Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Thu xúc xích Vietfoods rồi âm thầm trả hàng, không lời xin lỗi

--Thu xúc xích Vietfoods rồi âm thầm trả hàng, không lời xin lỗiTuổi Trẻ
TTO - Đó là cách hành xử của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội sau khi gây thiệt hại nặng cho doanh nghiệp. Còn Vietfoods tuyên bố 10 ngày nữa họ sẽ khởi kiện, nếu...

Đại diện cơ sở chế biến Thực phẩm Việt - Vietfoods (Bình Dương) cho biết Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã trả lô hàng 2,2 tấn xúc xích bị tạm giữ nhưng không hề có một lời xin lỗi.

Thông tin nêu trên được công bố trong buổi họp báo công bố “sản phẩm Vietfoods an toàn với người tiêu dùng” tổ chức tại TP.HCM ngày 29-5.

Theo đại diện doanh nghiệp, đơn vị đã chuẩn bị tất cả bằng chứng, giấy tờ pháp lý để thực hiện việc khởi kiện nếu Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội tiếp tục dây dưa, không thừa nhận sai phạm.

Không có quyết định hủy bỏ biên bản vi phạm hành chính


Mở đầu họp báo, ông Nguyễn Văn Đức - luật sư đại diện Vietfoods - đọc quyết định trả tang vật tạm giữ của Chi cục QLTT Hà Nội, biên bản được ký ngày 23-5. Theo đó, toàn bộ tang vật gồm hơn 2,2 tấn xúc xích do đội QLTT 14 tạm giữ được trả lại cho Công ty TNHH thương mại Hùng Anh (Q.Hoàng Mai, Hà Nội).

Quyết định này nêu rõ lý do: “Doanh nghiệp không có hành vi vi phạm hành chính như nội dung ghi trong biên bản vi phạm hành chính ngày 26-4...”.

Như vậy, sau hơn một tháng bị tạm giữ, toàn bộ số hàng hóa được trao trả lại cho doanh nghiệp, trong đó phần lớn sản phẩm đã hết và gần hết hạn sử dụng.

Tuy nhiên bà Huỳnh Vũ Thị Minh Loan - đại diện chủ cơ sở Vietfoods - cho biết sau khi kiểm tra Công ty Hùng Anh, QLTT lập hai biên bản vi phạm hành chính: một với Công ty Hùng Anh và một với Vietfoods.

Đến thời điểm này, QLTT Hà Nội vẫn chưa có bất cứ quyết định gì về việc hủy bỏ biên bản vi phạm hành chính đối với Vietfoods.

“Khi tiến hành kiểm tra, QLTT làm rốt ráo, công bố thông tin rầm rộ trên các phương tiện truyền thông. Nhưng khi trả hàng họ làm âm thầm như chưa có chuyện gì xảy ra, cũng như không một lời xin lỗi, thậm chí vẫn khẳng định họ làm... đúng quy trình” - bà Loan bức xúc.

Theo bà Loan, thời điểm này cơ sở bắt đầu cho công nhân sản xuất trở lại. Tuy nhiên, sản lượng đưa ra thị trường chỉ bằng 1/10 thời điểm chưa bị QLTT kiểm tra do hệ thống phân phối, niềm tin của người tiêu dùng chưa thể phục hồi.

Trước sự chậm trễ trong xử lý của QLTT Hà Nội cùng sự thiệt hại do việc bị thu giữ hàng, đại diện Vietfoods cho biết trong 10 ngày nữa nếu QLTT Hà Nội không hủy biên bản vi phạm hành chính với Vietfoods, không thừa nhận sai và xin lỗi thì doanh nghiệp sẽ khởi kiện.

“Chúng tôi đã lập vi bằng các bài báo đưa thông tin từ phát biểu của đại diện QLTT, thống kê các thiệt hại và chuẩn bị hồ sơ để tiến hành việc khởi kiện... Theo vi bằng được lập, có gần 500 bài báo đăng thông tin sản phẩm Vietfoods chứa chất cấm, gây ung thư” - luật sư Đức bày tỏ.

Cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt (Vietfoods) tại ấp Lồ Ồ, xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương phải ngừng hoạt động từ ngày 21-4 đến 25-5 do ảnh hưởng từ thông tin Chi cục QLTT Hà Nội cung cấp cho báo chí rằng sản phẩm xúc xích của công ty có chất cấm, chất gây ung thư - Ảnh: Quang Định


Vạ lây


Không chỉ Vietfoods là nạn nhân chịu ảnh hưởng, tại buổi họp báo nhiều doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu, sản xuất xúc xích, thịt đóng hộp cũng bị vạ lây do tâm lý lo ngại của người tiêu dùng.

“Hầu hết các sản phẩm chế biến từ thịt của công ty bị giảm sản lượng. Đặc biệt, đối với sản phẩm xúc xích tiệt trùng giảm khoảng 30% sản lượng” - ông Nguyễn Thành Chánh, trưởng phòng kinh doanh Công ty CP đồ hộp Hạ Long, cho hay.

Trong khi đó, các công ty phân phối nguyên liệu thực phẩm cho sản xuất chế biến thịt như Behn Meyer (Đức), Connell Bros (Mỹ) khẳng định 50% sản lượng thịt cung ứng thị trường bị sụt giảm sau sự cố này.

Tại họp báo, ông Nguyễn Thành Danh - phó chi cục trưởng QLTT Bình Dương - cho biết địa phương đã lập đoàn liên ngành kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp sau thông tin nghi ngờ doanh nghiệp sử dụng chất cấm. Kết luận sau khi kiểm tra khẳng định cơ sở này không có vi phạm.

Ông Danh còn nói theo quy định hiện hành, xúc xích thuộc trách nhiệm thanh tra của cục, chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy hải sản thực hiện. Nếu QLTT tiến hành kiểm tra sản phẩm xúc xích thì cần có sự phối hợp liên ngành cũng như sự tham vấn chuyên môn của đơn vị phụ trách.


Diễn biến vụ việc

* Ngày 20-4, đội QLTT 14 - Chi cục QLTT Hà Nội tiến hành kiểm tra Công ty TNHH TM Hùng Anh (Q.Hoàng Mai, Hà Nội), tạm giữ hơn 2,2 tấn xúc xích do cơ sở Vietfoods (Bình Dương) sản xuất với lý do nghi vấn chứa chất cấm.

* Ngày 22-4, kết quả kiểm nghiệm cho thấy những mẫu xúc xích này chứa chất sodium nitrate-251 với hàm lượng từ 55 - 100mg/kg.

* Ngày 26-4, QLTT Hà Nội mời đại diện Công ty Hùng Anh, cơ sở Vietfoods làm việc và lập biên bản vi phạm hành chính với nội dung: “Đã có hành vi vi phạm hành chính: sản xuất, bán ra thị trường thực phẩm không phù hợp an toàn thực phẩm...”.

* Ngày 17-5, buổi họp liên ngành giữa Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế và đại diện Chi cục QLTT Hà Nội liên quan đến sản phẩm xúc xích của Công ty Vietfoods được diễn ra. Cục khẳng định Vietfoods không sai, trong khi đó Chi cục QLTT Hà Nội vẫn cho rằng “làm đúng quy trình”, đồng thời cho biết chờ ý kiến trả lời của Bộ Y tế để xử lý.

* Ngày 23-5, Bộ Y tế có công văn tham vấn gửi Chi cục QLTT Hà Nội. Văn bản tiếp tục khẳng định Vietfoods không sai, các sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

Chiều cùng ngày, Chi cục QLTT Hà Nội ra quyết định trả lại tang vật tạm giữ cho Công ty Hùng Anh. Quyết định nêu rõ lý do trả hàng: “doanh nghiệp không có hành vi vi phạm hành chính như nội dung ghi trong biên bản vi phạm hành chính ngày 26-4”.



Đủ cơ sở để thắng kiện

Theo dõi diễn tiến vụ việc từ đầu đến nay, tôi cho rằng Vietfoods hoàn toàn đủ cơ sở để khởi kiện QLTT Hà Nội với hai nội dung chính: công bố thông tin không đúng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp; có dấu hiệu sai thẩm quyền trong quá trình kiểm tra.

Về việc công bố thông tin, theo Luật an toàn thực phẩm, Luật xử lý vi phạm hành chính thì việc công bố thông tin chỉ được thực hiện khi đã xác định có hành vi vi phạm, quyết định xử phạt, hình thức xử phạt.

Trong trường hợp của Vietfoods và Công ty Hùng Anh, đội QLTT số 14 vừa mới thực hiện việc kiểm tra chấp hành pháp luật (chưa kiểm đếm hàng hóa xong, chưa lấy mẫu, chưa có văn bản tham vấn của cơ quan chuyên môn, chưa có kết quả kiểm định...) nhưng ông Hoàng Đại Nghĩa - đội trưởng đội QLTT số 14 Hà Nội - đã vội vã trả lời và cung cấp thông tin cho báo chí ngay tại hiện trường với nội dung: “Sản phẩm xúc xích của Vietfoods có chứa chất cấm, chất gây ung thư”.

Về thẩm quyền, việc kiểm tra doanh nghiệp của đội QLTT 14 chứa đựng nhiều sai phạm. Cụ thể, quyết định kiểm tra Công ty Hùng Anh ngày 20-4-2016 do ông Lê Đức Thanh ký không có nội dung về an toàn thực phẩm hay kiểm tra chất lượng hàng hóa nhưng đội QLTT số 14 lại tiến hành tạm giữ hàng hóa, lấy mẫu xét nghiệm.

Việc làm này là vượt quá nội dung và phạm vi quyết định kiểm tra ban đầu.

Luật sư PHẠM QUỲNH NHƯ (Đoàn luật sư TP.HCM)

...
Doanh nghiệp 'chết' dây chuyền vì tin xúc xích có chất gây ung thưAlobacsi.vn
Lô xúc xích Vietfoods bị bắt giữ "vẫn trong ngưỡng an toàn"Vietnam Plus
Viet Foods thiệt hại nặng sau thông tin thất thiệtTiền Phong
PLO -Người Lao Động -baobinhduong.vn -Lao động

-'Biết xúc xích có chất gây ung thư mà vẫn sản xuất là vì đồng tiền mà bất chấp'
30/04/2016
“Khi chúng tôi mời giám đốc sản xuất xúc xích Viet foods chứa chất gây ung thư lên làm việc, người này nói biết chất cấm nhưng vẫn sản xuất. Đây là hành vi vì đồng tiền mà bất chấp”, ông Lê Đức Thanh, Đội phó Đội QLTT số 14 (Hà Nội) nói.


Liên quan đến vụ xúc xích Viet foods chứa chất gây ung thư khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang suốt hai ngày qua, sáng 30/4, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đức Thanh, Đội Phó Đội QLTT số 14 (Hà Nội) cho biết, vụ việc lô hàng xúc xích chứa chất cấm sử dụng trong thực phẩm được sản xuất tại cơ sở Kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt (Công ty Viet foods) có địa chỉ tại Bình Dương hết sức nghiêm trọng nên đơn vị đã đề xuất và gửi toàn bộ hồ sơ lên Cục QLTT xử lý.



Ông Lê Đức Thanh, Đội phó Đội QLTT số 14.

Theo ông Thanh, qua nắm bắt tình hình địa bàn, Đội QLTT số 14 nhận thấy Công ty TNHH Thương mại thực phẩm Hồng Anh (tại 140C, ngõ 351 Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai) có dấu hiệu sử dụng chất cấm trong thực phẩm. Ngoài cơ sở kinh doanh trên còn có một cơ sở khác ở số 17 ngõ 2, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội là hộ kinh doanh cá thể và có sản phẩm xúc xích của cơ sở Kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt (Công ty Viet foods) có địa chỉ tại Bình Dương nên đã tiến hành kiểm tra.

Qua kiểm tra ở doanh nghiệp Hồng Anh phát hiện có 38.000 chiếc xúc xích (tương đương 2,2 tấn) và cơ sở ở Trung Văn với số lượng 220kg. Qua nắm bắt kiểm tra trên bao bì sản phẩm có ghi sodium Nitrate – 251.



Ông Thanh cho biết, việc biết chất cấm mà vẫn sản xuất là vì đồng tiền mà bất chấp.

"Chúng tôi đã mang các mẫu xúc xích trên để tiến hành kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia. Toàn bộ các loại xúc xích này được sản xuất tại công ty Viet foods. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, cả 5 mẫu xúc xích mang đi kiểm nghiệm đều chứa chất cấm Sodium nitrate - 251 với hàm lượng từ 89 - 100mg/kg.

Theo thông tư 27, ngày 30/11/2012 có hiệu lực từ năm 2013 của Bộ Y tế quy định về một số chất cấm không được sử dụng trong thực phẩm, duy nhất chỉ được dùng trong fomat tươi. Theo vấn đề về lý hóa khi chất chất Sodium Nitrate – 251 có trong xúc xích mà người dân tiến hành xử lý nhiệt như hấp, rán, nướng thì nó sẽ ra một hoạt chất khác là tác nhân gây bệnh ung thư", ông Thanh nói.



Mẫu sản phẩm xúc xích của Viet Foods.

Theo ông Thanh, sau đó, Đội QLTT số 14 đã mời Giám đốc cơ sở Kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt (Công ty Viet foods) có địa chỉ tại Bình Dương và Giám đốc công ty Hồng Anh cùng chủ quản lý cơ sở ở Trung Văn lên làm việc. Sau đó, Đội QLTT số 14 báo cáo Đội QLTT TP Hà Nội và Sở Công thương TP Hà Nội xem xét xử lý toàn bộ số lô hàng xúc xích trên. Biện pháp xử lý là buộc phải tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích như cho gia súc ăn. Xử phạt đối với cả người kinh doanh và chủ cơ sở chế biến.

"Đối với Giám đốc cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm Việt, trong khi làm việc với chúng tôi, có một chi tiết biết chất cấm này ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà lại đưa vào sản phẩm gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng và bức xúc cho xã hội thì giám đốc công ty này nói rằng không cố ý và do sơ xuất trong sản xuất. Theo tôi, vấn đề này thuộc về ý thức của chủ sản xuất, chỉ vì lợi nhuận mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng", ông Thanh bức xúc.



Các mẫu xúc xích đều chứa chất cấm Sodium nitrate 251.

Theo ông Thanh, chất Sodium Nitrate – 251 là chất ổn định màu, một sản phẩm nào đó như xúc xích nếu không đưa chất này vào thì sẽ không giữ được màu đẹp và bóng.

"Trong quá trình sản xuất người ta đã nghĩ tới việc đưa chất này vào rồi. Nếu không cố ý thì làm sao lại đi mua chất này rồi đưa vào sản phẩm. Đây là hành vi thiếu trách nhiệm chỉ nghĩ đến đồng tiền mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vụ việc rất nghiêm trọng vì ảnh hưởng đến sức khỏe của rất nhiều người từ trẻ em đến người già", ông Thanh nhận định.



Nhóm Natri nitrat là chất không được sử dụng trong thực phẩm.

Theo Đội phó Đội QLTT số 14, khi đến làm việc, các đơn vị cũng trình bày là bán từ các bệnh viện tới trường học, các tỉnh thành, và vùng sâu vùng xa… Sau đó người dân rán, hấp, chiên, nướng… thì ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Ông Thanh cũng cho hay, qua mời cả 3 chủ cơ sở lên làm việc đều nhất trí chấp hành xử phạt. Và vụ việc hết sức nghiêm trọng nên đơn vị đã đề xuất và gửi toàn bộ hồ sơ lên Cục QLTT xử lý.

"Qua quá trình làm việc đơn vị phát hiện hơn 2,4 tấn của 2 cơ sở phát hiện có chất sodium Nitrate – 251 chủ sản xuất trong Bình Dương trình bày rằng chỉ lô hàng này mới có chất trên. Còn các lô hàng khác thì không có nhưng các lô hàng trước ai biết được có hay không trong khi đó cơ sở này đã hoạt động sản xuất hơn 3 năm nay. Trong thời gian tới, ngoài cơ sở sản xuất xúc xích này, chúng tôi còn tiếp tục cho kiểm tra nhiều cơ sở khác ở các địa bàn khác nhau như chợ Đồng Xuân, hay các kho tàu, bến bãi…", ông Thanh nói thêm.

Theo Định Nguyễn / Trí Thức Trẻ



Tổng số lượt xem trang