Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Bài phát biểu của Tổng thống Obama trong buổi họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang ở Hà Nội

-Bài phát biểu của Tổng thống Obama trong buổi họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang ở Hà Nội
Tác giả: Barack Obama, Dịch giả: FB Bùi Kim Chi
24 Tháng Năm , 2016


Good afternoon

Xin chào (ông Obama nói ‘xin chào’ bằng tiếng Việt)

Xin cảm ơn Chủ tịch Quang về những lời hào hiệp và xin cho phép tôi cảm ơn ngài cùng chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho bản thân tôi và phái đoàn chúng tôi sự đón chào và sự mến khách thật chân tình.


Trong một thế kỷ vừa qua hai quốc gia chúng ta đã từng kinh qua sự hợp tác, rồi lại trải qua xung đột đưa đến sự chia ly đầy đau đớn tiếp đến là đoạn trường hòa giải.

Nay sau hơn hai thập kỷ quan hệ giữa hai chính phủ đã được bình thường hóa, thời gian đang điểm cho chúng ta đạt tới những thời khắc mới. Điều thấy rõ ràng ở chuyến thăm này là nhân dân cả hai nước chúng ta đều mong muốn có mối quan hệ giữa chúng ta phải chặt chẽ hơn nữa, mối quan hệ phải sâu sắc hơn nữa.

Tôi thật xúc động thấy thật đông người dân đứng dọc hai bên đường vẫy chào chúng tôi trên đường chúng tôi vào thành phố. Tôi mang tới đây lời chào thân ái và tình hữu nghị của nhân dân Hoa Kỳ, và cả những lời chúc mừng Việt Nam của các vị nghị sĩ Hoa Kỳ, một số nghị sĩ danh tiếng cũng đồng hành với tôi trong phái đoàn hôm nay.

Có rất nhiều người Mỹ gốc Việt mà nguồn gốc gia đình họ chính là sợi dây kết nối chúng ta, đồng thời họ cũng là nhắc nhở chúng ta về một loạt các vấn đề.

Tôi cũng đã từng nói trước đây rằng một trong những ưu tiên cao nhất của tôi trong nhiệm kỳ Tổng thống là phải đảm bảo chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò to lớn hơn và vai trò dài hạn ở châu Á Thái bình dương vì mục tiêu song phương là an ninh chung của chúng ta, và an ninh của các quốc gia hai bên bờ Thái bình dương để hướng tới sự phồn vinh chung của các quốc gia trong vùng này.

Chúng tôi tin tưởng rằng mọi người dân ở đây cần được sống đời sống an ninh, được sống đời sống phồn vinh và được sống trong nhân phẩm.

Sự theo đuổi tầm nhìn đó cần phải có sự tham gia sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, đó là tầm nhìn của chúng tôi trong nỗ lực trải dài nhiều thập kỷ vừa qua. Tầm nhìn đó ngày nay lại bao gồm cả quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Nhìn lại những gì chúng ta đã trải qua và những gì chúng ta có hôm nay trong quan hệ giữa hai nước quả là vật đổi sao dời thật vô song.

Trong hai thập kỷ vừa qua, ngoại thương giữa hai nước đã tăng lên gần gấp 100 lần, tạo ra nguồn việc làm rất lớn và những cơ hội rất tốt cho người dân ở cả hai nước.

Kể từ khi tôi nhận nhiệm sở tại Nhà Trắng, chúng tôi đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam lên hơn 150 phần trăm. Hiện nay Hoa Kỳ là thị trường một quốc gia lớn nhất trên thế giới trong kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Các công ty Hoa Kỳ đứng trong hàng các nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam.

Với chương trình Fulbright, hàng năm có hàng ngàn học bổng được trao cho các em sinh viên và các nhà học giả cả hai nước để cùng học tập và nghiên cứu.

Mười ba ngàn các bạn trẻ từ khắp nơi ở Việt Nam được cơ hội học hỏi các kỹ năng trong sáng kiến của Hoa Kỳ về Chương trình nhà Lãnh đạo trẻ khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam hiện nay đã trở thành một trong số tốp 10 quốc gia có số cao nhất học sinh sinh viên đang theo học ở Hoa Kỳ. Chỉ riêng năm nay, chúng tôi đã chào đón gần mười chín ngàn sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập. Đây là con số lớn nhất từ trước tới nay.

Chỉ riêng năm 2015, Việt Nam cũng đón gần nửa triệu khách du lịch Mỹ tới thăm Việt Nam. Tôi đảm bảo với các bạn rằng con số khách tới thăm Việt Nam sẽ còn tăng hơn nhiều nữa.

Chính phủ hai nước chúng ta cũng hợp tác chặt chẽ hơn trong rất nhiều lĩnh vực khác nữa. Bên cạnh việc Hoa Kỳ tham gia vào các hoạt động của ASEAN và cuộc họp thượng đỉnh Nam Á, hai nước chúng ta đang cùng làm việc phối hợp với nhau để đẩy mạnh an ninh và tăng cường ổn định khu vực.

Việt Nam đã nồng hậu đón tiếp tàu của Hải quân Hoa Kỳ vào các cảng ở đây. Các ngành hàng hải hai nước cũng đang phối hợp với nhau và là đối tác thực hiện các trao đổi các hoạt động bảo vệ an ninh hàng hải.

Hai nước chúng ta cũng đang cùng nhau theo đuổi việc đưa vào thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), đây không phải là một hiệp định đơn thuần về thương mại mà là bệ phóng đưa hai nước chúng ta tới gần nhau hơn và giúp chúng ta thúc đẩy hợp tác khu vực mạnh mẽ hơn.

Chúng ta cũng còn phải làm nhiều hơn nữa để cùng nhau đương đầu với những thử thách toàn cầu từ việc phối hợp chống khủng bố, tới việc tăng cường hiệu quả hoạt động y tế ngăn chặn không cho bệnh tật lan rộng thành bệnh dịch.

Trong chuyến thăm này Hoa Kỳ và Việt Nam đã thỏa thuận nâng sự hợp tác giữa hai nước lên tầm cao bao gồm mọi phương diện hoạt động, chúng ta có những bước tiến mới trong việc tạo ra cơ hội cho thanh niên được đào tạo, huấn luyện và được trang bị kiến thức và kỹ năng để thành công.

Tôi vinh hạnh công bố là Đội quân Hòa bình (Peace Corps) sẽ lần đầu tiên đến Việt Nam. Những người tình nguyện Mỹ tham gia Đội quân Hòa bình của chúng tôi sẽ chú trọng vào việc dạy tiếng Anh.

Chắc chắn tình bạn được xây dựng giữa các bạn trẻ trong các hoạt động tình nguyện của đội quân này sẽ giúp cho hai nước chúng ta gần với nhau hơn trong nhiều thập kỷ tương lai.

Các trường đại học Hoa Kỳ sẽ giúp các trường đại học Việt Nam trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu thuộc các ngành khoa học và công nghệ, kỹ thuật công trình và ngành toán. Các trường y khoa của Hoa Kỳ như là Johnson & Johnson, GE và các đại học y của Hoa Kỳ khác sẽ giúp các trường y Việt Nam cải thiện việc đào tạo y khoa.

Nay chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép cho việc thành lập đại học Fulbright, chúng tôi có thể nói trường đại học Fulbright Việt Nam sẽ là trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên tại nước này sẽ mở cửa đón sinh viên vào khóa học đầu tiên ngay trong mùa thu năm nay.

___

Đây là phần năm và phần sáu bài nói của Tổng thống Obama tại Hà Nội sáng nay:

Phần năm là tổng hợp các hợp đồng thương mại đạt 16 tỷ đô la được ký kết trong dịp này, trong đó có hợp đồng mua máy bay của công ty Viet JetAir.

Phần sáu như sau:

“Trong lĩnh vực an ninh, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm trọn bổn phận của mình trong vấn đề giải quyết di sản đau thương của chiến tranh.

Tôi xin thay mặt nhân dân Mỹ, thay mặt các cựu chiến binh của chúng tôi xin bày tỏ lời cám ơn tới chính phủ và nhân dân Việt Nam đã hợp tác với chúng tôi trong bao nhiêu năm qua trong việc tìm kiếm người Mỹ mất tích trong cuộc chiến. Đây là một trọng trách thiêng liêng và cả hai bên chúng ta sẽ cùng nhau làm tiếp trong những năm tới.

Chúng ta sẽ tiếp tục chương trình giúp rà soát phát hiện và di dời bom mìn chưa nổ và hiện tại chúng ta đã sắp hoàn thành việc giải độc chất dioxin – chất màu da cam – cho khu vực sân bay Đà Nẵng, sắp tới Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam làm sạch khu vực sân bay Biên Hòa.

Chúng ta đã thỏa thuận sẽ tiếp tụp tăng cường một cách sâu sắc hơn sự hợp tác quốc phòng bằng các tầu tuần tra, tổ chức huấn luyện đào tạo cho ngành cảnh sát biển và phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác nhân đạo ứng phó với thảm họa.”

____

Phần cuối

Tôi cũng xin công bố Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam đã áp dụng trong gần năm mươi năm qua.

Tương tự như mọi thỏa thuận trong lĩnh vực quốc phòng với tất cả các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, việc bán vũ khí của chúng tôi cần phải kèm theo các yêu cầu nghiêm ngặt, bao gồm cả các yêu cầu liên quan đến vấn đề nhân quyền.

Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này là thể hiện mong muốn của Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam tiếp cận được với các loại thiết bị và vũ khí mà Việt Nam đang cần để bảo vệ đất nước.

Việc này cũng là một bước để Hoa Kỳ hóa giải một tồn tại lịch sử và kết thúc một vấn đề dai dẳng từ thời chiến tranh lạnh.

Việc đó thể hiện cam kết của Hoa Kỳ muốn khẳng định sự bình thường hóa hoàn toàn với Việt Nam, bao gồm cả mối liên hệ chặt chẽ về quốc phòng giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và đối với khu vực này về lâu dài.

Hoa Kỳ và Việt Nam cùng thống nhất cổ võ cho một trật tự khu vực, bao gồm khu vực biển Đông, phải thực thi các chuẩn mực và quy định của luật quốc tế về tự do hàng hải, vùng không phận tự do bay, và các quy định quốc tế trong thương mại không bị ngăn cản, mọi xung đột phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và thông qua các chế tài luật pháp phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tôi xin khẳng định một lần nữa là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, tiếp tục chạy tàu, và tiếp tục thực hiện các hoạt động ở tất cả các nơi mà luật pháp quốc tế cho phép và chúng tôi sẽ ủng hộ tất cả các quốc gia khác hành động như thế.

Mặc dù chúng ta đã đạt được những tiến bộ quan trọng như tôi nêu trên, hai chính phủ vẫn tiếp tục còn những điều bất đồng trong đó có các vấn đề về dân chủ và nhân quyền.

Tôi đã nhấn mạnh rất rõ rằng Hoa Kỳ không tìm kiếm việc áp đặt thể chế chính phủ kiểu của mình lên Việt Nam hay lên bất cứ quốc gia nào khác. Chúng tôi tôn trọng sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Nhưng chúng tôi cũng vẫn sẽ tiếp tục lên tiếng vì nhân quyền vì chúng tôi tin tưởng đó là những quyền phổ quát của toàn nhân loại. Đó là quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do hội họp.

Các quyền này bao gồm việc công dân có quyền ở xã hội dân sự để tập hợp và tổ chức các hoạt động để giúp góp phần cải thiện cộng đồng và làm cho quốc gia được tốt hơn.

Chúng tôi đều tin tưởng, bản thân tôi cũng tin tưởng rằng một dân tộc sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, một quốc gia sẽ trở nên hưng thịnh hơn nếu các quyền phổ quát ấy được thực thi.

Hai nước chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận các vấn đề này trong khuôn khổ hoạt động Đối thoại Nhân quyền với tinh thần tích cực và trong nỗ lực hợp tác.

Cuối cùng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng sự hợp tác vì lợi ích chung của thế giới như các công ước quốc tế mà Hoa Kỳ và Việt Nam đều tham gia như trong vấn đề biến đối khí hậu. Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam trong vấn đề để đồng bằng Cửu Long điều chỉnh để cập nhật tình hình biến đổi khí hậu …..

Chúng tôi cũng tự hào sẽ giúp Việt Nam lập trung tâm đào tạo mới để Việt Nam có thể tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình của Liên hiệp quốc.

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quang về sự hiếu khách, xin cảm ơn về những công việc phối hợp với chúng tôi, tôi mong chờ dịp được gặp gỡ người dân Việt Nam, biết đâu tôi lại được cùng họ nhâm nhi ly

– CÀ PHÊ SỮA ĐÁ –
(ông Obama nói bốn chữ này bằng tiếng Việt)

Tôi tin tưởng rằng mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ có thể sẽ là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất ở khu vực hiểm yếu này của thế giới.

Tôi tin tưởng rằng sự nâng tầm mối quan hệ mà chúng ta đạt được hôm nay sẽ tăng cường mạnh mẽ nền an ninh quốc gia của chúng ta, sẽ giúp cho nhân dân cả hai nước chúng ta được hưởng phồn vinh và sự chính trực trong nhiều thập kỷ tương lai.



– XIN CÁM ƠN – (ông Obama nói ba chữ này bằng tiếng Việt)









Tiến về hướng Việt Nam, nhưng nhớ đến các bài học của Việt Nam

New York Times

Tác giả: John Maccain, John Kerry và Bob Kerry

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm


23-5-2016


Ảnh: Nicole Xu

Khi Tổng thống Obama thăm Việt Nam, chúng tôi bị tác động do một sự kiện là hầu hết người dân của cả hai nước không có ký ức sống động của một cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ và trên hằng triệu người Việt.

Khi những người Mỹ đã chiến đấu trong cuộc chiến, chúng ta thường xuyên được hỏi về bài học của cuộc chiến. Có vài câu trả lời dễ dàng, một phần vì mọi xung đột là có nét đặc thù và vì chúng ta đã học được rằng các cố gắng để áp dụng những bài học trong quá khứ cho các cuộc khủng hoảng mới đôi khi làm hại nhiều hơn lợi. Nhưng một vài điều là rõ ràng.

Bài học đầu tiên không phải là chuyện cá nhân cho chúng ta, nhưng là một nguyên tắc áp dụng cho tất cả những người mặc quân phục: Một lần nữa chúng ta không bao giờ nhầm lẫn giữa một cuộc chiến tranh với các chiến binh. Các cựu chiến binh Mỹ xứng đáng được chúng ta kính cẩn tôn trọng, tri ân và hỗ trợ bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào mà họ phục vụ.

Bài học thứ hai là các nhà lãnh đạo của chúng ta cần phải trung thực với Quốc Hội và người dân Mỹ về các kế hoạch, các mục tiêu và chiến lược khi sinh mạng của các nam nữ chiến binh đáng gặp nguy cơ. (Nhiệm vụ của quân chiến đấu Mỹ đầu tiên được triển khai tại Việt Nam được mô tả là “cứu trợ lũ lụt.”)

Bài học thứ ba là thể hiện sự khiêm tốn khi tự cho mình là hiểu biết về văn hoá ngoại quốc. Trong cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, không phải các đồng minh của Mỹ và cũng không phải các đối thủ của chúng ta đã hành động phù hợp với sự mong đợi của chúng ta.

Bài học thứ tư và cuối cùng của các cuộc xung đột Việt Nam đang phơi bày trước mắt chúng ta: sự khác biệt dường như không thể hàn gắn được, nhưng với nỗ lực và ý chí đầy đủ có thể hoà giải được. Thực tế là ông Obama là Tổng thống Mỹ thứ ba liên tiếp đến thăm Việt Nam là bằng chứng cho thấy những kẻ thù cũ có thể trở thành các bạn đối tác mới.

Là các cựu chiến binh, những người đã may mắn phục vụ trong công quyền, chúng tôi rất tự hào về những đóng góp của chúng tôi để nối lại các quan hệ ngoại giao bình thường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tiến trình khôi phục các quan hệ là khó khăn và đòi hỏi sự hợp tác đầy đủ của Hà Nội trong việc phát triển thông tin về người Mỹ mất tích từ cuộc xung đột – một nỗ lực còn tiếp tục đến nay.

Nhưng hơn 20 năm sau khi bình thường hoá, chúng ta đã đạt đến cao điểm, khi chương trình nghị sự của chúng ta với Việt Nam là nhìn về phía trước và trên phạm vi rộng. Các cuộc thảo luận của ông Obama với người Việt Nam sẽ bao gồm các vấn đề từ hợp tác an ninh, thương mại và đầu tư đến giáo dục, và từ môi trường đến tự do tôn giáo và nhân quyền.

Chương trình nghị sự rộng lớn hơn này phản ánh những thay đổi trong mối quan hệ đang triển khai tốt. Hai mươi năm trước đây, hàng năm đã có ít hơn 60.000 du khách người Mỹ đến Việt Nam. Ngày nay, có gần nửa triệu. Hai mươi năm trước, thương mại song phương về hàng hoá của chúng ta với Việt Nam chỉ là 450 triệu. Ngày nay, nó gấp 100 lần. Hai mươi năm trước đây, đã có ít hơn 1.000 sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ngày nay, có gần 19.000.

Đáng kể hơn, trong Bộ Chính trị Việt Nam có hai người đạt được trình độ đại học Mỹ khi họ theo chương trình học bổng Fulbright. Do đó, trong tuần này, một tổ chức mới cho chương trình cao học sẽ mở ra tại thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Fulbright Việt Nam, đó là chuyện thích hợp. Một người trong chúng tôi, Thượng nghị sĩ Kerry tự hào phục vụ trong chức vụ là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của trường.

Gần nửa thế kỷ trước, khi chúng tôi đã phục vụ ở Việt Nam, chúng tôi sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng đất nước của chúng ta sẽ một ngày nào đó làm việc với chính phủ Hà Nội để giúp họ giữ đồng bằng sông Cửu Long bằng cách tạo ra một sáng kiến để quản lý hệ sinh thái và đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chúng tôi không bao giờ có thể tưởng tượng rằng hai nước chúng ta sẽ là đối tác trong một thỏa thuận về mẩu mã trong thương mại, trong các đối tác Xuyên Thái Bình Dương, với mục đích là nâng cao tiêu chuẩn lao động và môi trường, đồng thời mở rộng sự thịnh vượng ở nước ta và các nước dọc theo vòng cung Thái Bình Dương.

Sẽ khó khăn hơn để tưởng tượng rằng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ hợp tác về các vấn đề an ninh. Hoa Kỳ đã giúp thành lập một trung tâm đào tạo mới cho Quân đội Nhân dân Việt Nam trong các vùng ngoại ô của Hà Nội, nơi những người lính trẻ Việt sẽ chuẩn bị để phục vụ trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình do Liên Hiệp Quốc tài trợ.

Hoa Kỳ và Quân đội Việt Nam đang tiếp xúc thường xuyên, và các nhà ngoại giao của chúng ta tham khảo ý kiến thường xuyên về những tranh cãi xung quanh tranh chấp chủ quyền hàng hải ở Biển Đông. Chính phủ của chúng ta không đứng về phía nào trong cơ sở pháp lý của các yêu sách, nhưng chúng ta tin tưởng mạnh mẽ rằng họ nên được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp theo với luật pháp quốc tế và không được đơn phương theo bất kỳ quốc gia nào tìm cách khẳng định quyền bá chủ trên các nước láng giềng.

Dĩ nhiên, Hoa Kỳ và Việt Nam có hệ thống chính trị khác nhau và phương sách khác nhau đối với một số vấn đề. Nhưng nhân quyền là phổ quát, và chúng ta đã làm rõ ràng để các nhà lãnh đạo Hà Nội tin mạnh mẽ là Việt Nam sẽ đạt được đầy đủ tiềm năng chỉ nếu và khi người dân có quyền thể hiện một cách tự do trong phạm vi chính trị, lao động, các phương tiện truyền thông và tôn giáo. Trong cuộc viếng thăm Việt Nam, chúng tôi đã rất ấn tượng bởi sự háo hức của người dân Việt khi họ tận dụng lợi thế của công nghệ và cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu. Chúng tôi tin rằng chính phủ Việt Nam không có gì để mất, và đạt được nhiều bằng cách tin tưởng người dân Việt.

Nhìn về tương lai, trên hết, chúng ta biết rằng lợi ích hỗ tương sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác của chúng ta với Việt Nam. Cũng như vậy, nhưng khi nó được củng cố do tình cảm thu hút tự nhiên giữa các xã hội của chúng ta. Tình cảm này bao gồm các mối quan hệ gia đình, một xu hướng lạc quan, lòng mong muốn mãnh liệt cho tự do và độc lập và khi am hiều một cách khó khăn rằng hòa bình là được yêu chuộng nhiều hơn là chiến tranh.

John Kerry là Ngoại trưởng Hoa Kỳ. John McCain là Thượng Nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Arizona, Chủ tịch của Ủy ban Quân vụ Thượng viện. Bob Kerrey là cựu Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ bang Nebraska, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Đại học Fulbright Việt Nam.

____

VOA
Ba nhà lãnh đạo Mỹ suy tư về chiến tranh Việt Nam, hướng về tương lai

24-5-2016

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) đến thăm ấp Kiến Vàng nằm bên bờ sông Mekong, Việt Nam, ngày 15 tháng 12 năm 2013. Ảnh: Reuters

Ba nhân vật nổi tiếng đã và hiện đang phục vụ trong chính phủ Hoa Kỳ từng chiến đấu trong cuộc chiến tranh Việt Nam, suy niệm về cuộc xung đột này trong khi khi hướng tầm nhìn vào hiện tại và tương lai.

Trong một bài viết chung trình bày quan điểm đăng trên báo The New York Times hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Thượng nghị sĩ John McCain và cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey viết rằng trong khi Mỹ tăng cường quan hệ với Việt Nam, điều quan trọng là phải nhớ những bài học đã học được từ cuộc chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ và gần một triệu người Việt Nam.

Dù có “ít câu trả lời dễ dàng” cho những câu hỏi về các bài học này, họ nói “chúng ta không bao giờ một lần nữa nhầm lẫn chiến tranh với các chiến sĩ.” Những cựu chiến binh Mỹ “xứng đáng nhận được sự kính trọng, lòng biết ơn và và sự ủng hộ sâu xa nhất của chúng ta vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi nào mà họ phục vụ.” Họ nói thêm như thế, rõ ràng ngụ ý ám chỉ sự chế giễu mà những cựu chiến binh Việt Nam phải đối mặt khi họ trở về nhà sau cuộc chiến gây tranh cãi trong những năm 1960 và 1970.

Họ cũng nêu ra rằng các nhà lãnh đạo “cần phải trung thực” với Quốc hội và công chúng Mỹ về những kế hoạch quân sự, một tuyên bố được đưa ra vài chục năm sau khi những binh sĩ tác chiến đầu tiên của Mỹ được điều tới Việt Nam được mô tả là “cứu trợ lũ lụt.”

Thượng nghị sĩ John McCain trong chuyến thăm nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, ngày 8 tháng 4 năm 2009. Ảnh: AP

Thể hiện “sự khiêm tốn trong việc tiếp nhận kiến thức về những nền văn hóa của nước ngoài” và vượt qua “những khác biệt dường như không thể thu hẹp được,” những điều hiện rõ trong tuần này tại Việt Nam, là một trong những bài học khác mà Mỹ đã học được từ cuộc chiến tranh, kéo dài ở Đông Nam Á từ năm 1955-1975.

Ba ông Kerry, McCain và Kerrey tự hào về những đóng góp của họ cho việc nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ 20 năm trước giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Ví dụ, mỗi năm có chưa đầy 60.000 người Mỹ đến thăm Việt Nam cách đây 20 năm, so với gần nửa triệu người hiện nay, và kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam tăng gần 100 lần con số 450 triệu đôla của 20 năm trước.

Trong khi Tổng thống Barack Obama thăm Việt Nam tuần này, ba cựu chiến binh mô tả nỗ lực xây dựng mối quan hệ của ông Obama là “rộng khắp,” bao gồm những vấn đề an ninh, thương mại, đầu tư, môi trường và “tự do tôn giáo và nhân quyền.”

Nhìn về phía trước, họ viết, “những lợi ích chung” và “tình cảm thân ái tự nhiên” như quan hệ gia đình và “lòng khát khao tự do mãnh liệt” sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa hai nước.

Ông John Kerry từng là sĩ quan hải quân ở Việt Nam. Ông John McCain từng là sĩ quan hải quân và là tù binh chiến tranh ở Việt Nam suốt năm năm rưỡi. Ông Bob Kerrey được trao Huân chương Danh dự cho công tác phục vụ của ông với tư cách một biệt kích Hải quân ở Việt Nam.














-Obama says several Vietnam activists prevented from meeting him


U.S. President Barack Obama said several civil society members in Vietnam were prevented from meeting him on Tuesday and that, despite great strides made by the country, Washington still had concerns about the limits it puts on political freedom.


Obama said during a meeting with about six activists that there were "significant areas of concern" about political freedom and praised those Vietnamese who were "willing to make their voices heard".

Obama announced on Monday the end of an arms ban on Vietnam, which Washington had long said hinged on the extent to which the country's human rights record had improved.

(Reporting by Matt Spetalnick; Writing by Martin Petty; Editing by John Chalmers)

Người Sài Gòn chờ đón Tổng thống Obama
24/05/2016 10:30 GMT+7
TTO - Từ sáng sớm 24-5, người dân tại một số nhà, quán cà phê quanh chùa Ngọc Hoàng, TP.HCM đã treo hình tổng thống Obama chuẩn bị chào đón ông đến.


Người Sài Gòn chờ đón Tổng thống Obama

Nguoi Sai Gon treo anh chao don Tong thong My hinh anh 1

Người Sài Gòn chờ đón Tổng thống Obama
 Công an cưỡng bức xé bỏ băng rôn đón chào tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.


Tổng số lượt xem trang