-2 năm: hơn 4.000 tàu cá, hơn 2.300 ngư dân Việt thương vong, mất tích trên biển*
HỒNG ÁNH - KỲ NAM - ANH TÚ - TỬ TRỰC - /Chủ Nhật, ngày 8/5/2016 - 05:00
HỒNG ÁNH - KỲ NAM - ANH TÚ - TỬ TRỰC - /Chủ Nhật, ngày 8/5/2016 - 05:00
Đó là thông tin do ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) - cho biết
Khánh kiệt vì “tàu lạ”
Bà Lê Thị Hằng (ngụ xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) là chủ tàu cá KH-96640-TS bị tàu nước ngoài đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa vào ngày 7-3. Con tàu trị giá khoảng 1,4 tỉ đồng bao gồm cả ngư cụ, phương tiện, máy móc chỉ mới ra khơi thì bị đâm chìm. Gia đình xin được khoanh nợ ngân hàng gần 800 triệu đồng khi mua tàu nhưng không được chấp nhận. Hằng tháng, gia đình bà phải trả lãi hơn 10 triệu đồng. Ngay sau vụ chìm tàu, bà Hằng cũng phải vay nóng để trả ngân hàng hơn 37 triệu đồng.
“Gia đình đã làm đầy đủ giấy tờ, thủ tục bảo hiểm nhưng 2 tháng nay, Bảo hiểm Bảo Việt vẫn chưa chi trả. Người ta cứ hẹn lên hẹn xuống, bổ sung giấy này giấy kia. Chồng tôi dân biển mà 2 tháng nay không dám theo tàu bạn ra khơi vì sợ người ta gọi bổ sung giấy tờ. Vậy nên ổng bứt rứt nhớ nghề, lúc nào cũng cau có, khó chịu. Gia đình cũng mong cơ quan nhà nước sớm hỗ trợ để tiếp tục vươn khơi bám biển” - bà Hằng thở dài.
Tương tự, ông Trần Khắc Thạch (SN 1979; ngụ tổ 6 Hà Ra, phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang; chủ tàu cá KH-95797-TS) từng bị tàu nước ngoài tông khi đang đánh bắt ở quần đảo Trường Sa ngày 9-9-2015. Thiệt hại ước tính gần 1,3 tỉ đồng. Từ làm chủ tàu, ông Thạch phải đi làm thuê cho các tàu bạn nhưng nhiều chuyến biển bị lỗ, gia đình lại phải mượn tiền lo cho 2 con nhỏ. Gần 5 tháng sau vụ tai nạn, bảo hiểm mới chịu thanh toán. Trong 5 tháng đó, gia đình gần như kiệt quệ. Nợ tổn phí gần 180 triệu đồng, nợ ngân hàng 200 triệu đồng… Gia đình làm đơn xin được khoanh nợ nhưng ngân hàng vẫn tính lãi hằng tháng gần 6 triệu đồng. Nhận tiền bảo hiểm gần 400 triệu đồng đem đi trả nợ xong xuôi cả nhà ông Thạch về tay trắng. “Ước muốn của gia đình là tiếp tục đóng tàu vươn khơi bám biển nhưng chưa biết tính sao. Nghĩ mà xa xôi quá!” - ông Thạch xót xa.
Không bám biển, biết sống làm sao!
Chúng tôi trở lại nhà ngư dân La Văn Quen (44 tuổi; ở thôn Thiện Chánh, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định). Dù là chủ một tàu đánh bắt xa bờ trị giá hàng trăm triệu đồng nhưng ông Quen vẫn ở trong căn nhà cấp 4 xập xệ như một năm trước khi tàu của ông bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công. Bà Trần Thị Mai, vợ ông Quen, kể: “Ngay sau khi sửa xong, anh Quen lại cho tàu ra khơi. Tôi lo lắng nên khuyên nghỉ ngơi thời gian rồi hãy đi nhưng ảnh nói “Biển của mình thì mình đánh bắt chứ sợ gì” rồi cương quyết đi. Từ đó đến giờ, hầu như ít khi ảnh ở nhà, chủ yếu ăn ở trên biển” - bà Mai tâm sự.
Ngư dân tàu QNa-95959TS được đưa vào bờ an toàn sau khi bị tàu nước ngoài đâm chìm ở Hoàng Sa
Cuối tháng 4-2016, vừa trở về sau chuyến biển ở Hoàng Sa, ngư dân Nguyễn Chí Thạnh (ngụ xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) không khỏi ưu tư bởi công sức gần 1 tháng đánh bắt nhưng không thu được gì. Anh Thạnh kể để chuẩn bị cho mỗi chuyến biển kéo dài cả tháng, mỗi tàu cá phải vay mượn ít nhất 150 triệu đồng mua sắm nhu yếu phẩm, nhiên liệu đánh bắt. Thế nhưng, khi ra biển thì đụng tàu Trung Quốc liên tục quấy rối, xua đuổi. Sau hơn 20 ngày đánh bắt không hiệu quả, anh em đành quay về. Cả chuyến biển chỉ bán được gần 100 triệu đồng tiền hải sản đánh bắt được. Các thuyền viên coi như lỗ nặng.
Ngư dân Đặng Dũng (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) lâm vào cảnh kiệt quệ khi 20 lần liên tục bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá ngư lưới cụ ở Hoàng Sa.
Bao năm đi biển, dư dả đâu không thấy, bây giờ chỉ biết nhà ông nợ hơn 400 triệu đồng. "Có lúc tính bỏ nghề biển, chuyển qua nghề khác kiếm sống nhưng ở biển mà không đi biển thì biết làm gì sống” - ông Dũng tâm sự.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2015, tỉnh này có gần 100 trường hợp tàu cá và khoảng 900 ngư dân bị tàu lạ tấn công, xua đuổi khi đang đánh bắt ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam; trong đó chủ yếu bị tàu Trung Quốc tấn công. Dù rơi vào cảnh nợ nần nhưng họ vẫn cố vay mượn, sắm sửa lại tàu tiếp tục ra khơi.
Lập đường dây nóng khu vực
Ông Võ Khắc Én, Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết trong năm 2015, Khánh Hòa có 24 trường hợp bị tai nạn trên biển, trong đó có 3 tàu bị chìm hẳn. Chính sách hỗ trợ ngư dân bị nạn khi bị tàu lạ xua đuổi, tấn công, đâm chìm không cao; chủ yếu chi cục làm hồ sơ cho các trường hợp này để xin hỗ trợ từ các đoàn thể, Quỹ Tấm lòng vàng, quỹ Hội Nghề cá…
Tuy vậy, nếu ngư dân bị chìm tàu muốn đóng lại tàu thì tỉnh Khánh Hòa có chính sách hỗ trợ 50% số tiền còn thiếu. Về các thủ tục bảo hiểm, ngân hàng, chi cục đã nhận rất nhiều phản ánh của ngư dân. Ông Én thừa nhận làm thủ tục rất nhiêu khê. “Trong các cuộc họp, chi cục đã đề nghị những đơn vị này hỗ trợ ngư dân nhưng họ nói họ làm theo quy định, làm nhanh… Mỗi người nói mỗi kiểu, họ là đơn vị kinh doanh nên cũng khó nói” - ông Én thở dài.
Dù tàu Trung Quốc liên tục gây hấn trên biển Đông nhưng ngư dân Bình Định vẫn quyết ra khơi, đơn cử như đội tàu đánh bắt hải sản của ông Bùi Thanh Ninh, ngụ xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn. Hiện nay, đội tàu này có 16 chiếc cùng gần 200 lao động đang đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam. Để đối phó với Trung Quốc, các nhóm tàu của ông Ninh luôn sát cánh bên nhau trong quá trình hoạt động. Khi đủ cá, đội tàu cử một tàu chở vào đất liền tiêu thụ rồi quay ra. Hiện ngư dân các xã ven biển trong tỉnh đã thành lập 451 tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển với 1.829 tàu cá tham gia.
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, cho biết giữa trùng khơi, chỉ có ngư dân mới bảo vệ tốt cho ngư dân. Quan trọng là ngư dân ra khơi bám biển theo tổ đội tàu thuyền an toàn. Hiện Phú Yên có trên 100 tổ đội tàu thuyền an toàn với mỗi tổ đội từ 5-10 tàu thuyền khai thác xa khơi.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng để bảo vệ tốt cho ngư dân, cần thiết phải thiết lập đường dây nóng giữa các quốc gia trong khu vực. Hiện tại đường dây nóng giữa Việt Nam và Philippines chính thức được khai thông và hoạt động có hiệu quả. Việt Nam tiếp tục đàm phán với Thái Lan, Campuchia, Brunei, Malaysia, Indonesia để trao đổi thông tin và giải quyết khó khăn cho ngư dân.
Cảnh báo cướp biển
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản gửi các cảng vụ hàng hải, yêu cầu khẩn trương phổ biến tới tất cả chủ tàu, công ty quản lý và khai thác tàu biển về tình hình cướp biển xảy ra đối với các tàu lai dắt trong vùng biển Đông Sabah và Nam Philippines. Ông Võ Duy Thắng - Trưởng Phòng An toàn An ninh Hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam - cho biết các tàu biển cần tăng cường trực ca khi tàu đang neo đậu; giữ chiếu sáng xung quanh tàu và bật các đèn pha cao áp; nâng cao cảnh giác, bấm còi báo động khi có tàu người lạ đến gần; chuyển hướng hoặc tránh vào khu vực này nếu có thể...
V.Duẩn
Truy tìm “tàu lạ” để bồi thường cho ngư dân
Ngày 7-5, ông Ngô Tấn, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Nam, khẳng định đã gửi báo cáo đến các cơ quan chức năng về việc tàu cá QNa-95959TS do ông Phạm Phú Thành (ngụ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) bị tàu nước ngoài đâm chìm ở Hoàng Sa.
Sau khi nhận được văn bản trên, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Bộ Ngoại giao báo cáo sự việc. Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng cần truy tìm tàu nước ngoài đâm chìm tàu cá QNa-95959TS, yêu cầu bồi thường thiệt hại cho ngư dân, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho ngư dân Việt Nam. Cơ quan chức năng cần kiên quyết, kịp thời phối hợp ngăn chặn và xử lý những hành động tương tự để ngư dân yên tâm bám biển.
Tr.Thường
Theo NLĐ
* Tiêu đề do VietTimes đặt lại
Tin liên quan
Ký ức kinh hoàng của 34 ngư dân bị "tàu lạ" đâm chìm giữa biển đêm-
PHI CÔNG SU-30 CỦA ĐẢNG VIỆT CỘNG
Mới đầu khi đọc báo Vẹm về câu chuyện lâm ly của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Cường, phi công chiếc phi cơ SU-30 tối tân nhất của Không quân Việt Cộng bị nạn trên biển Đông và khi viên Thiếu Tá này bật que diêm kêu cứu trong đêm tối "Thuyền ơi, thuyền ơi...". Tôi không khỏi phì cười và cho rằng mấy thằng nhà báo Việt Cộng ngu dốt viết bậy bạ vì họ chắc không rành về phi công và máy bay.
Tuy vậy vẫn còn có một chút ngờ vực và tò mò nên tôi vào internet tìm hiểu và vỡ lẽ ra câu chuyện lâm ly trên có thể không xa sự thật lắm.
Theo hình ảnh tôi tìm được trên internet thì phi công máy bay chiến đấu SU-30 của Không quân VC không thấy mặc áo "mưu sinh thoát hiểm" (survival vest) như phi công Hoa Kỳ và đồng minh.
Bộ áo mưu sinh thoát hiểm mặc bên ngoài đồ bay gồm có hàng chục món giúp phi công sống sót nơi chốn thiên nhiên ở điều kiện khắc nghiệt nhất. Nó gồm có áo phao, thuốc chống cá mập, thuốc men, nuớc, lương khô, dụng cụ cứu thương, dao găm, súng ngắn, dây, lưỡi câu cá v.v.
Ngoài những đồ vật giúp phi công sống sót, các dụng cụ quan trọng khác để giúp các toán tiếp cứu nhận diện địa điểm của người phi công lâm nạn như sau:
- Đèn pin.
- Súng bắn hoả pháo (flare) có thể nhìn thấy hàng chục cây số ban đêm.
- Đèn chớp hồng ngoại tuyến IR infrared (MS200 strobe) mắt thường không thấy được dùng trong trường hợp phi công nhảy dù xuống vùng địch kiểm soát. Phi công trên máy bay tiếp cứu đeo máy hồng ngoại tuyến night vision sẽ nhận ra ánh chớp IR ở khoảng cách xa.
- Lựu đạn khói màu.
- Gương phản chiếu ánh sáng mặt trời để đánh dấu cho phi cơ.
- Các miếng vải nylon màu cam để đánh dấu trên mặt đất cho phi cơ thấy.
- Máy vô tuyến PRC-90 phát tần số cấp cứu của quân đội 243 và được vệ tinh kiểm tra nhận diện.
- Máy vô tuyến loại mới PRC-112 liên lạc mã hoá qua nhiều tần số khác nhau VHF, UHF và SATCOM (vệ tinh) đồng thời cung cấp toạ độ GPS.
Những dụng cụ trên để giúp người phi công Hoa Kỳ và đồng minh mau chóng được cứu sống. Nơi chốn tuy bị gọi là "giãy chết" nhưng mạng sống của người quân nhân luôn luôn được qúi trọng. Mạng sống của người phi công lại càng cần được bảo vệ hơn nữa vì họ à những người con ưu tú của tổ quốc, tốn rất nhiều tiền của để tuyển chọn và huấn luyện.
Hình ảnh những người phi công của đảng Việt Cộng không mặc bộ áo mưu sinh thoát hiểm ngồi trong phòng lái máy bay chiến đấu SU-30 làm tôi sửng sốt và mong rằng mình đã lầm lẫn.
Nhưng cũng thấy ra được bản chất vô nhân của chế độ này. Từ cuộc chiến đẩm máu trước năm 1975, Việt Cộng - VNCH - Hoa Kỳ có mức thương vong vô cùng chênh lệch theo tỷ số như sau: 20 - 5 - 1. Hơn một triệu cán binh VC, 250 ngàn lính VNCH và 58 ngàn lính Mỹ đã tử trận.
Người phi công VC, dân oan, người tù lương tâm, hay những thường dân vô tội phải sống và ăn những thức ăn bị nhiểm độc, hay bị bỏ rơi trên biển cả. Tất cả đều cùng chung một số phận trong cái nhà tù trá hình khổng lồ này.
SURVIVAL VEST
Trước khi viết tiếp về những thiết bị mưu sinh thoát hiểm của phi công đồng minh, tôi xin thành thật chia buồn về nguồn tin phi công Trần Quang Khải của chiếc SU-30 đã tử nạn và chiếc CASA 212 với phi hành đoàn 9 người đã mất tích. Người phi công dù ở chiến tuyến hay ý thức hệ nào khi lâm nạn thì họ cần được cứu giúp theo luật pháp quốc tế và lòng nhân đạo.
Một vài bạn cũng thắc mắc về từ “đảng Việt Cộng” mà tôi hay dùng. Xin thưa rằng đảng VC viết tắc từ danh xưng đảng CSVN. Quân Đội Nhân Dân VN thuộc về và trung thành với đảng VC, phi công QĐND-VN là đảng viên CSVN nên gọi như vậy rất “logic”.
Trong bài “PHI CÔNG SU-30 CỦA ĐẢNG VIỆT CỘNG” tôi đã nói nhiều về bộ áo “mưu sinh thoát hiểm”, survival vest, của phi công đồng minh. Một số bạn tranh luận chiến đấu cơ SU-30 đã có các thiết bị đó trong ghế thoát hiểm (ejection seat) thì không cần mặc thêm cho nặng nề.
Giống SU-30 của Nga, dưới ghế thoát hiểm MK14 (ejection seat) của chiến đấu cơ Mỹ cũng có một túi mưu sinh thoát hiểm (survival kit) chứa đựng các dụng cụ cần thiết và một xuồng cao su tự động bơm phồng khi tách rời ghế bay khi rơi xuống nước. Và một bộ phận phát tín hiệu vô tuyến (radio locator beacon) để xác định vị trí.
Phi công Mỹ và đồng minh đều mặc thêm áo mưu sinh thoát hiểm survival vest đề phòng trường hợp túi survival kit nơi ghế bay bị thất lạc, phi công bị thương không đến lấy được, hoặc khi nhảy dù xuống phi công phải chạy trốn thoát ngay không đủ thời giờ thu hồi các thiết bị đó.
Tôi không rõ phi công Trần Quang Khải tử nạn trên biển vì bị chết đuối hay vì đói khát. Và cả phi công Nguyễn Hữu Cường sống sót được là nhờ thuyền đánh cá tình cờ thấy và vớt chớ không phải họ đã dùng máy vô tuyến từ túi survival kit ở ghế bay để gọi máy bay tiếp cứu, hay dùng thức ăn và nước uống để có thể sống sót trên biển nhiều ngày.
Vì thế khả năng hoạt động hiệu quả của túi survival kit nơi ghế thoát hiểm của SU-30 trong trường hợp này là nghi vấn. Thế mới biết bộ áo “mưu sinh thoát hiểm” mặc trên người của phi công đồng minh lợi hại đến chừng nào.
Trong bộ áo mưu sinh thoát hiểm còn có một máy truyền tin nhỏ. Khoảng thập niên 70 phi công Mỹ dùng máy AN/PRC 90 gồm có các tần số như sau: 243 MHz (guard frequency) có thể nói bằng lời nói, phát tín hiệu (beacon), morce, và 282.8 MHz. 243 MHz là tần số cấp cứu quân sự được vệ tinh Mỹ kiểm thính để báo động cho các lực lượng cấp cứu.
Hiện nay phi công Hoa Kỳ dùng máy truyền tin AN/PRC 112 tối tân hơn. Máy này có rất nhiều tần số và được mã hóa. Đặc biệt có thể liên lạc tần số cấp cứu của máy bay hàng không dân sự qua tần số 121.5 MHz. Ngoài ra còn có tần số của hệ thống truyền thông vệ tinh (SATCOM) để liên lạc xa. Khi liên lạc, máy AN/PRC 112 cập nhật tọa độ GPS mỗi giây để máy bay tiếp cứu biết chính xác vị trí dù phi công đang đào tẩu phi nước đại.
Biển đông là nơi có nhiều máy bay quân sự và hàng không quốc tế qua lại. Phi công lâm nạn có thể dùng tần số guard của hàng không dân sự 121.5 MHz để thông báo. Các phi công hàng không có nhiệm vụ và theo luật pháp quốc tế là phải giúp đở khi nhận được lời kêu cứu MAY DAY, MAY DAY… trên tần số này.
Một vài lần tôi bay chơi với các bạn phi công hàng không airlines thì các anh có thói quen tạm ngừng ở tần số chính mà lắng nghe ở tần số guard 121.5 để coi có ai cần cứu nguy gì không.
Giá bán một máy truyền tin bỏ túi AN/PRC 112 này khoảng 4 ngàn đô la. Vẫn còn rẻ hơn nhiều so với một đêm cờ bạc của đám con ông cháu cha đảng Việt Cộng nghe nói tiêu xài đến 300 ngàn đô la.
Hãy chấm dứt xây tượng đài cho bác Minh râu, chấm dứt làm những cái bánh chưng, bánh tét, hay tô phở vĩ đại. Chấm dứt tất cả những cái khổng lồ "hoành tráng" rỗng toét thì sẽ có đủ tiền mua cho phi công những cái áo mưu sinh thoát hiểm.
Tuy không tối tân như F-22 hay F-35 của Hoa Kỳ nhưng SU-30 là một chiến đấu cơ có tiềm năng đáng gờm và nếu phi công được huấn luyện thuần thục thì chiếc máy bay này sẽ trở thành một món vũ khí rất lợi hại. Rất nhiều quốc gia mua SU-30 của Nga. Trong đó có các quốc gia có binh lực đáng nể như Tàu khựa, India, Indonesia, Malaysia, Venezuela v.v.
Khả năng tác chiến của chiếc máy bay sẽ không phát huy đúng mức nếu phi công bệ rạt và không được huấn luyện đầy đủ. So với phi công lái SU-30 của các nước như India, Indonesia, Malaysia, Venezuela v.v. (hình đính kèm) thì phi công VC già nua, quê mùa, bụng phệ, không cường tráng khỏe mạnh bằng. Các chị gái khó tính thì đòi hỏi phi công phải đẹp trai nữa!!!
Tâm lý tự mãn tự kiêu lẫn tự ti và mù quáng, không chịu thấy cái dở cái lạc hậu của mình, sẽ đưa họ vào chổ chết. Một tuần rớt 2 chiếc máy bay, hệ thống tiếp cứu chậm chạp quờ quạng bất lực không tìm được phi công, thì mong gì tác chiến chống quân thù?
Hoa kỳ có phương tiện cứu nguy hùng hậu nhất Đông Nam Á nếu không nói là nhất thế giới. Thế mà đám lãnh đạo Việt Cộng có nhiều tự ái, hèn, và ngu dốt, sợ mất lòng Tàu khựa nên không dám yêu cầu Mỹ giúp.
Chỉ một lời yêu cầu chính thức của Vẹm, các phi tuần C-130, P3 Orion, P8 Poseidon của Hạm Đội 7 sẽ cất cánh bay đêm ngày dùng radar, hồng ngoại tuyến FLIR tìm kiếm. Các vệ tinh tình báo sẽ thông báo vị trí cuối cùng của các phi cơ xấu số. Và biết đâu phi công Trần Quang Khải có thể được cứu sống nếu đáp dù an toàn xuống biển.
Tương tự trường hợp chiếc tiềm thủy đỉnh Kursk của Nga bị nạn và chìm ở biển Barents vào năm 2000. Hoa Kỳ và NATO đề nghị cứu giúp nhưng Nga mắc cở không muốn phe đồng minh thấy cái lạc hậu của mình nên từ chối. Chính quyền Putin khi ấy loay hoay che dấu nói láo như lãnh đạo Việt Cộng bây giờ.
Sau 4 ngày mò mẫm vô tích sự, nhà nước Nga mới cho phép Anh quốc và Na Uy vào giúp tìm kiếm nhưng đã quá trể. Toàn thể chiếc Kursk đã bị ngập nước và tất cả trên thủy thủ đoàn trên một trăm người đã chết. Người ta tìm thấy lá thư tuyệt vọng của thủy thủ Nga cho biết họ gồm mấy chục người đã sống sót nhiều giờ sau khi tàu bị nổ và chìm.
Có nhiều bạn cuồng vũ khí và đế quốc Mỹ, cho rằng nếu làm bạn và mua vũ khí của Mỹ thì sẽ không bi đát như vậy. Bạn ơi, không dễ như vậy đâu.
Chiếc máy bay F-16, F-18 hay bộ survival vest made in USA mặc trên người chỉ là những món đồ vô dụng nếu cả một hệ thống cầm quyền đứng phía sau không biết quí trọng mạng sống con người như những người đã chế tạo ra những món đồ đó.
Nguồn Fb Bông Lau
-Hồ Hải
NỤ CƯỜI VÀ NỖI ĐAU CỦA LÃNH ĐẠO KHI DÂN QUÂN CHẾT.
Ngày 13/6/2016, tại Nhà Trắng ông Obama với khuôn mặt vừa căm thù vừa đau xót vì vụ xả súng ở thành phố Orlando, Floria làm chết 50 người và bị thương 53 người đồng tính. Đây là hình ảnh đúng của một lãnh đạo. Ai cũng nhớ trước đó, trong một phát biểu về tình trạng xả súng trong 2 nhiệm kỳ của ông Obama, thì ông đã khóc. Nước mắt của ông là thực chứ không diễn, vì ông cho rằng đây là yếu kém của 8 năm ông ngồi vào nhà Trắng.
Ngày 18/6/2016, ở Việt Nam, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đi ủy lạo ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cũng là thời gian 2 máy bay Su30 và CASA có tin xấu là cả 10 phi công đều tử trận và chưa tìm ra xác 9 phi công, nhưng ông tổng bí thư vẫn cười tươi như hoa. Nụ cười của ông cũng thật như nông dân vừa cày xong thửa ruộng chứ không diễn.
Đây là nỗi đau mà ông tổng bí thư hoặc chủ tịch nước, hoặc thủ tướng Việt Nam phải lên truyền hình hoặc báo chí với hình ảnh buồn, và cần phải kêu gọi tưởng niệm toàn dân, chứ sao lại cười?
Có phải vì thế mà người Mỹ có người tâm thần vì hội chứng chiến tranh, còn Việt Nam thì sau chiến tranh vẫn tỉnh táo tiếp tục làm ác với dân và hèn với giặc? Là một thầy thuốc mà hơn 30 năm qua tôi tiếp xúc với hàng chục ngàn con người trong cảnh bệnh tật, cũng như ăn nên làm ra, nụ cười của ông tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam làm tôi băn khoăn quá ông ạ.
Bặm môi căn giận và đau khổ lại là thiện, nhưng cười tươi như hoa lại là ác đấy!
1. Nguồn ảnh TBT Nguyễn Phú Trọng: http://www.qdnd.vn/…/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tham-lam-…
2. Nguồn ảnh tổng thống Obama: http://www.voatiengviet.com/a/tt-obama-den-tha…/3378811.html-
Khánh kiệt vì “tàu lạ”
Bà Lê Thị Hằng (ngụ xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) là chủ tàu cá KH-96640-TS bị tàu nước ngoài đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa vào ngày 7-3. Con tàu trị giá khoảng 1,4 tỉ đồng bao gồm cả ngư cụ, phương tiện, máy móc chỉ mới ra khơi thì bị đâm chìm. Gia đình xin được khoanh nợ ngân hàng gần 800 triệu đồng khi mua tàu nhưng không được chấp nhận. Hằng tháng, gia đình bà phải trả lãi hơn 10 triệu đồng. Ngay sau vụ chìm tàu, bà Hằng cũng phải vay nóng để trả ngân hàng hơn 37 triệu đồng.
“Gia đình đã làm đầy đủ giấy tờ, thủ tục bảo hiểm nhưng 2 tháng nay, Bảo hiểm Bảo Việt vẫn chưa chi trả. Người ta cứ hẹn lên hẹn xuống, bổ sung giấy này giấy kia. Chồng tôi dân biển mà 2 tháng nay không dám theo tàu bạn ra khơi vì sợ người ta gọi bổ sung giấy tờ. Vậy nên ổng bứt rứt nhớ nghề, lúc nào cũng cau có, khó chịu. Gia đình cũng mong cơ quan nhà nước sớm hỗ trợ để tiếp tục vươn khơi bám biển” - bà Hằng thở dài.
Tương tự, ông Trần Khắc Thạch (SN 1979; ngụ tổ 6 Hà Ra, phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang; chủ tàu cá KH-95797-TS) từng bị tàu nước ngoài tông khi đang đánh bắt ở quần đảo Trường Sa ngày 9-9-2015. Thiệt hại ước tính gần 1,3 tỉ đồng. Từ làm chủ tàu, ông Thạch phải đi làm thuê cho các tàu bạn nhưng nhiều chuyến biển bị lỗ, gia đình lại phải mượn tiền lo cho 2 con nhỏ. Gần 5 tháng sau vụ tai nạn, bảo hiểm mới chịu thanh toán. Trong 5 tháng đó, gia đình gần như kiệt quệ. Nợ tổn phí gần 180 triệu đồng, nợ ngân hàng 200 triệu đồng… Gia đình làm đơn xin được khoanh nợ nhưng ngân hàng vẫn tính lãi hằng tháng gần 6 triệu đồng. Nhận tiền bảo hiểm gần 400 triệu đồng đem đi trả nợ xong xuôi cả nhà ông Thạch về tay trắng. “Ước muốn của gia đình là tiếp tục đóng tàu vươn khơi bám biển nhưng chưa biết tính sao. Nghĩ mà xa xôi quá!” - ông Thạch xót xa.
Không bám biển, biết sống làm sao!
Chúng tôi trở lại nhà ngư dân La Văn Quen (44 tuổi; ở thôn Thiện Chánh, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định). Dù là chủ một tàu đánh bắt xa bờ trị giá hàng trăm triệu đồng nhưng ông Quen vẫn ở trong căn nhà cấp 4 xập xệ như một năm trước khi tàu của ông bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công. Bà Trần Thị Mai, vợ ông Quen, kể: “Ngay sau khi sửa xong, anh Quen lại cho tàu ra khơi. Tôi lo lắng nên khuyên nghỉ ngơi thời gian rồi hãy đi nhưng ảnh nói “Biển của mình thì mình đánh bắt chứ sợ gì” rồi cương quyết đi. Từ đó đến giờ, hầu như ít khi ảnh ở nhà, chủ yếu ăn ở trên biển” - bà Mai tâm sự.
Ngư dân tàu QNa-95959TS được đưa vào bờ an toàn sau khi bị tàu nước ngoài đâm chìm ở Hoàng Sa
Cuối tháng 4-2016, vừa trở về sau chuyến biển ở Hoàng Sa, ngư dân Nguyễn Chí Thạnh (ngụ xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) không khỏi ưu tư bởi công sức gần 1 tháng đánh bắt nhưng không thu được gì. Anh Thạnh kể để chuẩn bị cho mỗi chuyến biển kéo dài cả tháng, mỗi tàu cá phải vay mượn ít nhất 150 triệu đồng mua sắm nhu yếu phẩm, nhiên liệu đánh bắt. Thế nhưng, khi ra biển thì đụng tàu Trung Quốc liên tục quấy rối, xua đuổi. Sau hơn 20 ngày đánh bắt không hiệu quả, anh em đành quay về. Cả chuyến biển chỉ bán được gần 100 triệu đồng tiền hải sản đánh bắt được. Các thuyền viên coi như lỗ nặng.
Ngư dân Đặng Dũng (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) lâm vào cảnh kiệt quệ khi 20 lần liên tục bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá ngư lưới cụ ở Hoàng Sa.
Bao năm đi biển, dư dả đâu không thấy, bây giờ chỉ biết nhà ông nợ hơn 400 triệu đồng. "Có lúc tính bỏ nghề biển, chuyển qua nghề khác kiếm sống nhưng ở biển mà không đi biển thì biết làm gì sống” - ông Dũng tâm sự.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2015, tỉnh này có gần 100 trường hợp tàu cá và khoảng 900 ngư dân bị tàu lạ tấn công, xua đuổi khi đang đánh bắt ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam; trong đó chủ yếu bị tàu Trung Quốc tấn công. Dù rơi vào cảnh nợ nần nhưng họ vẫn cố vay mượn, sắm sửa lại tàu tiếp tục ra khơi.
Lập đường dây nóng khu vực
Ông Võ Khắc Én, Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết trong năm 2015, Khánh Hòa có 24 trường hợp bị tai nạn trên biển, trong đó có 3 tàu bị chìm hẳn. Chính sách hỗ trợ ngư dân bị nạn khi bị tàu lạ xua đuổi, tấn công, đâm chìm không cao; chủ yếu chi cục làm hồ sơ cho các trường hợp này để xin hỗ trợ từ các đoàn thể, Quỹ Tấm lòng vàng, quỹ Hội Nghề cá…
Tuy vậy, nếu ngư dân bị chìm tàu muốn đóng lại tàu thì tỉnh Khánh Hòa có chính sách hỗ trợ 50% số tiền còn thiếu. Về các thủ tục bảo hiểm, ngân hàng, chi cục đã nhận rất nhiều phản ánh của ngư dân. Ông Én thừa nhận làm thủ tục rất nhiêu khê. “Trong các cuộc họp, chi cục đã đề nghị những đơn vị này hỗ trợ ngư dân nhưng họ nói họ làm theo quy định, làm nhanh… Mỗi người nói mỗi kiểu, họ là đơn vị kinh doanh nên cũng khó nói” - ông Én thở dài.
Dù tàu Trung Quốc liên tục gây hấn trên biển Đông nhưng ngư dân Bình Định vẫn quyết ra khơi, đơn cử như đội tàu đánh bắt hải sản của ông Bùi Thanh Ninh, ngụ xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn. Hiện nay, đội tàu này có 16 chiếc cùng gần 200 lao động đang đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam. Để đối phó với Trung Quốc, các nhóm tàu của ông Ninh luôn sát cánh bên nhau trong quá trình hoạt động. Khi đủ cá, đội tàu cử một tàu chở vào đất liền tiêu thụ rồi quay ra. Hiện ngư dân các xã ven biển trong tỉnh đã thành lập 451 tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển với 1.829 tàu cá tham gia.
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, cho biết giữa trùng khơi, chỉ có ngư dân mới bảo vệ tốt cho ngư dân. Quan trọng là ngư dân ra khơi bám biển theo tổ đội tàu thuyền an toàn. Hiện Phú Yên có trên 100 tổ đội tàu thuyền an toàn với mỗi tổ đội từ 5-10 tàu thuyền khai thác xa khơi.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng để bảo vệ tốt cho ngư dân, cần thiết phải thiết lập đường dây nóng giữa các quốc gia trong khu vực. Hiện tại đường dây nóng giữa Việt Nam và Philippines chính thức được khai thông và hoạt động có hiệu quả. Việt Nam tiếp tục đàm phán với Thái Lan, Campuchia, Brunei, Malaysia, Indonesia để trao đổi thông tin và giải quyết khó khăn cho ngư dân.
Cảnh báo cướp biển
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản gửi các cảng vụ hàng hải, yêu cầu khẩn trương phổ biến tới tất cả chủ tàu, công ty quản lý và khai thác tàu biển về tình hình cướp biển xảy ra đối với các tàu lai dắt trong vùng biển Đông Sabah và Nam Philippines. Ông Võ Duy Thắng - Trưởng Phòng An toàn An ninh Hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam - cho biết các tàu biển cần tăng cường trực ca khi tàu đang neo đậu; giữ chiếu sáng xung quanh tàu và bật các đèn pha cao áp; nâng cao cảnh giác, bấm còi báo động khi có tàu người lạ đến gần; chuyển hướng hoặc tránh vào khu vực này nếu có thể...
V.Duẩn
Truy tìm “tàu lạ” để bồi thường cho ngư dân
Ngày 7-5, ông Ngô Tấn, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Nam, khẳng định đã gửi báo cáo đến các cơ quan chức năng về việc tàu cá QNa-95959TS do ông Phạm Phú Thành (ngụ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) bị tàu nước ngoài đâm chìm ở Hoàng Sa.
Sau khi nhận được văn bản trên, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Bộ Ngoại giao báo cáo sự việc. Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng cần truy tìm tàu nước ngoài đâm chìm tàu cá QNa-95959TS, yêu cầu bồi thường thiệt hại cho ngư dân, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho ngư dân Việt Nam. Cơ quan chức năng cần kiên quyết, kịp thời phối hợp ngăn chặn và xử lý những hành động tương tự để ngư dân yên tâm bám biển.
Tr.Thường
Theo NLĐ
* Tiêu đề do VietTimes đặt lại
Tin liên quan
Ký ức kinh hoàng của 34 ngư dân bị "tàu lạ" đâm chìm giữa biển đêm-
Bong Lau
Mới đầu khi đọc báo Vẹm về câu chuyện lâm ly của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Cường, phi công chiếc phi cơ SU-30 tối tân nhất của Không quân Việt Cộng bị nạn trên biển Đông và khi viên Thiếu Tá này bật que diêm kêu cứu trong đêm tối "Thuyền ơi, thuyền ơi...". Tôi không khỏi phì cười và cho rằng mấy thằng nhà báo Việt Cộng ngu dốt viết bậy bạ vì họ chắc không rành về phi công và máy bay.
Tuy vậy vẫn còn có một chút ngờ vực và tò mò nên tôi vào internet tìm hiểu và vỡ lẽ ra câu chuyện lâm ly trên có thể không xa sự thật lắm.
Theo hình ảnh tôi tìm được trên internet thì phi công máy bay chiến đấu SU-30 của Không quân VC không thấy mặc áo "mưu sinh thoát hiểm" (survival vest) như phi công Hoa Kỳ và đồng minh.
Bộ áo mưu sinh thoát hiểm mặc bên ngoài đồ bay gồm có hàng chục món giúp phi công sống sót nơi chốn thiên nhiên ở điều kiện khắc nghiệt nhất. Nó gồm có áo phao, thuốc chống cá mập, thuốc men, nuớc, lương khô, dụng cụ cứu thương, dao găm, súng ngắn, dây, lưỡi câu cá v.v.
Ngoài những đồ vật giúp phi công sống sót, các dụng cụ quan trọng khác để giúp các toán tiếp cứu nhận diện địa điểm của người phi công lâm nạn như sau:
- Đèn pin.
- Súng bắn hoả pháo (flare) có thể nhìn thấy hàng chục cây số ban đêm.
- Đèn chớp hồng ngoại tuyến IR infrared (MS200 strobe) mắt thường không thấy được dùng trong trường hợp phi công nhảy dù xuống vùng địch kiểm soát. Phi công trên máy bay tiếp cứu đeo máy hồng ngoại tuyến night vision sẽ nhận ra ánh chớp IR ở khoảng cách xa.
- Lựu đạn khói màu.
- Gương phản chiếu ánh sáng mặt trời để đánh dấu cho phi cơ.
- Các miếng vải nylon màu cam để đánh dấu trên mặt đất cho phi cơ thấy.
- Máy vô tuyến PRC-90 phát tần số cấp cứu của quân đội 243 và được vệ tinh kiểm tra nhận diện.
- Máy vô tuyến loại mới PRC-112 liên lạc mã hoá qua nhiều tần số khác nhau VHF, UHF và SATCOM (vệ tinh) đồng thời cung cấp toạ độ GPS.
Những dụng cụ trên để giúp người phi công Hoa Kỳ và đồng minh mau chóng được cứu sống. Nơi chốn tuy bị gọi là "giãy chết" nhưng mạng sống của người quân nhân luôn luôn được qúi trọng. Mạng sống của người phi công lại càng cần được bảo vệ hơn nữa vì họ à những người con ưu tú của tổ quốc, tốn rất nhiều tiền của để tuyển chọn và huấn luyện.
Hình ảnh những người phi công của đảng Việt Cộng không mặc bộ áo mưu sinh thoát hiểm ngồi trong phòng lái máy bay chiến đấu SU-30 làm tôi sửng sốt và mong rằng mình đã lầm lẫn.
Nhưng cũng thấy ra được bản chất vô nhân của chế độ này. Từ cuộc chiến đẩm máu trước năm 1975, Việt Cộng - VNCH - Hoa Kỳ có mức thương vong vô cùng chênh lệch theo tỷ số như sau: 20 - 5 - 1. Hơn một triệu cán binh VC, 250 ngàn lính VNCH và 58 ngàn lính Mỹ đã tử trận.
Người phi công VC, dân oan, người tù lương tâm, hay những thường dân vô tội phải sống và ăn những thức ăn bị nhiểm độc, hay bị bỏ rơi trên biển cả. Tất cả đều cùng chung một số phận trong cái nhà tù trá hình khổng lồ này.
Nguyễn Quang Duy
SURVIVAL VEST
Trước khi viết tiếp về những thiết bị mưu sinh thoát hiểm của phi công đồng minh, tôi xin thành thật chia buồn về nguồn tin phi công Trần Quang Khải của chiếc SU-30 đã tử nạn và chiếc CASA 212 với phi hành đoàn 9 người đã mất tích. Người phi công dù ở chiến tuyến hay ý thức hệ nào khi lâm nạn thì họ cần được cứu giúp theo luật pháp quốc tế và lòng nhân đạo.
Một vài bạn cũng thắc mắc về từ “đảng Việt Cộng” mà tôi hay dùng. Xin thưa rằng đảng VC viết tắc từ danh xưng đảng CSVN. Quân Đội Nhân Dân VN thuộc về và trung thành với đảng VC, phi công QĐND-VN là đảng viên CSVN nên gọi như vậy rất “logic”.
Trong bài “PHI CÔNG SU-30 CỦA ĐẢNG VIỆT CỘNG” tôi đã nói nhiều về bộ áo “mưu sinh thoát hiểm”, survival vest, của phi công đồng minh. Một số bạn tranh luận chiến đấu cơ SU-30 đã có các thiết bị đó trong ghế thoát hiểm (ejection seat) thì không cần mặc thêm cho nặng nề.
Giống SU-30 của Nga, dưới ghế thoát hiểm MK14 (ejection seat) của chiến đấu cơ Mỹ cũng có một túi mưu sinh thoát hiểm (survival kit) chứa đựng các dụng cụ cần thiết và một xuồng cao su tự động bơm phồng khi tách rời ghế bay khi rơi xuống nước. Và một bộ phận phát tín hiệu vô tuyến (radio locator beacon) để xác định vị trí.
Phi công Mỹ và đồng minh đều mặc thêm áo mưu sinh thoát hiểm survival vest đề phòng trường hợp túi survival kit nơi ghế bay bị thất lạc, phi công bị thương không đến lấy được, hoặc khi nhảy dù xuống phi công phải chạy trốn thoát ngay không đủ thời giờ thu hồi các thiết bị đó.
Tôi không rõ phi công Trần Quang Khải tử nạn trên biển vì bị chết đuối hay vì đói khát. Và cả phi công Nguyễn Hữu Cường sống sót được là nhờ thuyền đánh cá tình cờ thấy và vớt chớ không phải họ đã dùng máy vô tuyến từ túi survival kit ở ghế bay để gọi máy bay tiếp cứu, hay dùng thức ăn và nước uống để có thể sống sót trên biển nhiều ngày.
Vì thế khả năng hoạt động hiệu quả của túi survival kit nơi ghế thoát hiểm của SU-30 trong trường hợp này là nghi vấn. Thế mới biết bộ áo “mưu sinh thoát hiểm” mặc trên người của phi công đồng minh lợi hại đến chừng nào.
Trong bộ áo mưu sinh thoát hiểm còn có một máy truyền tin nhỏ. Khoảng thập niên 70 phi công Mỹ dùng máy AN/PRC 90 gồm có các tần số như sau: 243 MHz (guard frequency) có thể nói bằng lời nói, phát tín hiệu (beacon), morce, và 282.8 MHz. 243 MHz là tần số cấp cứu quân sự được vệ tinh Mỹ kiểm thính để báo động cho các lực lượng cấp cứu.
Hiện nay phi công Hoa Kỳ dùng máy truyền tin AN/PRC 112 tối tân hơn. Máy này có rất nhiều tần số và được mã hóa. Đặc biệt có thể liên lạc tần số cấp cứu của máy bay hàng không dân sự qua tần số 121.5 MHz. Ngoài ra còn có tần số của hệ thống truyền thông vệ tinh (SATCOM) để liên lạc xa. Khi liên lạc, máy AN/PRC 112 cập nhật tọa độ GPS mỗi giây để máy bay tiếp cứu biết chính xác vị trí dù phi công đang đào tẩu phi nước đại.
Biển đông là nơi có nhiều máy bay quân sự và hàng không quốc tế qua lại. Phi công lâm nạn có thể dùng tần số guard của hàng không dân sự 121.5 MHz để thông báo. Các phi công hàng không có nhiệm vụ và theo luật pháp quốc tế là phải giúp đở khi nhận được lời kêu cứu MAY DAY, MAY DAY… trên tần số này.
Một vài lần tôi bay chơi với các bạn phi công hàng không airlines thì các anh có thói quen tạm ngừng ở tần số chính mà lắng nghe ở tần số guard 121.5 để coi có ai cần cứu nguy gì không.
Giá bán một máy truyền tin bỏ túi AN/PRC 112 này khoảng 4 ngàn đô la. Vẫn còn rẻ hơn nhiều so với một đêm cờ bạc của đám con ông cháu cha đảng Việt Cộng nghe nói tiêu xài đến 300 ngàn đô la.
Hãy chấm dứt xây tượng đài cho bác Minh râu, chấm dứt làm những cái bánh chưng, bánh tét, hay tô phở vĩ đại. Chấm dứt tất cả những cái khổng lồ "hoành tráng" rỗng toét thì sẽ có đủ tiền mua cho phi công những cái áo mưu sinh thoát hiểm.
Tuy không tối tân như F-22 hay F-35 của Hoa Kỳ nhưng SU-30 là một chiến đấu cơ có tiềm năng đáng gờm và nếu phi công được huấn luyện thuần thục thì chiếc máy bay này sẽ trở thành một món vũ khí rất lợi hại. Rất nhiều quốc gia mua SU-30 của Nga. Trong đó có các quốc gia có binh lực đáng nể như Tàu khựa, India, Indonesia, Malaysia, Venezuela v.v.
Khả năng tác chiến của chiếc máy bay sẽ không phát huy đúng mức nếu phi công bệ rạt và không được huấn luyện đầy đủ. So với phi công lái SU-30 của các nước như India, Indonesia, Malaysia, Venezuela v.v. (hình đính kèm) thì phi công VC già nua, quê mùa, bụng phệ, không cường tráng khỏe mạnh bằng. Các chị gái khó tính thì đòi hỏi phi công phải đẹp trai nữa!!!
Tâm lý tự mãn tự kiêu lẫn tự ti và mù quáng, không chịu thấy cái dở cái lạc hậu của mình, sẽ đưa họ vào chổ chết. Một tuần rớt 2 chiếc máy bay, hệ thống tiếp cứu chậm chạp quờ quạng bất lực không tìm được phi công, thì mong gì tác chiến chống quân thù?
Hoa kỳ có phương tiện cứu nguy hùng hậu nhất Đông Nam Á nếu không nói là nhất thế giới. Thế mà đám lãnh đạo Việt Cộng có nhiều tự ái, hèn, và ngu dốt, sợ mất lòng Tàu khựa nên không dám yêu cầu Mỹ giúp.
Chỉ một lời yêu cầu chính thức của Vẹm, các phi tuần C-130, P3 Orion, P8 Poseidon của Hạm Đội 7 sẽ cất cánh bay đêm ngày dùng radar, hồng ngoại tuyến FLIR tìm kiếm. Các vệ tinh tình báo sẽ thông báo vị trí cuối cùng của các phi cơ xấu số. Và biết đâu phi công Trần Quang Khải có thể được cứu sống nếu đáp dù an toàn xuống biển.
Tương tự trường hợp chiếc tiềm thủy đỉnh Kursk của Nga bị nạn và chìm ở biển Barents vào năm 2000. Hoa Kỳ và NATO đề nghị cứu giúp nhưng Nga mắc cở không muốn phe đồng minh thấy cái lạc hậu của mình nên từ chối. Chính quyền Putin khi ấy loay hoay che dấu nói láo như lãnh đạo Việt Cộng bây giờ.
Sau 4 ngày mò mẫm vô tích sự, nhà nước Nga mới cho phép Anh quốc và Na Uy vào giúp tìm kiếm nhưng đã quá trể. Toàn thể chiếc Kursk đã bị ngập nước và tất cả trên thủy thủ đoàn trên một trăm người đã chết. Người ta tìm thấy lá thư tuyệt vọng của thủy thủ Nga cho biết họ gồm mấy chục người đã sống sót nhiều giờ sau khi tàu bị nổ và chìm.
Có nhiều bạn cuồng vũ khí và đế quốc Mỹ, cho rằng nếu làm bạn và mua vũ khí của Mỹ thì sẽ không bi đát như vậy. Bạn ơi, không dễ như vậy đâu.
Chiếc máy bay F-16, F-18 hay bộ survival vest made in USA mặc trên người chỉ là những món đồ vô dụng nếu cả một hệ thống cầm quyền đứng phía sau không biết quí trọng mạng sống con người như những người đã chế tạo ra những món đồ đó.
Nguồn Fb Bông Lau
-Hồ Hải
NỤ CƯỜI VÀ NỖI ĐAU CỦA LÃNH ĐẠO KHI DÂN QUÂN CHẾT.
Ngày 13/6/2016, tại Nhà Trắng ông Obama với khuôn mặt vừa căm thù vừa đau xót vì vụ xả súng ở thành phố Orlando, Floria làm chết 50 người và bị thương 53 người đồng tính. Đây là hình ảnh đúng của một lãnh đạo. Ai cũng nhớ trước đó, trong một phát biểu về tình trạng xả súng trong 2 nhiệm kỳ của ông Obama, thì ông đã khóc. Nước mắt của ông là thực chứ không diễn, vì ông cho rằng đây là yếu kém của 8 năm ông ngồi vào nhà Trắng.
Ngày 18/6/2016, ở Việt Nam, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đi ủy lạo ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cũng là thời gian 2 máy bay Su30 và CASA có tin xấu là cả 10 phi công đều tử trận và chưa tìm ra xác 9 phi công, nhưng ông tổng bí thư vẫn cười tươi như hoa. Nụ cười của ông cũng thật như nông dân vừa cày xong thửa ruộng chứ không diễn.
Đây là nỗi đau mà ông tổng bí thư hoặc chủ tịch nước, hoặc thủ tướng Việt Nam phải lên truyền hình hoặc báo chí với hình ảnh buồn, và cần phải kêu gọi tưởng niệm toàn dân, chứ sao lại cười?
Có phải vì thế mà người Mỹ có người tâm thần vì hội chứng chiến tranh, còn Việt Nam thì sau chiến tranh vẫn tỉnh táo tiếp tục làm ác với dân và hèn với giặc? Là một thầy thuốc mà hơn 30 năm qua tôi tiếp xúc với hàng chục ngàn con người trong cảnh bệnh tật, cũng như ăn nên làm ra, nụ cười của ông tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam làm tôi băn khoăn quá ông ạ.
Bặm môi căn giận và đau khổ lại là thiện, nhưng cười tươi như hoa lại là ác đấy!
1. Nguồn ảnh TBT Nguyễn Phú Trọng: http://www.qdnd.vn/…/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tham-lam-…
2. Nguồn ảnh tổng thống Obama: http://www.voatiengviet.com/a/tt-obama-den-tha…/3378811.html-