-Vào Việt Nam 15 năm, Formosa để lại những gì?
01/07/2016 07:39 GMT+7
Trong 15 năm hoạt động đầu tư tại Việt Nam, Tập đoàn Formosa của Đài Loan được xem là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với các dự án tỉ đô, song bên cạnh đó là không ít vụ bê bối và tai tiếng.
Những dự án tỉ đô
Tập đoàn Formosa được thành lập năm 1954, là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan. Tập đoàn này được thành lập bởi hai anh em Vương Vĩnh Khánh và Vương Vĩnh Tại.
Bắt đầu là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, Tập đoàn Formosa đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm: Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa dầu), và Formosa Chemicals &Fibre (sợi nhựa, vải). Ngoài ra, doanh nghiệp này còn đầu tư vào lĩnh vực thép, chất bán dẫn, điện...
Một góc công trường đang xây dựng của Formosa Hà Tĩnh. Ảnh minh họa.
Năm 2008, Formosa đã quyết định rót vốn đầu tư dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng thông qua việc thành lập Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa (Formosa Hà Tĩnh). Dự án này khởi công từ tháng 7.2008 với tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), với thời gian thuê đất là 70 năm.
Formosa Hà Tĩnh do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Tập đoàn Formosa, nắm gần 95% cổ phần.
Với mô hình sản xuất - xuất khẩu liên hợp, dự án này được Formosa đầu tư với số tiền lên tới 28,5 tỉ USD với quy mô tạo việc làm cho 35.000 người lao động. Dự án này hoạt động dựa trên nhà máy luyện gang thép, cảng nước sâu có năng lực cập tàu 30.000 tấn, nhà máy nhiệt điện công suất 2.100 MW…
Trong đó, riêng quy mô nhà máy thép giai đoạn I đạt trên 7 triệu tấn phôi thép/năm với mức đầu tư khoảng 10 tỉ USD/năm.
Formosa nhận định Khu kinh tế Vũng Áng là 1 điểm phù hợp đầu tư của tập đoàn này do cảng nước sâu Sơn Dương cho mô hình tổ hợp công nghiệp và tỷ suất đầu tư tại đây cũng rẻ hơn nhiều so với các địa điểm khác.
Trước năm 2008, vào năm 2001, Tập đoàn Formosa cũng đã rót vốn đầu tư vào Đồng Nai thông qua Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa. Tại đây, công ty này đã thực hiện dự án xây dựng khu liên hợp dệt sợi nhuộm đặt tại khu công nghiệp Nhơn Trạch III với diện tích 300 ha, trong đó sản phẩm chính của công ty này là các sản phẩm sợi, dệt, nhựa.
Ở Đồng Nai, Formosa cũng có một danh sách các thành viên ở nhiều lĩnh vực như Formosa Taffeta Đồng Nai, Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt – nhuộm) Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)…
Năm 2014, doanh thu của công ty này đạt hơn 17.100 tỉ đồng; tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt lần lượt là 17.400 tỉ đồng và 13.300 tỉ đồng. Con số này đã đưa Formosa trở thành doanh nghiệp FDI lớn nhất tại Việt Nam.
Những... ưu đãi "quá đáng"
Đáng chú ý, những dự án đầu tư của Tập đoàn Formosa đã nhận được nhiều ưu đãi từ Chính phủ Việt Nam. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, những ưu đãi của Formosa đã tới mức "quá đáng", gây bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Cụ thể, dự án Khu liên hợp gang thép của Formosa đã nhận được những ưu đãi lớn từ chính phủ Việt Nam như: được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm có chịu thuế là 10%, trong khi doanh nghiệp trong nước từ ngày 1.1.2016 là 20%; 4 năm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và được giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao; miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên dùng; miễn thuế tài nguyên môi trường và giảm 40% phí bảo vệ môi trường với hoạt động hút cát, san nền...
Đó là còn chưa kể tới những ưu đãi khi giải phóng mặt bằng, có cơ sở hạ tầng điện nước đầy đủ, ít chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng.
Từ những ưu đãi này, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, chính sách của Việt Nam còn nhiều bất cấp đã tạo ra một môi trường kinh doanh không bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, sự bất cập này còn là rào cản lớn nhất của môi trường kinh doanh, là nguyên nhân khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam tụt hạng trong những năm gần đây.
...gây nên nhiều vụ bê bối, tai tiếng
Bên cạnh việc mang đến thị trường Việt Nam nhiều dự án lớn, Formosa cũng để lại không ít sự vụ tai tiếng. Thứ nhất là việc công ty này đã sử dụng hơn 3.000 lao động chui người Trung Quốc tại Vũng Áng. Năm 2014, cơ quan chức năng điều tra 6.121 lao động tại Khu kinh tế Vũng Áng nhưng chỉ có 3.261 người lao động có giấy phép.
Thứ hai là vụ sập giàn giáo cảng Sơn Dương thuộc khu công nghiệp Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng ngày 25.3.2015 đã khiến 13 người chết, 29 người bị thương.
Thứ ba là sự việc xảy ra ngày 5.3 vừa qua khi Formosa tiếp tục bị phát hiện làm ô nhiễm môi trường vì đổ chất thải gồm chai lọ, xốp, cao su, ván gỗ, bông, vải, thạch cao, sắt thép, nhiều thùng chứa đầy hóa chất… xuống khu đất rộng nằm sát đường thuộc phường Kỳ Liên.
Và gần đây nhất là việc gây nên thảm họa cá chết hàng loạt bất thường tại khu vực vùng biển miền Trung gồm 4 tình: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Cụ thể, chiều 30.6, cơ quan chức năng Việt Nam đã chính thức xác nhận việc xả thải của nhà máy của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa tại Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, gây ra hiện tượng hải sản chết hàng loạt tại khu vực vùng biển 4 tình miền Trung.
Những vụ bê bối trên của Formosa thời gian qua đã gây nên không ít bức xúc và bất bình trong dư luận.
(Theo Một Thế Giới)
Không thẩm định ‘lý lịch’ Formosa là thiếu sót nghiêm trọng (TN 3-7-16)
Hậu sự cố Formosa, “phải rà soát lại tất cả dự án tại Việt Nam” (VnE 2-7-16)
Vì sao cấp phép đầu tư cho Formosa tới 70 năm? (DT/Petrotimes 3-7-16)
Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh hiện nay ra sao? (RFA 2-7-16) Làng quê trong lành, yên ả sau khi Formosa tạm dừng hoạt động (DV 3-6-16)◄
01/07/2016 07:39 GMT+7
Trong 15 năm hoạt động đầu tư tại Việt Nam, Tập đoàn Formosa của Đài Loan được xem là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với các dự án tỉ đô, song bên cạnh đó là không ít vụ bê bối và tai tiếng.
Những dự án tỉ đô
Tập đoàn Formosa được thành lập năm 1954, là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan. Tập đoàn này được thành lập bởi hai anh em Vương Vĩnh Khánh và Vương Vĩnh Tại.
Bắt đầu là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, Tập đoàn Formosa đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm: Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa dầu), và Formosa Chemicals &Fibre (sợi nhựa, vải). Ngoài ra, doanh nghiệp này còn đầu tư vào lĩnh vực thép, chất bán dẫn, điện...
Một góc công trường đang xây dựng của Formosa Hà Tĩnh. Ảnh minh họa.
Năm 2008, Formosa đã quyết định rót vốn đầu tư dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng thông qua việc thành lập Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa (Formosa Hà Tĩnh). Dự án này khởi công từ tháng 7.2008 với tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), với thời gian thuê đất là 70 năm.
Formosa Hà Tĩnh do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Tập đoàn Formosa, nắm gần 95% cổ phần.
Với mô hình sản xuất - xuất khẩu liên hợp, dự án này được Formosa đầu tư với số tiền lên tới 28,5 tỉ USD với quy mô tạo việc làm cho 35.000 người lao động. Dự án này hoạt động dựa trên nhà máy luyện gang thép, cảng nước sâu có năng lực cập tàu 30.000 tấn, nhà máy nhiệt điện công suất 2.100 MW…
Trong đó, riêng quy mô nhà máy thép giai đoạn I đạt trên 7 triệu tấn phôi thép/năm với mức đầu tư khoảng 10 tỉ USD/năm.
Formosa nhận định Khu kinh tế Vũng Áng là 1 điểm phù hợp đầu tư của tập đoàn này do cảng nước sâu Sơn Dương cho mô hình tổ hợp công nghiệp và tỷ suất đầu tư tại đây cũng rẻ hơn nhiều so với các địa điểm khác.
Trước năm 2008, vào năm 2001, Tập đoàn Formosa cũng đã rót vốn đầu tư vào Đồng Nai thông qua Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa. Tại đây, công ty này đã thực hiện dự án xây dựng khu liên hợp dệt sợi nhuộm đặt tại khu công nghiệp Nhơn Trạch III với diện tích 300 ha, trong đó sản phẩm chính của công ty này là các sản phẩm sợi, dệt, nhựa.
Ở Đồng Nai, Formosa cũng có một danh sách các thành viên ở nhiều lĩnh vực như Formosa Taffeta Đồng Nai, Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt – nhuộm) Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)…
Năm 2014, doanh thu của công ty này đạt hơn 17.100 tỉ đồng; tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt lần lượt là 17.400 tỉ đồng và 13.300 tỉ đồng. Con số này đã đưa Formosa trở thành doanh nghiệp FDI lớn nhất tại Việt Nam.
Những... ưu đãi "quá đáng"
Đáng chú ý, những dự án đầu tư của Tập đoàn Formosa đã nhận được nhiều ưu đãi từ Chính phủ Việt Nam. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, những ưu đãi của Formosa đã tới mức "quá đáng", gây bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Cụ thể, dự án Khu liên hợp gang thép của Formosa đã nhận được những ưu đãi lớn từ chính phủ Việt Nam như: được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm có chịu thuế là 10%, trong khi doanh nghiệp trong nước từ ngày 1.1.2016 là 20%; 4 năm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và được giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao; miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên dùng; miễn thuế tài nguyên môi trường và giảm 40% phí bảo vệ môi trường với hoạt động hút cát, san nền...
Đó là còn chưa kể tới những ưu đãi khi giải phóng mặt bằng, có cơ sở hạ tầng điện nước đầy đủ, ít chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng.
Từ những ưu đãi này, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, chính sách của Việt Nam còn nhiều bất cấp đã tạo ra một môi trường kinh doanh không bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, sự bất cập này còn là rào cản lớn nhất của môi trường kinh doanh, là nguyên nhân khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam tụt hạng trong những năm gần đây.
...gây nên nhiều vụ bê bối, tai tiếng
Bên cạnh việc mang đến thị trường Việt Nam nhiều dự án lớn, Formosa cũng để lại không ít sự vụ tai tiếng. Thứ nhất là việc công ty này đã sử dụng hơn 3.000 lao động chui người Trung Quốc tại Vũng Áng. Năm 2014, cơ quan chức năng điều tra 6.121 lao động tại Khu kinh tế Vũng Áng nhưng chỉ có 3.261 người lao động có giấy phép.
Thứ hai là vụ sập giàn giáo cảng Sơn Dương thuộc khu công nghiệp Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng ngày 25.3.2015 đã khiến 13 người chết, 29 người bị thương.
Thứ ba là sự việc xảy ra ngày 5.3 vừa qua khi Formosa tiếp tục bị phát hiện làm ô nhiễm môi trường vì đổ chất thải gồm chai lọ, xốp, cao su, ván gỗ, bông, vải, thạch cao, sắt thép, nhiều thùng chứa đầy hóa chất… xuống khu đất rộng nằm sát đường thuộc phường Kỳ Liên.
Và gần đây nhất là việc gây nên thảm họa cá chết hàng loạt bất thường tại khu vực vùng biển miền Trung gồm 4 tình: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Cụ thể, chiều 30.6, cơ quan chức năng Việt Nam đã chính thức xác nhận việc xả thải của nhà máy của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa tại Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, gây ra hiện tượng hải sản chết hàng loạt tại khu vực vùng biển 4 tình miền Trung.
Những vụ bê bối trên của Formosa thời gian qua đã gây nên không ít bức xúc và bất bình trong dư luận.
(Theo Một Thế Giới)
Không thẩm định ‘lý lịch’ Formosa là thiếu sót nghiêm trọng (TN 3-7-16)
Hậu sự cố Formosa, “phải rà soát lại tất cả dự án tại Việt Nam” (VnE 2-7-16)
Vì sao cấp phép đầu tư cho Formosa tới 70 năm? (DT/Petrotimes 3-7-16)
Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh hiện nay ra sao? (RFA 2-7-16) Làng quê trong lành, yên ả sau khi Formosa tạm dừng hoạt động (DV 3-6-16)◄
FORMOSA MUỐN ƯU ĐÃI TRỌN ĐỜI, LẬP ĐẶC KHU RIÊNG
(bài đã rút)
Toàn cảnh dự án Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: VNN
Với diện tích dự án lên tới hơn 3.000 ha, thời gian hoạt động 70 năm kể từ ngày được cấp phép, đến năm 2078, Formosa mới hết thời gian hoạt động ở Việt Nam. Dự án này đang được hưởng nhiều ưu đãi lớn, và trong quá trình xây dựng nhà máy liên tục muốn có thêm các cơ chế đặc thù.
Dự án FDI “lớn nhất Việt Nam”, ưu đãi vượt trội
Dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương của Tập đoàn Formosa được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép vào tháng 6/2008. Tổng vốn đầu tư của dự án là hơn 10,5 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án của Formosa vẫn là dự án có vốn đầu tư lớn nhất ở VN.
Mục tiêu của Formosa là đầu tư nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm và cảng Sơn Dương phục vụ nhà máy gang thép. Vào thời điểm cấp phép, Formosa cũng đề cập sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất lên gấp đôi là 15 triệu tấn/năm.
Tổng diện tích đất của dự án là trên 3.000 ha với thời gian hoạt động lên tới 70 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư (12/6/2008). Như vậy, đến năm 2078 dự án mới hết thời gian hoạt động ở VN.
Trong kết luận thanh tra công bố tháng 3/2015, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra thiếu sót của Hà Tĩnh liên quan đến thời gian thuê đất này.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho nhà đầu tư Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Luật Đầu tư 2005. Sau đó, thời hạn cấp phép cho Formosa đã được bảo lưu.
Nhiều ưu đãi “khủng” cũng được ghi trong giấy phép đầu tư dự án này Đó là được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.
Lưu ý thêm, thời điểm Formosa được cấp phép năm 2008, thuế suất thuế TNDN là 28%.
Đặc biệt, trong giấy chứng nhận đầu tư dự án này còn được ghi thêm “UBND tỉnh Hà Tĩnh, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án”, tức 70 năm.
Formosa cũng được miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày hợp đồng thuê đất có hiệu lực. Đối với khu đất làm khu sinh hoạt, khu nhà ở và khu phúc lợi cho người lao động, Formosa không phải nộp tiền thuê đất trong suốt vòng đời dự án này.
Bên cạnh đó, Formosa còn được hưởng nhiều ưu đãi khác về thuế nhập khẩu, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chi phí quảng cáo, hạ tầng… Đặc biệt. trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi và ưu đãi đã được hưởng thì Formosa được hưởng quyền lợi và ưu đãi mới trong thời gian còn lại.
Liên tục đòi ưu đãi
Với một nhà máy thép, nguồn nước là vô cùng quan trọng. Nguồn nước từ hồ Thượng Sông Trí, hồ Kim Sơn được cho là để phục vụ dự án Formosa cũng như các dự án trong khu kinh tế Vũng Áng. Nhưng Formosa cho rằng nguồn nước này là không đủ, dẫn đến khi đi vào hoạt động chính thức nhà máy phải cắt giảm sản xuất, thậm chí dừng hoạt động vì thiếu nước. Cho nên Formosa đã đề nghị Chính phủ cho phép sử dụng thêm nguồn nước từ hồ chứa nước Tàu Voi.
Chủ đầu tư dự án đang nghiên cứu đầu tư giai đoạn tiếp theo, nâng tổng mức đầu tư khoảng 28,5 tỷ USD. Ảnh: VNN
Dự tính, doanh thu hàng năm của Formosa khoảng 4,3 tỷ USD, trong đó 2,6 tỷ USD nguồn thu từ xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, 1,7 tỷ USD từ tiêu thụ trong nước. Trong khi đó, theo Formosa, chi phí cho quặng sắt, than luyện kim, khoản vay ngân hàng và lãi vay cần đến 3,7 tỷ USD/năm. Cho nên mỗi năm Formosa vẫn còn thiếu 1,1 tỷ USD, cần đảm bảo lượng ngoại tệ quy đổi cần thiết mới đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.
Nhưng Ngân hàng Nhà nước từng cho rằng chỉ xem xét cấp cân đối ngoại tệ mức tối đa là 30% doanh thu của dự án bằng tiền VN sau khi trừ đi số chi tiêu bằng tiền VN cho 2 hạng mục của dự án là cảng nước sâu và nhà máy phát điện, không cam kết bảo lãnh ngoại tệ đối với nhu cầu của dự án thép…
Sau vụ việc mất an ninh trật tự xảy ra tại khu vực dự án Formosa vào tháng 5/2014, Formosa tiếp tục gửi nhiều kiến nghị ưu đãi, trong đó có đề xuất thành lập một đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng.
Theo dự thảo điều lệ của công ty về quản lý đặc khu kinh tế gang thép, ngoài các ưu đãi công ty được hưởng cao nhất hiện tại, công ty còn kiến nghị đặc khu được áp dụng các quy định ưu đãi đặc thù như miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trong suốt thời gian kinh doanh của dự án; được Chính phủ bảo hộ ngành thép; miễn thuế đối với khoản vay vốn từ các tổ chức nước ngoài; thành lập Ban quản lý đặc khu trực thuộc Văn phòng Chính phủ và do các bộ trưởng liên quan tham gia để quản lý đặc khu.
Sau đó, Bộ KH-ĐT, Chính phủ đã bác bỏ vì không phù hợp quy định của pháp luật VN.
Có thể nâng vốn lên hơn 28 tỷ USD
Trong một báo cáo vào cuối năm 2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cho biết, đến thời điểm hết tháng 9/2015, Formosa đã và đang đáp ứng đúng tiến độ cam kết, giá trị thực hiện đến thời điểm đó đạt 9,5 tỷ USD. “Chủ đầu tư đang nghiên cứu đầu tư giai đoạn tiếp theo nâng tổng mức đầu tư khoảng 28,5 tỷ USD”.
Trước đó, vào tháng 7/2015 Formosa đã tổ chức khánh thành tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Formosa.
Theo báo cáo của Formosa, một số hạng mục như: nhà máy sản xuất thép, cầu cảng, nhiệt điện… đã đi vào hoạt động sản xuất, đạt công suất, chất lượng thiết kế. Tháng 12/2015, FHS đã cho ra lò sản phẩm thép cuộn cán nóng đầu tiên và đã có ít nhất 7.000 tấn thép cuộn được xuất ra thị trường trong và ngoài nước. Theo dự định, tháng 6/2016 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động lò cao số 1. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nhà máy luyện gang thép lớn nhất Đông Nam Á.
Tuy nhiên, do sự cố môi trường gây ra hiện tượng cá chết ở miền Trung, đến nay, kế hoạch đi vào hoạt động của Formosa đã được điều chỉnh.
Vietnamnet ngày 01/7/2016
Truy thu 225 tỉ đồng tiền thuế của Formosa Hà Tĩnh
Chân dung vị đại gia Formosa và những phi vụ làm ăn ở Việt Nam
Vụ bê bối rác thải chết người của Formosa
Rót cả chục tỷ USD, tập đoàn Formosa đang làm những gì tại Việt Nam?
Doanh nghiệp sản xuất cá sạch này dự báo sẽ “trúng lớn” sau vụ Formosa
Rót cả chục tỷ USD, tập đoàn Formosa đang làm những gì tại Việt Nam?
Tập đoàn Nhật muốn góp hơn 240 triệu USD vào gang thép Formosa
DN Singapore muốn xây cảng 114 triệu USD phục vụ Formosa
Formosa xin đưa 8.426 lao động nước ngoài vào Vũng Áng
Formosa với 15 năm đầu tư tại Việt Nam
Bình Nguyên | 28/04/2016
Trước khi Formosa Hà Tĩnh hoạt động, tập đoàn đến từ Đài Loan này đã có rất nhiều công ty lớn ăn nên làm ra tại Việt Nam, đáng kể nhất là hệ thống nhà máy dệt nhuộm tại Nhơn Trạch.
Tại Việt Nam, Formosa có 2 dự án đầu tư lớn là tổ hợp Hưng nghiệp Formosa tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD cùng dự án khu liên hợp gang - thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh) tại khu kinh tế Vũng Áng, với tổng vốn đầu tư lên đến 28 tỷ USD.
Cả 2 dự án này đều là những dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn nhất hiện nay.
Thống trị nhiều lĩnh vực
Từ năm 2001, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép triển khai dự án xây dựng khu liên hợp dệt sợi nhuộm đặt tại khu công nghiệp Nhơn Trạch III, Đồng Nai, với diện tích 300 ha.
Formosa Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp FDI lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam.
Năm 2014, doanh thu của công ty này đạt hơn 17.100 tỷ đồng; tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt lần lượt là 17.400 và 13.300 tỷ đồng.
Formosa Đồng Nai đã thuê gần như toàn bộ hơn 300 ha diện tích của khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 để xây dựng khu liên hợp nhà máy sợi – hạt nhựa – nhiệt điện… với sản phẩm chính của công ty này là các sản phẩm sợi, dệt, nhựa.
Tại địa phương này hiện có một danh sách các thành viên của Formosa ở nhiều lĩnh vực như Formosa Taffeta Đồng Nai, Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt – nhuộm) Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)…
Tất cả đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD.
Sau khi ghi đấu ấn ở Đồng Nai, dự án đình đám thứ 2 nhưng lớn nhất của tập đoàn này tại Việt Nam là khu liên hợp gang - thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh) đầu tư ở Khu Kinh tế Vũng Áng.
Dự án này khởi công từ tháng 7/2008, trên tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm.
Vụ sập giàn giáo ngày 25/3/2015 tại công trường dự án lắp đặt thùng chìm trọng lực cảng Sơn Dương thuộc khu công nghiệp Formosa khiến 13 người chết, 29 người bị thương là một trong những tai tiếng gắn với tập đoàn đến từ Đài Loan. Ảnh: Tiền Phong
Để phục vụ siêu dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã phải thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gần 2.000 ha đất, với gần 3.000 hộ dân thuộc 9 xã vùng huyện Nam Kỳ Anh.
Formosa Hà Tĩnh do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Group, nắm gần 95% cổ phần.
Dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa giai đoạn 1 dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016 và sẽ là một trong những khu liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 10 tỷ USD, bao gồm khu liên hợp sản xuất thép, nhiệt điện và cảng nước sâu tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Tháng 4/2015, thông tin trên cổng thông tin điện tử Quảng Bình cho biết, Tập đoàn Formosa đề xuất đầu tư tại địa phương này nhà máy chế biến quặng, nhà máy xử lý sản phẩm phụ của Khu công nghiệp gang thép Vũng Áng.
Chủ tịch tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu cần có báo cáo chi tiết, cụ thể thông tin về quy mô diện tích, nguồn nhân lực sử dụng, nhất là vấn đề tác động tới môi trường để tỉnh xem xét.
Ồn ào với sai phạm
Là một doanh nghiệp FDI lớn hàng đầu Việt Nam, Formosa cũng mang đến cho môi trường kinh doanh tại bản địa những vụ lùm xùm.
Trong vụ cá chết hàng loạt xảy ra tại các tỉnh Bắc Trung bộ, Formosa đang là đối tượng được nghi vấn. Điều này cũng khiến nhiều người điểm lại những bê bối của doanh nghiệp trong quá khứ.
Đầu tiên là việc sử dụng hơn 3.000 lao động chui người Trung Quốc tại Vũng Áng.
Năm 2014, tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, khu kinh tế Vũng Áng có 6.121 lao động nước ngoài nhưng chỉ cấp được 3.261 giấy phép.
Trong số đó, chỉ có 1.400/4.154 lao động người Trung Quốc được cấp phép.
Vụ lùm xùm tiếp theo được ghi nhận là sập giàn giáo cảng Sơn Dương thuộc khu công nghiệp Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ngày 25/3/2015 khiến 13 người chết, 29 người bị thương.
Ngày 25/12/2015,khoảng 5 tháng trước khi xảy ra nghi vấn xả thải khiến cá tôm quanh khu vực chết hàng loạt, dây chuyền sản xuất thép cuộn đầu tiên của dự án Formosa cho ra cuộn thép cán nóng đầu tiên. Ảnh: Báo Đầu Tư
Trước đó Công ty Formosa Hà Tĩnh đã từng có văn bản xin xây dựng công trình miếu thờ trong khu vực dự án Formosa, và đã bị tỉnh Hà Tĩnh không đồng tình. Tuy nhiên, công ty này vẫn triển khai xây dựng.
Gần đây nhất, ngày 5/3/2016, doanh nghiệp FDI này lại bị phát hiện đổ chất thải gồm chai lọ, xốp, cao su, ván gỗ, bông, vải, thạch cao, sắt thép, nhiều thùng chứa đầy hóa chất… xuống khu đất rộng nằm sát đường thuộc phường Kỳ Liên.
Chỉ tính từ thời gian sau Tết Nguyên đán đến nay, hơn 15 chuyến xe chở rác thải có trọng lượng hàng trăm tấn từ công trường Formosa xả trong khu vực dân cư lân cận gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Sự việc gây bất bình dư luận cả nước trong suốt tháng 3 vừa qua.
Giá thuê đất chỉ 80 đồng/m2 suốt 70 năm
Tại dự án của Công ty Formosa, việc xác định tiền thuê đất, thời gian thuê đất được Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng áp dụng với chính sách ưu đãi đặc biệt.
Theo Hợp đồng cho thuê đất đã ký giữa Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thời gian cho thuê đất lên đến 70 năm và tiền thuê đất được miễn trong 15 năm.
Công ty này đã thuê hơn 33 triệu m2 đất, mặt nước, với giá tiền thuê đất chỉ 80 đồng/m2/năm và tiền thuê mặt nước 10 triệu đồng/km2/năm, đã bao gồm thuế GTGT.
Tổng cộng trong thời hạn 70 năm, Formosa chỉ phải trả gần 94 tỷ đồng.
Căn cứ theo hợp đồng, thời gian giao đất sẽ theo 2 giai đoạn. Giai đoạn một được bàn giao vào tháng 1/2009 với diện tích hơn 28 triệu m2 (bao gồm 14,5 triệu m2 diện tích đất liền và 13,5 triệu m2 mặt nước).
Giai đoạn 2 được bàn giao tháng 12/2009 với diện tích hơn 5,1 triệu m2.
Ứng theo hai giai đoạn bàn giao đất, tiền thuê đất được thanh toán theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 là 71,4 tỷ đồng (bao gồm 64 tỷ đồng trả cho phần đất liền và 7,4 tỷ đồng tỷ đồng phần mặt nước). Giai đoạn 2 thanh toán hết 22,4 tỷ đồng còn lại trên tổng số tiền đã ký kết trên hợp đồng.
Hợp đồng còn thể hiện, rõ ngoài số tiền thuê đất nói trên, trong vòng 70 năm, bên thuê đất không phải nộp thêm bất kỳ khoản tiền sử dụng đất hay một khoản phí và thuế nào khác về đất cho bên cho thuê đất.
Về ưu đãi bất ngờ này, thông tin trên báo Hà Nội Mới cho biết, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra và đã phát hiện nhiều sai phạm tại dự án Formosa.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, dự án Formosa được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Việc xác định tiền thuê đất, thời gian ưu đãi... còn chưa chính xác.
Formosa là ai?
Thành lập năm 1954, Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan.
Tập đoàn này được thành lập bởi hai anh em Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching) và Vương Vĩnh Tại (Wang Yung-tsai).
Từ một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, FPG đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con, với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa dầu), và Formosa Chemicals &Fibre (sợi nhựa, vải).
Ngoài nhựa và các sản phẩm hóa dầu, FPG còn đầu tư vào lĩnh vực thép, chất bán dẫn, điện,...
Ngoại trừ Nan Ya, ba công ty còn lại đều đứng trong top 1.000 công ty đại chúng lớn nhất thế giới năm 2012, theo xếp hạng của Forbes.
Hai anh em họ Vương được xem như những huyền thoại kinh doanh của Đài Loan khi chưa học hết tiểu học nhưng đã gây dựng nên một trong những đế chế hùng mạnh nhất châu Á.
Hiện 2 người sáng lập tập đoàn Formosa đều đã qua đời. Con gái ông Vương Vĩnh Khánh, bà Vương Tuyết Hồng (Cher Wang) được biết đến với vai trò là chủ tịch và người sáng lập ra hãng sản xuất smartphone HTC.
Con trai ông Vương Vĩnh Tại là Vương Văn Uyên đang giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Formosa tại Đài Loan.
- Dấu hiệu chuyển giá trốn thuế ở Formosa Hà Tĩnh (MTG 26-6-16)-
Theo một nguồn tin từ Cục Hải quan Hà Tĩnh, Formosa đang nằm trong danh sách đen bị nghi ngờ có hoạt động chuyển giá để trốn thuế.
Kết quả kiểm tra hoàn thuế cuối tháng 2.2016 của Formosa Hà Tĩnh, cơ quan thuế đã phát hiện 19.497 hóa đơn của công ty này đưa vào khấu trừ và hoàn thuế không đúng quy định. Kết quả là Formosa Hà Tĩnh đã bị truy thu thuế lên tới 1.554,4 tỉ đồng.
Đây không phải lần đầu cơ quan chức năng địa phương phát hiện ra các sai phạm của Formosa Hà Tĩnh ngay trong quá trình xây dựng đầu tư nhà máy. Vào tháng 5.2015, Cục Hải quan Hà Tĩnh cũng đã phát hiện việc doanh nghiệp này cố tình nâng giá trị công trình thông qua các nhà thầu nước ngoài và nâng giá trị hàng hóa nhập khẩu thi công công trình lên tới 4.000 tỉ đồng. Ngoài ra, kể từ năm 2013 đến nay, một loạt những sai phạm khác liên quan đến vấn đề đóng thuế của Formosa Hà Tĩnh cũng đã được phát hiện.
Là dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn nhất cả nước về vốn đăng ký đầu tư, gần 10,6 tỉ USD, dự án thép Formosa Hà Tĩnh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của miền Trung nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Tuy nhiên, những dấu hiệu vi phạm liên tục trong khi xây dựng dự án đã không khỏi đặt ra câu hỏi liệu Tập đoàn Formosa có đang cố tình tìm mọi cách để thực hiện hành vi chuyển giá ở VN không?
Trong một văn bản gửi Tổng cục Hải quan năm 2015, Cục Hải quan Hà Tĩnh thậm chí còn nêu thẳng vấn đề rằng cơ quan này “nhận thấy có những vấn đề nghi vấn về việc chuyển giá, nâng giá máy móc thiết bị nhập khẩu nhằm nâng chi phí đầu vào” của Formosa Hà Tĩnh.
Nhận định trên được đưa ra sau khi Cục Hải quan Hà Tĩnh phát hiện các trường hợp nâng giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn giá trị thực. Ví dụ được cơ quan hải quan Hà Tĩnh đưa ra là trong một tờ khai ngày 7.10.2014, Formosa Hà Tĩnh có nhập khẩu bộ phận “vỏ của thiết bị lọc bụi trọng lực", lắp đặt dạng tháo rời với trị giá là hơn 1,63 triệu USD. Trong khi đó, trị giá của thiết bị này được khai báo trong đăng ký danh mục miễn thuế lại chỉ hơn 1,47 triệu USD. Như vậy đã có sự chênh lệch trị giá hơn 154.000 USD.
Mặc dù Formosa Hà Tĩnh đã đưa ra lời giải thích do thời gian đăng ký danh mục miễn thuế và thời gian nhập khẩu cách xa nhau dẫn đến sự chênh lệch về giá, nhưng Cục Hải quan Hà Tĩnh vẫn đặt vấn đề nghi vấn Formosa Hà Tĩnh khai tăng giá trị hàng hóa để chuyển giá.
Thực tế việc thu hút một dự án đầu tư quy mô lớn như Formosa Hà Tĩnh vào Việt Nam có thể nói là điều cần thiết, đặc biệt là Formosa Hà Tĩnh sẽ sản xuất những sản phẩm thép dùng cho các ngành công nghiệp mà Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu. Mới đây nhất, Formosa đã tuyên bố sẽ lui thời điểm khánh thành nhà máy Formosa Hà Tĩnh đã được dự kiến trong mùa hè này, trong bối cảnh dự án này đang bị thanh tra về các vấn đề liên quan đến môi trường. Nhưng có một điều chắc chắn rằng Formosa Hà Tĩnh vẫn sẽ hoạt động, bởi số tiền mà tập đoàn này cùng các đối tác như China Steel và JFE Steel đã đổ vào đây là không hề nhỏ.
Tuy nhiên, những nghi vấn này lại đặt ra câu hỏi phải quản lý và giám sát thế nào để Việt Nam có thể tận dụng được dự án này một cách hiệu quả nhất lại đang là vấn đề hóc búa.
Theo Như Ngọc/Diễn đàn doanh nghiệp - Dân Trí
Vietnam's Mass Fish Death Mystery Continues, Or Does It? (Forbes 26-6-16)
-Lao động Trung Quốc không phép tại Formosa: Hà Tĩnh làm ngược?
(Tin tức thời sự) - Không sàng lọc được chất lượng lao động nước ngoài, khi vào lại tuyển dụng ào ào, mới dẫn tới tình trạng không thể quản lý được.
Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh (BQL KKT Hà Tĩnh), tính đến ngày 9/2014, tổng số lao động nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là 5.321 người (trong đó lao động Trung Quốc là 3.680 người). Có hơn 3.000 lao động TQ không có phép đang làm việc tại Formosa. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh cho biết, họ không nắm được số lượng lao động TQ trên địa bàn là bao nhiêu vì BQL KKT được ủy quyền cấp phép lao động trực tiếp và họ phải quản lý. Sở cũng nêu lý do không có đủ người để cập nhật con số thường xuyên, hơn nữa nếu Formosa không báo cáo thì cũng không biết được. Về phía BQL KKT Hà Tĩnh lại nói không khẳng định được 100% lao động được cấp phép.
Lý giải cho mâu thuẫn trên, TS Đặng Quang Điều – Trưởng Ban Chính sách kinh tế xã hộ (Tổng LĐLĐVN) cho rằng đó là cách làm thụ động, đổ thừa trách nhiệm của các cơ quan quản lý lao động Hà Tĩnh.
Theo ông Điều, việc cấp phép cho lao động nước ngoài đã được quy định quy định tại Nghị định 102/2013 của Chính phủ, theo đó, người cần sử dụng lao động nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp phép lao động cho Sở lao động- Thương binh và xã hội, nơi người lao động làm việc. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động và TBXH cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định.
Không rõ UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ủy quyền cho BQL KKT Hà Tĩnh quản lý lao động nước ngoài thế nào, nhưng ông Điều cho rằng việc phân cấp quản lý phải tuân thủ theo quy định của Nghị định 102 và như vậy Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh vẫn là cơ quan quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh. Ngay cả khi có chuyện UBND tỉnh ủy quyền cho BQL KKT Hà Tĩnh trực tiếp cấp phép cho lao động nước ngoài, Sở LĐTB-XH cũng không thể đứng ngoài cuộc.
Ông Điều nhấn mạnh, bất luận thế nào, Sở LĐTB-XH phải kiểm soát được lao động trên địa bàn, không thể giải thích không biết có bao nhiêu lao động nước ngoài đang có mặt tại địa phương đó.
"Đó là cách trả lời bao biện, đổ thừa trách nhiệm cho nhau, không làm đúng vai trò chức năng quản lý nhà nước về lao động. Cũng cần khẳng định rằng, Ban Quản lý khu kinh tế không phải là cơ quan quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh", ông Điều nói.
Hơn 3000 lao động TQ không phép làm việc tại Formosa
PV:- Như vậy, việc UBND tỉnh phân cấp ủy quyền cho BQL KKT Hà Tĩnh trực tiếp xác định nhu cầu, cấp phép cho lao động là không đúng, thưa ông?
Ông Đặng Quang Điều: Như tôi đã nói, việc tuyển chọn lao động, cấp phép phải tuân thủ quy định tại Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013. Theo đó Sở Lao động thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp phép. Như vậy, UBND tỉnh Hà Tĩnh ủy quyền cho BQL KKT Hà Tĩnh chịu trách nhiệm cấp phép trực tiếp cho lao động nước ngoài vào làm việc cho khu kinh tế Vũng Áng là chưa tuân thủ theo quy định tại Nghị định 102 của Chính phủ. BQL KKT Hà Tĩnh không có chức năng quản lý nhà nước, cũng như không đủ thẩm quyền để cấp phép cho lao động nước ngoài vào làm việc tại Vũng Áng. Tại Nghị định 102 tôi cũng không thấy có quy định về việc uỷ quyền cấp phép cho lao động nước ngoài.
Tại Điều 4, Nghị định 102 ghi rõ, hàng năm người sử dụng lao động phải có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và phải báo cáo giải trình với UBND tỉnh, thành phố. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý giới thiệu, cung ứng lao động của địa phương cho nhà thầu nước ngoài. Trong trường hợp địa phương không cung ứng được lao động khi đó UBND tỉnh, thành phố mới cho phép tuyển lao động nước ngoài. Tuy nhiên, Hà Tĩnh lại đang làm ngược lại.
PV:- Theo giải thích của Formosa, để đáp ứng yêu cầu tiến độ họ yêu cầu cần 8.400 lao động, tuy nhiên số lượng này không được đưa sang một lúc mà đưa theo từng lượt. Lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Tĩnh cho rằng, do cách làm như vậy nên sở không thể biết được có bao nhiêu lao động trên địa bàn, ông nghĩ sao trước giải thích này?
Ông Đặng Quang Điều: Giải thích như vậy là không được, việc cấp phép và quản lý lao động nước ngoài đã được quy định rõ, gồm: điều kiện để được cấp phép, hồ sơ đề nghị cấp phép, thời hạn giấy phép lao động, trình tự, thủ tục v.v…Như vậy thì lao động nước ngoài vào Formosa bao nhiêu, từng đợt như thế nào đều trong thuộc thẩm quyền và đều được kiểm soát chặt chẽ của Sở Lao động Thương binh và xã hội. Không thể vì lý do lao động nươc ngoài vào Formosa làm nhiều đợt nên không kiểm soát và quản lý được.
Theo quy định, lao động nước ngoài muốn vào làm việc tại Việt Nam phải được cấp giấy phép lao động. Trong giấy phép lao động đều ghi rất rõ là lao động vào Việt nam làm gì, thời hạn là bao lâu, hết hạn làm việc là giấy phép lao động sẽ bị thu hồi. Nêu tiếp tục ở lại làm việc thì được gia hạn hoặc cấp giấy phép mới.
Vì vậy, không có lý do gì để Sở LĐTB-XH giải thích không nắm được số lượng lao động nước ngoài trên địa bàn.
PV:- Sở cũng cho rằng, do áp dụng tính đặc thù với Formosa nên quy định cấp phép lao động của Bộ LĐTB-XH hiện đang làm khó địa phương. Cụ thể thay vì phải đáp ứng hai yêu cầu lao động phải được đào tạo từ 1 năm trở lên; thứ hai phải trải qua 3 năm làm việc, thì Formosa chỉ cần đáp ứng đủ một yêu cầu. Lãnh đạo sở cho rằng, quy định này không những làm khó mà còn khiến địa phương mệt mỏi phải phải chạy theo. Giải thích này có thể coi là biện minh cho 3.000 lao động TQ không phép đang có mặt tại Vũng Áng không? Nếu không thì phải hiểu thế nào, thưa ông?
Ông Đặng Quang Điều: Tôi thừa nhận, Nghị định 102 có đưa ra quy định về yêu cầu, điều kiện rất chặt chẽ mà lao động nước ngoài phải đáp ứng được khi sang làm việc ở Việt Nam. Nhưng không phải chỉ ở Việt Nam mói quy định như vậy, mà ở các nước khác đều quy định về các điều kiện đối với người lao động khi vào làm việc. Quy định như vậy là để các doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng lao động có kinh nghiệm và có trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn cao, tránh việc doanh nghiệp tuyển lao động phổ thông vào làm việc. Vì nếu tuyển lao động phổ thông vào làm việc thì ở ta cũng hoàn toàn đáp ứng đủ yêu cầu của doanh nghiệp, cụ thể là của Formusa.
Có thể nói quản lý về chất lượng, trình độ đối với hàng ngàn lao động là việc khó, nhưng không phải là không thể làm được. Nhưng quảng lý về số lượng lao động trên địa bàn thì không thể nói là khó được, cũng không thể vì lý do lao động nước ngoài vào làm việc nhiều để giải thích cho việc 3000 lao động TQ không phép đang có mặt trên địa bàn Hà Tĩnh.
PV:- Đó là chưa nói tới quy trình thẩm định chất lượng lao động do không có quy trình cụ thể khiến Sở cũng "bó tay" không biết thẩm định theo điều khoản nào. Hiện việc thẩm định hoàn toàn dựa vào hồ sơ của nhà thầu, nhưng phía nhà thầu lại nói khó xác định được nhân thân của lao động.
Như vậy có thể hiểu Formosa mang lao động nào sẽ phải nhận lao động đó hay sao? Vậy quy trình thẩm định chất lượng tuân thủ theo nguyên tắc nào, ai chịu trách nhiệm thẩm định? Để xảy ra việc này theo ông, trách nhiệm thuộc về ai?
Ông Đặng Quang Điều: Đối với các nước trên thế giới, khi tuyển chọn lao động các doanh nghiệp phải đưa chuyên gia sang nước có lao động để thẩm định, kiểm tra chất lượng trực tiếp. Chỉ lao động đạt yêu cầu mới được tuyển chọn, vấn đề này tại Việt Nam chưa làm được. Hiện nay, việc tuyển chọn lao động nước ngoài hoàn toàn thụ động, chủ yếu dựa vào hồ sơ phía nhà thầu đề xuất.
Một vấn đề nữa là cơ quan có chức năng thẩm định có đủ năng lực, trình độ để thẩm định được trên thực tiễn không?.
Tức là ngay từ khâu tuyển chọn ban đầu đã không sàng lọc được chất lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam. Khi vào lại tuyển dụng ào ào, tuyển bao nhiêu cũng được nên mới dẫn tới tình trạng không thể quản lý được.
Đó là lỗ hổng rất lớn giải thích vì sao hiện nay tình trạng lao động phổ thông nước ngoài, lao động kém chất lượng đang tràn ngập trong các dự án FDI nước ngoài, nhất là tại các dự án của TQ. Đó cũng là lý do giải thích vì sao rất nhiều công việc lẽ ra lao động VN có thể đảm đương được nhưng lại không được làm. Tất cả là vì địa phương thì không nắm được công việc cụ thể, con người cụ thể, không hiểu rõ được trình độ chuyên môn, kỹ thuật do đó không biết rõ lao động trong có đáp ứng được không. Điều này lý giải vì sao lao động nước ngoài tràn ngập trên các dự án xây dựng ở nước ta, nhất là trong thời gian qua nhiều dự án lớn của ta đều do các nhà thầu TQ trúng thầu.
PV: - Xin cảm ơn ông!
Đã rất thuận lợi cho địa phương
Trước những thông tin lãnh đạo Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh cho rằng, quy định quản lý, cấp phép cho lao động hiện nay không những làm khó mà còn khiến địa phương mệt mỏi phải phải chạy theo. Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thanh Hòa cho biết, "quy định hiện nay đã tạo thuận lợi nhất cho địa phương rồi".
Ông Hòa nói thêm, sẽ kiểm tra lại những vấn đề Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh phản ánh.
Lao động TQ không phép tại Formosa:Sở "than" khó trăm đường
Formosa nói lại về 10.000 lao động TQ sắp vào VN
Hà Tĩnh cho phép Formosa tuyển gần 3.000 lao động nước ngoài
-Formosa Hà Tĩnh dính nghi vấn chuyển giáThứ Năm, ngày 26/5/2016 - 22:13
Hải quan cho rằng Formosa Hà Tĩnh đã nâng khống giá trị thiết bị lên cả triệu đôla và nghi vấn chuyển giá tại doanh nghiệp này.
(bài đã rút)
Toàn cảnh dự án Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: VNN
Với diện tích dự án lên tới hơn 3.000 ha, thời gian hoạt động 70 năm kể từ ngày được cấp phép, đến năm 2078, Formosa mới hết thời gian hoạt động ở Việt Nam. Dự án này đang được hưởng nhiều ưu đãi lớn, và trong quá trình xây dựng nhà máy liên tục muốn có thêm các cơ chế đặc thù.
Dự án FDI “lớn nhất Việt Nam”, ưu đãi vượt trội
Dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương của Tập đoàn Formosa được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép vào tháng 6/2008. Tổng vốn đầu tư của dự án là hơn 10,5 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án của Formosa vẫn là dự án có vốn đầu tư lớn nhất ở VN.
Mục tiêu của Formosa là đầu tư nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm và cảng Sơn Dương phục vụ nhà máy gang thép. Vào thời điểm cấp phép, Formosa cũng đề cập sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất lên gấp đôi là 15 triệu tấn/năm.
Tổng diện tích đất của dự án là trên 3.000 ha với thời gian hoạt động lên tới 70 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư (12/6/2008). Như vậy, đến năm 2078 dự án mới hết thời gian hoạt động ở VN.
Trong kết luận thanh tra công bố tháng 3/2015, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra thiếu sót của Hà Tĩnh liên quan đến thời gian thuê đất này.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho nhà đầu tư Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Luật Đầu tư 2005. Sau đó, thời hạn cấp phép cho Formosa đã được bảo lưu.
Nhiều ưu đãi “khủng” cũng được ghi trong giấy phép đầu tư dự án này Đó là được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.
Lưu ý thêm, thời điểm Formosa được cấp phép năm 2008, thuế suất thuế TNDN là 28%.
Đặc biệt, trong giấy chứng nhận đầu tư dự án này còn được ghi thêm “UBND tỉnh Hà Tĩnh, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án”, tức 70 năm.
Formosa cũng được miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày hợp đồng thuê đất có hiệu lực. Đối với khu đất làm khu sinh hoạt, khu nhà ở và khu phúc lợi cho người lao động, Formosa không phải nộp tiền thuê đất trong suốt vòng đời dự án này.
Bên cạnh đó, Formosa còn được hưởng nhiều ưu đãi khác về thuế nhập khẩu, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chi phí quảng cáo, hạ tầng… Đặc biệt. trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi và ưu đãi đã được hưởng thì Formosa được hưởng quyền lợi và ưu đãi mới trong thời gian còn lại.
Liên tục đòi ưu đãi
Với một nhà máy thép, nguồn nước là vô cùng quan trọng. Nguồn nước từ hồ Thượng Sông Trí, hồ Kim Sơn được cho là để phục vụ dự án Formosa cũng như các dự án trong khu kinh tế Vũng Áng. Nhưng Formosa cho rằng nguồn nước này là không đủ, dẫn đến khi đi vào hoạt động chính thức nhà máy phải cắt giảm sản xuất, thậm chí dừng hoạt động vì thiếu nước. Cho nên Formosa đã đề nghị Chính phủ cho phép sử dụng thêm nguồn nước từ hồ chứa nước Tàu Voi.
Chủ đầu tư dự án đang nghiên cứu đầu tư giai đoạn tiếp theo, nâng tổng mức đầu tư khoảng 28,5 tỷ USD. Ảnh: VNN
Dự tính, doanh thu hàng năm của Formosa khoảng 4,3 tỷ USD, trong đó 2,6 tỷ USD nguồn thu từ xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, 1,7 tỷ USD từ tiêu thụ trong nước. Trong khi đó, theo Formosa, chi phí cho quặng sắt, than luyện kim, khoản vay ngân hàng và lãi vay cần đến 3,7 tỷ USD/năm. Cho nên mỗi năm Formosa vẫn còn thiếu 1,1 tỷ USD, cần đảm bảo lượng ngoại tệ quy đổi cần thiết mới đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.
Nhưng Ngân hàng Nhà nước từng cho rằng chỉ xem xét cấp cân đối ngoại tệ mức tối đa là 30% doanh thu của dự án bằng tiền VN sau khi trừ đi số chi tiêu bằng tiền VN cho 2 hạng mục của dự án là cảng nước sâu và nhà máy phát điện, không cam kết bảo lãnh ngoại tệ đối với nhu cầu của dự án thép…
Sau vụ việc mất an ninh trật tự xảy ra tại khu vực dự án Formosa vào tháng 5/2014, Formosa tiếp tục gửi nhiều kiến nghị ưu đãi, trong đó có đề xuất thành lập một đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng.
Theo dự thảo điều lệ của công ty về quản lý đặc khu kinh tế gang thép, ngoài các ưu đãi công ty được hưởng cao nhất hiện tại, công ty còn kiến nghị đặc khu được áp dụng các quy định ưu đãi đặc thù như miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trong suốt thời gian kinh doanh của dự án; được Chính phủ bảo hộ ngành thép; miễn thuế đối với khoản vay vốn từ các tổ chức nước ngoài; thành lập Ban quản lý đặc khu trực thuộc Văn phòng Chính phủ và do các bộ trưởng liên quan tham gia để quản lý đặc khu.
Sau đó, Bộ KH-ĐT, Chính phủ đã bác bỏ vì không phù hợp quy định của pháp luật VN.
Có thể nâng vốn lên hơn 28 tỷ USD
Trong một báo cáo vào cuối năm 2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cho biết, đến thời điểm hết tháng 9/2015, Formosa đã và đang đáp ứng đúng tiến độ cam kết, giá trị thực hiện đến thời điểm đó đạt 9,5 tỷ USD. “Chủ đầu tư đang nghiên cứu đầu tư giai đoạn tiếp theo nâng tổng mức đầu tư khoảng 28,5 tỷ USD”.
Trước đó, vào tháng 7/2015 Formosa đã tổ chức khánh thành tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Formosa.
Theo báo cáo của Formosa, một số hạng mục như: nhà máy sản xuất thép, cầu cảng, nhiệt điện… đã đi vào hoạt động sản xuất, đạt công suất, chất lượng thiết kế. Tháng 12/2015, FHS đã cho ra lò sản phẩm thép cuộn cán nóng đầu tiên và đã có ít nhất 7.000 tấn thép cuộn được xuất ra thị trường trong và ngoài nước. Theo dự định, tháng 6/2016 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động lò cao số 1. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nhà máy luyện gang thép lớn nhất Đông Nam Á.
Tuy nhiên, do sự cố môi trường gây ra hiện tượng cá chết ở miền Trung, đến nay, kế hoạch đi vào hoạt động của Formosa đã được điều chỉnh.
Vietnamnet ngày 01/7/2016
Truy thu 225 tỉ đồng tiền thuế của Formosa Hà Tĩnh
Chân dung vị đại gia Formosa và những phi vụ làm ăn ở Việt Nam
Vụ bê bối rác thải chết người của Formosa
Rót cả chục tỷ USD, tập đoàn Formosa đang làm những gì tại Việt Nam?
Doanh nghiệp sản xuất cá sạch này dự báo sẽ “trúng lớn” sau vụ Formosa
Rót cả chục tỷ USD, tập đoàn Formosa đang làm những gì tại Việt Nam?
Tập đoàn Nhật muốn góp hơn 240 triệu USD vào gang thép Formosa
DN Singapore muốn xây cảng 114 triệu USD phục vụ Formosa
Formosa xin đưa 8.426 lao động nước ngoài vào Vũng Áng
Formosa với 15 năm đầu tư tại Việt Nam
Bình Nguyên | 28/04/2016
Trước khi Formosa Hà Tĩnh hoạt động, tập đoàn đến từ Đài Loan này đã có rất nhiều công ty lớn ăn nên làm ra tại Việt Nam, đáng kể nhất là hệ thống nhà máy dệt nhuộm tại Nhơn Trạch.
Tại Việt Nam, Formosa có 2 dự án đầu tư lớn là tổ hợp Hưng nghiệp Formosa tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD cùng dự án khu liên hợp gang - thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh) tại khu kinh tế Vũng Áng, với tổng vốn đầu tư lên đến 28 tỷ USD.
Cả 2 dự án này đều là những dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn nhất hiện nay.
Thống trị nhiều lĩnh vực
Từ năm 2001, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép triển khai dự án xây dựng khu liên hợp dệt sợi nhuộm đặt tại khu công nghiệp Nhơn Trạch III, Đồng Nai, với diện tích 300 ha.
Formosa Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp FDI lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam.
Năm 2014, doanh thu của công ty này đạt hơn 17.100 tỷ đồng; tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt lần lượt là 17.400 và 13.300 tỷ đồng.
Formosa Đồng Nai đã thuê gần như toàn bộ hơn 300 ha diện tích của khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 để xây dựng khu liên hợp nhà máy sợi – hạt nhựa – nhiệt điện… với sản phẩm chính của công ty này là các sản phẩm sợi, dệt, nhựa.
Tại địa phương này hiện có một danh sách các thành viên của Formosa ở nhiều lĩnh vực như Formosa Taffeta Đồng Nai, Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt – nhuộm) Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)…
Tất cả đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD.
Sau khi ghi đấu ấn ở Đồng Nai, dự án đình đám thứ 2 nhưng lớn nhất của tập đoàn này tại Việt Nam là khu liên hợp gang - thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh) đầu tư ở Khu Kinh tế Vũng Áng.
Dự án này khởi công từ tháng 7/2008, trên tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm.
Vụ sập giàn giáo ngày 25/3/2015 tại công trường dự án lắp đặt thùng chìm trọng lực cảng Sơn Dương thuộc khu công nghiệp Formosa khiến 13 người chết, 29 người bị thương là một trong những tai tiếng gắn với tập đoàn đến từ Đài Loan. Ảnh: Tiền Phong
Để phục vụ siêu dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã phải thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gần 2.000 ha đất, với gần 3.000 hộ dân thuộc 9 xã vùng huyện Nam Kỳ Anh.
Formosa Hà Tĩnh do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Group, nắm gần 95% cổ phần.
Dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa giai đoạn 1 dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016 và sẽ là một trong những khu liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 10 tỷ USD, bao gồm khu liên hợp sản xuất thép, nhiệt điện và cảng nước sâu tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Tháng 4/2015, thông tin trên cổng thông tin điện tử Quảng Bình cho biết, Tập đoàn Formosa đề xuất đầu tư tại địa phương này nhà máy chế biến quặng, nhà máy xử lý sản phẩm phụ của Khu công nghiệp gang thép Vũng Áng.
Chủ tịch tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu cần có báo cáo chi tiết, cụ thể thông tin về quy mô diện tích, nguồn nhân lực sử dụng, nhất là vấn đề tác động tới môi trường để tỉnh xem xét.
Ồn ào với sai phạm
Là một doanh nghiệp FDI lớn hàng đầu Việt Nam, Formosa cũng mang đến cho môi trường kinh doanh tại bản địa những vụ lùm xùm.
Trong vụ cá chết hàng loạt xảy ra tại các tỉnh Bắc Trung bộ, Formosa đang là đối tượng được nghi vấn. Điều này cũng khiến nhiều người điểm lại những bê bối của doanh nghiệp trong quá khứ.
Đầu tiên là việc sử dụng hơn 3.000 lao động chui người Trung Quốc tại Vũng Áng.
Năm 2014, tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, khu kinh tế Vũng Áng có 6.121 lao động nước ngoài nhưng chỉ cấp được 3.261 giấy phép.
Trong số đó, chỉ có 1.400/4.154 lao động người Trung Quốc được cấp phép.
Vụ lùm xùm tiếp theo được ghi nhận là sập giàn giáo cảng Sơn Dương thuộc khu công nghiệp Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ngày 25/3/2015 khiến 13 người chết, 29 người bị thương.
Ngày 25/12/2015,khoảng 5 tháng trước khi xảy ra nghi vấn xả thải khiến cá tôm quanh khu vực chết hàng loạt, dây chuyền sản xuất thép cuộn đầu tiên của dự án Formosa cho ra cuộn thép cán nóng đầu tiên. Ảnh: Báo Đầu Tư
Trước đó Công ty Formosa Hà Tĩnh đã từng có văn bản xin xây dựng công trình miếu thờ trong khu vực dự án Formosa, và đã bị tỉnh Hà Tĩnh không đồng tình. Tuy nhiên, công ty này vẫn triển khai xây dựng.
Gần đây nhất, ngày 5/3/2016, doanh nghiệp FDI này lại bị phát hiện đổ chất thải gồm chai lọ, xốp, cao su, ván gỗ, bông, vải, thạch cao, sắt thép, nhiều thùng chứa đầy hóa chất… xuống khu đất rộng nằm sát đường thuộc phường Kỳ Liên.
Chỉ tính từ thời gian sau Tết Nguyên đán đến nay, hơn 15 chuyến xe chở rác thải có trọng lượng hàng trăm tấn từ công trường Formosa xả trong khu vực dân cư lân cận gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Sự việc gây bất bình dư luận cả nước trong suốt tháng 3 vừa qua.
Giá thuê đất chỉ 80 đồng/m2 suốt 70 năm
Tại dự án của Công ty Formosa, việc xác định tiền thuê đất, thời gian thuê đất được Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng áp dụng với chính sách ưu đãi đặc biệt.
Theo Hợp đồng cho thuê đất đã ký giữa Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thời gian cho thuê đất lên đến 70 năm và tiền thuê đất được miễn trong 15 năm.
Công ty này đã thuê hơn 33 triệu m2 đất, mặt nước, với giá tiền thuê đất chỉ 80 đồng/m2/năm và tiền thuê mặt nước 10 triệu đồng/km2/năm, đã bao gồm thuế GTGT.
Tổng cộng trong thời hạn 70 năm, Formosa chỉ phải trả gần 94 tỷ đồng.
Căn cứ theo hợp đồng, thời gian giao đất sẽ theo 2 giai đoạn. Giai đoạn một được bàn giao vào tháng 1/2009 với diện tích hơn 28 triệu m2 (bao gồm 14,5 triệu m2 diện tích đất liền và 13,5 triệu m2 mặt nước).
Giai đoạn 2 được bàn giao tháng 12/2009 với diện tích hơn 5,1 triệu m2.
Ứng theo hai giai đoạn bàn giao đất, tiền thuê đất được thanh toán theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 là 71,4 tỷ đồng (bao gồm 64 tỷ đồng trả cho phần đất liền và 7,4 tỷ đồng tỷ đồng phần mặt nước). Giai đoạn 2 thanh toán hết 22,4 tỷ đồng còn lại trên tổng số tiền đã ký kết trên hợp đồng.
Hợp đồng còn thể hiện, rõ ngoài số tiền thuê đất nói trên, trong vòng 70 năm, bên thuê đất không phải nộp thêm bất kỳ khoản tiền sử dụng đất hay một khoản phí và thuế nào khác về đất cho bên cho thuê đất.
Về ưu đãi bất ngờ này, thông tin trên báo Hà Nội Mới cho biết, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra và đã phát hiện nhiều sai phạm tại dự án Formosa.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, dự án Formosa được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Việc xác định tiền thuê đất, thời gian ưu đãi... còn chưa chính xác.
Formosa là ai?
Thành lập năm 1954, Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan.
Tập đoàn này được thành lập bởi hai anh em Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching) và Vương Vĩnh Tại (Wang Yung-tsai).
Từ một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, FPG đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con, với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa dầu), và Formosa Chemicals &Fibre (sợi nhựa, vải).
Ngoài nhựa và các sản phẩm hóa dầu, FPG còn đầu tư vào lĩnh vực thép, chất bán dẫn, điện,...
Ngoại trừ Nan Ya, ba công ty còn lại đều đứng trong top 1.000 công ty đại chúng lớn nhất thế giới năm 2012, theo xếp hạng của Forbes.
Hai anh em họ Vương được xem như những huyền thoại kinh doanh của Đài Loan khi chưa học hết tiểu học nhưng đã gây dựng nên một trong những đế chế hùng mạnh nhất châu Á.
Hiện 2 người sáng lập tập đoàn Formosa đều đã qua đời. Con gái ông Vương Vĩnh Khánh, bà Vương Tuyết Hồng (Cher Wang) được biết đến với vai trò là chủ tịch và người sáng lập ra hãng sản xuất smartphone HTC.
Con trai ông Vương Vĩnh Tại là Vương Văn Uyên đang giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Formosa tại Đài Loan.
- Dấu hiệu chuyển giá trốn thuế ở Formosa Hà Tĩnh (MTG 26-6-16)-
Theo một nguồn tin từ Cục Hải quan Hà Tĩnh, Formosa đang nằm trong danh sách đen bị nghi ngờ có hoạt động chuyển giá để trốn thuế.
Kết quả kiểm tra hoàn thuế cuối tháng 2.2016 của Formosa Hà Tĩnh, cơ quan thuế đã phát hiện 19.497 hóa đơn của công ty này đưa vào khấu trừ và hoàn thuế không đúng quy định. Kết quả là Formosa Hà Tĩnh đã bị truy thu thuế lên tới 1.554,4 tỉ đồng.
Đây không phải lần đầu cơ quan chức năng địa phương phát hiện ra các sai phạm của Formosa Hà Tĩnh ngay trong quá trình xây dựng đầu tư nhà máy. Vào tháng 5.2015, Cục Hải quan Hà Tĩnh cũng đã phát hiện việc doanh nghiệp này cố tình nâng giá trị công trình thông qua các nhà thầu nước ngoài và nâng giá trị hàng hóa nhập khẩu thi công công trình lên tới 4.000 tỉ đồng. Ngoài ra, kể từ năm 2013 đến nay, một loạt những sai phạm khác liên quan đến vấn đề đóng thuế của Formosa Hà Tĩnh cũng đã được phát hiện.
Là dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn nhất cả nước về vốn đăng ký đầu tư, gần 10,6 tỉ USD, dự án thép Formosa Hà Tĩnh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của miền Trung nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Tuy nhiên, những dấu hiệu vi phạm liên tục trong khi xây dựng dự án đã không khỏi đặt ra câu hỏi liệu Tập đoàn Formosa có đang cố tình tìm mọi cách để thực hiện hành vi chuyển giá ở VN không?
Trong một văn bản gửi Tổng cục Hải quan năm 2015, Cục Hải quan Hà Tĩnh thậm chí còn nêu thẳng vấn đề rằng cơ quan này “nhận thấy có những vấn đề nghi vấn về việc chuyển giá, nâng giá máy móc thiết bị nhập khẩu nhằm nâng chi phí đầu vào” của Formosa Hà Tĩnh.
Nhận định trên được đưa ra sau khi Cục Hải quan Hà Tĩnh phát hiện các trường hợp nâng giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn giá trị thực. Ví dụ được cơ quan hải quan Hà Tĩnh đưa ra là trong một tờ khai ngày 7.10.2014, Formosa Hà Tĩnh có nhập khẩu bộ phận “vỏ của thiết bị lọc bụi trọng lực", lắp đặt dạng tháo rời với trị giá là hơn 1,63 triệu USD. Trong khi đó, trị giá của thiết bị này được khai báo trong đăng ký danh mục miễn thuế lại chỉ hơn 1,47 triệu USD. Như vậy đã có sự chênh lệch trị giá hơn 154.000 USD.
Mặc dù Formosa Hà Tĩnh đã đưa ra lời giải thích do thời gian đăng ký danh mục miễn thuế và thời gian nhập khẩu cách xa nhau dẫn đến sự chênh lệch về giá, nhưng Cục Hải quan Hà Tĩnh vẫn đặt vấn đề nghi vấn Formosa Hà Tĩnh khai tăng giá trị hàng hóa để chuyển giá.
Thực tế việc thu hút một dự án đầu tư quy mô lớn như Formosa Hà Tĩnh vào Việt Nam có thể nói là điều cần thiết, đặc biệt là Formosa Hà Tĩnh sẽ sản xuất những sản phẩm thép dùng cho các ngành công nghiệp mà Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu. Mới đây nhất, Formosa đã tuyên bố sẽ lui thời điểm khánh thành nhà máy Formosa Hà Tĩnh đã được dự kiến trong mùa hè này, trong bối cảnh dự án này đang bị thanh tra về các vấn đề liên quan đến môi trường. Nhưng có một điều chắc chắn rằng Formosa Hà Tĩnh vẫn sẽ hoạt động, bởi số tiền mà tập đoàn này cùng các đối tác như China Steel và JFE Steel đã đổ vào đây là không hề nhỏ.
Tuy nhiên, những nghi vấn này lại đặt ra câu hỏi phải quản lý và giám sát thế nào để Việt Nam có thể tận dụng được dự án này một cách hiệu quả nhất lại đang là vấn đề hóc búa.
Theo Như Ngọc/Diễn đàn doanh nghiệp - Dân Trí
Vietnam's Mass Fish Death Mystery Continues, Or Does It? (Forbes 26-6-16)
-Lao động Trung Quốc không phép tại Formosa: Hà Tĩnh làm ngược?
(Tin tức thời sự) - Không sàng lọc được chất lượng lao động nước ngoài, khi vào lại tuyển dụng ào ào, mới dẫn tới tình trạng không thể quản lý được.
Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh (BQL KKT Hà Tĩnh), tính đến ngày 9/2014, tổng số lao động nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là 5.321 người (trong đó lao động Trung Quốc là 3.680 người). Có hơn 3.000 lao động TQ không có phép đang làm việc tại Formosa. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh cho biết, họ không nắm được số lượng lao động TQ trên địa bàn là bao nhiêu vì BQL KKT được ủy quyền cấp phép lao động trực tiếp và họ phải quản lý. Sở cũng nêu lý do không có đủ người để cập nhật con số thường xuyên, hơn nữa nếu Formosa không báo cáo thì cũng không biết được. Về phía BQL KKT Hà Tĩnh lại nói không khẳng định được 100% lao động được cấp phép.
Lý giải cho mâu thuẫn trên, TS Đặng Quang Điều – Trưởng Ban Chính sách kinh tế xã hộ (Tổng LĐLĐVN) cho rằng đó là cách làm thụ động, đổ thừa trách nhiệm của các cơ quan quản lý lao động Hà Tĩnh.
Theo ông Điều, việc cấp phép cho lao động nước ngoài đã được quy định quy định tại Nghị định 102/2013 của Chính phủ, theo đó, người cần sử dụng lao động nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp phép lao động cho Sở lao động- Thương binh và xã hội, nơi người lao động làm việc. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động và TBXH cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định.
Không rõ UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ủy quyền cho BQL KKT Hà Tĩnh quản lý lao động nước ngoài thế nào, nhưng ông Điều cho rằng việc phân cấp quản lý phải tuân thủ theo quy định của Nghị định 102 và như vậy Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh vẫn là cơ quan quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh. Ngay cả khi có chuyện UBND tỉnh ủy quyền cho BQL KKT Hà Tĩnh trực tiếp cấp phép cho lao động nước ngoài, Sở LĐTB-XH cũng không thể đứng ngoài cuộc.
Ông Điều nhấn mạnh, bất luận thế nào, Sở LĐTB-XH phải kiểm soát được lao động trên địa bàn, không thể giải thích không biết có bao nhiêu lao động nước ngoài đang có mặt tại địa phương đó.
"Đó là cách trả lời bao biện, đổ thừa trách nhiệm cho nhau, không làm đúng vai trò chức năng quản lý nhà nước về lao động. Cũng cần khẳng định rằng, Ban Quản lý khu kinh tế không phải là cơ quan quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh", ông Điều nói.
Hơn 3000 lao động TQ không phép làm việc tại Formosa
PV:- Như vậy, việc UBND tỉnh phân cấp ủy quyền cho BQL KKT Hà Tĩnh trực tiếp xác định nhu cầu, cấp phép cho lao động là không đúng, thưa ông?
Ông Đặng Quang Điều: Như tôi đã nói, việc tuyển chọn lao động, cấp phép phải tuân thủ quy định tại Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013. Theo đó Sở Lao động thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp phép. Như vậy, UBND tỉnh Hà Tĩnh ủy quyền cho BQL KKT Hà Tĩnh chịu trách nhiệm cấp phép trực tiếp cho lao động nước ngoài vào làm việc cho khu kinh tế Vũng Áng là chưa tuân thủ theo quy định tại Nghị định 102 của Chính phủ. BQL KKT Hà Tĩnh không có chức năng quản lý nhà nước, cũng như không đủ thẩm quyền để cấp phép cho lao động nước ngoài vào làm việc tại Vũng Áng. Tại Nghị định 102 tôi cũng không thấy có quy định về việc uỷ quyền cấp phép cho lao động nước ngoài.
Tại Điều 4, Nghị định 102 ghi rõ, hàng năm người sử dụng lao động phải có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và phải báo cáo giải trình với UBND tỉnh, thành phố. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý giới thiệu, cung ứng lao động của địa phương cho nhà thầu nước ngoài. Trong trường hợp địa phương không cung ứng được lao động khi đó UBND tỉnh, thành phố mới cho phép tuyển lao động nước ngoài. Tuy nhiên, Hà Tĩnh lại đang làm ngược lại.
PV:- Theo giải thích của Formosa, để đáp ứng yêu cầu tiến độ họ yêu cầu cần 8.400 lao động, tuy nhiên số lượng này không được đưa sang một lúc mà đưa theo từng lượt. Lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Tĩnh cho rằng, do cách làm như vậy nên sở không thể biết được có bao nhiêu lao động trên địa bàn, ông nghĩ sao trước giải thích này?
Ông Đặng Quang Điều: Giải thích như vậy là không được, việc cấp phép và quản lý lao động nước ngoài đã được quy định rõ, gồm: điều kiện để được cấp phép, hồ sơ đề nghị cấp phép, thời hạn giấy phép lao động, trình tự, thủ tục v.v…Như vậy thì lao động nước ngoài vào Formosa bao nhiêu, từng đợt như thế nào đều trong thuộc thẩm quyền và đều được kiểm soát chặt chẽ của Sở Lao động Thương binh và xã hội. Không thể vì lý do lao động nươc ngoài vào Formosa làm nhiều đợt nên không kiểm soát và quản lý được.
Theo quy định, lao động nước ngoài muốn vào làm việc tại Việt Nam phải được cấp giấy phép lao động. Trong giấy phép lao động đều ghi rất rõ là lao động vào Việt nam làm gì, thời hạn là bao lâu, hết hạn làm việc là giấy phép lao động sẽ bị thu hồi. Nêu tiếp tục ở lại làm việc thì được gia hạn hoặc cấp giấy phép mới.
Vì vậy, không có lý do gì để Sở LĐTB-XH giải thích không nắm được số lượng lao động nước ngoài trên địa bàn.
PV:- Sở cũng cho rằng, do áp dụng tính đặc thù với Formosa nên quy định cấp phép lao động của Bộ LĐTB-XH hiện đang làm khó địa phương. Cụ thể thay vì phải đáp ứng hai yêu cầu lao động phải được đào tạo từ 1 năm trở lên; thứ hai phải trải qua 3 năm làm việc, thì Formosa chỉ cần đáp ứng đủ một yêu cầu. Lãnh đạo sở cho rằng, quy định này không những làm khó mà còn khiến địa phương mệt mỏi phải phải chạy theo. Giải thích này có thể coi là biện minh cho 3.000 lao động TQ không phép đang có mặt tại Vũng Áng không? Nếu không thì phải hiểu thế nào, thưa ông?
Ông Đặng Quang Điều: Tôi thừa nhận, Nghị định 102 có đưa ra quy định về yêu cầu, điều kiện rất chặt chẽ mà lao động nước ngoài phải đáp ứng được khi sang làm việc ở Việt Nam. Nhưng không phải chỉ ở Việt Nam mói quy định như vậy, mà ở các nước khác đều quy định về các điều kiện đối với người lao động khi vào làm việc. Quy định như vậy là để các doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng lao động có kinh nghiệm và có trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn cao, tránh việc doanh nghiệp tuyển lao động phổ thông vào làm việc. Vì nếu tuyển lao động phổ thông vào làm việc thì ở ta cũng hoàn toàn đáp ứng đủ yêu cầu của doanh nghiệp, cụ thể là của Formusa.
Có thể nói quản lý về chất lượng, trình độ đối với hàng ngàn lao động là việc khó, nhưng không phải là không thể làm được. Nhưng quảng lý về số lượng lao động trên địa bàn thì không thể nói là khó được, cũng không thể vì lý do lao động nước ngoài vào làm việc nhiều để giải thích cho việc 3000 lao động TQ không phép đang có mặt trên địa bàn Hà Tĩnh.
PV:- Đó là chưa nói tới quy trình thẩm định chất lượng lao động do không có quy trình cụ thể khiến Sở cũng "bó tay" không biết thẩm định theo điều khoản nào. Hiện việc thẩm định hoàn toàn dựa vào hồ sơ của nhà thầu, nhưng phía nhà thầu lại nói khó xác định được nhân thân của lao động.
Như vậy có thể hiểu Formosa mang lao động nào sẽ phải nhận lao động đó hay sao? Vậy quy trình thẩm định chất lượng tuân thủ theo nguyên tắc nào, ai chịu trách nhiệm thẩm định? Để xảy ra việc này theo ông, trách nhiệm thuộc về ai?
Ông Đặng Quang Điều: Đối với các nước trên thế giới, khi tuyển chọn lao động các doanh nghiệp phải đưa chuyên gia sang nước có lao động để thẩm định, kiểm tra chất lượng trực tiếp. Chỉ lao động đạt yêu cầu mới được tuyển chọn, vấn đề này tại Việt Nam chưa làm được. Hiện nay, việc tuyển chọn lao động nước ngoài hoàn toàn thụ động, chủ yếu dựa vào hồ sơ phía nhà thầu đề xuất.
Một vấn đề nữa là cơ quan có chức năng thẩm định có đủ năng lực, trình độ để thẩm định được trên thực tiễn không?.
Tức là ngay từ khâu tuyển chọn ban đầu đã không sàng lọc được chất lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam. Khi vào lại tuyển dụng ào ào, tuyển bao nhiêu cũng được nên mới dẫn tới tình trạng không thể quản lý được.
Đó là lỗ hổng rất lớn giải thích vì sao hiện nay tình trạng lao động phổ thông nước ngoài, lao động kém chất lượng đang tràn ngập trong các dự án FDI nước ngoài, nhất là tại các dự án của TQ. Đó cũng là lý do giải thích vì sao rất nhiều công việc lẽ ra lao động VN có thể đảm đương được nhưng lại không được làm. Tất cả là vì địa phương thì không nắm được công việc cụ thể, con người cụ thể, không hiểu rõ được trình độ chuyên môn, kỹ thuật do đó không biết rõ lao động trong có đáp ứng được không. Điều này lý giải vì sao lao động nước ngoài tràn ngập trên các dự án xây dựng ở nước ta, nhất là trong thời gian qua nhiều dự án lớn của ta đều do các nhà thầu TQ trúng thầu.
PV: - Xin cảm ơn ông!
Đã rất thuận lợi cho địa phương
Trước những thông tin lãnh đạo Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh cho rằng, quy định quản lý, cấp phép cho lao động hiện nay không những làm khó mà còn khiến địa phương mệt mỏi phải phải chạy theo. Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thanh Hòa cho biết, "quy định hiện nay đã tạo thuận lợi nhất cho địa phương rồi".
Ông Hòa nói thêm, sẽ kiểm tra lại những vấn đề Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh phản ánh.
Lao động TQ không phép tại Formosa:Sở "than" khó trăm đường
Formosa nói lại về 10.000 lao động TQ sắp vào VN
Hà Tĩnh cho phép Formosa tuyển gần 3.000 lao động nước ngoài
-Formosa Hà Tĩnh dính nghi vấn chuyển giáThứ Năm, ngày 26/5/2016 - 22:13
Hải quan cho rằng Formosa Hà Tĩnh đã nâng khống giá trị thiết bị lên cả triệu đôla và nghi vấn chuyển giá tại doanh nghiệp này.
Trong một báo cáo gửi Tổng cục Hải quan gần đây, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh thông tin về nhiều tờ khai của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) có trị giá hàng hóa lớn hơn nhiều so với con số đã được đăng ký trong danh mục miễn thuế.
Cụ thể, Formosa đã nhập khẩu rất nhiều hàng hóa là máy móc thiết bị tạo tài sản cố định, phục vụ các hạng mục của Dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, công ty khai với hải quan nhập khẩu vỏ của thiết bị lọc bụi trọng lực, lắp đặt dạng tháo rời với giá 1,63 triệu USD nhưng giá của thiết bị này lại được khai trong danh mục miễn thuế là 1,48 triệu USD. Như vậy có sự chênh lệch tới gần 155.000 USD.
Theo giải trình của Formosa, sở dĩ có sự chênh lệch này là thời điểm nhập khẩu đến khi đăng ký danh mục miễn thuế khá dài nên đó chỉ là con số kê khai tạm tính. Formosa cho biết sắp tới có thể còn phát sinh nhiều trường hợp tương tự.
Mặc dù vậy, theo quan điểm của Cục Hải quan Hà Tĩnh, với những trường hợp chênh lệch trị giá quá lớn như của Formosa, cũng có thể đặt vấn đề nghi vấn về việc khai tăng trị giá hàng hóa, chuyển giá.
Cũng theo Hải quan Hà Tĩnh, Formosa còn thuê một công ty riêng (Công ty Tiếp vận SAS Vũng Áng) khai thuê tờ khai hải quan theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ để nâng khống giá trị máy móc. Sau kiểm tra, cơ quan này đã phát hiện trị giá hàng hóa ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng là 348.659 USD trong khi trên hóa đơn thương mại từ nước ngoài là 1,42 triệu USD.
Khi bị yêu cầu bổ sung chứng từ, Formosa vẫn không thể thực hiện nên đã hủy bản cũ, mở tờ khai mới với giá trị hàng hóa chỉ còn 470.690 USD (thay vì 1,42 triệu USD như trước đó). Do đó, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cho rằng có thêm cơ sở để nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá, nâng giá máy móc thiết bị nhập khẩu nhằm tăng chi phí đầu vào của Formosa.
Trước đó, sau khi kiểm tra hoàn thuế năm 2013, 2015 và 2016, Formosa liên tiếp bị cơ quan thuế yêu cầu truy thu. Cụ thể, kiểm tra từ tháng 8 đến tháng 12/2013, cơ quan chức năng truy thu hơn 283 tỷ đồng của Formosa do thiếu chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hợp đồng kèm theo dịch vụ chưa được kê khai đầy đủ...
Tương tự, sau kiểm tra hoàn thuế năm 2015, cơ quan thuế nhận định Formosa nâng giá trị công trình thông qua các nhà thầu nước ngoài để tăng giá trị hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, điều chỉnh giảm giá trị công trình hơn 4.000 tỷ đồng và thu hồi số thuế 225 tỷ đồng đã hoàn. Mới đây nhất, kết quả kiểm tra hoàn thuế cuối tháng 2/2016 cũng phát hiện gần 20.000 hóa đơn đưa vào khấu trừ và hoàn thuế không đúng quy định
--
-Kiểm tra Formosa: đụng đâu sai đó
TTO- Gần 20.000 hóa đơn không đúng quy định, giấy tờ chứng minh nhập khẩu chưa đầy đủ, khai khống giá trị hàng hóa nhập khẩu… là những sai phạm của Formosa...
Ba tháng đầu năm 2016, Formosa xả 931.830m3 nước thải ra biển - Ảnh tư liệu
Kết quả kiểm tra là cơ quan thuế đã truy thu, truy hoàn hơn 1.900 tỉ đồng tiền hoàn thuế Formosa.
Theo thông tin từ cơ quan thuế Hà Tĩnh, từ năm 2013 đến nay, cứ kiểm tra thuế, hải quan tại Công ty Formosa là phát hiện sai phạm.
Cụ thể, đợt kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) mới đây nhất là vào cuối tháng 2 năm nay, cơ quan thuế phát hiện 19.497 hóa đơn của Formosa đưa vào khấu trừ và hoàn thuế không đúng quy định. Do đó, công ty này đã bị thu hồi 1.554,4 tỉ đồng.
Đợt kiểm tra sau hoàn thuế GTGT các kỳ từ tháng 8 đến tháng 12-2013, cơ quan thuế đã truy thu 176,3 tỉ đồng thuế nhà thầu nước ngoài do hợp đồng nhập khẩu kèm theo dịch vụ chưa được kê khai đầy đủ. Đồng thời, Formosa còn bị truy hoàn 7,6 tỉ đồng thuế GTGT do tại thời điểm kiểm tra, công ty không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Kết quả kiểm tra hoàn thuế trong tháng 5-2015, cơ quan thuế cũng đã phát hiện Formosa nâng giá trị công trình thông qua các nhà thầu nước ngoài và nâng giá trị hàng hóa nhập khẩu thi công công trình.
Theo đó, cơ quan thuế đề nghị Formosa giảm giá trị công trình hơn 4.000 tỉ đồng và thu hồi số tiền thuế đã hoàn 225 tỉ đồng.
Chính vì một loạt sai phạm như trên nên chính sách hoàn thuế đối với Formosa được siết lại, thay vì hoàn trước - kiểm sau, từ năm 2013 cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra trước - hoàn thuế.
Ngoài sai phạm về thuế, Công ty Formosa còn sai phạm về hải quan. Theo báo cáo của Cục Hải quan Hà Tĩnh, Formosa đã khai báo không trung thực về trị giá thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định.
Cụ thể, công ty này có tiền lệ nâng khống giá thiết bị nhập khẩu khiến trị giá hóa đơn của DN xuất nhập khẩu tại chỗ thấp hơn so với trị giá hóa đơn của nhà thầu nước ngoài phát hành lên hơn 4 lần, chênh lệch tới 1,071 triệu USD.
Chi cục Hải quan Vũng Áng phát hiện và yêu cầu DN cung cấp hồ sơ, chứng từ giải trình. Tuy nhiên, Formosa đề nghị hủy tờ khai của nhà thầu nước ngoài để thuê DN khác mở tờ khai mới, có giá trị hàng hóa là 470.690 USD, thấp hơn so với trị giá hóa đơn nhà thầu nước ngoài là gần 950.000 USD).
“Mục đích của Formosa khi nâng khống giá trị thiết bị đầu tư công trình là để khấu hao. Như vậy, DN sẽ lỗ liên miên, không phải nộp thuế thu nhập DN. Đây là một cách trốn thuế, thực tế là DN lỗ giả mà lãi thật” - đại diện cơ quan thuế khẳng định.
Mặt khác, theo thanh tra Tổng cục Thuế, nhìn vào giấy phép đầu tư của công ty này cho thấy có gì không bình thường. Chỉ trong 8 năm có mặt ở VN, Formosa thay đổi giấy chứng nhận đầu tư đến 14 lần. Nhưng số vốn đầu tư tăng lên rất nhanh, từ 2,7 tỉ USD khi đặt chân vào VN năm 2008, sau đó 2 năm thì tăng lên hơn 7,8 tỉ USD, và đến giữa năm 2015 tăng lên trên 10,5 tỉ USD.
Việc điều chỉnh giá trị vốn đầu tư đặt ra nghi vấn là Formosa có thể điều chỉnh giá trị thật, nhưng cũng có thể điều chỉnh một phần qua việc tự nâng khống giá trị công trình lên thông qua các nhà thầu nước ngoài?
Vốn đầu tư liên tục biến động:
- Giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu tháng 6-2008 có 6 thành viên góp vốn với tổng mức đầu tư là 2,7 tỉ USD.
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 ngày 29-3-2010 có 7 thành viên góp vốn với tổng vốn đầu tư là 7,879 tỉ USD.
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 6 ngày 27-12-2012 có 8 thành viên góp vốn với tổng vốn đầu tư là 9,996 tỉ USD.
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 12 ngày 20-4-2015 chuyển thành công ty TNHH một thành viên góp vốn là Công ty Formosa Ha Tinh Limited với tổng vốn đầu tư là 9,996 tỉ USD.
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ 14 ngày 30-6-2015 một thành viên góp vốn là Công ty P Formosa Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư là 10,548 tỉ USD.
LÊ THANH-
Cụ thể, Formosa đã nhập khẩu rất nhiều hàng hóa là máy móc thiết bị tạo tài sản cố định, phục vụ các hạng mục của Dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, công ty khai với hải quan nhập khẩu vỏ của thiết bị lọc bụi trọng lực, lắp đặt dạng tháo rời với giá 1,63 triệu USD nhưng giá của thiết bị này lại được khai trong danh mục miễn thuế là 1,48 triệu USD. Như vậy có sự chênh lệch tới gần 155.000 USD.
Theo giải trình của Formosa, sở dĩ có sự chênh lệch này là thời điểm nhập khẩu đến khi đăng ký danh mục miễn thuế khá dài nên đó chỉ là con số kê khai tạm tính. Formosa cho biết sắp tới có thể còn phát sinh nhiều trường hợp tương tự.
Mặc dù vậy, theo quan điểm của Cục Hải quan Hà Tĩnh, với những trường hợp chênh lệch trị giá quá lớn như của Formosa, cũng có thể đặt vấn đề nghi vấn về việc khai tăng trị giá hàng hóa, chuyển giá.
Cũng theo Hải quan Hà Tĩnh, Formosa còn thuê một công ty riêng (Công ty Tiếp vận SAS Vũng Áng) khai thuê tờ khai hải quan theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ để nâng khống giá trị máy móc. Sau kiểm tra, cơ quan này đã phát hiện trị giá hàng hóa ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng là 348.659 USD trong khi trên hóa đơn thương mại từ nước ngoài là 1,42 triệu USD.
Khi bị yêu cầu bổ sung chứng từ, Formosa vẫn không thể thực hiện nên đã hủy bản cũ, mở tờ khai mới với giá trị hàng hóa chỉ còn 470.690 USD (thay vì 1,42 triệu USD như trước đó). Do đó, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cho rằng có thêm cơ sở để nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá, nâng giá máy móc thiết bị nhập khẩu nhằm tăng chi phí đầu vào của Formosa.
Trước đó, sau khi kiểm tra hoàn thuế năm 2013, 2015 và 2016, Formosa liên tiếp bị cơ quan thuế yêu cầu truy thu. Cụ thể, kiểm tra từ tháng 8 đến tháng 12/2013, cơ quan chức năng truy thu hơn 283 tỷ đồng của Formosa do thiếu chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hợp đồng kèm theo dịch vụ chưa được kê khai đầy đủ...
Tương tự, sau kiểm tra hoàn thuế năm 2015, cơ quan thuế nhận định Formosa nâng giá trị công trình thông qua các nhà thầu nước ngoài để tăng giá trị hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, điều chỉnh giảm giá trị công trình hơn 4.000 tỷ đồng và thu hồi số thuế 225 tỷ đồng đã hoàn. Mới đây nhất, kết quả kiểm tra hoàn thuế cuối tháng 2/2016 cũng phát hiện gần 20.000 hóa đơn đưa vào khấu trừ và hoàn thuế không đúng quy định
--
Tuổi Trẻ đã xóa bài này .
-Kiểm tra Formosa: đụng đâu sai đó
TTO- Gần 20.000 hóa đơn không đúng quy định, giấy tờ chứng minh nhập khẩu chưa đầy đủ, khai khống giá trị hàng hóa nhập khẩu… là những sai phạm của Formosa...
Ba tháng đầu năm 2016, Formosa xả 931.830m3 nước thải ra biển - Ảnh tư liệu
Kết quả kiểm tra là cơ quan thuế đã truy thu, truy hoàn hơn 1.900 tỉ đồng tiền hoàn thuế Formosa.
Theo thông tin từ cơ quan thuế Hà Tĩnh, từ năm 2013 đến nay, cứ kiểm tra thuế, hải quan tại Công ty Formosa là phát hiện sai phạm.
Cụ thể, đợt kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) mới đây nhất là vào cuối tháng 2 năm nay, cơ quan thuế phát hiện 19.497 hóa đơn của Formosa đưa vào khấu trừ và hoàn thuế không đúng quy định. Do đó, công ty này đã bị thu hồi 1.554,4 tỉ đồng.
Đợt kiểm tra sau hoàn thuế GTGT các kỳ từ tháng 8 đến tháng 12-2013, cơ quan thuế đã truy thu 176,3 tỉ đồng thuế nhà thầu nước ngoài do hợp đồng nhập khẩu kèm theo dịch vụ chưa được kê khai đầy đủ. Đồng thời, Formosa còn bị truy hoàn 7,6 tỉ đồng thuế GTGT do tại thời điểm kiểm tra, công ty không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Kết quả kiểm tra hoàn thuế trong tháng 5-2015, cơ quan thuế cũng đã phát hiện Formosa nâng giá trị công trình thông qua các nhà thầu nước ngoài và nâng giá trị hàng hóa nhập khẩu thi công công trình.
Theo đó, cơ quan thuế đề nghị Formosa giảm giá trị công trình hơn 4.000 tỉ đồng và thu hồi số tiền thuế đã hoàn 225 tỉ đồng.
Chính vì một loạt sai phạm như trên nên chính sách hoàn thuế đối với Formosa được siết lại, thay vì hoàn trước - kiểm sau, từ năm 2013 cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra trước - hoàn thuế.
Ngoài sai phạm về thuế, Công ty Formosa còn sai phạm về hải quan. Theo báo cáo của Cục Hải quan Hà Tĩnh, Formosa đã khai báo không trung thực về trị giá thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định.
Cụ thể, công ty này có tiền lệ nâng khống giá thiết bị nhập khẩu khiến trị giá hóa đơn của DN xuất nhập khẩu tại chỗ thấp hơn so với trị giá hóa đơn của nhà thầu nước ngoài phát hành lên hơn 4 lần, chênh lệch tới 1,071 triệu USD.
Chi cục Hải quan Vũng Áng phát hiện và yêu cầu DN cung cấp hồ sơ, chứng từ giải trình. Tuy nhiên, Formosa đề nghị hủy tờ khai của nhà thầu nước ngoài để thuê DN khác mở tờ khai mới, có giá trị hàng hóa là 470.690 USD, thấp hơn so với trị giá hóa đơn nhà thầu nước ngoài là gần 950.000 USD).
“Mục đích của Formosa khi nâng khống giá trị thiết bị đầu tư công trình là để khấu hao. Như vậy, DN sẽ lỗ liên miên, không phải nộp thuế thu nhập DN. Đây là một cách trốn thuế, thực tế là DN lỗ giả mà lãi thật” - đại diện cơ quan thuế khẳng định.
Mặt khác, theo thanh tra Tổng cục Thuế, nhìn vào giấy phép đầu tư của công ty này cho thấy có gì không bình thường. Chỉ trong 8 năm có mặt ở VN, Formosa thay đổi giấy chứng nhận đầu tư đến 14 lần. Nhưng số vốn đầu tư tăng lên rất nhanh, từ 2,7 tỉ USD khi đặt chân vào VN năm 2008, sau đó 2 năm thì tăng lên hơn 7,8 tỉ USD, và đến giữa năm 2015 tăng lên trên 10,5 tỉ USD.
Việc điều chỉnh giá trị vốn đầu tư đặt ra nghi vấn là Formosa có thể điều chỉnh giá trị thật, nhưng cũng có thể điều chỉnh một phần qua việc tự nâng khống giá trị công trình lên thông qua các nhà thầu nước ngoài?
Vốn đầu tư liên tục biến động:
- Giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu tháng 6-2008 có 6 thành viên góp vốn với tổng mức đầu tư là 2,7 tỉ USD.
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 ngày 29-3-2010 có 7 thành viên góp vốn với tổng vốn đầu tư là 7,879 tỉ USD.
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 6 ngày 27-12-2012 có 8 thành viên góp vốn với tổng vốn đầu tư là 9,996 tỉ USD.
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 12 ngày 20-4-2015 chuyển thành công ty TNHH một thành viên góp vốn là Công ty Formosa Ha Tinh Limited với tổng vốn đầu tư là 9,996 tỉ USD.
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ 14 ngày 30-6-2015 một thành viên góp vốn là Công ty P Formosa Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư là 10,548 tỉ USD.
LÊ THANH-