Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010

Điểm tin 6/3

anhbasam:
- Ngày 4-2-2010 Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung đã tổ chức điều trần về hoạt động của Trung Quốc ở Đông Nam Á và những ảnh hưởng đối với lợi ích của Mỹ, sau đây là nội dung các cuộc điều trần: + Điều trần của David B. Shear, Phó trợ lý ngoại trưởng, Vụ các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Mỹ (Nghiên cứu BĐ); + Điều trần Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Robert Scher phụ trách các vấn đề an ninh châu Á và Thái Bình Dương, thuộc Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng; và + Điều trần của nghị sĩ Dana Rohrabacher. Ba bài này cũng được đăng trên Tài liệu Tham khảo Đặc biệt của TTXVN, ra ngày 28-2-2010.


China all at sea over Japan island row (Asia Times 3-3-10)


Không quốc gia nào có thể độc chiếm biển Đông
Đề xuất mở một hội nghị quốc tế về vấn đề chủ quyền trên biển Đông của Pháp xưa kia từng bị Trung Quốc nhiều lần khước từ nhưng ngày nay, thái độ khăng khăng "song phương" không còn hợp thời.

Trung Quốc không thích – Thế giới khó bàn về biển Đông? (RFA)

Đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Nam Rồng Đồi Mồi
Sự kiện đón dòng dầu đầu tiên diễn ra ngày 5/3, tại Vũng Tàu do Xí nghiệp Liên doanh dầu khí (VSP) và Công ty Liên doanh điều hành Việt-Nga-Nhật (VRJ) tổ chức, dưới sự chứng kiến của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Asia-Pacific crude-Vietnam surprises with Bach Ho offer (Reuters)


Đài TNVN là cầu nối quan trọng trong quan hệ Việt – Trung-- VOV News
Đó là đánh giá của Đại sứ nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam Tôn Quốc Tường trong chuyến thăm Đài TNVN tối 5/2.

DỰ BÁO ĐỂ MỞ RỘNG TẦM NHÌN, CÓ ĐỐI SÁCH PHÙ HỢP (NCTG).

Phải giám sát độc lập việc phân cấp đầu tư (PLTP).

Cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn (RFA)

Đối phó tăng giá "tâm lý": Công khai minh bạch với dân (Bee.net 5-3-10)


TS Trần Lê Anh: VN không dễ kềm chế lạm phát (VOA)

- Lạm phát và những góc nhìn khác (TVN)

Điện hạt nhân và ODA trong quan hệ đối tác chiến lược (SGTT).


2
Biểu tình tố cáo lừa đảo tại Vinh
1
Trang RFA đưa tin khoảng một trăm người phần lớn là các cựu bộ đội đã tập trung biểu tình trước trụ sở cơ quan Quân Khu 4 tại thành phố Vinh ngày hôm thứ năm 4/3/2010, giương băng rôn, khẩu hiệu tố cáo lãnh đạo Quân Khu 4 lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Ôm nợ, ngồi tù vì bị lừa xuất khẩu lao động--- VOV News
Thực trạng này đang diễn ra ở 9 hộ gia đình tại vùng biển xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (phần 1)
Đã qua thời vượt biên, đổi máu lấy tự do của những con người khốn khổ Việt Nam. Thế mà vẫn có những con đường hẹp và tối, vương đầy máu và nước mắt của những người Việt đi mưu cầu hạnh phúc ở xứ người.
Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (phần 2)
Qua câu chuyện của một nạn nhân của tệ nạn buôn người ở Đông Âu và châu Âu ở phần 1, cuối cùng nạn nhân ấy và những người bạn đồng cảnh ngộ với chị có đến được vùng đất hứa?


- Đau đầu tìm cách “lôi kéo” lao động về TPHCM (NLđộng). <<<::: hình như đã trình phương án nhập lao động phổ thông , huhu >>>


- Xuất khẩu lao động của Trung Quốc ở tiểu vùng Mê Kông mở rộng (thiennhien.net).

- Quản lý lao động nước ngoài: trục xuất có dễ không? (SGTT).


- Chính sách nhập cư và thiếu hụt lao động (SGTT)
- Chính sách mới có lợi cho lao động làm việc tại Nhật (SGTT)


- Qua cầu Phú Mỹ, đến lạ một cung cách làm ăn (blog Nguyễn Vĩnh)
- Project Vietnam tới VN trong sứ mạng đầu tiên của 2010 (VOA).

- Từ “đánh bắt trên biển” đến “nuôi trồng trên biển”–cuộc sống hạnh phúc của bà con dân tộc Kinh (CRI-trang mạng tiếng Việt của TQ).


Dưa hấu 1.000đ một quả!
Chỉ tay vào hàng dài xe tải chất đầy dưa hấu đang nằm trong bãi xe của Khu Kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh nói: “Những xe này đều đã xong thủ tục hải quan nhưng có đưa kịp hàng sang được Pò Chài (Trung Quốc) hay không lại phụ thuộc vào phía bên kia".

- Ùn ùn hàng hóa lên Lạng Sơn “nằm đợi” rớt giá (TTX)


Chiêu kiếm lợi khủng khiếp của ngân hàng ngoại tại Việt Nam-- VNN
Các ngân hàng ngoại kiếm lãi gấp hơn 8 lần so với những ngân hàng nội phần nhiều là nhờ chiêu thức mua bán ngoại tệ lòng vòng, lách luật.


- Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM: Bỏ thầu thấp, gặm nạc chừa xương (SGTT)
- Các tập đoàn, tổng Cty nhà nước: Tiến hành phá sản nếu lỗ kéo dài (TPhong)
- Khi doanh nghiệp được phép tự định giá xăng, dầu: Cơ hội “lách luật” để hưởng lợi (ĐĐKết)



“Trộm cà phê ở Tây Nguyên bằng xe công Nông” & “Chó Bec-giê cắn chết người”

Công an "trình bày" vụ chó cắn chết người
Vụ chó béc giê cắn chết người: ở đây không có chuyện cố tình không cứu giúp người trong điều kiện có thể cứu giúp và vô ý làm chết người. Theo Tuổi Trẻ ngày 6/3, kết quả điều tra thực nghiệm cho thấy, khi anh Sơn đi vào thì bà Ngắn đã chết, chứ không phải như lời khai rằng anh Sơn nói như thế xong rồi bỏ đi cho chó cắn bà Ngắn chết.

Thứ hai, khoảng cách giữa chị Điệp và chị Trâm đến chỗ anh Sơn đứng không phải vài chục mét mà là 248m.
Về gia đình ông Thành, do nuôi chó trong khu vực vườn rẫy của gia đình nên chưa có văn bản nào quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với việc này.

Trung tá Thịnh còn cho biết, CSĐT thực nghiệm hiện trường với sự chứng kiến của đại diện VKS, chính quyền địa phương. Kết quả biên bản ghi nhận là khách quan, còn nhân chứng và người dân trình bày thế nào là quyền của họ.

.....Trước đó, VKSND TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã mời hai nhân chứng là chị Giang Thị Bích Điệp và chị Nguyễn Thị Thanh Trâm lên lấy lại lời khai để làm sáng tỏ vụ việc.

Tuy nhiên, cả hai nhân chứng này đều không đến, cả chị Điệp và chị Trâm đều cho rằng, lâu nay họ bị công an hỏi quá nhiều nên “sợ”, không dám lên làm việc với VKSND TP Buôn Ma Thuột.


- Khô hạn đe dọa kế sinh nhai: VIETNAM: Record drought threatens livelihoods (IRIN)
- Đưa cá ông vào mộ lộ thiên làm điểm du lịch (NNVN/TTX)
- Bia Quốc học Huế xuống cấp nghiêm trọng (ĐViệt)
Vile trade in bear bile (Express (Anh) 5-3-10)

Nồi chống dính… dính chất gây ung thư?
Vì đây là những chất hữu cơ bền vững, không bị phân hủy theo thời gian nên tích tụ dần trong cơ thể người đến khi đạt đến mức gây nhiễm độc.
Một nghiên cứu mới đây của Hoa Kỳ cho thấy, PFOA - hóa chất được sử dụng trong điều chế polyme chống dính - có liên quan đến các chứng bệnh nguy hiểm ở tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp.

PFOA là gì?
PFOA (axit perfluorooctanoic) là một hóa chất dạng lỏng, không màu, có nhiệt độ nóng chảy 40 - 50độC và nhiệt độ sôi là 189 - 192độC.
Chất PFOA thường được sử dụng trong chế tạo chất polyme chống dính có tên thương hiệu là Teflon, dùng để phủ ngoài các dụng cụ nấu nướng thông dụng.
Ngoài ra, chất này còn được dùng để chống dính mỡ cho lớp áo bên trong các giấy gói đồ ăn nhanh, giấy bao kẹo và nhiều loại bao bì thực phẩm khác.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho biết, PFOA là một trong những hóa chất hữu cơ sinh tụ và không phân hủy, có thể gây ung thư cho con người.
Các nhà khoa học thuộc Trường Sức khoẻ Cộng đồng John Hopkins Bloomberg (Hoa Kỳ) cũng đã cảnh báo về mối liên hệ giữa việc trẻ sinh thiếu cân và mức độ phơi nhiễm chất PFOA.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, PFOA vẫn tồn tại trong máu và chỉ giảm đi một nửa ít nhất là 4 năm sau khi phơi nhiễm.
Một số nghiên cứu khác còn nghi ngờ chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư tụy, gan, tinh hoàn và tuyến vú, tăng nguy cơ sảy thai, giảm trọng lượng, gây các vấn đề về tuyến giáp và làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Khi đun nấu với các sản phẩm có chất Teflon nên mở cửa cho thông thoáng khí và bật quạt hút.
- Không kéo dài thời gian gia nhiệt ban đầu khiến nhiệt độ đáy chảo tăng nhanh.

- Hai phần mềm luyện tiếng Anh cực đỉnh (NLđộng)


Thủ tướng Hy Lạp: không bán đảo của quốc gia
Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou hôm qua lên tiếng nói rằng đất nước ông không cần phải bán một số đảo hoang để lấy tiền đắp vào khoản thâm thủng ngân sách của quốc gia.
<<<::: trông người vậy, ...>>>



TQ tăng quản chế bất đồng chính kiến -- BBC
Một số nhà bất đồng chính kiến vốn thường chỉ trích chính phủ đã bị lệnh hạn chế đi lại trong thời gian họp quốc hội Trung Quốc.
<<<::: Việt Nam trước các đại lễ cũng có xe đi hốt người lang thang ??? >>>

Trung Quốc - Kinh tế: China Premier Details Economic Plan (NYT 5-3-10)


VN liên quan phục hồi toàn cầu
Charlie Price
March 04, 2010
Tập đoàn Đầu tư Bespoke cho thấy có sự suy giảm trong rủi ro mặc định khoản nợ của chính phủ (1) đã xảy ra trong tháng trước. Điều này nêu bật một thực tế là, đối với một nước nói riêng, đã xảy ra trường hợp ngược lại.
Bảng đầu tiên của Bespoke cho thấy có sự thay đổi so với tháng trước, khi đo bằng giá hoán đổi tín dụng mặc định (2), với Việt Nam, cho thấy trường hợp ngoại lệ.

[Các nước khác giảm rủi ro mặc định kể từ ngày 5-2, trong khi VN thì rủi ro này tăng]
Bảng thứ hai cho thấy giá hợp đồng tín dụng mặc định dựa vào điểm cơ bản:

[Việt Nam cũng đứng gần cuối bảng này, cùng với các nước như Hy Lạp và Iceland. Vậy chuyện gì xảy ra với Việt Nam?]
Nước này đang đối mặt với nhiều vấn đề. Nợ quốc gia dự đoán lên tới 52% tổng sản lượng quốc gia và gần đây họ đã đi đến việc bán trái phiếu bằng đồng đô la. Điều đó cho thấy đơn vị tiền tệ này, đồng, là bán cố định (3) đối với đồng đô la, cần phải được quản lý. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với thâm thủng ngân sách là 9%, mức thâm thủng hiện tại là 10% và liên tục lạm phát. Tỷ lệ lạm phát trên 28% trong năm 2008, nhưng đã giảm còn 7,3% năm ngoái do sự suy thoái.
Suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới Việt Nam nhiều như phần còn lại của thế giới. Sau khi tăng trưởng bình quân 7% trong những năm làm ăn có hiệu quả, xuất khẩu giảm gần tới 10% trong năm 2009. Cam kết đầu tư trực tiếp từ nước ngoài giảm 70%.
Xuất khẩu yếu và việc đầu tư nước ngoài giảm có nghĩa là tỉ giá trao đổi cố định (4) bị áp lực. Ngày 26 tháng 11 năm 2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hạ giá đồng tiền khoảng 5%. Sau đó cuối tháng, ngân hàng trung ương hạ giá thêm một lần nữa 3,3%.

Việc hạ giá này có khả năng giúp xuất khẩu, nhưng nhiều áp lực đặt ra cho chính phủ hơn về tài chính và lạm phát.
Một vấn đề nữa cho người Việt Nam là hiệu suất của chính đồng đô la.
Do tỉ giá trao đổi cố định, những biến động đáng kể của đồng đô la có tác động đáng kể đối với hàng hóa xuất khẩu không phải vào thị trường Hoa Kỳ, trong đó chiếm 81% tổng số. Sức mạnh của đồng đô la hiện tại phần nào giải thích cho lần hạ giá thứ hai trong thời gian 3 tháng.
[Nhìn vào thời gian] dài hạn hơn, các cơ hội ở Việt Nam trông đầy hứa hẹn. Dân số đông, nông nghiệp, dầu hỏa và chi phí sản xuất thấp, tất cả thêm vào việc thu hút [đầu tư]. Quỹ đầu tư như Market Vectors Việt Nam ( VNM), hoặc quỹ đầu tư VinaCapital Opportunity (VCVOF.PK), cung cấp việc truy cập vào thị trường chứng khoán dễ dàng. Những cổ phiếu này đem lại lợi nhuận từ việc đầu tư. Nếu [thị trường] toàn cầu hồi phục, các cổ phiếu đó rất tốt cho các cơ hội đầu tư.

Hiện tại, các dữ liệu trông có vẻ tốt cho các quỹ đầu tư này. Chỉ số JPMorgan Global All-Industry Output tăng đến 53,6 trong tháng hai, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2009. Như báo cáo nói:
Chỉ số tiêu đề hiện tại giữ được trên chỉ số trung lập là 50,0 trong bảy tháng liên tiếp, với chỉ số gần đây nhất giữ vững ở mức tăng trưởng hàng năm của GDP toàn cầu là 3-4%
Đó là tin tốt cho Việt Nam. Có nghĩa là sự phục hồi mạnh mẽ trong thị trường xuất khẩu sẽ cho phép họ trả nợ. Vấn đề quan trọng là liệu sự phục hồi có ở lại hay không. Liệu cái đà phục hồi sẽ giữ vững hay là cần thiết để bắt đầu giải quyết thâm thụt, kéo sự phục hồi xuống?
Bất kỳ dấu hiệu nào về sự hồi phục rồi quay đầu đi xuống lần nữa (5) của kinh tế toàn cầu sẽ rất có hại cho Việt Nam. Một sự suy thoái tiếp tục sẽ làm cho họ gặp khó khăn trong việc xuất khẩu, đau đớn khi phải thanh toán các khoản lãi suất cao và có nhiều khả năng hạ giá tiền tệ thêm nữa.
Việt Nam liên quan rất lớn đến việc phục hồi toàn cầu (nghĩa là: kinh tế toàn cầu phục hồi thì kinh tế VN mới phục hồi, kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái thì VN tiếp tục bị ảnh hưởng)


Người dịch: Ngọc Mai

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010


Ghi chú:
(1) Sovereign default risk: rủi ro mặc định khoản nợ vay của chính phủ, nghĩa là rủi ro có thể xảy ra do khủng hoảng kinh tế, mà quốc gia đi vay nợ không thể trả nợ, hoặc không trả nợ đúng hạn.
Thường một quốc gia đi vay nợ, nếu không thể trả nợ thì không thuộc thẩm quyền xét xử tại tòa án phá sản, do đó chính phủ có thể không trả nợ mà không bị hậu quả pháp lý. Ví dụ như trường hợp Bắc Triều Tiên, năm 1987 đã không trả nợ theo quy định. Trường hợp như vậy, bên cho vay và chính phủ Bắc Triều Tiên thỏa thuận lại về lãi suất, thời gian cho vay, và số tiền gốc phải thanh toán. Hay như khủng hoảng kinh tế ở Argentina năm 2002, Argentina đã không thể trả số nợ vay $1 tỉ đô la từ Ngân hàng Thế giới. Những rủi ro đó gọi là sovereign default risk.
Nếu rủi ro này giảm, nghĩa là quốc gia đó có nhiều khả năng trả nợ vay. Hình 1 cho thấy, trường hợp VN, rủi ro này không giảm như các nước khác mà gia tăng 4% trong tháng qua.
(2) Credit default swap: hoán đổi tín dụng mặc định, gọi tắt là CDS, như dạng bảo hiểm trên món nợ mà mình cho vay. Đây là hợp đồng mà người mua (thường là người cho vay nợ) trả tiền theo định kỳ cho người bán (hãng bảo hiểm), đổi lại, hãng bảo hiểm sẽ trả khoản nợ mà người mua cho vay, nếu bên vay nợ không trả được. Ví dụ: trường hợp bạn là nhà đầu tư, bạn cho Bắc Triều Tiên vay $1 triệu đô la, bạn đến hãng bảo hiểm AIG mua bảo hiểm trên số nợ $1 triệu đô la mà bạn cho vay. Trường hợp Bắc Triều Tiên không trả hoặc chỉ trả 1 phần trong số tiền $1 triệu đô la đó, thì phần còn lại AIG sẽ trả cho bạn.
CDS price càng cao thì khả năng trả nợ của quốc gia đó càng thấp, do đó số tiền bảo hiểm phải trả trên món nợ cao. Ví dụ như Argentina CDS price = 1.068, nếu bạn cho chính phủ Argentina mượn nợ, bạn phải trả số tiền thật cao để mua bảo hiểm trên món nợ cho vay của mình. Cũng có khả năng không có công ty bảo hiểm nào dám bán nếu họ nghĩ Argentina không thể trả nợ.
(3) The Dong, is semi fixed to the dollar: đồng tiền VN bán cố định so với đồng đô la, đồng VN không hẳn lệ thuộc hoàn toàn vào đồng đô la mà chỉ ảnh hưởng 1 phần thôi. Nghĩa là khi đồng đô la tăng (appreciate) có khả năng làm cho đồng VN tăng, đồng đô la giảm (depreciate) thì đồng VN cũng có thể giảm.
(4) Currency peg = fixed exchange rate: tỉ giá trao đổi cố định. Chính sách kiểm soát giá trị tiền tệ bằng cách nối kết với một loại tiền tệ khác. Đồng đô la thường được sử dụng như là peg currency cho nhiều loại tiền tệ.
(5) Global double dip: kinh tế toàn cầu lên xuống theo chu kỳ, double dip là xuống 2 lần, tức là kinh tế bị suy thoái rồi phục hồi, rồi lại suy thoái lần nữa.

Tổng số lượt xem trang