Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

FUV PHẢN HỒI VỀ KHOẢN TIỀN TÀI TRỢ TỪ CHÍNH PHỦ HOA KỲ


VOA Tiếng Việt 09.06.2016

Đại sứ Mỹ Ted Osius mới tiết lộ rằng Việt Nam không chấp nhận đề nghị từ Mỹ, hỗ trợ điều tra nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt, cũng như nói rằng cuộc tranh luận về cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey là tín hiệu tích cực.

Người đứng đầu phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Hà Nội hôm 8/6 đã có cuộc trao đổi dài hơn 1 tiếng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại thủ đô Washington về chuyến thăm mới đây của của Tổng thống Obama tới Việt Nam.
Liên quan tới vụ biểu tình cá chết hàng loạt ở Việt Nam, gần như ngay lập tức, tôi đã đề nghị trợ giúp kỹ thuật từ phía Mỹ, nếu phía Việt Nam cần để điều tra xem chuyện gì đã xảy ra, và nguyên nhân khiến nhiều cá chết ở bờ biển miền trung. Và đề nghị giúp đỡ ngay lập tức đó đã không được chấp nhận.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói.

Ngoài phát biểu về chuyến công du này, ông Osius còn trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề khác nhau của người tham dự sự kiện có tên gọi “Chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam: Một chương mới trong quan hệ Mỹ - Việt”.

Về thảm họa môi trường ở miền Trung khiến người dân ở nhiều tỉnh điêu đứng thời gian qua, Đại sứ Mỹ cho biết:

“Liên quan tới vụ biểu tình cá chết hàng loạt ở Việt Nam, gần như ngay lập tức, tôi đã đề nghị trợ giúp kỹ thuật từ phía Mỹ, nếu phía Việt Nam cần để điều tra xem chuyện gì đã xảy ra, và nguyên nhân khiến nhiều cá chết ở bờ biển miền trung. Và đề nghị giúp đỡ ngay lập tức đó đã không được chấp nhận. Nhưng hiện có sự phối hợp giữa các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam để tìm hiểu về nguyên nhân gây ra vụ cá chết. Nhưng đó không phải là kết quả từ đề xuất chính thức của chúng tôi. Còn về các cuộc biểu tình, quan điểm của chúng tôi là, các cuộc biểu tình ôn hòa là điều tốt. Nhưng chúng tôi không can thiệp vào vấn đề này. Đó là vấn đề nội bộ của Việt Nam. Chúng tôi chỉ khuyến nghị cách thức chính phủ Việt Nam xử lý các cuộc biểu tình. Rốt cuộc, đây không phải là điều chúng tôi quyết định mà đó là của chính phủ và nhân dân Việt Nam về các cuộc biểu tình. Chúng tôi đã thể hiện quan điểm của mình về việc sửa luật liên quan tới luật về hội họp và tụ tập”.
...Còn về các cuộc biểu tình, quan điểm của chúng tôi là, các cuộc biểu tình ôn hòa là điều tốt. Nhưng chúng tôi không can thiệp vào vấn đề này. Đó là vấn đề nội bộ của Việt Nam. Chúng tôi chỉ khuyến nghị cách thức chính phủ Việt Nam xử lý các cuộc biểu tình.
Đại sứ Osius nói.

Tuy nhiên, ông Osius không cho biết cụ thể lý do mà Việt Nam đưa ra khi từ chối đề nghị từ phía Mỹ.

Trước chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam, một người dân từ Hà Tĩnh đã viết trên trang web kiến nghị của Nhà Trắng, kêu gọi Hoa Kỳ giúp Việt Nam điều tra vụ cá chết.

Cho tới nay, phía Mỹ chưa phản hồi về lời kiến nghị mà nay đã có hơn 140 nghìn người ký vào này.

Trong cuộc trao đổi ở CSIS, Đại sứ Mỹ cũng trả lời câu hỏi về một vấn đề đang gây nhiều ý kiến trái chiều ở Việt Nam liên quan tới việc bổ nhiệm cựu chiến binh Mỹ Bob Kerrey làm chủ tịch hội đồng tín thác ĐH Fulbright ở Việt Nam.

Ông Osius nói lên quan điểm của mình:

“Cuộc tranh luận hiện thời sau khi cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey tới TP HCM nhận giấy phép thành lập Đại học Fulbright Việt Nam là điều lành mạnh. Chúng tôi muốn thành lập đại học này để có những cuộc tranh luận lành mạnh kiểu như vậy về quá khứ cũng như tương lai mà Việt Nam hướng tới. Tôi coi những cuộc thảo luận sôi nổi như thế là một tín hiệu tích cực, và tôi vui mừng chứng kiến điều đó. Tôi muốn nói thêm rằng, tôi đã trao đổi với cả người dân cũng như chính phủ Việt Nam hơn 20 năm qua, và tôi nhận thấy rằng, không nơi nào trên thế giới mà người dân hướng về tương lai và khoan dung hơn người dân Việt Nam. Có thể thấy điều đó khi nghĩ về mối quan hệ giữa hai nước trong quá khứ, và những cam kết hiện nay nhằm gây dựng mối quan hệ đối tác mới. Tôi nghĩ rằng rốt cuộc, trong vụ việc này, rốt cuộc người Việt sẽ hướng tới tương lai và tỏ lòng khoan dung”.
Cuộc tranh luận hiện thời sau khi cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey tới Tp HCM nhận giấy phép thành lập Đại học Fulbright Việt Nam là điều lành mạnh. Chúng tôi muốn thành lập đại học này để có những cuộc tranh luận lành mạnh kiểu như vậy về quá khứ cũng như tương lai mà Việt Nam hướng tới. Tôi coi những cuộc thảo luận sôi nổi như thế là một tín hiệu tích cực.
Đại sứ Mỹ Ted Osius nói.

Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng Đại học Fulbright Việt Nam hoạt động “độc lập” và hội đồng quản trị của đại học này “không phải do chính phủ Mỹ hay Việt Nam chọn lựa”.

Hiện cuộc tranh luận trên mạng xã hội cũng như báo chí Việt Nam xoay quanh vai trò của cựu Thượng nghị sĩ Kerrey trong vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong, Bến Tre hồi tháng Hai năm 1969.

Mới đây, Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng nói “hãy để cho ông Bob Kerrey được thêm một lần nữa cảm nhận sự vĩ đại của đất nước mà ông đã gây đau thương chỉ vì thiếu hiểu biết”.

Trả lời báo chí Việt Nam, ông Thăng nói rằng dự án Đại học Fulbright Việt Nam “là một bằng chứng cụ thể và có tính biểu tượng cao cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đang quyết tâm “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.

Ông Đinh La Thăng kêu gọi ‘vượt lên thù hận’


-FUV PHẢN HỒI VỀ KHOẢN TIỀN TÀI TRỢ TỪ CHÍNH PHỦ HOA KỲ

ĐH Fulbright Việt Nam phản hồi về nguồn gốc khoản tiền 20 triệu USD (infonet 9-6-16)
ĐH Fulbright: “Giấc mơ Mỹ tại Việt Nam” sẽ đi về đâu? (DT 9-6-16)


FUV PHẢN HỒI VỀ KHOẢN TIỀN TÀI TRỢ TỪ CHÍNH PHỦ HOA KỲ

Thông cáo báo chí của FUV ngày 9/6 khẳng định khoản tài trợ ban đầu 20 triệu USD của Chính phủ Hoa Kỳ cho FUV không phải là khoản tiền lấy từ chương trình Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) như một số báo đưa tin.


THÔNG CÁO BÁO CHÍ


Phản hồi một số bài báo gần đây về FUV


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Việt Nam. Trong các trao đổi trên báo chí và phương tiện truyền thông gần đây có đề cập đến nội dung và nguồn gốc khoản tiền tài trợ từ Chính phủ Hoa Kỳ dành cho trường Đại học Fulbright Việt Nam. Nhằm góp phần cung cấp thông tin cho cuộc trao đổi về vấn đề này, Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) và Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) phát hành thông báo sau.

Theo một số báo, khoản tài trợ ban đầu 20 triệu USD của Chính phủ Hoa Kỳ cho FUV là khoản tiền “còn lại từ chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam - đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng số 100 triệu USD cho chương trình học bổng)”.

Đây là những thông tin không chính xác về nội dung và nguồn gốc của khoản tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ dành cho Trường Đại học Fulbright Việt Nam.

Cho đến thời điểm này, Đại học Fulbright Việt Nam chưa nhận được bất kỳ khoản tài trợ nào từ nguồn ngân sách liên bang được phân bổ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF). Trái lại, một phần của nguồn tài trợ liên bang dành cho FUV là từ Quỹ Trả nợ Việt Nam (Vietnam Debt Repayment Fund). Đây là một định chế được thành lập khi chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng ý trả hai khoản nghĩa vụ nợ dân sự của chính quyền Sài Gòn trước đây. Để đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ đồng ý chuyển giao cho chính phủ Việt Nam những tài sản (bao gồm tài khoản ngân hàng và bất động sản) của Việt Nam Cộng hòa trước đây đã bị phong tỏa kể từ năm 1975.

Quỹ VEF được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập vào năm 2000. Đạo luật thành lập Quỹ này quy định rằng nguồn tài trợ cho VEF sẽ đến từ Quỹ Trả nợ Việt Nam. Đạo luật này đã dành cho VEF một nửa số ngân sách của Quỹ Trả nợ Việt Nam. Phần nửa còn lại của Quỹ Trả nợ Việt Nam vẫn thuộc quyền kiểm soát của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Nguyên thượng nghị sĩ Bob Kerrey cùng với nguyên thượng nghị sĩ John Kerry là hai trong số các thượng nghị sỹ bảo trợ cho dự luật này.

Về mặt tài chính, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Trường Đại học Fulbright Việt Nam khoảng 20 triệu USD từ 2015 đến 2018 dưới hình thức tài trợ không hoàn lại. Khoản tài trợ 20 triệu USD này đến từ hai nguồn:

Thứ nhất, theo Đạo luật số HR 83 (Luật về Ngân sách hợp nhất và tiếp tục tăng cường 2015 - Consolidated and Further Continuing Appropriations Act of 2015) được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 15/12/2014, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ sử dụng nguồn tiền trong Quỹ Trả Nợ Việt Nam (Vietnam Debt Repayment Fund) để tài trợ cho một trường đại học tư thục phi lợi nhuận ở Việt Nam. Số tiền này nằm ngoài số tiền mà Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết tài trợ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam. Vì vậy, số tiền này không phải là tiền của Quỹ Giáo dục Việt Nam. Ước tính, số tiền còn lại vào khoảng 17,5 triệu USD. Trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gửi Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao TP.HCM và hồ sơ xin thành lập FUV gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã thể hiện rõ số tiền này.

Thứ hai, trong năm tài chính 2015-2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ 2,5 triệu USD cho việc triển khai Dự án FUV thông qua Đại học Harvard từ nguồn tài chính khác của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, để tránh mọi hiểu nhầm về mối quan hệ giữa Trường Đại học Fulbright Việt Nam và Quỹ Giáo dục Việt Nam, chúng tôi xin khẳng định rằng FUV đã và sẽ tiếp tục có mối quan hệ công tác chặt chẽ với VEF. Chúng tôi mong muốn sẽ gắn kết cộng đồng VEF, đặc biệt là những người đã nhận học bổng VEF, vào các hoạt động học thuật của FUV, đặc biệt là trong các ngành khoa học và kỹ thuật. Sự tham gia của họ sẽ có vai trò thiết yếu trong thành công của FUV.

Về vai trò của cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey trong quá trình gây quỹ cho FUV

Cựu Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tín thác FUV Bob Kerrey đóng vai trò chủ chốt trong quá trình vận động thông qua đạo luật số HR 83 tháng 12/2014 nhờ xây dựng được một liên minh lưỡng đảng ở cả Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ. Bob đã sử dụng những mối quan hệ sẵn có cũng như xây dựng những mối quan hệ mới để giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ có ảnh hưởng trong cả hai đảng. Mặc dù Bob là thành viên đảng Dân chủ, ông đã đặc biệt thành công trong việc xây dựng liên minh với các thành viên đảng Cộng hoà. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì khi đó cả Thượng viện và Hạ viện đều do đảng Cộng hoà kiểm soát.

***

Về TUIV

Quỹ Tín thác Sáng kiến đại học Việt Nam (TUIV) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo đạo luật số 501(c)(3) có trụ sở đặt tại Massachusetts. Sứ mạng của TUIV là thúc đẩy những sáng kiến về thể chế cho giáo dục đại học Việt Nam. TUIV hỗ trợ sáng kiến Trường Đại học Fulbright Việt Nam bằng cách huy động nguồn lực tài chính và trí thức cho trường đại học này, quản lý phần đóng góp của chính phủ Hoa Kỳ vào FUV, và tiến hành giám sát dự án. Cho đến khi FUV nhận được giấy phép hoạt động như là một trường đại học vào tháng 5 năm 2016, TUIV đại diện cho dự án FUV trước chính phủ Việt Nam. Chủ tịch của TUIV là Thomas J. Vallely.

Về FUV

Trường Đại học Fulbright Việt Nam là trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam. FUV cam kết về trình độ ưu tú trong giảng dạy và học thuật, tự do nghiên cứu và tôn trọng lẫn nhau. Trường cũng cam kết về những tiêu chuẩn cao nhất đối với tính liêm chính và trách nhiệm giải trình. FUV sẽ cung cấp những chương trình giáo dục đẳng cấp thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm chính sách công, kinh doanh, kỹ thuật, và mô hình giáo dục khai phóng. Đơn vị học thuật đầu tiên của FUV, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, sẽ thành lập trong năm 2016. Trường Khoa học và Nhân văn Fulbright sẽ thành lập vào năm 2018. Hiệu trưởng sáng lập của FUV là bà Đàm Bích Thủy.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Diễn văn của Ngoại trưởng John Kerry tại lễ thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam

Chính thức thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam

*********


-Bob Kerrey nói không từ chức chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam

Bob Kerrey khẳng định ông sẽ không từ chức chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fullbright ở Việt Nam dù phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ dư luận.

Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey trong chương trình Here & Now của đàiWBUR-FM, thành phố Boston, bang Massachusetts, hôm qua nói phản ứng dữ dội về việc bổ nhiệm ông làm chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fullbright ở Việt Nam (FUV) sẽ không thể ngăn ông tiếp tục giúp phát triển trường đại học này.


Ông Kerrey, sinh ngày 27/8/1943, từng làm thống đốc bang Nebraska, Mỹ, và là ứng viên tham gia chạy đua vào Nhà Trắng năm 1992. Trước khi theo đuổi con đường chính trị, ông là chỉ huy của đơn vị Thủy Bộ Không Phối hợp (SEAL) tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam.

Theo điều tra của kênh truyền hình CBS News và báo New York Timesnăm 2001, đội đặc nhiệm dưới quyền ông Kerrey đã gây ra cuộc thảm sát tại Thạnh Phong.

Ông Kerrey đã nhận trách nhiệm vụ thảm sát tại xã Thạnh Phong, Bến Tre, theo một bài viết đăng trên báo New York Times cách đây 15 năm. Trong một bài phát biểu vào năm 2001, cựu thượng nghị sĩ Mỹ nói rằng cuộc thảm sát ấy đã "ám ảnh" ông suốt 32 năm.

Sau khi những ý kiến tranh luận khác nhau xuất hiện về vai trò mới của ông, cựu thượng nghị sĩ nói với Financial Times rằng ông "sẵn lòng rút lui" nếu sự tham gia của ông ảnh hưởng tới cơ hội thành công của FUV. Ông nói ông "không sống trong quá khứ mà sống ở hiện tại và đang cố gắng làm mọi việc có thể để giúp Việt Nam xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn".

Ngày 25/5, FUV được trao quyết định thành lập dưới sự chứng kiến của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Đây là cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động không vì lợi nhuận. Ngoại trưởng Kerry cùng Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã ca ngợi dự án là một biểu tượng cho sự hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam.

Xem thêm: Tranh cãi về cựu binh Mỹ làm chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam



Bob Kerrey: 'Tôi muốn hành động để bù đắp đau thương' / Việt Nam mong Đại học Fulbright có quyết định phù hợp về Bob Kerrey




Bob Kerrey tuyên bố sẽ không từ chức Chủ tịch FUV: Bob Kerrey Says He Won’t Step Down As Chair Of New Vietnam University (WBUR 6-6-16)
Thư ngỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ (infonet 7-6-16) Thư của bà Ninh gửi cho New York Times: Bob Kerrey in Vietnam (NYT 7-6-16)
Đại học Fulbright VN dưới quan điểm của GS Nguyễn Mạnh Hùng (RFA 7-6-16)
Tướng Trà: Ông Bob Kerrey được bầu là việc có thể chấp nhận (SOHA 7-6-16)
Thế khó xử của Kerrey về Việt Nam: Kerrey’s Vietnam Dilemma (NYT 7-6-16) - Nhà bình luận nổi tiếng Roger Cohen của New York Times, viết từ TP HCM, kêu gọi Bob Kerrey không nên từ chức ("Kerrey should resist calls to quit")
Chiêu thức quen thuộc: Dung dưỡng bất mãn (ĐĐK 7-6-16) -- "Phương Tây đã lợi dụng văn nghệ sĩ Xôviết để phá hoại chế độ XHCN như thế nào?"  Chuyên này quả có thật, và phương Tây đã công khai nhìn nhận.  Nga cũng làm ý như vậy đối với Tây phương, nhưng Nga chốii!  Khác nhau chỗ đó.
-Nguyên Ngọc

Về trường hợp Bob Kerrey
Nguyên Ngọc

Những ngày qua, trên các báo và các trang mạng, nhiều người đã lên tiếng tranh cãi về việc cựu chiến binh Mỹ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) mà chúng ta đều mong đợi với rất nhiều hy vọng, mới được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tranh cãi đến nay chưa xong. Quả thật Bob Kerrey là một nhân vật không hề đơn giản. Và cũng có thể, trong một chừng mực nhất định, trường hợp của ông là rất tiêu biểu cho việc, dù muốn hay không, thì ta vẫn còn phải nghĩ rất nhiều và cố mà thấu hiểu hơn nữa về cuộc chiến tranh đã qua. Về những con người, từng con người, đã đi qua cái lò lửa địa ngục ấy, bị nó đốt cháy và trui rèn. Số phận của họ, nỗi đau và trằn trọc không dễ nguôi của họ. Nhất là những người còn sống sót và đang đối mặt với cuộc sống hôm nay. Tôi, tôi cũng từng đi qua đó, và nay còn sống sót. Nên tôi cũng muốn hiểu. Tôi quan tâm đến Bob Kerrey, trường hợp kinh hoàng của ông ngày ấy, và cuộc đối mặt của ông hôm nay với thách thức ông đang đảm nhận. Và cũng muốn tự nghĩ cả về chính mình.



Nhiều người đã nói các chi tiết rồi, tôi chỉ xin nhắc lại vắn tắt: Đầu năm 1969, Bob Kerrey là đại úy, chỉ huy một trung đội SEALs, kiểu đơn vị biệt kích tinh nhuệ nhất hải quân Mỹ. Phân đội của ông được báo có lãnh đạo cao cấp của Việt cộng sẽ họp cùng bí thư chi bộ địa phương ở Thạnh Phong, một ấp nhỏ ven biển thuộc tỉnh Bến Tre. Ông cho đơn vị của mình tập kích vào Thạnh Phong. Ông nói rằng ông không tự tay giết người, điều ấy có thể tin, một người chỉ huy không nhất thiết phải tự mình bắn. Nhưng ông thừa nhận ông chịu trách nhiệm toàn bộ: họ đã giết chết 24 người, trong đó có 14 phụ nữ và trẻ em cùng một ông già. Bob nói: “Cuối cùng vẫn là những người phụ nữ đã chết, những đứa trẻ đã chết… vẫn là cái chết.” Và là tội ác. “Tội lỗi đối với tôi là cảm giác đầy hủy diệt…”. Suốt 32 năm nay. Suốt đời…

Sau chiến tranh, Bob Kerrey từng là thượng nghị sĩ, là thống đốc bang, là ứng viên tổng thống Hoa Kỳ, và trên tất cả các cương vị đó, ông đã có đóng góp quan trọng và lâu dài cho quan hệ Việt - Mỹ và trao đổi giáo dục giữa hai nước, ông cũng là một trong những nhân vật hàng đầu thiết kế chương trình kiên trì suốt nhiều năm cho sự ra đời của FUV hôm nay. Có thể nói không quá, ông đã làm tất cả cho Việt Nam, cho giáo dục Việt Nam… Nhưng chưa bao giờ ông coi là có thể bù đắp tội lỗi đã gây ra.

Tôi chưa từng gặp Bob Kerrey, nhưng tôi may mắn có một người bạn thân, Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard, Chủ tịch Quỹ Sáng kiến Đại học Việt Nam (the Trust for University Innovation in Vietnam - TUIV), đơn vị chịu trách nhiệm huy động vốn để đầu tư cho FUV, cũng là người đã trực tiếp chọn Bob Kerry cho vị trí Chủ tịch Hội đồng Tín thác FUV. Thomas Vallely kể với tôi rằng, khi những người bạn cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam của Bob Kerrey là thượng nghị sĩ McCain và ngoại trưởng John Kerry đến gặp Bob để giúp ông trước nỗi ám ánh tội lỗi đeo đẳng, thì Bob đưa ra cho các bạn một yêu cầu buộc họ phải cam đoan: tuyệt đối không được bào chữa cho ông! Tôi nói với Thomas Vallely: “Vậy thì ông đã chọn rất đúng người lãnh đạo FUV!”.

Tôi cũng nói với Vallely rằng, nhưng phần tôi, là một người cũng từng có mặt trong suốt cuộc chiến tranh ấy, tôi thấy tôi cũng có bổn phận nói điều này khi tôi đọc được câu Bob Kerrey trả lời phóng viên Vietnamnet. Ông nói: “Hành động của tôi ở Việt Nam là kinh khủng và tôi tin đã được điều tra kĩ càng. Đó không phải là Mỹ Lai. Tuy nhiên, như bộ phim tài liệu sẽ sớm được phát của Ken Burns cho thấy: Chiến thuật của chúng tôi đã khiến ít nhất một triệu người vô tội thiệt mạng.” Bob Kerrey không để cho ai bào chữa cũng quyết không tự bào chữa cho mình, ông biết ông là một tội phạm không cầu mong được tha thứ, nhưng đồng thời bằng trải nghiệm đau đớn nhất của mình, ông cũng chỉ ra mâu thuẫn chết người trong cái mà ông gọi là “chiến thuật của chúng tôi”, tức của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam: để tiêu diệt Việt Cộng phải đánh bật họ ra khỏi dân thường, ra khỏi “phụ nữ và trẻ con” (còn được gọi là chiến thuật “tát nước để bắt cá”). Mà điều ấy là vô phương, bởi vì, đặc biệt ở nông thôn, thời ấy, hai thực thể đó về căn bản là một. Không thể đánh trúng cái này mà không đánh trúng cái kia! Không thể diệt Việt Cộng mà không giết dân, đàn bà và trẻ con! Cho nên, cho phép tôi nói điều này: Bob Kerrey là tội phạm, điều ấy ông đã đau đớn nhận, nhưng ông cũng là nạn nhân. Nạn nhân bi thảm của cái “chiến thuật” nghe rất hay ho kia. Bob Kerrey nhận ra mâu thuẫn chết người ở chiến thuật ấy, nhưng không dùng nó để bào chữa cho mình. Điều đó là vĩ đại. FUV có được một người đứng đầu như vậy là tuyệt đẹp. Và tôi cho lựa chọn của FUV là thật nhân văn.

Còn riêng đối với chúng tôi thì sao, chúng tôi, những người từng là lính Việt Cộng thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng tôi? Kể cả, ngày ấy, như chính tôi từng được trải nghiệm, có bao bà mẹ, và cả các em bé nữa, sẵn sàng chết để che cho chúng tôi?
Hóa ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi…2-6-2016

Về trường hợp Bob Kerrey (Văn Việt 2-6-16) -- Bài rất hay của nhà văn Nguyên Ngọc◄ Khó tìm được ai hơn ông Bob Kerrey (GD 3-6-16) -- Nguyễn Quang Thiều: Chuyện Fulbright: Xóa thù hận chứ không được quyền xóa lịch sử (VNN 3-6-16) Vũ Thành Tự Anh: 'Khát khao cống hiến của Kerrey cho giáo dục Việt Nam là chân thực' (NĐT 3-6-16)
"Sự im lặng của cha tôi": Một nhà báo Pháp gốc Việt tìm về nguồn cội (RFI 3-6-16)

Báo New York Times viết về vụ Bob Kerrey và Fulbright University: Ex-Senator’s War Record Has Vietnamese Debating His Role at New University (NYT 2-6-16) ◄

Tổng số lượt xem trang