biển (kinh tế độc quyền) hay không có hiệu lực biển, chớ không đặt nặng vấn đề chủ quyền.
Lại còn có học giả khuyên VN nên từ bỏ chủ quyền (sic!) ở các đảo TS năm trong hải phận của các nước Phi, Mã Lai, Brunei...
Như vậy là VN lên đấu trường đấu dao với TQ, mà lực sĩ VN cầm dao bằng lưỡi.
Không ít, từ 15 năm nay, tôi luôn nhấn mạnh vấn đề "chủ quyền". VN cần khẳng định "chủ quyền" của mình ở HS và TS. Khẳng định bằng các hành vi có giá trị về pháp lý, chớ không phải nói khơi khơi. Hay bằng cách giải thích HS (và TS) là đảo đá, không phải đảo thật. Hay lên án khơi khơi (không chứng minh) hệ thống đường cơ bản của TQ ở HS là "phi pháp".
Bao giờ đến Hoàng Sa?
Bạn bè chuyền nhau khẩu hiệu "sang năm đến Hoàng Sa". Tôi ngậm ngùi tự hỏi lòng mình : bao giờ đến Hoàng Sa ?
Tôi sợ là không bao giờ. Một nhà nước vừa ương hèn lại còn mang tiếng bán nước. Hả miệng mắc quai. Một giàn học giả chỉ biết vuốt ve xuôi chiều, không dám nói ngược.
Tôi sợ không chỉ mất Hoàng Sa, VN còn mất hàng trăm ngàn cây số vuông biển cho TQ.
Hai bản đồ đính kèm ở đây, dẫn từ tài liệu của học giả Valencia, hai trường hợp: hiệu lực Hoàng Sa 100% và hiệu lực 0%, cho ta thấy nguy cơ hàng trăm ngàn ki lô mét vuông biển của VN bị mất cho TQ là có thật.
Và không chỉ ngừng ở HS, TS cũng sẽ cùng số phận.
-Tại sao Mỹ lại chọn quần đảo Hoàng Sa để ra tay?
TS TRẦN CÔNG TRỤC 31/01/16 (GDVN) - Mỹ đang phá tan âm mưu của Trung Quốc hiện thực hóa đường lưỡi bò thông qua đòi hỏi vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa...
Câu "sang năm đến Hoàng Sa" không biết xuất hiện từ đâu, khi nào, nhưng khi lên mạng internet lâu lâu lại thấy nó.
Câu này chắc chắn không phải đến từ chủ trương của nhà nước CSVN rồi. Đối với nhà nước này, Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của Trung Quốc, theo đúng nội dung của công hàm (hay công thư chi đó) của ông Phạm Văn Đồng gởi Chu Ân Lai ngày 10-9-1958.
Nhà nước CSVN, qua các học giả VN, cố gắng chống chế, phủ nhận hiệu lực của văn thư này trước dân chúng. Nhưng trước dư luận quốc tế thì những hành động của nhà nước này luôn thể hiện lập trường trái ngược. Từ trước đến nay, bất kỳ hành vi nào của người dân, thể hiện trước công chúng, nhằm khẳng định chủ quyền của VN tại HS và TS, đều bị nghiêm cấm. Các cuộc tưởng niệm ngày mất HS (17,19 tháng giêng 1974), hay ngày thảm sát ở Gạc Ma (14-3-1988), của các thành phần người Việt yêu nước ở Sài gòn hay Hà Nội, luôn bị nhà nước, nếu không cho công an đàn áp bắt bớ, thì cũng cho sai nha "hồng vệ binh" ra phá phách để việc tưởng niệm không thực hiện được.
Những hành vi nói trên của nhà nước, trên phương diện công pháp quốc tế, là bằng chứng hùng hồn: nhà nước CSVN nhìn nhận, bằng văn bản và bằng hành động trên thực tế, khẳng định HS và TS thuộc chủ quyền của TQ.
Nếu HS và TS của VN, thì có nhà nước nào lại cấm đoán, bắt bớ, đàn áp... những công dân của mình tổ chức những buổi lễ tưởng niệm (oan hồn) những chiến sĩ hy sinh bảo vệ lãnh thổ của mình ?
Nếu HS và TS là của VN, thì tại sao nhà nước CSVN không gọi những tử sĩ (chết oan ức) ở Gạc Ma là những chiến sĩ hy sinh bảo vệ tổ quốc, mà đơn giản là những người chết vì "bảo vệ ổn định cho khu vực", như đã ghi trên bia đá tưởng niệm (những người lính chết trận Gạc Ma) ?.
Còn nói chi đến những người lính chết ở Hoàng Sa! Họ sống là "lính ngụy" thì chết cũng là "lính ngụy".
Vì vậy, những lần đọc câu "sang năm tới Hoàng Sa" của bạn bè nào đó "hứa hẹn" với nhau như một lời thề, nhứt là trong ngày đầu năm, lòng tôi lại dâng lên một nỗi niềm chua xót khó tả được bằng lời.
Tôi không nghĩ là thế hệ mình sẽ thấy được Hoàng Sa về lại với tổ quốc của mình. Với một nhà nước như thế, ta không có bất kỳ một hy vọng nào. Nhưng dầu thế nào chúng ta vẫn phải làm bổn phận công dân của mình: bằng mọi cách bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc.
Dầu vậy, việc mất chủ quyền lãnh thổ Hoàng Sa (và Trường Sa - vài ki lô mét vuông đất) sẽ chỉ là một vấn đề nhỏ, nếu so với hiệu lực về biển hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu ki lô mét vuông có thể sẽ phải mất cho TQ.
Đọc đâu đó một tài liệu, cho rằng trước đây ông Hồ Chí Minh có nói rằng HS và TS "ba cái đảo chim ỉa", ý nói đại khái là HS và TS không quan trọng đâu, giao cho TQ cũng không hề gì. Vào thời điểm đó (1958), ông Hồ cần sự trợ giúp súng đạn, nhân lực, vật lực... của TQ để đánh chiếm miền Nam. Thời điểm đó ông Hồ, cũng như nhân sự đảng CSVN, không ý thức được tầm quan trọng của vùng biển (và thềm lục địa) chung quanh các đảo này. Có lẽ vì vậy nên nhà nước của ông Hồ đã ký cái công hàm nhìn nhận HS và TS thuộc về TQ. Cho đến ông Nguyễn Cơ Thạch, theo một tài liệu trên net, cũng đặt ưu tiên vấn đề xâm chiếm miền Nam lên trên vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Bây giờ, xem những yêu sách của TQ về hải phận của họ ở HS, qua bộ Luật Biển 1996, người ta mới thấy tầm quan trọng của vấn đề chủ quyền HS (và TS).
Mất chủ quyền HS, trong chừng mực, tội trạng của đảng CSVN còn có thể chạy được. Như lý lẽ của học giả VN: HS là do VNCH làm mất. Nhưng việc (có thể) mất hàng trăm ngàn cây số vuông biển (và thềm lục địa) ở HS cho TQ là do việc nhà nước CSVN nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS (và TS).
Bởi vì nếu VN còn giữ được danh nghĩa chủ quyền ở Hoàng Sa, thì cho dầu lãnh thổ này mất trên thực tế, thì trên phương diện pháp lý, Hoàng Sa là "lãnh thổ có tranh chấp".
Theo tập quán quốc tế, một lãnh thổ có tranh chấp, nếu đưa ra trọng tài phân giải, thông thường là chia đôi (vùng biển vì vậy cũng chia đôi).
Ta thấy, trên thực tế (và lịch sử), TQ lên tiếng tranh chấp HS với VN từ thời VN còn là thuộc địa của Pháp. Nhà nước Pháp đã hai lần đề nghị với TQ giải quyết tranh chấp này trước một trọng tài quốc tế. Cả hai lần TQ đều từ chối.
Phía TQ từ chối vì họ không có lý lẽ nào thuyết phục, để thắng.
Sau khi TQ chiếm HS (trên tay VNCH bằng vũ lực), HS vẫn không được quốc tế nhìn nhận là lãnh thổ của TQ. Đơn giản vì tập quán quốc tế không nhìn nhận việc chiếm hữu lãnh thổ bằng vũ lực.
Nhưng HS trở thành lãnh thổ của TQ, bởi vì Việt Nam là quốc gia duy nhứt có tính pháp nhân để phản đối chủ quyền của TQ, thì quốc gia này đã "nhìn nhận" chủ quyền của TQ tại HS.
Cho đến bây giờ nhà nước CSVN, cũng như nhiều học giả VN, vẫn không thức được rằng, mất chủ quyền HS là mất hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu ki lô mét vuông biển cho TQ.
Thậm chí khi TQ cho đạt giàn khoan 981 ngay trên thềm lục địa của VN, cách đảo Lý Sơn của VN là 119 hải lý, nhưng nó chỉ cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) có 18 hải lý (về phía tây nam), thì nhà nước CSVN (và giàn học giả) cũng vẫn còn đắm chìm trong mê muội.
Vừa rồi, Mỹ cho tàu chiến tuần hành xuyên qua khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn. Báo chí VN đánh phèng la rùm beng, cho rằng VN "mạnh" lên nhờ có Mỹ. Cho rằng "Mỹ phá đường cơ sở thẳng phi pháp của TQ"...
Nhân dịp, nhà nước VN, qua ý kiến của học giả VN, lý luận rằng các đảo HS không có đảo nào là "đảo" để có hiệu lực về (200 hải lý vùng kinh tế độc quyền) theo bộ Luật Biển quốc tế 1982. Họ cũng lý luận rằng TQ không phải là "quốc gia quần đảo" để có thể vẽ hệ thống đường cơ bản quần đảo HS, như bộ luật 1996 của TQ.
TQ có quyền vẽ hệ thống đường cơ bản như vậy hay không, sẽ phân tích ở dưới.
Mục đích của học giả VN nhằm chứng minh chuyến đi qua đảo Tri Tôn của chiếc khu trục hạm Mỹ là phù hợp với luật quốc tế: thể hiện quyền tự do hàng hải.
Nhà nước VN, qua giàn học giả (thượng thặng) của mình, lại rút dao ra đấu với người ta. Có điều là học giả nhà mình cầm dao bằng đàng lưỡi.
Giả sử rằng chuyến hải hành của chiếc khu trục hạm Mỹ là phù hợp với luật quốc tế. Thì việc này có làm giảm đi chút nào yêu sách về "vùng nước" của quần đảo Hoàng Sa (theo luật biển 1996) của TQ hay không ?
Xin thưa rằng không. Tàu Mỹ có đi vào vùng nội hải của quần đảo Hoàng Sa, hay lãnh hải của đảo Tri Tôn, việc này không làm mất, hay giảm đi yêu sách của TQ.
VN cầm dao bằng lưỡi để đấu với người ta, bởi vì chỉ có những nước như Phi, Mã Lai, Brunei... là những nước không thể chứng minh chủ quyền của họ ở TS thì họ mới lập luận rằng các đảo TS là các đảo đá, không có đảo nào là đảo thật (như định nghĩa ở điều 121 bộ Luật biển 1982).
Lập luận như vậy, thứ nhứt, vô hình chung, các học giả đã thú nhận rằng VN không có chủ quyền tại HS.
Thứ hai, các học giả nói rằng các đảo HS không có đảo nào là "đảo" thật sự để có hiệu lực biển (200 hải lý vùng kinh tế độc quyền). Thì tranh chấp giữa VN và TQ đơn thuần là tranh chấp chồng lấn về biển, do cách diễn giải đối nghịch nhau về hiệu lực các đảo HS.
Tập quán quốc tế giải quyết vụ này ra sao ? Vụ kiện Phi-TQ trước Tòa Trọng tài sắp tới sẽ cho thấy số phận của một số bãi đá TS (mà TQ đòi hỏi chủ quyền) có hiệu lực về biển như là đảo thật sự hay không. Các đảo HS, có hiệu lực nhiều hay ít sẽ do tương quan lực lượng (quốc phòng, kinh tế, ngoại giao..) giữa các bên.
Còn hệ thống đường cơ bản của quần đảo Hoàng Sa, theo bộ Luật biển 1996 của TQ, có phù hợp với nội dung Luật quốc tế về Biển 1982 hay không ?
Phần IV của Bộ Luật quốc tế về Biển 1982 nói về "quốc gia quần đảo", trong đó có định nghĩa về "quần đảo".
"Quần đảo (archipel) là một tổng thể các đảo, kể cá các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử."
Về địa lý và lịch sử, ta không thể phản bác Hoàng Sa (gồm các đảo của nó) tạo thành một "quần đảo". Mà "quần đảo" bao gồm, dĩ nhiên các đảo, còn có "các vùng nước tiếp liền".
Vì vậy khi cho rằng hệ thống "đường cơ bản" của TQ là "không hợp pháp", như ý kiến của học giả VN, là không thuyết phục.
Trong khi nhiều nỗ lực về kinh tế, chính trị của TQ (mà VN không làm được gì) như thành lập thành phố Tam Sa, trong đó đảo Phú Lâm là trung tâm hành chánh, cho tổ chức các cuộc du lịch các đảo HS, cho khai trương đường bay dân sự Hải Nam-Phú Lâm...
Các việc này càng củng cố quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của TQ, củng cố yêu sách hệ thống đường cơ bản quần đảo HS của nước này.
Nông nỗi đến nước này, chỉ vì lý do nhà nước CSVN và giàn học giả (thượng thặng) của VN, chỉ chú trọng đến yếu tố đảo hay đá, có hiệu lực biển (kinh tế độc quyền) hay không có hiệu lực biển, chớ không đặt nặng vấn đề chủ quyền.
Lại còn có học giả khuyên VN nên từ bỏ chủ quyền (sic!) ở các đảo TS năm trong hải phận của các nước Phi, Mã Lai, Brunei...
Như vậy là VN lên đấu trường đấu dao với TQ, mà lực sĩ VN cầm dao bằng lưỡi.
Không ít, từ 15 năm nay, tôi luôn nhấn mạnh vấn đề "chủ quyền". VN cần khẳng định "chủ quyền" của mình ở HS và TS. Khẳng định bằng các hành vi có giá trị về pháp lý, chớ không phải nói khơi khơi. Hay bằng cách giải thích HS (và TS) là đảo đá, không phải đảo thật. Hay lên án khơi khơi (không chứng minh) hệ thống đường cơ bản của TQ ở HS là "phi pháp".
Bao giờ đến Hoàng Sa?
Bạn bè chuyền nhau khẩu hiệu "sang năm đến Hoàng Sa". Tôi ngậm ngùi tự hỏi lòng mình : bao giờ đến Hoàng Sa ?
Tôi sợ là không bao giờ. Một nhà nước vừa ương hèn lại còn mang tiếng bán nước. Hả miệng mắc quai. Một giàn học giả chỉ biết vuốt ve xuôi chiều, không dám nói ngược.
Tôi sợ không chỉ mất Hoàng Sa, VN còn mất hàng trăm ngàn cây số vuông biển cho TQ.
Hai bản đồ đính kèm ở đây, dẫn từ tài liệu của học giả Valencia, hai trường hợp: hiệu lực Hoàng Sa 100% và hiệu lực 0%, cho ta thấy nguy cơ hàng trăm ngàn ki lô mét vuông biển của VN bị mất cho TQ là có thật.
Và không chỉ ngừng ở HS, TS cũng sẽ cùng số phận.
-Tại sao Mỹ lại chọn quần đảo Hoàng Sa để ra tay?
TS TRẦN CÔNG TRỤC 31/01/16 (GDVN) - Mỹ đang phá tan âm mưu của Trung Quốc hiện thực hóa đường lưỡi bò thông qua đòi hỏi vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa...
LTS: Xung quanh hành động bất ngờ của Hải quân Mỹ phái chiến hạm tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, Hoàng Sa ngày 30/1, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã gửi đến bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
The Wall Street Journal ngày 30/1 đưa tin, hôm qua Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo, cùng ngày Hải quân Hoa Kỳ đã phái chiến hạm tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ 1974 đến nay).
Động thái này bất ngờ là vì lâu nay Mỹ chỉ tiến hành các hoạt động tương tự ở khu vực quần đảo Trường Sa, nơi tranh chấp phức tạp với 5 nước 6 bên yêu sách, trong đó Trung Quốc đang quân sự hóa nhanh chóng khu vực này bằng việc bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp, cản trở tự do hàng không hàng hải trong khu vực. Chưa bao giờ Mỹ có hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Hoàng Sa.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. |
Theo tuyên bố của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, hoạt động của tàu khu trục USS Curtis Wilbur (DDG 54) di chuyển bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vẫn nhắm mục tiêu thể hiện quyết tâm của Mỹ bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.
Sự kiện này tác động, ảnh hưởng như thế nào đối với Biển Đông? Với tư cách là một bên liên quan trực tiếp, Việt Nam có bị tác động ảnh hưởng gì từ sự kiện này?
Hoa Kỳ đánh đồng quan điểm của Việt Nam với Trung Quốc và Đài Loan về tự do hàng hải ở Hoàng Sa là một sự hiểu lầm đáng tiếc
Lầu Năm Góc tuyên bố, hoạt động của tàu USS Curtis Wilbur nhằm thách thức các nỗ lực của cả ba bên tranh chấp, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam muốn giới hạn các quyền hàng hải và quyền tự do xung quanh các thực thể địa lý mà họ yêu sách chủ quyền, bằng cách đòi nước khác phải xin phép hay thông báo trước khi đi qua không gây hại trong phạm vi 12 hải lý lãnh hải của các thực thể ở Biển Đông.
Đầu tiên cần phải lưu ý rằng, mục tiêu, đối tượng mà Mỹ muốn thách thức trong các hoạt động tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý một số thực thể ở Trường Sa và bây giờ là Hoàng Sa chỉ nhằm bác bỏ các "đòi hỏi quá mức" của các bên, mà cụ thể và điển hình nhất là Trung Quốc, đối với các vùng biển hiệu lực của các thực thể này, chứ không đề cập đến yếu tố CHỦ QUYỀN của các thực thể đó thuộc về quốc gia nào.
Câu hỏi đặt ra là, vậy yêu sách của Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đối với các vùng biển hiệu lực xung quanh các thực thể ở Hoàng Sa khác nhau như thế nào? Cái nào phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Hoa Kỳ đang cố gắng bảo vệ? Cái nào chống lại UNCLOS? Trả lời được những câu hỏi này sẽ tránh được những hiểu lầm đáng tiếc.
Tàu khu trục USS Curtis Wilbur, ảnh: Military.com. |
Thứ nhất, đối với Việt Nam, Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định rõ trong Điều 12 - Chế độ pháp lý của lãnh hải:
2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Còn Phần 3, Điều 21 UNCLOS về luật pháp và các quy định của quốc gia ven biển liên quan đến đi qua vô hại trong lãnh hải:
1. Các quốc gia ven biển có thể THÔNG QUA CÁC LUẬT VÀ QUY ĐỊNH, phù hợp với các quy định của Công ước này và các quy định khác của pháp luật quốc tế, liên quan đến đi qua vô hại trong lãnh hải, đối với tất cả hay bất kỳ những điều sau đây: (....)
3. Các quốc gia ven biển có trách nhiệm cung cấp cho công chúng tất cả các luật và quy định đó.
4. Tàu nước ngoài thực hiện quyền đi qua vô hại qua lãnh hải phải tuân thủ tất cả các luật và quy định và các quy định quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển.
Như vậy có thể thấy rõ, Luật Biển Việt Nam không hề mâu thuẫn với UNCLOS, không hạn chế quyền đi qua vô hại của tàu nước ngoài trong lãnh hải 12 hải lý của mình bằng việc buộc các tàu này phải XIN PHÉP.
Về việc tàu quân sự nước ngoài thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, điều này không những góp phần hỗ trợ các hoạt động đi qua vô hại trong lãnh hải Việt Nam của tàu nước ngoài được diễn ra thuận lợi và đúng luật, mặt khác còn bảo lưu quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam như Khoản 1 Điều 21 Phần 3 UNCLOS đã nêu.
Trung Quốc thì ngược lại, họ đòi tàu nước ngoài khi đi qua 12 hải lý lãnh hải mà họ yêu sách (vô lý, phi pháp đối với Hoàng Sa, Trường Sa) phải XIN PHÉP nước này.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/1 dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, tàu thuyền quân sự nước ngoài muốn đi qua vô hại trong lãnh hải 12 hải lý (mà Trung Quốc yêu sách), phải được chính phủ Trung Quốc PHÊ CHUẨN.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. |
Rõ ràng đó là sự vi phạm trắng trợn Khoản 1 Điều 24 Phần 3 UNCLOS. Nội dung này quy định, các quốc gia ven biển không được áp đặt các yêu cầu đối với tàu nước ngoài mà trên thực tế nhằm từ chối hoặc làm suy yếu quyền đi qua vô hại.
Bởi vậy, thiết nghĩ Lầu Năm Góc không nên đánh đồng Việt Nam vào một nhóm với Trung Quốc, Đài Loan trong vấn đề quyền tự do hàng hải ở Hoàng Sa, Trường Sa để có hành động phản đối.
Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời Việt Nam cũng là thành viên UNCLOS, tuân thủ đầy đủ quy định của Công ước, bao gồm việc bảo đảm quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Trung Quốc thì đang làm ngược lại.
Tại sao Mỹ lại chọn Hoàng Sa để "ra tay"?
Như đã nói ở phần trên, Hoa Kỳ chỉ thách thức các "đòi hỏi quá đáng", yêu sách làm phương hại đến quyền tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông chứ không đứng về bên nào khi nói đến CHỦ QUYỀN đối với các thực thể ở Biển Đông, cụ thể là 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Trường Sa là nơi 5 nước 6 bên có yêu sách. Quần đảo này lại án ngữ tuyến đường hàng hải huyết mạch toàn cầu và là nơi Trung Quốc đang quân sự hóa mạnh mẽ, đe dọa nghiêm trọng tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông thì Mỹ can thiệp là điều dễ hiểu.
Còn Hoàng Sa dưới góc nhìn của Mỹ là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam, không liên quan nhiều đến hoạt động hàng không, hàng hải, tại sao Mỹ lại lựa chọn làm đối tượng để thực hiện việc bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông lúc này?
Cá nhân tôi cho rằng, sở dĩ Hoa Kỳ chọn đảo Tri Tôn, Hoàng Sa để tiến hành tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải lúc này, ngoài khả năng có thể Mỹ đã phát hiện thấy Trung Quốc đang có động thái nào đó về mặt quân sự ở Hoàng Sa, Washington còn có mục đích phá vỡ mưu đồ của Trung Quốc hòng hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.
Tạm gác lại câu chuyện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chỉ riêng việc ứng dụng và giải thích UNCLOS đối với 2 quần đảo này, Trung Quốc đã bộc lộ những mưu đồ nguy hiểm nhằm độc chiếm Biển Đông về mặt pháp lý.
Ngày 15/6/1996, Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS và ban hành quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm quần đảo Hoàng Sa.
Nước này tuyên bố xác định đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa bằng phương pháp vạch đường cơ sở thẳng chỉ áp dụng cho các quốc gia quần đảo, để nối liền 28 điểm nhô ra nhất của các đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm thuộc Hoàng Sa.
Bắc Kinh có thể đang nhăm nhe công bố đường cơ sở lãnh hải đối với quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough với cùng một thủ đoạn tương tự. Nếu điều này xảy ra mà không vấp phải sự ngăn cản nào, Trung Quốc có thể hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.
Vấn đề ở đây là, cả Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough không phải quốc gia quần đảo theo Điều 47 UNCLOS, chúng không có một đời sống kinh tế riêng, do đó không thể áp dụng quy chế xác định đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải như các quốc gia quần đảo.
Cả Hoàng Sa, Trường Sa hay bất kỳ thực thể riêng biệt nào trong 2 quần đảo này và Scarborough đều không đủ điều kiện hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS vì chúng không có đời sống kinh tế riêng.
Tuy nhiên Trung Quốc lại đang tìm cách bẻ cong UNCLOS để đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough là những đối tượng họ yêu sách. Chỉ cần từ 3 điểm này, Trung Quốc vạch bán kính 200 hải lý là gần hết Biển Đông, bằng cách này Trung Quốc hòng hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.
Để ngăn chặn và phá tan âm mưu này, Hoa Kỳ không chỉ cho tàu, máy bay tuần tra ở Xu Bi, Vành Khăn của quần đảo Trường Sa, mà nay còn bắt đầu tuần tra ở Tri Tôn, Hoàng Sa.
Tất nhiên có thể giữa các nước lớn họ có những tính toán khác nữa, đặc biệt là khi Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng gay gắt trong khu vực và trên Biển Đông.
Trung Quốc có thể vin cớ các hoạt động này của Hoa Kỳ để đẩy nhanh quá trình quân sự hóa ở Biển Đông. Nhưng dù Mỹ tuần tra hay không thì Trung Quốc vẫn sẽ cứ làm tới. Bằng chứng là 3 đường băng quân sự và 7 đảo nhân tạo khổng lồ họ mới bồi đắp ở Trường Sa hay việc điều chiến đấu cơ ra Phú Lâm, Hoàng Sa và nối dài đường băng quân sự...
Vấn đề chủ quyền và UNCLOS
Qua việc Mỹ cho tàu tuần tra bên trong 12 hải lý ở Tri Tôn, Hoàng Sa, một lần nữa chúng ta với tư cách một bên liên quan trực tiếp có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cần nhận thức rõ ràng, tách bạch giữa vấn đề CHỦ QUYỀN với vấn đề áp dụng và giải thích UNCLOS ở Biển Đông.
Một số quan điểm cho rằng các hoạt động của Hoa Kỳ ở Biển Đông nhằm "thách thức yêu sách CHỦ QUYỀN" của Trung Quốc. Tuy nhiên điều này cần phải được hiểu chính xác là, Mỹ đang phá tan âm mưu của Trung Quốc hiện thực hóa đường lưỡi bò thông qua đòi hỏi vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough chứ không phải vấn đề CHỦ QUYỀN đối với các thực thể ở Hoàng Sa hay Trường Sa.
Bởi nếu chúng ta nhầm lẫn điều này, vô hình chung chúng ta đang tiếp tay, tiếp sức cho Trung Quốc trong việc tung hỏa mù với dư luận, đánh tráo các khái niệm pháp lý để Bắc Kinh trục lợi phi pháp.
Mặc dù chính quyền và các quan chức Mỹ rất công khai, minh bạch và nhất quán lập trường không thiên vị bên nào trong các bên yêu sách CHỦ QUYỀN ở Biển Đông, nhưng Mỹ kiên quyết chống lại các "đòi hỏi quá mức", yêu sách bành trướng trong việc áp dụng, giải thích UNCLOS gây cản trở tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông.
Còn Trung Quốc thì vẫn cứ cố tình hiểu sai và tuyên truyền sai.
Người Mỹ chưa bao giờ nói "các đảo ở Biển Đông" thuộc về quốc gia nào như Trung Quốc đang tuyên truyền. Họ chỉ quan tâm các thực thể này có hiệu lực pháp lý đến đâu. Không thể đòi 12 hải lý lãnh hải cho các bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Càng không thể đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho bất kỳ thực thể nào ở Hoàng Sa, Trường Sa hay Scarborough.
Đó là lý do tại sao ông Mã Anh Cửu vội vã ra đảo Ba Bình, Trường Sa lấy một ít rau trái, nước ngọt về để thanh minh rằng đảo này có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS.
Tòa Trọng tài Thường trực PCA tới đây sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng giải thích sai UNCLOS, trong đó có nội dung các thực thể ở Trường Sa không phải là một "Island" để hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS.
Câu chuyện về chủ quyền chúng ta phải đấu tranh theo một hệ thống pháp lý riêng, không phải việc áp dụng và giải thích UNCLOS. Tách bạch rõ hai điều này, chúng ta mới có thể đấu tranh hiệu quả trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp ở Biển Đông, không bị rơi vào những cái bẫy pháp lý đối phương đang cố tình giăng ra.
Thiết nghĩ chỉ có như vậy, chúng ta mới tận dụng tối đa được vai trò, ảnh hưởng của các cường quốc bao gồm Hoa Kỳ trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế ở Biển Đông, ngăn chặn mọi hành vi sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.
Mỹ không yêu cầu Việt Nam, Ấn Độ phải chọn "phe" nào
-Việt Nam lên tiếng về vụ tàu chiến Mỹ
-Việt Nam lên tiếng về vụ tàu chiến Mỹ
Hai ngày sau khi Hoa Kỳ điều tàu tới gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông, Việt Nam mới lên tiếng về việc này.
Hôm 27/10 tàu khu trục USS Lassen của hải quân Mỹ đã áp vào trong khu vực 12 hải lý quanh hai đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trên đá ngầm Subi và Vành Khăn (Trung Quốc gọi là Chử Bích và Mỹ Tế) thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngay lập tức Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ trên các kênh chính thống nhưng Việt Nam, nước cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, chưa đưa ra bình luận gì.
Thứ Năm 29/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói với các phóng viên ở Hà Nội: "Là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở các quy định có liên quan của Công ước và phù hợp với các quy định của quốc gia ven biển".
“Việt Nam kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”.
Trước đó, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố tại Bắc Kinh hôm 27/10: "Hành động liên quan của tàu chiến Mỹ đe dọa đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, nguy hại đến an toàn của nhân viên và cơ sở trên các đảo và bãi đá, phương hại đến hoà bình và ổn định của khu vực".
"Trung Quốc cực lực bất bình và kiên quyết phản đối việc này."-
-
Son Tran
Việt Nam phải tự bảo vệ chủ quyền của mình, thay vì phó mặc cho Mỹ!
(Posted by adminbasam on 29/10/2015)
-Lê Minh Nguyên 29-10-2015-
(Posted by adminbasam on 29/10/2015)
-Lê Minh Nguyên 29-10-2015-
Các cường quốc thường hay lấn luớt nhược tiểu và thường hay thương thảo để chia chác quyền lợi trên đầu nhược tiểu.
Khi soạn luật biển UNCLOS, các cường quốc biển mà trong đó có Hoa Kỳ muốn vùng nước chủ quyền thật nhỏ, vùng biển quốc tế thật to để tàu thuyền của họ dễ tung tăng không bị ràng buộc. Đã vậy mà HK cũng không phê chuẩn, nhưng lại tôn trọng UNCLOS trong thực tế. Ngược lại, Trung Quốc phê chuẩn nhưng không tôn trọng.
Nạn nhân rõ ràng nhất trong trò chơi quyền lực này là Việt Nam và Phi. TQ chiếm Hoàng Sa năm 1974, HK lúc đó đang đứng cạnh nhưng không can thiệp vì đã làm bạn với TQ để chống Liên Xô, nên có quyền lợi chiến lược lớn hơn. Tháng Hai năm 1979 TQ đánh VN thì ngày 29/1/1979 Đặng Tiểu Bình viếng thăm HK, thông báo TT Carter là ông sẽ đánh VN và nhờ HK giúp thông tin tình báo qua vệ tinh quan sát biên giới Nga – Hoa xem Liên Xô có động binh hay không. Năm 1988 TQ mượn cớ giúp Liên Hiệp Quốc lập trạm thăm dò khí tượng ở Trường Sa để bắn giết 64 binh sĩ VN, chiếm Gạc Ma và các đảo mà VN sở hữu, HK và các cường quốc tây phương làm lơ để mặc.
Năm 1995 TQ chiếm Vành Khăn, Phi viện dẫn hiệp ước liên minh quân sự với HK để cầu cứu TT Clinton, nhưng HK nói hiệp ước không bao gồm Vành Khăn. Năm 2012 TQ chiếm Scarborough và HK cũng làm lơ. Hiện giờ TQ đang bao vây Cỏ Mây không cho tiếp tế để Phi bỏ đảo và HK cũng đang làm lơ.
Trong khi đó thì HK, đứng trước đòi hỏi mạnh mẽ của Nhật sau khi Nhật nghi ngờ TT Obama đâm sau lưng mình khi đi bách bộ nói chuyện riêng với ông Tập Cận Bình ở Palm Springs ngày 7/6/2013, nên cuối cùng đã chính thức lên tiếng xác nhận là Senkaku có trong liên minh quân sự Mỹ-Nhật. HK có sự khác biệt đối xử vì Nhật là cường quốc, có sức mạnh nội lực và có vai trò an ninh chiến lược ở vùng Đông Bắc Á.
Tàu Lassen đi vào Trường Sa ngày 27/10/2015 mà theo các viên chức quốc phòng HK, có lộ trình 72 hải lý đi từ phía bắc đến phía tây nam, qua vùng chủ quyền 12 (CQ12) của các đảo mà Phi và Việt Nam có chủ quyền, và vào vùng 12 hải lý của đảo Subi, nhưng không vào vùng 12 của Vành Khăn (Reuters 27/10).
Mục đích chính yếu là để khẳng định quyền tự do hàng hải theo UNCLOS và không dính líu gì cả đến vấn đề chủ quyền, có nghĩa là các đảo ấy, hay cả quần đảo là của ai thì HK cũng chấp nhận thôi!
Vấn đề thực sự là lưu thông hàng hải theo UNCLOS mà HK và TQ thông dịch luật này khác nhau.
Lưu thông vô hại (innocent passage) hay chỉ cần đường đi ngang chứ không có ý đồ gì khác thì được đi vào vùng CQ12. TQ đã sử dụng quyền này tháng 8/2015 vừa qua ở eo biển Alaska, khi đi qua vùng quần đảo Aleutian. Tàu Lassen đi vào Subi thì cũng không khác gì mấy, nhưng để tránh va chạm hai bên đã chuẩn bị cho nhau cả tháng trước đó.
Vùng nước chủ quyền 12 hải lý chung quanh chỉ áp dụng cho đá/đảo nổi khi triều dâng và thiên nhiên chứ không do nhân tạo. Subi và Vành khăn không hội đủ điều kiện này vì nửa nổi nửa chìm nên chỉ có vùng nuớc chủ quyền 500 mét. TQ muốn nó là 12 hải lý nhưng mập mờ. Vì không có UNCLOS để bảo vệ Subi nên TQ nhuờng nhịn HK, nhưng với các nước khác thì không, kể cả Nhật, như TQ đã từng tuyên bố.
Vùng đặc quyền kinh tế EEZ 200 hải lý thì HK cho rằng nước chủ chỉ có chủ quyền trên tài nguyên (cá, khoáng sản) và nước chủ không được ngăn cản trên các lãnh vực khác như dọ thám, tập trận, vẽ bản đồ, nên tàu/máy bay đi vào không cần phải xin phép mà chỉ cần thông báo. Ngược lại, TQ thông dịch là hoạt động của các nước khác phải xin phép và đã rất khó chịu khi HK cho máy bay và tàu vào thám thính gần Hải Nam, nơi TQ đặt căn cứ tàu ngầm.
Theo Diplomat 27/10, kể từ chuyến thăm HK của ông Tập vào cuối tháng 9/2015, các viên chức giấu tên của HK cho biết là đã liên tục và đều đặn thông tin việc tàu HK sẽ vào vùng 12 ở Trường Sa. Sự loan báo của giới truyền thông có vai trò đếm ngược (countdown) đi từ vài tuần đến vài ngày rồi đến 24 giờ. Đó là một sự cố ý, thiết kế để cung cấp cho TQ đầy đủ sự báo trước – và đầy đủ thời gian để TQ hình thành các phản ứng chính thức (hơn là để trong tay các viên chức quân sự ở thực địa phản ứng).
Việc 5 tàu chiến TQ đi vào vùng CQ12 ở Alaska mà HK không phản ứng gì cả, nhất là khi đó TT Obama có mặt ở Alaska, làm cho người ta có cảm giác đây là một vở kịch được cẩn thận dàn dựng, có tính cách sòng phẳng ‘quid pro quo’ bánh ít đi bánh quy lại. Cho nên dù TQ có vẻ không chấp nhận Điều 17 của UNCLOS về ‘quyền đi qua vô hại’, TQ cũng đáp lễ lại HK khi tàu Lassen đi vào vùng 12 của đá Subi, bằng cách chỉ phản ứng chiếu lệ cho có, bỏ qua các tranh cãi là Subi có vùng CQ12 hay không. Theo báo Economist 27/10, các tranh chấp từ trước đến nay giữa HK và TQ không nhằm vào vùng CQ12 mà là vùng EEZ.
Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói rằng “Đây không phải là cuộc tuần tiễu cuối cùng” và có khả năng trở nên thường xuyên hơn trong tương lai (VOA 28/10). Tuy nhiên nó không có giá trị gì nhiều cho các nước khác như Việt Nam vì:
Đây là vấn đề thông thương hàng hải chứ không phải là vấn đề chủ quyền, và là việc diễn dịch UNCLOS như thế nào để các bên đều đồng ý là đảo nào có vùng CQ12, đảo nào có EEZ và những giới hạn nào ở vùng EEZ.
TQ có một chính sách kỳ thị đối xử, dù việc đi phù hợp với UNCLOS nhưng chỉ HK mới được lưu thông bên trong quần đảo Trường Sa, còn các nước khác thì không, kể cả Nhật Bản. Hơn nữa, TQ cố tình mù mờ trong việc áp dụng UNCLOS để có thể giải thích theo ý riêng của kẻ mạnh và dùng UNCLOS làm bình phong. Thực tế là TQ áp dụng luật sức mạnh.
Nếu chỉ HK đi vào vùng và các nước khác không vào để tạo thành những tuyến qua lại thông thường thì HK chỉ cuỡi ngựa xem hoa, chủ vườn vẫn là TQ. TQ đã lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông (ADIZ), HK không công nhận, cho B-52 bay qua nhưng chỉ một lần, còn các hãng hàng không dân sự HK được chính quyền HK khuyên là nên tuân thủ các quy định của TQ. Máy bay Lào hôm 25/7/2015 bị TQ đuổi trở lại Nam Hàn. HK đã đánh trống bỏ dùi và thực tế là ADIZ có hiệu lực.
HK không vào vùng 12 từ năm 2012 tức là đã 3 năm, đủ dài để TQ làm mưa làm gió trong vùng. Việc HK hứa hẹn trở lại, dù nói là thường xuyên cũng không ai biết là bao giờ, trong khi TQ có khả năng xây mỗi năm một thành phố lớn cỡ Los Angeles thì việc xây thêm các đảo nhân tạo ở Trường Sa là chuyện nhỏ.
HK chỉ muốn kiểm tra /ngó chừng TQ đừng dùng sức mạnh quá đáng hay vũ lực khi trỗi dậy thành siêu cường, chứ không có ý ngăn chặn TQ trở thành siêu cường, cho nên khi chưa có yếu tố vũ lực thì HK có lý cớ để ngó lơ, mà hệ quả là các nước nhỏ trong vùng bị thiệt hại qua chính sách ‘lát cá’ của TQ.
HK chỉ cho cần câu để những nước nhỏ như VN, Phi, Mã tự bắt cá chứ HK không cho cá. VN và các nước phải tự bảo vệ chủ quyền của nước mình. HK có thể giúp tàu, các khí cụ bảo vệ biển đảo, hay kỹ thuật chế tạo vũ khí, chứ HK không can thiệp quân sự thế cho những nước này.
Để kết luận, có thể nói rằng sự kiện Lassen 27/10 tuy cần thiết nhưng chỉ là bước đầu muộn màng mà Nghị sĩ John McCain nói, lẽ ra phải được thực hiện từ lâu và HK nên tiến hành những hoạt động tuần tiễu thường xuyên trên không, trên biển trong những tuần lễ và những tháng tới (VOA 28/10). Nó giúp kềm chế TQ trong vấn đề lập vùng kiểm soát quá lớn ở Trường Sa, vi phạm UNCLOS. Nó không cuốn lại (rollback) những gì TQ đã làm. Nó cũng không có khả năng làm TQ dừng xây dựng ở những nơi họ đã bồi đắp. Nó cũng không có khả năng ngăn chận TQ chiếm thêm trong số khoảng 209 rạn san hô chưa ai chiếm đóng và xây dựng chúng thành đảo nhân tạo.
Trong vấn đề chủ quyền, Việt Nam vẫn còn bơ vơ và càng ngày càng yếu đi khả năng bảo vệ Trường Sa, bởi do đảng CSVN không có khả năng xây dựng nội lực dân tộc.
--Son Tran
Trong Cổ Sử Việt - dân sống vùng sông nước và trồng lúa nước (đồng bằng sông Dương tử). Những lần biền lấn đất - đồng lúa ngập mặn nên phải tự di dân lên vùng cao - vùng thượng nguồn nên cổ nhân đặt truyện Sơn Tinh vs Thùy Tinh để con cháu ghi nhớ;đồng thời cũng để lại tiến trình này trong Quẻ Đại Quá (Kinh Dịch...http://bagan3.me/2014/04/19/phuc-sinh/). Như thế Cổ nhân ta đã tùy duyên với Trời mà tiếp tục duy trì nòi giống và sinh sôi phát triền - từ tên Nước Văn Lang đổi thành Việt Thuợng...Ngày nay con cháu - đảng cầm quyền csvn có học được bài học này không - hở lũ ngu muội ?
Truong Thanh Liem
Cơ sở pháp lý nào cho phép Mỹ TUẦN TRA không cần báo trước vào vùng biển của đảo đá ngầm Subi và Mischief có đảo nhân tạo của Trung Quốc?
"Công ước quốc tế về Biển năm 1982 không công nhận khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo xây trên vùng đảo chìm dưới đáy nước."
Tại sao Mỹ phải làm vậy?
"Mỹ không muốn tạo TIỀN LỆ cho mai đây Trung Cộng cắm cọc trên vùng biển quốc tế gần Florida hay Long Beach rồi nhận vùng biển 12 hải lý quanh đó là của nó."
Mỹ làm vậy có lợi gì cho quốc gia nào trong vùng?
"Không có quốc gia nào có lợi. Mọi quốc gia tranh chấp xung quanh phải BƯỚC LÙI lại để nhường vùng biển đó cho ... QUỐC TẾ.
Vậy Mỹ có được ủng hộ hay không?
"Chắc chắn là Mỹ biết không có sự CHỐNG ĐỐI trừ từ phía Trung Cộng. Nhưng ủng hộ thì còn tùy đứa nào có chính quyền theo Mỹ hay Trung Cộng. Xu hướng chung là
"Lấy từ tay thằng cướp dù không trả lại cũng được gọi là ... CÔNG AN"
"Lấy từ tay thằng cướp dù không trả lại cũng được gọi là ... CÔNG AN"
Còn xu hướng thằng CSVN thì ra sao?
"CSVN giờ là Mỵ Nương ngồi chờ ... Sơn tinh Thủy Tinh.
Nước dâng cao bao nhiêu (do trái đất ấm lên) thì Mỹ có lợi vì nó nắm công ước Biển 1982. Tương lai còn có nhiều đảo chìm sâu thêm nữa. Vụ này Mỹ làm Thủy Tinh.
Xây đảo lên mà Mỹ không dám nói thì thằng Trung Cộng sẽ làm tới, xem ra nó làm Sơn Tinh trong vụ này.
Lịch sử có lập lại rồi đổi chiều cho Thủy Tinh đánh bại Sơn Tinh không thì hạ hồi phân giải vì Thủy Tinh hứa sẽ TIẾP TỤC ... TUẦN TRA.
*****
COMPETING CLAIMS
COMPETING CLAIMS
Both Subi and Mischief Reefs were submerged at high tide before China began a dredging project to turn them into islands in 2014.
Under the U.N. Convention on the Law of the Sea, 12-nautical mile limits cannot be set around man-made islands built on previously submerged reefs.
-(GDVN) - Ủng hộ việc làm hợp pháp của Hoa Kỳ là bảo vệ chính mình, bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ gửi cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về hoạt động tuần tra của Hoa Kỳ xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa, Khánh Hòa, và phản ứng của Việt Nam cùng hệ thống căn cứ pháp lý. Xin trân trọng gửi tới quý bạn đọc bài phân tích này của ông.
Mấy tuần qua, dư luận Việt Nam cũng như khu vực và quốc tế đặc biệt quan tâm đến cục diện Biển Đông bởi Hoa Kỳ đã thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau để loan báo rằng, Hải quân Mỹ sẽ tiến hành tuần tra ở Trường Sa.
Hoạt động mà Mỹ tuyên bố là bảo vệ tự do hàng không, hàng hải trên vùng biển, vùng trời quốc tế phạm vi 12 hải lý xung quanh một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp từ 7 thực thể là các rặng san hô, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa do Bắc Kinh chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988, 1995 đến nay.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. |
Dư luận có nhiều quan điểm đồng tình, ủng hộ và hy vọng hoạt động này sớm diễn ra bởi Trung Quốc đang ngày một leo thang, thách thức luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông bằng các hoạt động xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp với quy mô, tốc độ chưa từng có.
Hơn nữa, nhà cầm quyền Trung Quốc còn đang tìm cách hợp thức hóa yêu sách vô lý lãnh hải 12 hải lý, thậm chí là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho các đảo nhân tạo vốn là các rặng san hô, hoặc bãi cạn lúc chìm lúc nổi theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 chỉ có một vùng an toàn bán kính tối đa 500 mét.
Tuy nhiên vẫn còn có những quan điểm, băn khoăn lo ngại về động thái này của Hoa Kỳ. Những quan điểm này đặt ngược lại vấn đề, nếu Mỹ cũng tuần tra phạm vi 12 hải lý xung quanh các thực thể khác mà Việt Nam hoặc các bên còn lại đang đóng giữ ở Biển Đông thì chúng ta nên phản ứng ra sao? Để giải đáp những thắc mắc này, xin bắt đầu từ căn cứ pháp lý để Mỹ tuyên bố sẽ tiến hành các hoạt động tuần tra trong 12 hải lý quanh đảo nhân tạo.
Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp ở Trường Sa không thể có lãnh hải 12 hải lý
Thứ nhất, 7 thực thể mà Trung Quốc cất quân xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp trong quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam tháng 3/1988 và năm 1995 là những rặng san hô, bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Điều 13 thuộc Mục 2, Phần 2 của UNCLOS quy định rõ:
1) Một bãi cạn lúc chìm lúc nổi là một vùng đất được hình thành tự nhiên có biển bao quanh, nhô lên trên mặt nước khi thủy triều thấp, nhưng bị chìm xuống dưới mặt nước khi thủy triều cao. Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó ở cách đất liền hoặc một hòn đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì mực nước lúc thủy triều thấp nhất ở các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải.
2. Trong trường hợp một bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoàn toàn nằm cách đất liền hoặc một hòn đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì bãi cạn đó không có lãnh hải riêng.
Điều 60 thuộc Phần V, UNCLOS quy định: "Đảo nhân tạo, cơ sở và công trình kiến trúc không có quy chế hải đảo. Chúng không có lãnh hải riêng, và sự hiện diện của chúng không ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa".
Những công trình nhân tạo này và các bãi cạn lúc nổi lúc chìm ngoài biển, cách xa đất liền hay một đảo tự nhiên khác ở một khoảng cách trên 12 hải lý đều chỉ có vùng an toàn bán kính tối đa 500 mét.
Mặc dù còn những tranh cãi khác nhau về tính chất pháp lý của 7 thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng trước khi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo là rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước hay các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, nhưng chắc chắn rằng chúng không phải đảo tự nhiên theo định nghĩa của UNCLOS, không có đời sống kinh tế riêng, không thể có quy chế lãnh hải 12 hải lý chứ đừng nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Theo nội dung Philippines khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague, Hà Lan thì ít nhất 3 thực thể là Vành Khăn, Ga Ven và Xu Bi là những rặng san hô, bãi cạn lúc chìm lúc nổi và không thể có lãnh hải 12 hải lý. Mỹ cũng tuyên bố công khai, sẽ chỉ tuần tra tự do hàng không hàng hải ở những thực thể không phải đảo, không có lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc đã bồi lấp thành đảo nhân tạo bất hợp pháp.
Chiến hạm Mỹ USS Fort Worth tuần tra ở Biển Đông tháng 5 năm nay, ảnh: Bloomberg. |
Mỹ hoàn toàn hợp pháp nếu qua lại vô hại hoặc tuần tra vùng biển, vùng trời phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp ở Trường Sa
Vấn đề toàn bộ hay chỉ một số trong 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng, bồi lấp thành đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa không có lãnh hải 12 hải lý còn có nhận thức khác nhau. Điều này phụ thuộc vào cách thức các bên yêu sách xác định bản chất cấu trúc vật lý và hiệu lực pháp lý của từng thực thể cụ thể trong 7 thực thể Trung Quốc bồi lấp.
Với những thực thể là rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển chúng không có bất cứ quy chế vùng biển nào theo UNCLOS. Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, chúng không có lãnh hải 12 hải lý và tàu thuyền bất cứ nước nào cũng có quyền qua lại tự do, thậm chí tiến hành các hoạt động giám sát trong phạm vi 12 hải lý nhưng ngoài phạm vi bán kính 500 mét vì đó là vùng biển, vùng trời quốc tế.
Nếu thực thể nào là các bãi đá vẫn nhô lên trên mặt nước khi thủy triều lên, thì nó vẫn được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý của UNCLOS, nhưng không thể có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của một đảo tự nhiên.
Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác không có quyền giám sát, thực hiện các hoạt động được xem là gây phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia đang đóng giữ các bãi đá này. Tuy nhiên, tàu thuyền Mỹ và các nước khác có quyền qua lại vô hại, tức là cơ động qua đó không làm gì phương hại hay đe dọa tới lực lượng đóng giữ bãi đá.
Do đó, việc xác định cấu trúc mỗi thực thể trong số 7 điểm Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa là thuộc loại nào theo hệ thống thực thể trên biển mà UNCLOS phân loại, quy định có ý nghĩa quan trọng. Nó quyết định về cơ sở pháp lý cho các hoạt động của nước khác triển khai trong khu vực 12 hải lý quanh thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng.
Xin lưu ý là chúng ta đang nói về quy chế các vùng biển của UNCLOS, không đề cập đến vấn đề chủ quyền vì đó là câu chuyện khác, theo hệ thống nguyên tắc pháp lý khác.
Bởi vậy, có hai khả năng, hai lựa chọn cho Hoa Kỳ và các bên quan tâm đến tự do, an ninh, an toàn hàng không hàng hải ở Biển Đông trong ứng xử với 7 thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng:
Thực thể nào có lãnh hải 12 hải lý thì có quyền qua lại vô hại; Thực thể nào không có lãnh hải 12 hải lý thì ngoài 500 mét bán kính vùng an toàn là vùng biển quốc tế, tàu thuyền được tự do hoạt động, kể cả giám sát các hoạt động của Trung Quốc trên đảo nhân tạo bồi lấp ở thực thể này, Bắc Kinh không có quyền ngăn cản.
Việt Nam nên phản ứng ra sao?
Qua những phân tích nêu trên và các tuyên bố chính thức của phía Hoa Kỳ có thể thấy, hành động dự kiến tuần tra phạm vi 12 hải lý quanh một số đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp ở Trường Sa không có quy chế lãnh hải là hoàn toàn hợp pháp. Việc tàu thuyền Mỹ qua lại vô hại phạm vi 12 hải lý của các thực thể có quy chế lãnh hải ở Trường Sa cũng là quyền lợi hợp pháp, được quy định rõ trong UNCLOS.
Việt Nam là một thành viên phê chuẩn Công ước UNCLOS thì có nghĩa vụ tuân thủ toàn bộ các quy định của Công ước này. Mặt khác, Việt Nam luôn chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS, đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng, bảo vệ UNCLOS thì không có lý do gì chúng ta không ủng hộ, hoan nghênh các hoạt động này của Mỹ.
Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã nhiều lần khẳng định về việc sẽ tuần tra trong 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Biển Đông. |
Thậm chí chúng ta cần kêu gọi Hoa Kỳ nói ít, làm nhiều, nhanh chóng thực hiện những gì đã tuyên bố để bảo vệ UNCLOS ở Biển Đông.
Việt Nam là nước có chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Trường Sa hiện là đối tượng bị một số nước nhảy vào tranh chấp. Hiện tại chúng ta đang kiểm soát 29 thực thể, bao gồm cả đảo tự nhiên, các bãi đá nổi trên mặt biển khi thủy triều lên và các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, nếu Hoa Kỳ hay một bên nào đó cơ động trong phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể này, việc đầu tiên phải xem xét thực thể đó có quy chế lãnh hải 12 hải lý hay không.
Nếu có thì tàu nước ngoài chỉ được qua lại vô hại, nếu không thì đó là vùng biển quốc tế, chúng ta phải chấp nhận các hoạt động mà UNCLOS đã quy định.
Chính Trung Quốc là một nước phê chuẩn UNCLOS nhưng lại đòi yêu sách riêng, chỉ chấp hành những điều khoản có lợi cho mình, những điều khoản bất lợi thì họ từ chối. Đó là hành vi khôn lỏi không thể chấp nhận được. Bất kỳ quốc gia nào đã phê chuẩn UNCLOS là phải tuân thủ trọn gói các quy định của Công ước chứ không phải chỉ phần nào có lợi.
Việt Nam chúng ta cũng như thế, không có gì khác. Quan điểm nào không ủng hộ hoặc phản đối hành vi hợp pháp của Hoa Kỳ trong việc tuần tra/qua lại vô hại 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp ở Biển Đông là vô hình chung tiếp tay cho Trung Quốc bành trướng.
Do đó, để trả lời câu hỏi của một số quan điểm lo ngại nếu tàu Mỹ hay nước khác tiến vào 12 hải lý xung quanh các thực thể chúng ta đang đóng quân ở Trường Sa thì phải phản ứng ra sao, chúng ta cần nắm rõ UNCLOS và chấp nhận các hoạt động hợp pháp. Đồng thời chúng ta sẽ phản đối mọi hoạt động nếu nó bất hợp pháp.
Nếu Luật Biển Việt Nam có các quy định khác cụ thể yêu cầu tàu thuyền nước ngoài cần tuân thủ khi qua lại vô hại hoặc tuần tra phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể này, chúng ta phải thông báo cho đối phương biết và thực hiện, nhưng quy định không được trái với UNCLOS mà chúng ta đã ký.
Chính Việt Nam cũng sẽ lúng túng, khó khăn bởi hiện tại chúng ta chưa công bố đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo, các bãi đá nổi trên mặt nước khi thủy triều lên và toàn bộ quần đảo Trường Sa. Do đó xác định lãnh hải 12 hải lý trên thực địa cũng không phải chuyện đơn giản, dễ dàng.
Chúng ta nên ủng hộ hoạt động này của Mỹ, thậm chí tàu Mỹ có qua lại vô hại hoặc tuần tra tự do hàng hải hàng không quanh các thực thể mà Việt Nam hay các bên khác đóng giữ cũng là điều tốt, miễn là đúng UNCLOS. Bởi như vậy Bắc Kinh không có cớ nói Hoa Kỳ thiên vị hay có ý bao vây, kiềm chế Trung Quốc.
Ủng hộ hành động hợp pháp của Mỹ là giúp mình, bảo vệ luật pháp quốc tế
Sân bay, công trình quân sự Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo bồi lấp bất hợp pháp ở đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Ảnh: CSIS. |
Mỹ không tiến hành tuần tra hoặc qua lại vô hại bên trong phạm vi 12 hải lý, bên ngoài bán kính 500 mét quanh 7 đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa thì sẽ đồng nghĩa với việc UNCLOS bị Trung Quốc vô hiệu hóa. Bao nhiêu công sức, trí tuệ của nhân loại để xây dựng nên bộ luật được coi như Hiến pháp của biển và đại dương này sẽ bị Bắc Kinh ném vào sọt rác.
Do đó là thành viên UNCLOS, Việt Nam không chỉ có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc tất cả các điều khoản của UNCLOS, mà còn phải bảo vệ UNCLOS. Ủng hộ việc làm hợp pháp của Hoa Kỳ là bảo vệ chính mình, bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Nếu cứ để Trung Quốc tùy tiện đòi 12 hải lý cho các thực thể không được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý ở vùng biển nước này nhảy vào tranh chấp, thì các bên yêu sách khác cũng sẽ làm được. Điều này tạo ra một xu thế nguy hiểm là bồi lấp đảo nhân tạo, biến đổi hiện trạng các thực thể để đòi các vùng biển mở rộng, ít nhất là 12 hải lý lãnh hải, nhiều hơn nữa là 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Như vậy thế giới này loạn mất.
Đặc biệt là ở Biển Đông, khi Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo đồng loạt ở 7 thực thể chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa cùng các rặng san hô, bãi cạn ở Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough thì họ có thể đòi yêu sách vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, chỉ 3 chân vạc này là có thể phủ kín Biển Đông, hiện thực hóa đường lưỡi bò.
Điều này xảy ra có nghĩa Biển Đông thành ao nhà Trung Quốc, tàu thuyền các nước muốn qua lại như trước, ngư dân các nước muốn đánh bắt như trước phải xin phép, nộp tô cho Trung Quốc. Đó thực sự là một thảm họa.
Bởi vậy đã đến lúc Việt Nam cần tỏ rõ lập trường và trách nhiệm của một thành viên phê chuẩn UNCLOS, cũng như một bên có yêu sách, có chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông nói chung, Trường Sa nói riêng đang bị Trung Quốc đe dọa. Chần chừ hay mập mờ chỉ càng bất lợi cho ta, lợi cho âm mưu bành trướng của Trung Quốc.
Ts Trần Công Trục