Thứ Ba, 22 tháng 9, 2009

Bao Công có thể đã bị gian thần đầu độc

Vietnam Seeks to Silence its China Critics (Asia Sentinel 21-9-09) -- VN tìm cách bịt mồm nhũng người chỉ trích Trung Quốc ◄◄
--Written by Our Correspondent


Monday, 21 September 2009
Bloggers and online journalists beware. Big Brother is watching


International press freedom groups such as the Committee to Protect Journalists and Reporters without Borders have condemned the latest arrests and warned that the increasing clampdown on free speech will harm the fight against corruption in Vietnam. But the government has dismissed these censures, with a foreign ministry spokesman insisting that the arrests were "consistent with the Vietnamese laws" and arguing that "some organizations and individuals have intentionally exaggerated and distorted this issue with ill intention."

Some dissidents believe that China effectively bought off the Vietnamese government by advancing them a secret $50bn bailout package during the height of the financial crisis when, they claim, Vietnam was on the brink of fiscal collapse.

There is no evidence for such conspiracy theories but, with Vietnam forced to turn to the Asian Development Bank this week for a $500m loan to supplement its unhealthy-looking budget, it is clear that the government is in no position to spurn China's advances.


Việt Nam tìm cách bịt miệng người dân phê bình Trung Quốc
phng theo t Asia Sentinel ngày 21/9/09
KD lượt dịch

Các blogger và phóng viên báo mạng hãy cảnh giác. Anh Cả đang nhìn ngó.
Đối với những người lên tiếng phê bình chính quyền Trung Quốc, chỉ có một nơi duy nhất nguy hiểm hơn cả ở Trung Quốc khi lên tiếng chỉ trích. Đó là ở Việt Nam.
Mặc dù nhiều người Việt vẫn còn hoài nghi Trung Quốc, kẻ đã đô hộ Việt Nam 1000 năm và đã khởi đầu cuộc chiến tuy ngắn ngũi nhưng đẫm máu năm 1979, chính quyền CS Việt Nam đã trở nên lo ngại hơn về việc phê bình anh láng giềng phương Bắc. Lý do đằng sau sự đàn áp này không phải vì tình hữu nghị chặt chẽ giữa hai nước CS hoặc vì tiêu trừ tính bài ngoại mà chỉ vì tiền bạc.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến Việt Nam lệ thuộc vào nguồn đầu tư từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình, hơn bao giờ hết. Với sự nhạy cảm của chính quyền Trung Quốc về những lời phê bình, nhà nước CSVN - vốn đã được liệt vào hạng thấp trong nhiều danh sách về tự do báo chí giờ lại gia tăng đàn áp những người đặt nghi vấn về mối quan hệ giữa hay nước Trung Quốc và Việt Nam.
Trong đợt truy bắt gần đây bởi lực lượng an ninh VN, hai blogger và một phóng viên báo điện tử đã bị bắt và giam giữ nhiều ngày với lời buộc tội “lạm dụng các quyền tự do dân chủ” để phá hoại chính quyền. Blogger Bùi Thanh Hiếu với biệt danh “Người Buôn Gió”, phóng viên Phạm Đoan Trang làm việc cho tờ VietNamNet và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger với danh hiệu “Mẹ Nấm” đã đồng loạt viết bài trên mạng chỉ trích các quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Họ đã bị CA bắt giữ sau khi liên quan đến chuyện in áo thun với khẩu hiệu kêu gọi chấm dứt việc đầu tư tai tiếng của Trung Quốc trong dự án khai thác Bauxite khổng lồ ở Trung phần Tây Nguyên và phản đối việc Trung Quốc công bố chủ quyền trên những quần đảo còn đang trong vòng tranh chấp ở biển Đông.
Mặc dù cả 3 người đã được thả vào đầu tháng này, máy tính và những đồ vật cá nhân khác đã bị tịch thu và Quỳnh Như, người đã bị giam đến 10 ngày, đã cho biết là chị chỉ được thả ra sau khi đã hứa không tiếp tục viết bài trên blog Mẹ Nấm nữa.
Đây chỉ là những trường hợp gần đây nhất trong một loạt những vụ bắt bớ liên tục đối với những người chống đối việc chính quyền VN thắt chặc quan hệ với Trung Quốc. Một số các phóng viên và nhà báo khác đã bị bắt giữ hoặc bị đuổi việc sau khi họ chính thức lên tiếng phê bình Trung Quốc vào đầu năm nay.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ép nhiều công ty quốc tế suy nghĩ lại về việc đầu tư vốn của mình vào những thị trường vừa ló dạng, đầy mạo hiểm như ở Việt Nam – nơi mà vốn đầu tư ngoại quốc giảm 82 phần trăm xuống còn 10.4 tỉ đô trong tám tháng đầu tiên năm nay dựa theo những con số của chính quyền đưa ra. Chính quyền đang túng quẫn của Việt Nam cũng cảm thấy khó khăn khi muốn ban hành trái phiếu mới khi lợi tức thị trường cao hơn mức chính phủ có thể đảm nhận.
Kết quả là các quốc gia Đông Nam Á đã lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn. Đối với anh láng giềng đô hộ cũ, Việt Nam có chỉ số mậu dịch thâm thủng cao và họ đang thúc đẩy Trung Quốc gia tăng vốn đầu tư để quân bình mối quan hệ mậu dịch này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Trung Quốc vào tháng Tư nhằm tham dự một diễn đàn hợp tác kinh tế giữa 2 nước, ông đã gặp Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo và hứa hẹn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Trung Quốc là thương mại ở Việt Nam.
Thái độ ấm cúng dễ chịu này với Trung Quốc đã không có hiệu quả tốt đối với đội binh yêu nước trên mạng của Việt Nam. Mặc dù sự bất tín đối với Trung Quốc đã có từ lâu trong lịch sử Việt Nam, các blogger và bình luận gia ở Việt Nam kiên quyết rằng mối quan ngại ngày càng gia tăng của họ đối với những việc dính dáng đến Trung Quốc trong nước sẽ còn to lớn hơn tính bài ngoại thông thường.
Phần đông e ngại rằng Việt Nam không có lợi ích gì nhiều so với những tổn hại đem đến từ việc mở cửa với nguồn đầu tư Trung Quốc. Họ cũng lo sợ rằng sự tin cậy dựa vào vốn đầu tư của Trung Quốc sẽ khiến chính quyền Việt Nam trở nên mềm mỏng với việc tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở biển Đông, nơi người ta tin rằng có nhiều nguồn dầu hỏa và khí đốt chung quanh.
Những mối quan ngại được thống nhất lại chung quanh sự tham gia của tập đoàn Chinalco, một tập đoàn khai thác khoáng sản thuộc chính quyền Trung Quốc, trong dự án khai thác quặng Bauxite ở Trung phần Tây Nguyên. Những người bất đồng với việc khai thác này từ các nhà sư đến khoa học gia và cả cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lên tiếng phản đổi dự án vì lo ngại đến an ninh quốc gia và lý lịch quản lý môi trường tồi tệ của các công ty khoáng sản Trung Quốc.
Sau khi tướng Giáp, người đứng sau lưng những chiến thắng chống Pháp và Mỹ trong hai cuộc chiến, chính thức lên tiếng vào đầu năm nay, chính quyền CSVN có vẻ như đã cho phép bình luận công khai về quyết định quan trọng này, kể cả việc cho phép các nhà khoa học mở một hội nghị để thảo luận về dự án.
Nhưng cái gọi là “Hanoi spring” (sức bật của Hà Nội) này đã quá ngắn ngủi một cách ảm đạm, nếu không nói là có thể đoán trước được. Chính quyền có thể không có cái thế để bịt miệng vị tướng 98 tuổi này nhưng họ đã nhanh chóng cho thấy rõ rằng họ không có ý tán thành việc phê bình chỉ trích đối tác mậu dịch quan trọng của họ từ các blogger trên mạng và phóng viên báo chí.
Việc đàn áp tiếng nói chống Trung Quốc đã trở thành một phần của chiến dịch mở rộng bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến trước hội nghị đảng năm 2011, khi mà 3 chức vụ cao nhất trong bộ máy lãnh đạo có thể sẽ được thay đổi.
Chính quyền VN đã cho ra ban hành những quy định mới vào tháng 12 khiến cho blogger không thể bàn luận về đề tài chính trị hoặc viết với những bút danh giả tạo. Chính quyền cũng đã bắt giữ những thành phần được cho là nguy hại đến an ninh quốc gia như ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một nhà văn và nhà vận động ủng hộ dân chủ, và ông Lê Công Định, một luật sư nhân quyền nổi bật.
Trong khi chính quyền VN quản lý chặt chẽ hơn 700 tờ báo và tạp chí bài bán ở các sạp báo ở Hà Nội và TP HCM, họ đã gặp nhiều khó khăn khi muốn kiểm duyệt mạng internet.
Với gần 21 triệu người sử dụng mạng và từ 1 đến 4 triệu blog cá nhân để kiểm soát, chính quyền nhà nước VN không đủ sức và kỹ thuật hiện đại để kiểm duyệt mạng internet như Trung Quốc với những tường lửa bao quát ngăn chặn tất cả các trang mạng không lành mạnh.
Thay vào đó, lực lượng an ninh đã lựa chọn đường lối sử dụng bởi Mã Lai Á, Singapore, và Thái Lan, đàn áp khủng bố những blogger nổi tiếng với hy vọng rằng nó sẽ có hiệu quả răn đe đối khiến những người khác sợ hãi không dám bình luận về các đề tài nhạy cảm, cho dù là một cách sơ sài.
Các tổ chức tự do báo chí quốc tế như Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã lên án những vụ bắt bớ gần đây và quan ngại rằng việc gia tăng đàn áp tự do ngôn luận sẽ gây hại đến công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam. Nhưng chính quyền VN đã chối bỏ những lời lên án này với một phát ngôn viên bộ ngoại vụ kiên quyết rằng những vụ bắt bớ đó đã “phù hợp với luật pháp Việt Nam” và phản biện rằng “một số tổ chức và cá nhân cố ‎‎ý thổi phồng sự việc… để xuyên tạc với dụng ý xấu”
Một số nhà bất đồng chính kiến tin rằng Trung Quốc đã mua chuộc chính quyền Việt Nam với gói giải cứu kinh tế bí mật 50 tỉ đồng trong cao điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế, khi mà họ cho rằng Việt Nam đã ở ngay bờ vực sụp đổ tài chính.
Không có bằng chứng gì cho thấy lý luận này là thật. Nhung với tình trạng Việt Nam bị buộc phải dự kiến vay mượn 500 triệu USD từ Ngân Hàng Phát Triển Châu Á tuần nay với mục đích chống suy giảm kinh tế trong nước, điều này cho thấy rằng chính quyền Việt Nam không nằm trong thế có thể đẩy lùi bước tiến của Trung Quốc.




Vụ Lê Công Định: An inconvenient man (Rushford Report 21-9-09) -- "Một người bất tiện". Bài trên blog của nhà báo Mỹ Greg Rushford, có nhiều chi tiết mới lạ! ◄◄◄
<<<:: :=":" b="b" c="c" chi="chi" dcs="dcs" i="i" l="l" m:="m:" n="n" nhi="nhi" quan="quan" t="t" ti="ti" u="u">>
During Vietnam's long struggle for independence, it was the communists who successfully controlled the message and the spread of ideas. During the civil war with the south that ended with the communist victory in 1975, Ho Chi Minh's forces were freedom fighters. They were nationalists who first fought the French imperialists, then the Japanese during World War II, and after that the French again, and then the Americans, until they prevailed. But these days, dissident organizations like Viet Tan, with their skill at using the tools of using modern communications, control the message -- and now it's the communists who look backward. On Sept. 14, for example, Viet Tan organized a “virtual rally” over the Internet, focusing on their objections to Chinese bauxite mining in the Central Highlands and China's influence in Vietnam. If one's aim is to overthrow the communists in Hanoi and open up the country politically as well as economically, the most powerful “weapons” are no longer guns. The communists have the guns, but they no longer have powerful political ideas.
<<::: au="au" c="c" kh="kh" li="li" ng="ng" nh="nh" ph="ph" span="span" style="color: #999999;" th="th" u="u" y="y">
như vậy chứ >>>
I asked the Vietnamese minister of justice, Ha Hung Cuong, and Vietnam's ambassador to the United States, Le Cong Phung, if they would allow me to interview Le Cong Dinh to hear his side of the story. I asked if they would help me get in touch with Dinh's Vietnamese lawyer. They wouldn't. I also asked whether they agreed that it is reasonable to make it a crime for a group of Vietnamese citizens to band together to take the political position that the sooner that Vietnamese people are allowed to select their own leaders, the better. They wouldn't answer that question, either....There is a certain dark irony that the crackdown on free speech that first caught up pro-democracy advocates like AmCham member Dinh has now expanded to threaten free speech on economic issues like Vietnam's rising inflation -- economic issues that greatly concern AmCham and other foreign investors in the country. ...
There is a new Vietnam War going on, this one over ideas. The U.S. business community, sooner or later, will have to decide which side it is really on -- and where, in the long run, its own enlightened self-interest lies.


Về LS Lê Công Định: Người Gây Bất Lợi
Greg Rushford (21/9/09)
KD chuyển ngữ
Việt Nam đã thu hút được một nguồn đầu tư đáng kể trực tiếp từ ngoại quốc lên đến 8 tỉ USD trong năm vừa qua, phỏng theo một bản báo cáo vừa công bố ngày 17 tháng 9 bởi Hội Nghị Thương Mại và Phát Triển của LHQ (HNTMP). Thật vậy, bản báo cáo cho thấy rằng các nhà đầu tư ngoại quốc đã xem Việt Nam là một cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn so với 10 quốc gia ĐNA lân cận, ngoại trừ Mã Lai Á (cùng con số 8 tỉ), Singapore (22.7 tỉ), và Thái Lan (10 tỉ). Những kết quả ích lợi từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong thập niên qua cho thấy như thế.
Khi tôi đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2000, nơi đó vẫn còn là một quốc gia chậm tiến, nghèo khó, giống với nền kinh tế Marx-Lênin cổ điển cô đọng mà nó đã trở thành. Nhưng trong chuyến viếng thăm gần đây nhất của tôi vào tháng 9 vừa qua, thành phố HCM đã trở nên lấp lánh. Sau vài ngày lái xe dạo quanh vùng đồng bằng sông Mê Kông, những dấu hiệu của sự phồn vinh gia tăng có thể nhìn thấy ở mọi nơi, và nhất là trên gương mặt của những thường dân tấp nập với công việc của mình một cách bình hòa trên những cổ xe gắn máy. Kể cả những nhà phê bình khó tính nhất cũng phải công nhận những phát triển kinh tế của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng CS trong thập niên qua trong lúc VN đang lùi xa nền kinh tế quản lý theo đường lối liên bang Soviet.
Các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Phòng Thương Mại Hoa Kỳ AmCham tại VN, có thể chính thức công nhận phần lớn công lao dẫn đến sự hiện đại hóa đang ló dạng này của Việt Nam. Những thành viên AmCham thường cho rằng khi họ động viên VN xem trọng tính bất khả xâm phạm của các hiệp ước thương mại, họ cũng đã động viên quốc gia này đi theo con đường cai trị theo pháp luật, 1 con đường đồng thời động viên cả việc mở rộng tự do chính trị. Hơn nữa, bản Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam là một thành viên cũng hàm chứa một khế ước mà chính quyền VN phải tuân thủ đối với người dân của họ.
Vấn đề ở đây là: Chính quyền nhà nước Việt Nam không tôn trọng hiệp ước này. Bất chấp những dấu hiệu rõ rệt về sự phát triển kinh tế mà tôi nhận thấy một năm trước đây, tháng 9 năm 2008 cũng đã đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc đàn áp mới đối với những người dân Việt Nam mà “tội trạng” của họ chỉ đơn thuần là việc tin rằng họ nên hưởng được các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tụ họp mà Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị phải bảo vệ. Tính cho đến nay, đã có hơn 20 người trong số những người can đảm này đã nghe tiếng gõ cửa giữa đêm khuya trong 1 năm qua. Và đây là trọng điểm mà câu chuyện trực tiếp liên can đến – và trở thành khó xử cho – Phòng Thương Mại Hoa Kỳ (AmCham).
Vào ngày 13 tháng 6, một luật sư nổi danh của Việt Nam tên Lê Công Định - đồng thời cũng là thành viên của AmCham ở TP HCM và là một LS bào chữa về luật thương mại và nhân quyền được nhiều người kính trọng – đã bị bắt giữ và giam cầm cho đến nay. Ông Định là đối tác của CT luật pháp DC Law, một CT luật nổi bật tại TP HCM, với một danh sách các thân chủ bao gồm các nhà đầu tư ngoại quốc lớn tại VN. Hiện nay, ông ta đã bị cấm hành nghề luật tại VN. (Theo kiểu cách cổ điển của CS, ông Định đã bị cấm hành nghề trước khi việc “điều tra” chính thức kết thúc, và trước khi có một tòa án xử theo kiểu “diễn”.) “Tội trạng” của ông Định chỉ đơn giản là vì ông ta tham gia hoạt động ôn hòa cho các quyền tự do mà công ước quốc tế ICCPR bắt buộc chính quyền VN phải tôn trọng. Đặc biệt là việc ông Định đã vi phạm Điều 88 của Bộ luật HS, kết tội những ai “tuyên truyền” chống đối chính quyền – như đã định bởi Bộ Chính Trị. Trong tầm nhìn của Bộ Chính Trị, Điều 88 và các đạo luật khác đứng trên công ước quốc tế về nhân quyền. Và trong tầm nhìn của cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ tại Việt Nam, à, họ đang nhìn hướng khác. Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam đã quay lưng với LS Lê Công Định, người đã trở thành kẻ gây bất tiện.
Câu chuyện minh họa cho tình thế khó khăn mà các nhà đầu tư ngoại quốc phải đối diện khi họ cố gắng làm ăn tại các đệ Tam quốc gia không kiên định, nơi mà luật pháp cai trị rất mong manh. Và với Phòng Thương Mại HK tại VN, hy vọng duy trì được tình trạng không ai để ý đến đối với những vấn đề quan trọng liên quan đến pháp luật, kể cả khi những vấn đề này liên quan đến thành viên sáng giá nhất và giỏi nhất của họ, là một việc làm đầy nguy hiểm. Có thể vì tin rằng họ có thể an toàn xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người dân mà không bị phản đối gì đáng kể từ cộng đồng doanh nhân, các lãnh đạo ở Hà Nội gần đây đã chuyển tròn thành vuông.
Hiện nay, Hà Nội cũng đang đe dọa các quyền tự do liên quan đến tiếng nói thương mại - kể cả những nghiên cứu xã hội về các đề tài kinh tế quan trọng nếu công trình nghiên cứu ấy đi ngược lại với đường lối của Đảng. Cho nên đối với sự lặng im của họ trước những bất công phủ lên đầu Lê Công Định và những người chủ trương ủng hộ dân chủ khác, cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ đã giúp khuyến khích các thế lực hiện nay đang đe dọa những lợi ích trực tiếp của họ. Hơn nữa, Phòng Thương Mại HK phải nên lo lắng về dấu hiệu họ đã gửi đến những người tranh đấu ủng hộ nhân quyền tại thủ phủ của Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn.
Và đây là lý do:
***
Khi cố tình ngó lơ, kể cả khi những sự xâm phạm khái niệm cơ bản về quyền lợi đảm bảo bởi pháo luật áp đặt lên một thành viên của họ, thành phần lãnh đạo của AmCham đã cho phép chính quyền Hà Nội tin rằng cuộc đàn áp của họ đã nhận được ủng hộ ngầm từ cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ. Đồng thời, AmCham đã gửi một thông điệp đến với những đang hoài nghi mậu dịch ở thủ phủ Hoa Kỳ khi từ chối chỉ rõ những mâu thuẫn giữa Điều luật 88 tàn bạo của Việt Nam và những gì Việt Nam buộc phải tuân thủ dựa theo những quy tắc tiêu chuẩn quốc tể cho các xã hội văn minh. Các nhà phê bình như Thượng nghị sĩ Barbara Boxer của bang California sẽ từ chối quyền tự do mậu dịch của Việt Nam với Hoa Kỳ phỏng theo Hệ Thống Ưu Đãi Tổng Quát (GSP) của Hoa Kỳ với lý do lý lịch nhân quyền của VN vẫn còn rất ảm đạm, bất kể những dấu hiệu khó cãi cho thấy sự phát triển trên phương diện kinh tế.
Với sự im lặng của họ, AmCham đã đã cho những nhà vận động dân chủ quốc hội chứng cứ rõ ràng để biện minh cho những tố giác của họ về nhân quyền, cộng đồng thương mai đặt lợi ích trên nguyên tắc.
Ngày 1 tháng 10, 2008, một tháng sau khi cuộc đàn áp được bắt đầu, TNS Boxer đã đóng khung vấn đề rất cô đọng: “Cũng như các nghị sĩ đồng nghiệp khác của tôi, tôi đã hy vọng rằng việc củng cố quan hệ của chúng ta với Việt Nam về mậu dịch kinh tế và giúp đỡ họ hội nhập vào cộng đồng quốc tế sẽ khiến lý lịch nhân quyền của họ tốt hơn nhiều,” bà tuyên bố khi trình bày đạo luật tước bỏ VN ra khỏi hệ thống ưu đãi tổng quát GSP, “Nhưng kết quả đã không như hy vọng đó.
Giờ đây, với việc bắt giữ thành viên AmCham, LS Lê Công Định, cùng các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa khác, bà nghị sĩ đã có thêm đạn dược để thúc đẩy đạo luật này.
***
Hội Luật Gia Hoa Kỳ (ABA) đã lên tiếng về sự xâm phạm rõ rệt quyền lợi được bảo đảm bởi pháp luật trong việc bắt giữ LS Định và các nhà dân chủ tranh đấu ôn hòa đã cùng bị bắt giữ trong đợt bắt bớ này. Ngài đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ông Michael Michalak cũng đã nhấn mạnh rằng LS Định và những người khác đã bị bắt giữ vì “những thảo luận nhằm củng cố luật pháp tại Việt Nam, việc làm rất bình thường đối với nhiều nơi khác trên thế giới.” Tổ chức theo dõi Nhân Quyền (HRW) và các tổ chức đấu tranh nổi bật khác cũng đã rất hùng hồn khi nói rằng Điều 88 và những đạo luật tương tự bắt nguồn từ chủ thuyết Marx-Lênin nên được bỏ chung vào thùng rác CS của lịch sử. Nhưng Phòng Thương Mại của Hoa Kỳ đã không nói thế - khi họ là một tiếng nói có thể được nghe rất lớn và rất rõ ràng ở Hà Nội.
AmCham chắc chắn ủng hộ hệ thống luật pháp minh bạch hơn và nhà nước pháp quyền tốt hơn tại Việt Nam. Tuy nhiên chúng tôi không đưa ra tuyên bố hoặc ý kiến công khai về vụ Lê Công Định”. Ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành văn phòng AmCham tại Hà Nội, đã nói với tôi như thế khi trao đổi 1 loạt những điện thư gay gắt giữa đôi bên. Khi tôi hỏi nếu nghĩ lại ông ta có cho rằng sự việc sẽ đỡ hơn nếu AmCham nghiêm túc hơn và nói ra bất công, ông Sitkoff trả lời rằng “Cám ơn ông đã bỏ chữ vào miệng của tôi”.
Bà Virginia Foote, một thành viên nổi bật của ban điều hành AmCham được cả Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn nể trọng với nổ lực củng cố các quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, trong một điện thư ngày 1 tháng 9 đã viết như sau: “Tôi không biết rõ chi tiết về sự việc này để bình luận – Tôi đã trở về Hoa Kỳ nhiều tuần nay rồi.”
Công ty luật của Định, DC Law, đã liệt kê công ty đầu tư Vietnam Partners của bà Foote là một thân chủ. Khi được hỏi rằng bà ta có quan tâm rằng 1 trong những luật sư của bà đã dính líu đến đợt bắt bớ của Hà Nội hay không, bà Foote trả lời: “Tôi không biết ông Định có phải là luật sư của Vietnam Partners hay không – chúng tôi thường sử dụng một công ty luật khác – và tôi không biết ông đang đề cập đến công ty gì.” Bà Foot cũng nói rằng AmCham “đã bình luận nhiều lần và ban điều hành hoặc thành viên đã có bất đồng ý kiến” với chính quyền Hoa Kỳ hay chính quyền VN.
Bà Foote đóng vai trò chính trong việc ký kết Hiệp Ước Thương Mại Song Phương (BTA) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và sự lên ngôi của Việt Nam trong WTO. Bà đã được chủ tịch Nguyễn Minh Triết trao huân chương hữu nghị vào tháng 7 năm 2007.
Trong lúc các thành viên AmCham vẫn chưa thật sự té ngã lên nhau để nhận thức được điều này, không có gì phải nghi ngờ đối với việc cho rằng trước khi trở thành kẻ gây bất tiện cho cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ, ông Định là một trong những nhân vật nổi bật nhất của tiến trình luật pháp Việt Nam.
***
Cho đến ngày 12 tháng 6 khi lực lượng an ninh áp giải ông ta và cáo buộc tội phản động, vị LS 41 tuổi Lê Công Định đã được xem là một trong những câu chuyện thành công sáng chói của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Sơ yếu lý lịch có nhiều điểm sáng: Tốt nghiệp ĐH Sài Gòn, rồi đến ĐH Luật Hà Nội, học bổng Fullbright ở ĐH Tulane, nơi ông ta tốt nghiệp với bằng Cao Học Luật năm 2000. Là một luật sư thương mại quốc tế cho công ty luật Hoa Kỳ có thế lực White & Case, nơi mà trong năm 2003 ông ta đã bào chữa cho Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản VN trong vụ kiện chống lại việc tiêu hủy cá basa mà các công ty chế biến thủy sản Hoa Kỳ đã vận động đối phó với VN. Thành viên cùng sáng lập và quản lý DC Law năm 2005, với trụ sở ở TP HCM. Kết hôn năm 1998 với cựu hoa hậu Nguyễn Thị Ngọc Khánh, người được biết đến bằng cả trí óc lẫn vẻ đẹp.
Ông Định là một người với nhiều mối giao kết, phần nhiều vây quanh việc thúc đẩy phát triển nền pháp trị trong một quốc gia CS, nơi mà quyền lực chính trị quy tụ trong Đảng CS và Bộ Chính Trị. Là phó chủ tịch của hội Luật Gia TP HCM từ năm 2005 đến 2008, Định đã dẫn đầu những nổ lực phát triển cải tổ luật pháp thương mại trên quê hương của ông. Danh sách thân chủ đáng kể của DC Law bao gồm Yahoo, Intel, Toshiba, Hyatt International, và Toyota, cũng như Vietnam Partners, thương vụ đầu tư của bà Ginny Foote. Định cũng là một thành viên thường trực của AmCham. Ông ta thường tham dự các buổi giao tiếp của AmCham tại TP HCM cùng các buổi họp mặt khác của AmCham nhằm để nhắm vào việc thúc đẩy những đánh giá sâu sắc hơn về luật pháp tại Việt Nam.
Định cũng không e dè khi chỉ rõ rằng những luật pháp đang ló dạng tại Việt Nam vươn rộng quá mức bất khả xâm phạm của những hiệp ước thương mại. Ông ta đã bào chữa cho một vài nhà tranh đấu ủng hộ dân chủ nổi tiếng. Ông ta trở thành một một nhà phê bình công khai thành phần lãnh đạo ở Hà Nội, kể cả chủ tịch nước. Ông Định cũng đã đánh động tâm lý bài ngoại đối với Trung Quốc (sau 1000 năm Tàu đô hộ) từ lực lượng chính trị yêu nước bằng cách cáo buộc rằng chính quyền đã nhượng bộ Bắc Kinh quá nhiều trong dự án khai thác quặng bauxite ở trung phần Tây Nguyên.
Định cũng rất thông thạo trong việc sử dụng mạng Internet để phổ biến thông điệp ủng hộ XH dân chủ của mình một cách rộng rãi, ông ta cũng trở nên thân thiện với các tổ chức hải ngoại như Việt Tân, một tổ chức cũng rất thông thạo trong cách sử dụng kỹ thuật thông tin hiện đại. Việt Tân bắt đầu từ năm 1982 như một phong trào cách mạng ngầm phát thanh các chương trình radio bằng sóng ngắn vào Việt Nam, phỏng theo các tin tức. Tổ chức này có nhiều văn phòng tại bang California, Paris, và Úc châu, và đã tuyên bố rằng có thành viên tại VN. Thông điệp chính trị của Đảng canh tân này là 1 thông điệp ôn hòa: Việt Nam cần phải trở thành một xã hội dân chủ tự do. (Bất chấp những lời bào chữa của Việt Tân về dân chủ và bất bạo động, Hà Nội vẫn xem họ là một tổ chức “khủng bố”.) Cùng với những nhà đấu tranh dân chủ khác, ông Định đã dính líu đến nổ lực phát họa một bản tân hiến pháp cho quê hương ông ta - một bản hiến pháp bảo đảm quyền tự do bày tỏ chính kiến và quyền tự do tụ họp. Đó là lý do khiến Lê Công Định bị phiền phức.
Ngày 1 tháng 6, chỉ 12 ngày trước khi ông ta bị bắt giữ, Định đã được bầu chọn làm bí thư của Đảng Dân Chủ VN, một tổ chức đấu tranh cho “một dân tộc đoàn kết dựa trên nguyên tắc của tự do, dân chủ, và công bình.” Tại Việt Nam, điều đó được xem là một trọng tội.
Một nhà tranh đấu dân chủ xác nhận rằng Định đã tham dự các lớp huấn luyện phương thức đấu tranh bất bạo động của Việt Tân tại Thái Lan vào tháng 3. Khi ông ta bị bắt 1 tháng sau đó, chính quyền VN đã lục soát tư gia của ông và đã tìm được một bản tiếng việt của quyển “Từ Độc Tài đến Dân Chủ”, dược dịch bởi Việt Tân. Điều 88 mâu thuẫn đã được thảo cho các “tội trạng” này.
Hiện nay, các mối giao kết của Định chỉ giới hạn với những cai tù và những “tự do” mà họ cho phép trong 4 bức tường của phòng giam ở một nơi bất định nào đó. Ông ta có thể sẽ bị kêu án 20 năm, hoặc có thể bị lưu đày. Trong lúc đó, Định - người đã có một bản “thú tội” (thiếu thuyết phục) rằng ông ta đã vi phạm Điều 88 mà chính quyền VN đã phổ biến trên Youtube – có thể đang suy nghĩ rằng làm cách nào có thể hàn gắn lại cuộc sống của mình.
***
Tháng vừa qua, một nhà bất đồng chính kiến nữa đã bị bắt, tội của cô ta là đã bận một áo thun với khẩu hiệu không phù hợp về mặt chính trị chống đối dự án khai thác bauxite của Trung Quốc nói riêng, và cả Trung Quốc nói chung.
Nếu một sự lên tiếng bình thương như việc viết khẩu hiệu trên áo thun làm chính quyền Hà Nội lo sợ như thế, hãy tưởng tượng họ sợ hãi các thông tin và dữ liệu không phù hợp được phổ biến đến với người Việt như thế nào. Có những nguồn tin tức mạng, báo mạng như tờ New York Times, Wall Street Journal, đài BBC tiếng Việt, Tiếng Nói Hoa Kỳ, cộng đồng blog Việt, Twitter, điện thoại di động, SMS, v.v... Ông Định, cũng như các nhà tranh đấu dân chủ khác đã bị bắt, được biết đến như là những người rất thông thạo việc sử dụng mạng Internet để phổ biến tư tưởng của mình.
Trong suốt công cuộc đấu tranh dành độc lập của VN, người CS đã quản lý và phổ biến các thông điệp một cách hiệu quả. Trong cuộc nội chiến với miền Nam kết thúc với chiến thắng của miền Bắc năm 1975, lực lượng của Hồ Chí Minh là những chiến sĩ tự do. Họ là những người yêu nước đã từng đánh Pháp, rồi đến Nhật trong đệ nhị thế chiến, và sau đó lại đánh Pháp một lần nữa, rồi đến đánh Mỹ, cho đến khi họ toàn thắng. Nhưng hôm nay, các tổ chứng tranh đấu như Việt Tân, với kinh nghiệm kỹ thuật thông tin hiện đại, đang quản lý thông điệp mới – và nay những người CS đã phải nhìn lại. Điển hình như ngày 14 tháng 9, Việt Tân đã vận động một cuộc “biểu tình ảo” trên mạng internet, chú tâm vào vào việc chống đối Trung Quốc khai thác bauxite ở trung phần Tây Nguyên và những ảnh hưởng của Trung Quốc đối với VN. Nếu có ai đó muốn lật đổ ĐCS ở Hà Nội và mở rộng VN trên phương diện chính trị cũng như kinh tế, “vũ khí” lợi hại nhất không còn là súng đạn nữa. Những người CS có nhiều súng đạn, nhưng họ không còn có tư tưởng chính trị mạnh mẽ gì nữa.
***
Tôi đã hỏi Bộ trưởng Bộ tư pháp VN ông Hà Hùng Cường và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, xem họ có cho phép tôi phỏng vấn Lê Công Định để nghe câu chuyện từ phía ông Định hay không. Tôi hỏi họ có thể giúp tôi liên lạc với LS đại diện cho ông Định hay không. Họ không trả lời. Tôi cũng hỏi liệu họ có chấp nhận rằng sẽ dễ bị quy là phạm tội khi một nhóm công dân Việt Nam tập hợp lại để đi theo con đường chính trị nhằm để người dân Việt Nam được phép lựa chọn lãnh đạo sớm ngày nào tốt ngày ấy hay không, họ cũng chẳng trả lời.
Một luật sư gan dạ ở Hà Nội tên Lê Quốc Quân đã không dè dặt trong lời nói cho lắm. Ông Quạn, từng là một luật sư, là một nhà tranh đấu dân chủ được nhiều người biết đến, đã bị bắt ngày 3 tháng 3, 2007 sau khi trở về từ một cuộc gặp gỡ tại Hoa Thịnh Đốn với tổ chức Hỗ Trợ Dân Chủ (NED). Ông ta được thả vài tháng sau đó sau nhiều lời phản đối kịch liệt khắp nơi, trong đó có cả người Mỹ như cựu bộ trưởng Madeleine Albright và TNS John McCain.
Cũng như bạn Lê Công Định của ông ta, ông Quân bị rút bằng luật trong khi còn ở tù, trước khi cuộc điều tra kết thúc. “CA trao cho tôi quyết định thu hồi bằng luật khi tôi còn trong trại giam. Tôi không có cơ hội để tham khảo với luật sư của tôi và tôi thấy điều đó không phù hợp với luật pháp,” ông Quân nói về chuyện ấy, “Và rồi tôi mượn cây viết của người CA để viết lời khiếu nại. Tôi đã không được xét xử, và đơn khiếu nại của tôi cũng bị giữ không có có trả lời.”
Khi tôi nói với Quân rằng tôi không biết chinh quyền VN sẽ đối phó thế nào với Gandhi nếu ông ta là một người Việt đang sống tại VN vào lúc này. Câu trả lời của ông Quân vừa cảm động vừa gan dạ: “Kakaka... điều này cũng thật thú vị và cũng rất “ngây thơ. Tôi ái mộ Gandhi và phương pháp đấu tranh của ông ta rất nhiều. Năm vừa rồi tôi đã tổ chức một lớp học Anh ngữ ở nhà thờ Thái Hà, tôi đã cầm một tài liệu Anh ngữ và nói về ‘Gandhi’. Tôi yêu cầu các học sinh của tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt. An ninh sau đó đã đến đe dọa tôi và các học sinh của tôi. Họ cũng sợ cả việc học hỏi về phương pháp đấu tranh ôn hòa bất bạo động cho công lý và dân chủ.” Ông Quân đã kết luận rằng “không có Gandhi nào tại Việt Nam hiện nay cả.”
Tôi hỏi Quân rằng ông ta có nhận được sự ủng hộ nào từ cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ khi ông ta bị bắt giam và rút thẻ hành nghề hay không. Câu trả lời trực tiếp của ông ta quay câu hỏi ngược lại sự kiện của LS Định. “Định là bạn của tôi. Tôi ủng hộ anh ta hết mình và muốn ai đó giúp anh ta. Tôi nghĩ tiếng nói từ cộng đồng doanh nhân có thể là một giúp đỡ lớn lao trong lúc Việt Nam đang cố gắng thêm để giao dịch với thế giới.”
***
Còn đối với cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ, AmCham cùng các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đang đối diện với một đòn tấn công khác trên quyền tự do ngôn luận – và lần này, quyền tự do ngôn luận này đe dọa trực tiếp đến lĩnh vực tài chính khi nó dứt khoát liên đới kinh tế với quyền lợi chính trị.
Ngày 24 tháng 7, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký một quyết định với tên gọi “QĐ97”. Điều này hẳn đã rung chuông báo động trong các văn phòng của AmCham. Quyết định này nghiêm cấm các giáo sư và nghiên cứu gia công khai thảo luận về một số đề tài có thể gây tổn hại đến ĐCSVN. Như ký giả Ben Stocking của hãng thông tấn AP báo cáo, quyết định này “hạn chế các nghiên cứu khoa học và kỹ thuật vào 317 đề tài và ngăn cấm các tổ chức công bố kết quả nghiên cứu về chính sách của chính quyền và ĐCSVN.”
Lệnh cấm cũng bao gồm nghiên cứu về kinh tế học vĩ mô – rõ ràng nhắm vào việc cấm cản các thảo luận công khai và phân tích về chính sách (vớ vẩn) của Hà Nội đã góp phần vào nạn lạm phát đáng lo ngại. Tuần vừa qua, một viện nghiên cứu độc lập ở Hà Nội, IDS, đã quyết định rằng họ không còn sự lựa chọn nào ngoài việc giải thể vì QĐ97, phỏng theo bản báo cáo của Ben Stocking. Khi nó được dựng lên 2 năm trước đây, IDS thu hút sự chú ý của toàn thế giới vì nó có sự tham gia của nhiều trí thức nổi tiếng tại Việt Nam, một số có quan hệ mật thiết với ĐCSVN. Như Lê Công Định đã học được bằng kinh nghiệm xương máu, giới trí thức giờ đã thấu đáo giới hạn của tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Kinh tế gia iêm phó viện trưởng viện IDS Phạm Chi Lan đã nói, “Với quyết định mới này, chúng ta không thể hoạt động. Việc chúng tôi nói lên tiếng nói của mình như một tổ chức sẽ rất khó khăn. Đó là lý do chúng tôi giải thể.”
***
Công cuộc bắt bớ đàn áp tự do ngôn luận lần đầu tiên dính líu đến các nhà tranh đấu dân chủ như thành viên AmCham ông Lê Công Định giờ đã nới rộng để đe dọa tự do ngôn luận về các đề tài kinh tế như lạm phát gia tăng ở Việt Nam – các đề tài kinh tế rất quan trọng đối với AmCham và các nhà đầu tư ngoại quốc khác ở VN.
Mậu dịch quốc tế là một trong những công cụ quan trọng nhất mà với nó ta cần phải đem theo nền pháp trị.” Nhà lý luận kinh tế hàng đầu của ĐH Columbia ông Jagdish Bhagwati giải thích. Vị giáo sư này cũng nhanh chóng nói thêm rằng “Song song với điều đó, pháp trị cũng rất thiết yếu trong việc nới rộng nhân quyền và phát triển kinh tế.”
Có một Chiến Tranh Việt Nam mới đang âm ỉ đánh, cuộc chiến này đánh bằng tư tưởng. Cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ sớm hay muộn rồi cũng phải quyết định xem họ sẽ đứng về bên nào - và tính về lâu dài thì lợi ích của họ sẽ được đặt ở đâu.
The Rushford Report

- Thương mại và chính trị qua vụ Lê Công Định? (BBC).

Việt Nam đi theo mô hình Trung Quốc? (RFA 21-9-09) -- P/v Đặng Phong


Bao Công có thể đã bị gian thần đầu độc
Bee
- Gần ngàn năm qua, cái chết của Bao Công (999 - 1062), vị phán quan lừng danh trong lịch sử Trung Hoa được mệnh danh là "Bao Thanh Thiên" vẫn còn là điều bí ẩn.


Vietnam's Prime Minister Declares All Properties Belong to Government voanews
Stefan Bos /VOA


Quốc hội Trung Quốc xem xét Dự luật Bảo vệ hải đảo-- Tuần Việt Nam:
Tạp chí Tuần san châu Á, tờ Đại công báoTín báo của Trung Quốc các số gần đây đăng nhiều bài viết xung quanh Dự luật bảo vệ hải đảo của nước này. Tuần Việt Nam giới thiệu lại như một tư liệu tham chiếu về chính sách hải đảo của người láng giềng Trung Quốc.

http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/O-Cua-Chau-A/Quoc-Hoi-Trung-Quoc-Xem-Xet-Du-Luat-Bao-Ve-Hai-Dao.html

<<<:: a="a" c="c" ch="ch" i="i" kh="kh" li="li" m="m" n="n" nam="nam" ng="ng" ph="ph" quan="quan" t="t" th="th" tin="tin" u="u" v="v" vi="vi" y="y">>


Blogger Người Buôn Gió tham gia tìm hiểu và học tập tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh
Blogger Người Buôn Gió tham gia “tìm hiểu và học tập tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh” với bài viết mới trên trang blog của mình, so sánh nội dung lời lên án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc với hiện trạng xã hội Việt Nam ngày nay và kết luận: “Những lời phát biểu, những tham luận của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh thật là những bài học quý báu, hữu ích. Càng đọc và càng liên hệ mới thấy sự anh minh, tầm nhận thức sâu rộng của cố Chủ tịch vĩ đại. Qua đó mới thấy sự ưu việt của chế độ hiện nay, một nhà nước, một chế độ do dân, vì dân, vì đất nước.”


Mưu đồ thâm hiểm phía sau lời “góp ý”: Bài trên báo Quân đội Nhân dân phê phán bài viết của Thiện Ý Tống Văn Công
Bài “Mưu đồ thâm hiểm phía sau lời ‘góp ý‘”, đặt dưới đề mục “Làm thất bại chiến lược ‘Diễn biến hòa bình’”, của một tác giả Tâm Việt nào đó trên báo Quân đội Nhân dân ngày 20/9/2009 tuy không nên đích danh tác giả Thiện Ý Tống Văn Công và bài viết của ông trên talawas ngày 19/9/2009, nhưng độc giả không khó nhận ra những đoạn văn hoặc những ý được dẫn lại từ bài viết này.
Sau khi khẳng định rằng “mục tiêu hết sức thâm độc toát lên từ bài góp ý đó là hạ bệ Đảng Cộng sản Việt Nam”, “cắt xén đi và cố tình gạt bỏ những yếu tố lịch sử, để phục vụ cho ý đồ chính trị đen tối”…, bài báo kết luận: “Sự tàn bạo và xảo trá chưa bao giờ là hệ giá trị của văn minh nhân loại. Mưu đồ xấu xa đằng sau những lời ‘góp ý’ của những người tự cho là có ‘thiện ý’ đó nhất định sẽ bị vạch trần. Không khó để mỗi người Việt Nam nhận rõ chân tướng và mưu đồ đen tối của họ.”

(ĐCSVN) - Hoàng Sa và Trường Sa là hai Quần đảo từ rất lâu đời thuộc chủ quyền Việt Nam. Có nhiều tài liệu lịch sử và địa lý khẳng định rằng: Việt Nam đã khám phá ra hai Quần đảo này từ lâu, đã chiếm hữu tượng trưng cũng như thực sự và hành xử chủ quyền trên hai Quần đảo qua nhiều đời Vua và trải qua ít nhất là ba thế kỷ cho đến ngày nay.
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực hiện chủ quyền đối với hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Năm 1975, giải phóng miền Nam, Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở thành bộ phận của nước Việt Nam thống nhất.
....
- Ngày 19/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra Nghị định tổ chức Quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
- Nghị quyết ngày 16/11/1996 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa IX Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tách huyện đảo Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ, sát nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
<<:: .....="....." ....="...." 1974="1974" 1988="1988" 1="1" a="a" g="g" n="n" nh="nh" ra="ra" s="s" t="t" th="th" thi="thi" u="u" x="x" y="y">>>
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có đề nghị chính thức với Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ, Bộ trưởng Bộ Thông tin Nhà nước kiêm Chủ tịch Công ty Dầu khí Cô-oét (KPC) đang có chuyến thăm Việt Nam về khả năng hợp tác khai thác dầu thô và khí ở Cô-oét trong thời gian tới.

Ngày 25/9: đấu thầu 1.500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ Đài Tiếng Nói Việt Nam
Số trái phiếu này có kỳ hạn 2 năm và 3 năm. Thời hạn nộp phiếu dự thầu: trước 14 giờ ngày 25/9/2009. Ngày 25/9, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ tổ chức đấu thầu 1.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành. ...
Sàn Hà Nội vận hành thị trường trái phiếu chuyên biệt VietNamNet
Tổ chức thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
Đấu thầu trái phiếu Chính phủ: Chưa hẳn là thất bại…VnEconomy

Ông Trần Văn Dũng - Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết ngày 24/9 tới, HNX sẽ chính thức đưa vào vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ (TPCP).


Hiệu trưởng '3 trong 1'.

Để mất “biên giới văn hoá” là nguy hại cho đất nước. vnn



Tập trung người lang thang, trẻ em bụi đời ---rfa
UBND thành phố Hà Nội quyết định trích một ngân khoản quan trọng, để thực hiện công tác tập trung người lang thang, trẻ bụi đời, đưa những đối tương này vào sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc những cơ sở từ thiện khác.



VIỆT NAM - Nguy cơ vùng đồng bằng sông Cửu Long bị chìm trong nước biển cuối thế kỷ 21 --rfi
Viện nghiên cứu thuộc đại học Colorado-Mỹ báo động : 2/3 các đồng bằng quan trọng của địa cầu - trong đó có đồng bằng sông Cửu Long- trong thế kỷ này sẽ bị mất bớt đi diện tích hiện có do đất bị lún xuống và mực nước biển dâng cao.


Một học sinh bị nước cuốn mất tích trên đường phố Thanh Niên
Chiều qua, tại TP Kon Tum mưa lớn kéo dài làm ngập nhiều tuyến đường. Thời điểm này, học sinh trường Tiểu học Ngô Quyền (TP Kon Tum) tan trường về, có 2 HS không may bị rơi xuống hố nước sâu do đơn vị thi công đào tại ngã tư Ngô Quyền - Nguyễn Văn Trỗi ...
Sụp cống đang thi công, một học sinh chết đuối Zing News
Rơi xuống hố ga, một bé lớp 2 mất tích Báo Đất Việt
Rơi hố ga, một học sinh chết Người Lao Động


Yêu cầu có giải pháp đột phá trong chỉ đạo kinh tế


Tháo gông phát triển
(TuanVietNam) - Hành chính quan liêu, phức tạp, nặng nề đã trở thành chiếc gông đeo cổ cho đất nước trên con đường phát triển.


1/3 bệnh nhân bỏ BHYT
Ngày 21-9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN vừa công bố kết quả khảo sát về khám chữa bệnh.


Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội: "Quỵt" tiền bảo hiểm?
Khi bán bảo hiểm cho doanh nghiệp (DN), phía DN bảo hiểm đã cam kết rất rõ điều kiện thực hiện trách nhiệm của mình trong hợp đồng. Nhưng khi sự cố xảy ra, phía bảo hiểm đã tìm mọi cách để từ chối, thậm chí còn nại ra những lý do không hề có trong quy tắc bảo hiểm mà chính họ ban hành để trốn trách nhiệm.



Tranh luận với François Jullien
Học thuật hay “tà thuật”?
Biển mặn vì nước mắt đàn bà

Nỗi lo văn hóa đô thị Hà Nội .


Hồng ngâm tươi rói nhờ... chất bảo quản
Theo PGS Trịnh Lê Hùng, nếu ruột quả đã ngấm thuốc thì các cách như rửa bằng nước sạch, ngâm quả với nước muối cũng gần như không ăn thua.


Nữ công nhân 15 tuổi chết trong tư thế treo cổ
Nạn nhân mới 15 tuổi nhưng hiện đã là công nhân của Công ty gỗ Kim Thành Lưu, có trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất.



Tấn công CSGT, hành hung cả người đến can ngăn
Thấy Cảnh sát giao thông bị một nhóm người hành hung, một cô gái đi qua đường đã dừng lại can ngăn và bị chúng ném rách tai, bầm tím ở hông và trầy xước ở tai.



Tạp chí hàng đầu châu Á FEER đóng cửa
Far Eastern Economic Review (FEER), một trong những tạp chí tiếng Anh có tiếng nhất ở châu Á, sẽ đóng cửa vào tháng 12, chủ sở hữu của tờ báo là công ty Dow Jones Co thông báo.



Nga bác tin đồn Trung Quốc thuê thành phố Vladivostok
VIT - RIA Novosti hôm 22/9 đưa tin, chính quyền thành phố Vladivostok phản đối thông tin cho Trung Quốc thuê dài hạn thành phố này.


Chính sách nhập cư của Italia bị chỉ trích--- VOA
Một tổ chức thúc đẩy nhân quyền quốc tế hàng đầu đã chỉ trích chính sách mới của Italia, theo đó đưa người nhập cư trở lại Libya mà không cho họ cơ hội đăng k? xin tị nạn.



Trung Quốc tuyên bố kho vũ khí có thể sánh được với Phương TâyVIT - Trong những tuyên bố được công bố ngày 21/9, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nhấn mạnh, quân đội Trung Quốc hiện sở hữu hầu hết các hệ thống vũ khí phức tạp mà kho vũ khí của các quốc gia phát triển ở Phương Tây có.


Hậu sụp đổ nghĩ về những kẻ đồng lõa tham lam-- Tuần Việt Nam:
Vừa tròn một năm ngày các thị trường chứng khoán trên thế giới sụp đổ, nhấn chìm thế giới vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau Đại chiến thế giới lần 2. Tuần Việt Nam giới thiệu ý kiến của các nhà kinh tế để xem chúng ta đang ở đâu sau quãng thời gian biến động này.

Sự thật về nợ dưới chuẩn
(ĐTCK-online) Từ năm 2007 cho đến nửa đầu năm 2009, thông tin về nợ dưới chuẩn tràn ngập trên báo chí. Chẳng lạ, vì cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ gây suy thoái nặng nề cho kinh tế toàn cầu năm 2008 được xem đã ngấm ngầm từ tình trạng rớt giá nhà năm 2006, với ngòi nổ mang tên nợ dưới chuẩn.


Bạo hành gia đình - nỗi hổ thẹn của cả thế giới(TuanVietNam) - “Điều gì là đáng hổ thẹn nhất? Là khi ở đất nước có gần nửa số phụ nữ bị bạo hành về thể xác, hay bị xâm phạm ít nhất một lần trong đời”- ba thanh niên người Úc cùng lên tiếng như vậy trong ngày Quốc tế chống bạo hành (25/11/2008).


Ông Tập Cận Bình là ai? bbc
Có thể học tập mô hình Trung Quốc được không? vietstudies



Tân Cương cần đoàn kết dân tộc và ổn định xã hội-- Đất Việt
Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc hôm qua công bố Sách trắng về Tân Cương, nhấn mạnh sự thống nhất, đoàn kết dân tộc và ổn định xã hội là yếu tố "sống còn" đối với sự phát triển và tiến bộ của khu vực này.

BACKGROUND: China, the world's most populous country
Beijing - With 1.3 billion inhabitants, the People's Republic of China is the world's most populous country.



BACKGROUND: From Mao to market: 60 years of the People's Republic
Beijing - The People's Republic of China celebrates the 60th anniversary of its foundation on October 1. The



INTERVIEW: Reformer disappointed by "party's republic" of China
INTERVIEW: Reformer disappointed by 'party's republic' of China By Bill Smith, dpa Eds: Part of a five-story package



Military parade aims to calm fears of China's rise (Feature)
FEATURE: Military parade aims to calm fears of China's rise By Bill Smith, dpa Eds: Part of a




TQ tự nhận 'có bước tiến lớn' trong quá trình hiện đại hóa quân đội---VOA
Trong những năm vừa qua, Trung Quốc chi hàng tỷ đôla để hiện đại hóa kho vũ khí từng bị coi là lạc hậu của họ.


LHQ cảnh báo về sự gia tăng nạn đói ở đông Phi Châu--- VOA

Bà Suu Kyi bị huyết áp thấp-- VOA

Cựu Thủ tướng Pháp ra tòa về tội phỉ báng--- VOA


Hu Jintao-Barack Obama Meeting: China Leader's Position-- TIME
Chinese President Hu Jintao sits down for a one-on-one talk with U.S.President Barack Obama this week in New York. Here's what an unscripted Humight have to say



Nga: Lưỡng cực Trung – Mỹ không còn là ảo tưởng?
VIT - Tờ “Độc Lập” của Nga ngày 21/9 cho rằng, thế giới lưỡng cực không còn là ảo tưởng của ai mà đang trở thành hiện thực. Thứ sẽ thay đổi thế giới đơn cực trong tương lai là cái gì? Là thần thoại đa cực hay lưỡng cực hiện thực? Hiện tại vẫn còn những tin đồn thế giới đa cực sẽ thay thế thế giới đơn cực mà Mỹ chiếm vị trí chi phối trên vũ đài chính trị quốc tế, và liệu lựa chọn này có thể trở thành hiện thực không?



Phương Tây tăng cường đầu tư vào đất hiếm
VIT - Gần đây, những phương án hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Chính phủ Trung Quốc đã khiến cho nhiều doanh nghiệp của Phương Tây (thậm chí bao gồm cả Nhật Bản) phải chịu những áp lực nặng nề.



Đằng sau việc Trung Quốc tăng thêm 24,1 tỷ USD trái phiếu Mỹ
VIT - Khi mọi người còn đang thăm dò việc giảm sở hữu với quy mô khá lớn lượng trái phiếu chính phủ Mỹ của Trung Quốc là chuyển đổi chiến lược hay điều chỉnh công nghệ, thì báo cáo dòng chảy vốn quốc tế (TIC) mà Bộ Tài chính Mỹ mới công bố lại cho biết, trong tháng 7, Trung Quốc lại tăng sở hữu thêm 24,1 tỷ trái phiếu chính phủ Mỹ, tổng mức sở hữu vượt hơn 800 tỷ USD.


G-20: Nations Ready Big Changes to Global Economic Policy (WSJ 21-9-09) -- A good, long analysis: A pattern emerges (FT 20-9-09)

Tổng số lượt xem trang