Bài này mình viết tựa cho cuốn sách, gửi đăng báo Thanh niên, phút cuối cùng cũng bị tòa soạn cho out. Chẳng hiểu vì sao. Cuộc sống bây giờ lạ lắm, nhiều chuyện không thể hiểu lại diễn ra hằng ngày như là chuyện đương nhiên.
Đây là cuốn sách thứ năm, rút từ hơn một trăm bút kí, phóng sự, ghi chép của Võ Đắc Danh. Có lẽ gọi đấy là những ghi chép thì đúng hơn. Những ghi chép của “anh nông dân cầm bút”, một biệt danh đáng yêu, cũng là sở đắc của anh, một người suốt đời cầm bút cho nông dân, vì nông dân, những người nông dân khổ đau khắp cánh đồng Nam Bộ. Thật hiếm có nhà văn nào được như anh, suốt cuộc đời tìm kiếm những số phận khổ đau, những con người bất hạnh- những con người bị vùi dập- bị lừa đảo- bị đổ oan- bị đày đọa… nơi bùn lầy, chỗ hoang vu, chốn xơ xác, bến tiêu điều… Lắm kẻ chỉ nghĩ đến việc phải đến đó thôi cũng đã phải rùng mình kinh sợ.
Trả lời câu hỏi những nhân vật nào ám ảnh anh nhất, Võ Đắc Danh đã nói: “Những con người khát khao sự tử tế, khát khao được sống đàng hoàng tử tế nhưng bị xã hội đấy họ vào bước đường cùng.” Vâng, đó là nông dân, đích thị là nông dân, thời nào cũng thế. Viết về những con người như thế không thể nói viết để kiếm sống, để kiếm vinh quang lại càng không, trong khi đó nhà văn phải đối diện với đòn trả thù của đám bất lương, những kẻ đã đẩy các nhân vật của anh đến đường cùng. Nhưng đó không phải là mối hiểm nguy số 1, sự hiểm nguy buả vây hết mọi nẻo đường anh đi, đó là đám quan tham, những kẻ luôn giấu diếm những tiêu cực và bất cập, trên mảnh đất họ trị vì chỉ có ấm no hạnh phúc, ai nói ngược lại người đó trước sau không có đất sống. Hơn một lần Võ Đắc Danh bị buộc phải treo bút và nguy cơ sa vào vòng lao lý, thật đáng sợ.
Viết được như vậy, người viết chẳng những phải có tình yêu thương mà phải có lòng dũng cảm, chẳng những phải đức kiên trì mà phải có sự hy sinh, những thứ nói rất dễ nhưng làm được thật quá khó khăn, không phải ai cũng làm được. Nói thật, cả ngàn nhà văn hiện thời may lắm có dăm bảy người làm được điều đó, không hơn. Chính vì vậy mà dù ở đâu, thời nào, những trang văn đẫm mồ hôi và nước mắt của các nhà văn “cá biệt” này bao giờ cũng tỏa sáng và sống bền trong lòng bạn đọc, cho dù có thể tài dùng chữ của họ kém thua nhiều người khác.
Đời chợ, chợ đời, cuốn sách thứ năm của Võ Đắc Danh vẫn tiếp tục dòng chảy cảm xúc của bốn cuốn sách trước. Vẫn là nước mắt nụ cười của những người nông dân khổ đau, chỉ có khác họ là những người đàn bà thôn quê hoặc từ thôn quê mà ra. Họ không phải là mẫu phụ nữ anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang-mẫu “người hùng” phụ nữ một thời,- họ là những phụ nữ dám sống trên những nỗi khổ đau cùng cực. Chỉ vậy thôi cũng đủ cho hết thảy chúng ta yêu thương và khâm phục.
Đối với tôi đó là những người đàn bà kì lạ, bởi vì trên mỗi bước đường đời họ đều gặp khổ đau và oan trái, cay đắng và thất thiệt nhưng họ đã không gục ngã, không đầu hàng. Đối với họ, tuồng như trời không có mắt, bao nhiêu khổ đau của thế gian trời đều đổ lên đầu họ. Thế mà họ vẫn nuốt nước mắt nghiến răng dấn bước, quyết không đầu hàng số phận. Yêu người bị người phụ, tin người bị người lừa. Ngày xưa cầm súng giữ đất bây giờ bị cướp đất giữa ban ngày. Ngày xưa cưu mang đùm bọc bây giờ bị phản bội bị chơi đểu. Rồi bà mẹ già cõng trên lưng những đứa con tật nguyên. Rồi người đàn bà “mười sáu năm lấy chồng, giật mình nhìn lại mình đã tám đứa con nhưng chưa có một ngày hạnh phúc”. Những người đàn bà có chồng là có thêm một gánh nợ, hết gánh nợ này đến gánh nợ khác, triền miên. Tôi đã bật khóc không chỉ một lần khi đọc Đồng cỏ cháy, nhiều khi muồn kêu to: trời ơi sao lại có những số phận khổ đau và oan nghiệt đến thế!
Đọc kĩ Võ Đắc Danh, đọc hết Võ Đắc Danh người ta buộc phải đặt câu hỏi: vì sao Võ Đắc Danh suốt đời đeo đuổi đề tài người nông dân cùng khổ, anh viết không để kiếm sống cũng chẳng để kiếm vinh. Vì sao như thế?
“Cũng có thể là tôi đang giận chính mình. Nhưng nói chính xác hơn là tôi luôn dằn vặt một mặc cảm tội lỗi với những nhân vật của tôi. Sau mỗi một bút ký, tên tuổi tôi ít nhiều được đánh bóng thêm, còn những nhân vật của tôi thì tiếp tục đắm chìm trong tiếng kêu oan vô vọng. Nhiều khi tôi tự hỏi, có phải mình đã làm sang cho mình bằng những thân phận thấp hèn của họ chăng ? Tôi cảm thấy đau lòng, thậm chí thấy ê chề, nhục nhã. Nhưng rồi sau đó gặp một thân phận khác, tôi lại dằn vặt muốn tiếp tục sẻ chia, muốn nói thay họ những điều mà họ không nói được. Cứ thế mà tôi cứ sống trong cái vòng lẩn quẩn buồn vui, cay đắng của cuộc đời, không thể tự tìm cho mình lối thoát nào khác.”
Võ Đắc Danh đã nói như vậy, và xin gọi đấy là mặc cảm Võ Đắc Danh. Không có mặc cảm ấy không phải Võ Đắc Danh. Giữa cái thời vinh thân phì gia là lẽ sống, Võ Đắc Danh đã chọn mặc cảm ấy và sống cùng mặc cảm ấy suốt cả cuộc đời. Phục lắm thay, cảm động lắm thay!
Nguyễn Quang Lập
TRĂNG NGHẸN Võ Đắc Danh |
TRĂNG NGHẸN là bài thơ của Hoài Tường Phong vừa đoạt giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học - Nghệ thuật trong khu vực nầy liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai. Nhưng một sự cố lạ lùng chưa từng có đã xảy ra: Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng Ban Giám khảo cho hay, một số cơ quan "có thẩm quyền" ở thành phố Cần Thơ (thực chất là không có thẩm quyền) đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài nầy u ám quá. "Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được". Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả. Nhà thơ Hoài Tường Phong cho biết, mấy ngày nay chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yếu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng với lý do "tôi không có gởi dự thi". Ông khẳn định rằng "tôi đã gởi dự thi", sau đó vị chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do "Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi". Ông Phong nói "Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo".
Xin miễn bình luận về sự kiện nầy. Mời các bạn đọc bài thơ TRĂNG NGHẸN đã được công bố giải Nhất vừa qua.
Xin miễn bình luận về sự kiện nầy. Mời các bạn đọc bài thơ TRĂNG NGHẸN đã được công bố giải Nhất vừa qua.
Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.
Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.<<<::: hay quá mà !!!>>>
VỀ BÀI THƠ "TRĂNG NGHẸN"
Giải nhất cuộc thi thơ ĐBSCL, nhưng cảm nhận về bài thơ
(Nhà thơ LÊ CHÍ - Tổng biên tập website Sông Cửu Long - Hội nhà văn VN)
Một lời nhắc ngậm ngùi
Lê Chí
Bài thơ ngắn, vỏn vẹn 32 câu mà tâm sự trong thơ thì thật dài, dài bằng chính cuộc đời “tôi” (tác giả) trải qua. Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa/ Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn/ Vùng tản cư hồi này ruộng hoang nhà trống/ Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân... Như hồi ức chìm nổi lang thang cùng năm tháng nhọc nhằn đã được Hoài Tường Phong từ từ kể lại một cách thật thà Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang/ Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp… Thì ra, được sinh ra trong đêm “vầng trăng viên mãn”, nhưng chắc gì bao ước mơ khát vọng rồi sẽ đi cùng. Bi kịch ngổn ngang của liên miên bao cuộc chiến tranh tàn khốc vẫn còn đó. Hòa bình phải đâu là phép màu có ngay áo ấm cơm no, có ngay mọi điều tốt đẹp. Để mưu sinh, người người bươn chải ngược xuôi khắp chốn. Riêng “tôi” thì Ngơ ngác buổi ra thành trước cuộc sống đua chen. Đồng ruộng với bao nỗi gian truân vất vả, nhiều người ngỡ thị thành là chốn dung thân nhàn hạ, nhưng ngờ đâu Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ/ Lớp phèn hết bám chân nhưng chất chân quê vẫn còn đó. Bởi Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác/ Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai. Vậy mà không ít người quanh năm dải nắng dầm mưa bám lấy ruộng đồng cứ ngỡ tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm. Còn “tôi” thì nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá/ Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Có một thời người nông dân bạc tóc lặng nhìn cánh đồng sau nhà mình mà như nhìn tận đâu đâu, trong lòng đắng cay muôn nỗi. Người ta đói lã ngay trên đồng lúa. Người ta nghèo xác xơ ngay trên đồng lúa. Rồi không ít người phải nuốt nước mắt tha phương cầu thực. Điều khó tin nhưng không ai không biết, vì Mỗi lần về quê bạn bè cũ lại vắng hơn/ Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ. Quả là trong đời sống vật chất và tinh thần ở vùng quê vốn hiền lành yên ả đang diễn ra một điều gì hệ trọng lắm. Chua xót làm sao trước cảnh Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu/ Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân. Và có thể nào lòng ta vui được, khi Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê/ Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu/ Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu/ Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút ngậm ngùi. Có thể sẽ có người lại hỏi: Thật vậy không, một vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, nổi tiếng “làm chơi ăn thiệt” mà có chuyện vậy sao? Xin thưa, không phải tất cả, nhưng
đó là những gì đã vẽ nên màu buồn nhức nhối trên bức tranh toàn cảnh. Cho đến hôm nay, những nỗi đắng cay ấy vẫn còn là một ấn tượng không lấy gì làm đẹp cho vùng đất
quê mình mỗi khi có ai đó lỡ lời bởn cợt: Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm
ngùi/ Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất/ Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất/ Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa... Chầm chậm đọc và chầm chậm lắng nghe, phải dõi theo day dứt lắm, máu thịt lắm với quê hương xứ sở, Hoài Tường Phong mới viết được những câu thơ đến nao lòng như vậy.
Nhưng mặt khác, có chỗ cũng làm cho người đọc ngạc nhiên. Bởi thời gian tác giả trải qua trong không gian ấy là khá dài, dài đến mấy mươi năm. Với chừng ấy thời gian, đồng bằng sông Cửu Long đã có rất nhiều thay đổi lớn lao. Bên cạnh những tồn tại của mặt tối, đời sống kinh tế xã hội đã có không ít những gì tốt đẹp đang ngày càng có sức thuyết phục hơn. Do vậy, TRĂNG NGHẸN dầu chỉ là lát cắt vùng đất này bằng nỗi đau sâu thẳm trong lòng, nhưng tiếc là lát cắt khá sâu và có phần nhấn mạnh, làm người đọc dễ “hụt hẫng”, nhất là ở khổ bốn câu cuối cùng: Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn/ Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ/ Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ/ Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê. Nhưng dù sao TRĂNG NGHẸN cũng đem đến cho chúng ta những điều không dễ gì quên và thật đáng suy ngẫm. Ngoái nhìn hành trình những năm tháng đã qua nào chỉ giản đơn là nhìn lại một dĩ vãng vu vơ phù phiếm. Bản chất của niềm vui là biết chắt ra từ nỗi buồn (làm gì có loại người quanh năm chỉ biết có cười mà không bao giờ rơi nước mắt). Với TRĂNG NGHẸN, một lần nữa nhà thơ Hoài Tường Phong muốn nhắc chúng ta đừng bao giờ lại để “lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn”.
24.2.2010
____________
*Bài được viết sau khi Website Sông Cửu Long nhận được Thông báo kết quả từ Ban Tổ chức cuộc thi.
Ý thức của chủ và thợ có vai trò quan trọng Đài Tiếng Nói Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh: An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc là một trong những quyền của người lao động; Ý thức của chủ sử dụng lao động và người lao động đóng vai trò quyết định trong thực hiện quyền này. ...
Năm 2009: Cả nước xảy ra hơn 6.000 vụ tai nạn lao độngBáo văn hóa Online
Tai nạn lao động tiếp tục tăngAn ninh thủ đô
550 người chết vì tai nạn lao động năm 2009Báo Đất Việt
Sài gòn Giải Phóng
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh: An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc là một trong những quyền của người lao động; Ý thức của chủ sử dụng lao động và người lao động đóng vai trò quyết định trong thực hiện quyền này. ...
Năm 2009: Cả nước xảy ra hơn 6.000 vụ tai nạn lao độngBáo văn hóa Online
Tai nạn lao động tiếp tục tăngAn ninh thủ đô
550 người chết vì tai nạn lao động năm 2009Báo Đất Việt
Sài gòn Giải Phóng
Bài “Mạng Trung Quốc xôn xao chuyện “mua” vợ Việt Nam” của tác giả Đông Linh tường thuật,
“Cuối năm 2009, 47 trang viết ‘Việt Nam tương thân kí’ của một cư dân mạng có nickname ‘Đới Tổng 1912′ trở nên cực hot trên mạng khi không chỉ có lượt truy cập khổng lồ mà còn được chia sẻ đường link trên khắp các website khác. Thông tin trong trang viết này khiến cư dân mạng phải xuýt xoa là: ‘…chỉ với 35.000 NDT, trong vòng 15 ngày, tác giả đã được thoải mái chọn từ hơn 40 cô gái Việt để làm bà xã cho mình.’”
Bài viết cũng cho biết,
“Theo anh Đới (cũng như nhiều tờ báo Trung Quốc như Sina, Kinh Sở, Trùng Khánh tin chiều…) thì tỉ lệ nam nữ ở Việt Nam là 3/5 nên có rất nhiều cô gái muốn lấy chồng ngoại quốc. Ở Việt Nam thậm chí có những “bà mối” chuyên nghiệp, đi tìm những cô gái quê xinh đẹp, muốn lấy chồng ngoại, tập trung lại một chỗ dạy dỗ, sau đó giới thiệu cho đàn ông nước ngoài. Trong rất nhiều quảng cáo môi giới hôn nhân, “bà mối” đưa ra nhiều bảo đảm: trọn gói trong vòng 3 tháng, không chi phí phát sinh, trong vòng 1 năm nếu cô gái bỏ về được “đền” cô khác…”
‘Trung Quốc là cơ hội chứ không phải mối đe dọa’--- Đất Việt“Thế giới nên xem Trung Quốc là cơ hội, không phải mối đe dọa. Phải vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với Trung Quốc”, VOA dẫn lời nhà tương lai học John Naisbitt của Mỹ khuyến cáo.