Thứ Tư, 7 tháng 4, 2010

Tâm sự cùng phản động

Nguồn: blog Tiến Lên XHCN
Trong vai trò quảng bá hình ảnh thiên đường XHCN, anh có dịp tiếp xúc với khá nhiều lọai phản động và đúc kết được nhiều điều về thành phần phản cách mạng này. Nhìn chung bọn phản động chống chính phủ ta chỉ phản chứ chẳng động. Đơn giãn vì chúng nói cho lắm, viết cho lắm nhưng chẳng gây được tiếng vang mạnh mẽ đối với người dân bình thường.
Chúng say mê lập đảng lập khối, viết hiến pháp mới, dịch bài về dân chủ, đa đảng, đấu tranh bất bạo động để rồi dễ dàng bị chính phủ ta liệt vào các điều 88 hoặc 79. Kết quả là chúng bốc lịch liên miên nhưng người dân thường chẳng ai biết hoặc màng tới các thứ lý thuyết xa vời ấy.

Dĩ nhiên đây là một thuận lợi cho sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng và tòan dân ta nên anh hòan tòan không phàn nàn. Nếu anh là phản động anh chẳng dại làm như chúng. Vì:
1) Các bài về tự do, dân chủ, đa đảng thì bác Hồ, bác Mao, Lenin và Marx đã viết hằng hà xa số trước lúc các bác ấy nắm quyền. Không cần dịch sách dân chủ xa xôi, cũng chẳng cần viết thảo luận dài lê thê, cứ trích nguyên văn đúng đọan đúng văn cảnh là điếu thể nào chính phủ ta có thể khởi tố chúng. Chẳng nhẽ khởi tố vì tội lợi dụng từ ngữ bác Hồ à? Thế thì Đảng viên ta vào tù tất à?
2) Một nét bờm khác của bọn phản động là chúng rất thích đối đầu, mặc dù đầu chúng chẳng cứng bằng đá của Đảng ta. Nào “đả đảo Trung Quốc, Trường Sa Hòang Sa là của Việt Nam”, “phản đối dự án Bauxite”, rồi lại “phản đối hành động cắt đất bán nước của chính phủ VN”, v.v. Ăn nói ồ ạt thế kia thì cứ tha hồ nhận phiếu uống cà phê với an ninh nhá.
Cứ thử viết “theo nguyện vọng của Đảng, thanh niên Việt Nam quyết tâm im lặng trong vấn đề TS-HS”, hoặc in áo ”Tuyệt đối ủng hộ Đảng cho Trung Quốc vào yếu điểm quân sự Tây Nguyên”, hay “Yêu nước là nói không với Trường Sa-Hòang Sa, nói có với Bauxite, sữa TQ, nước tương Chansu”, v.v. Dĩ nhiên Đảng anh sẽ truy cứu các tội vặt vãnh khác như ngọai tình, trốn thuế, hoặc cho “trúng tuyển” nghĩa vụ quân sự nhưng sẽ nhiều người dân hiểu được và vài HVB còn nhân tính tự thấy ấy nấy.
3) Đảng anh có tài tuyên truyền tốt, đặc biệt là phần tự lăng xê tài năng quản lý lãnh đạo năng động sáng tạo của mình. Tuy nhiên, nhiều lúc bọn anh cũng tự hổ nên phải lặn lội mò các ví dụ những nước khác để biện hộ cho quyền quản lý độc quyền của mình. Vì thế có một dạo mấy trăm tờ báo anh lăng xê Lý Quang Diệu không ngớt lời.
Tên LQD bỏ tù hàng trăm đồng chí Cộng Sản Singapore, bêu xấu tư tưởng XHCN và lý thuyết CS vô địch của anh, thế mà điếu có thằng phản động nào khai thác trích đọan bác Diệu đấu tố đảng CS anh, hú hồn. Nhờ thế mà bọn anh được thả sức nhồi vào đầu lũ sinh viên cừu non các lý luận bảo vệ quản lý độc đảng. Bọn phản động giỏi Anh ngữ dịch hộ anh đọan này xem nào:
“We have to lock up people, without trial, whether they are communists, whether they are language chauvinists, whether they are religious extremists. If you don’t do that, the country would be in ruins” - Prime Minister Lee Kuan Yew, 1986.
Nói tóm lại nếu bọn phản động chịu khó động não phá bỏ các kiểu lăng xê thần tượng thì công tác tuyên truyền định hướng của anh cũng có phần nào khó khăn.
4) Trong thâm tâm mỗi người Việt thì thằng Tàu vẫn độc ác nham hiểm hơn bọn tư bản gấp trăm lần. Thế thì muốn chửi gì cứ nhắm thằng Tàu mà chửi, chính sách Đảng anh là “nghiên cứu” từ phương Bắc ra cả mà. Này nhé, người dân khiếu kiện đất đai, tham nhũng, bắt bớ biểu tình (Thiên Nam Môn), cấm đóan tự do báo chí, đàn áp bất đồng chính kiến. Vấn nạn gì đảng anh có thì Tàu có gấp 10 lần. Cứ nhằm nó chửi xéo, chửi khéo tí, miễn sao đừng dính với Đảng anh. Chẳng nhẽ bọn anh kết tội chú tuyên truyền chống phá chính phủ Tàu à? Vì thế, cứ thoải mái xỉ vả Tàu, lâu ngày người dân tự động biết liên kết với cuộc sống hiện tại.
Đấy chỉ là vài điểm anh ngồi toa lét 20 phút mà ra. Nhưng dĩ nhiên phản động vẫn là phản động, vẫn mơ mộng thằng Cuội nên dù nói hụych tẹt thế này cũng chẳng thấm vào đầu lá khoai của chúng. Vì thế, anh hòan tòan vững tin vào tương lai tiến lên XHCN tươi sáng một cách chắc chắn.
http://www.x-cafevn.org/node/117

Tổng số lượt xem trang