Thứ Năm, ngày 09/06/2011
TTXVN (Luân Đôn 6/6)
Liên quan đến cuộc tranh chấp trên Biển Đông, “Tạp chí Á-Âu” tháng 5/2011 đăng bài phân tích của Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, giáo sư tại Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Xinhgapo, đồng thời là chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại trường Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang. Tác giả cho rằng cuộc tranh cãi về quyền khai thác tài nguyên quanh quần đảo Trường Sa đã biến thành một cuộc tranh cãi pháp lý. Vấn đề đặt ra là đối tượng tranh chấp là “hòn đảo” hay chỉ là “bãi đá”? Bởi “hòn đảo” thì được hưởng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa, nhưng “bãi đá” thì không. Dưới đây là nội dung bài viết:Chủ quyền, toàn bộ hoặc một phần, đối với quần đảo Trường Sa trên biển Đông là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc, Malaixia, Philippin, Việt Nam, Brunây và Đài Loan. Công hàm ngoại giao tháng 4/2011 do Philippin và Trung Quốc nộp lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã đặt nền móng cho một vụ tranh chấp giữa một số nước thuộc ASEAN (Malaixia, Philippin và Việt Nam) và Trung Quốc, liên quan đến chủ quyền pháp lý đối với các bãi đá tạo thành quần đảo Trường Sa.
Vấn đề quan trọng nhất được đưa ra là: Nước nào có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong và dưới các vùng biển xung quanh quần đảo này? Mặc dù đối tượng tranh chấp cuối cùng là tài nguyên thiên nhieê, nhưng cuộc tranh chấp này được dựng lên như một cuộc tranh cãi về pháp lý về nhận thức đối với Điều 121 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).
Các định nghĩa pháp lý
Điều 121 quy định rằng một hòn đảo – được định nghĩa là “một khu vực đất tự nhiên nhô lên trên mặt nước khi thuỷ triều lên” – về nguyên tắc có thể tạo ra các vùng lãnh hải giống như đất liền. Chúng bao gồm vùng lãnh hải trong bán kính 12 hải lý, vùng EEZ trong bán kính 200 hải lý và một thềm lục địa. Một số cấu thành của quần đảo Trường Sa do các nước đang chiếm đóng không đáp ứng được định nghĩa của một hòn đảo. Chúng hoặc bị ngập dưới nước khi thuỷ triều lên, hoặc nhô trên mặt nước khi thuỷ triều lên là nhờ được cải tạo hoặc do các cấu trúc nhân tạo. Các bãi đá này thậm chí không được hưởng vùng lãnh hải 12 hải lý.
Đoạn 3 của Điều 121 trong UNCLOS đã tạo ra một ngoại lệ cho một số loại đảo bằng cách nói rằng “các bãi đá mà không thể tự nó duy trì sự sinh sống hoặc đời sống kinh tế của con người” sẽ không có vùng EEZ hay thềm lục địa. Nhiều bãi đá trong quần đảo Trường Sa có thể nằm trong nhóm này và do đó chỉ được vùng lãnh hải 12 hải lý.
Lý lẽ của Malaixia, Việt Nam và Trung Quốc
Công hàm của Philippin gửi lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc hôm 5/4/2011 và của Trung Quốc hôm 14/4/2011 là những văn bản mới nhất trong một loạt công hàm liên quan đến Thoả thuận chung giữa Malaixia và Việt Nam được hai nước trình lên Uỷ ban ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc vào ngày 6/5/2009. Trong thoả thuận chung này, Malaixia và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với một thềm lục địa vượt ra ngoài giới hạn 200 hải lý của vùng EEZ mà họ tuyên bố trên biển Đông.
Ngày 7/5/2009, Trung Quốc phản ứng bằng cách gửi công hàm nói rằng nước này có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển liền kề. Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển “liên quan” trên Biển Đông, kèm theo là bản đồ đường “lưỡi bò” 9 đoạn do nước này đưa ra.
Phản ứng của Philippin và sự đáp trả của Trung Quốc
Philippin phản ứng bằng cách gửi công hàm ngoại giao vào ngày 4/4/2011, trong đó nói rằng UNCLOS không cung cấp cơ sở pháp lý cho bất cứ sự đòi hỏi nào về chủ quyền và quyền tài phán trên vùng biển “liên quan” (và các đáy biển và lòng đất) nằm trong đường “9 đoạn” phía ngoài các vùng biển được coi là “liền kề” với các hòn đảo theo định nghĩa tại Điều 121 của UNCLOS. Mặc dù ngôn ngữ thể hiện trong công hàm không rõ ràng, nhưng dường như nó hàm ý Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền tài phán đối với bất kỳ nguồn tài nguyên nào nằm trong vùng “lưỡi bò” và nằm ngoài vùng biển liền kề với các đảo của nước này.
Ngày 14/4/2011, phản ứng với công hàm của Philippin, Trung Quốc nhắc lại quan điểm lâu nay là nước này có chủ quyền không thể tranh cãi đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và vùng biển liền kề. Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng nước liên quan, cũng như đáy biển và lòng đất phía dưới. Tuy nhiên, nước này không đề cập đến bản đồ “9 đoạn”, và tuyên bố (lần đầu tiên) rằng quần đảo này được hưởng quyền lãnh hải, vùng EEZ và thềm lục địa. Đây có thể là một động thái quan trọng bởi Trung Quốc dường như đã nêu rõ đòi hỏi của mình và dùng UNCLOS để bảo vệ lý lẽ.
Hòn đảo hay bãi đá?
Trong cuộc tranh chấp về các quần đảo và bãi đá, các nước ASEAN sẽ tiếp tục giữ quan điểm rằng họ có chủ quyền và quyền tài phán đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên ở trong và dưới các vùng nước thuộc quần đảo Trường Sa. Đòi hỏi của họ dựa trên quyền đối với 200 hải lý vùng EEZ tính từ các đường cơ sở thuộc lãnh thổ đất liền hoặc quần đảo của họ. Họ sẽ không đòi hỏi vùng EEZ từ bất kỳ cấu thành nào của quần đảo Trường Sa, và sẽ nhất quán rằng không một cấu thành nào thuộc diện tranh chấp được coi là “hòn đảo”, và những “hòn đảo” đó trên thực tế chỉ là bãi đá.
Chiến lược này sẽ mang lại cho các quốc gia tranh chấp thuộc ASEAN chủ quyền không thể tranh cãi để thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở trong và phía dưới của hầu hết các vùng nước thuộc quần đảo Trường Sa. Họ sẽ chỉ không có chủ quyền và quyền tài phán để khai thác tài nguyên thuộc bán kính 12 hải lý liền kề các đảo, chừng nào cuộc tranh chấp vẫn chưa được phán quyết.
Để bảo vệ lợi ích của mình, Trung Quốc sẽ phải duy trì quan điểm là ít nhất một số bãi đá thuộc Trường Sa được tính là “đảo” để được hưởng vùng EEZ và thềm lục địa. Quan điểm này sẽ tạo ra một vùng chồng lấn đáng kể giữa vùng EEZ của quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đòi chủ quyền với vùng EEZ và/hoặc thềm lục địa mở rộng mà các quốc gia tranh chấp thuộc ASEAN có quyền tính từ đường cơ sở của lãnh thổ hay quần đảo của họ.
Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một thách thức là trước đây nước này đã có quan điểm về thế nào là đảo và thế nào là bãi đá. Trong các cuộc tranh luận tại Liên hợp quốc liên quan đến cuộc tranh chấp giữa nước này với Nhật Bản về chủ quyền đảo Okinotorishima, Trung Quốc lập luận rằng các đảo nhỏ, ở xa, không có người ở không được trao vùng EEZ hay thềm lục địa. Các quốc gia ASEAN có thể sẽ nói rằng lập luận này của Trung Quốc cũng nên áp dụng đối với các đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa.
***
(Đài RFA 31/5)
Trong vụ tàu hải giám của Trung Quốc vi phạm thềm lục địa Việt Nam, yếu tố pháp lý nào có thể được Việt Nam áp dụng để chống lại hành động mà báo chí gọi là ngang ngược này? Mặc Lâm phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt, hiện giảng dạy môn luật quốc tế tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh để tìm câu trả lời, nội dung như sau:Mối đe doạ quân sự
- Thưa Thạc sĩ qua việc tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh, theo các quy định của luật pháp quốc tế, thạc sĩ nhận định sự việc này như thế nào?
+ Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên trong Công ước của LHQ về Luật biển và như vậy theo luật pháp quốc tế trong công ước quy định là tất cả các thành viên đều phải có nghĩa vụ tôn trọng công ước.
Công ước quy định rõ ràng các quốc gia ven biển có quyền khai thác và thăm dò khai thác các tài nguyên ở vùng thềm lục địa của mình. Đó là quyền đương nhiên được hưởng theo đúng tinh thần Công ước.
- Xin Thạc sĩ nói thêm một số chi tiết về Công ước của LHQ về luật biển và điều khoản áp dụng trong trường hợp này như thế nào?
+ Điều 279 trong Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 quy định nếu có tranh chấp thì phải sử dụng biện pháp hoà bình. Ngay điều 2 và điều 33 trong hiến chương LHQ cũng quy định các tranh chấp phải giải quyết bằng hoà bình. Như vậy, có thể khẳng định rằng Trung Quốc đã vi phạm Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 và gián tiếp vi phạm Hiến chương LHQ. Thêm nữa Trung Quốc cũng vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông tức là DOC năm 2002 mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết. DOC có quy định rằng các nước phải tự kiềm chế, không được gây những điều phức tạp và không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực đối với các bên khác. Trong trường hợp như vậy, hành vi bao vây, và cắt cáp của Trung Quốc có thể nói là đe doạ quân sự.
- Thạc sĩ vừa nhắc tới Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Nếu đem DOC ra chứng minh cho hành động này của Trung Quốc là vi phạm thì chúng ta sẽ được lợi thế gì với các nước trong khối?
+ Tôi nghĩ rằng nếu Việt Nam đưa DOC ra thì sẽ có bằng chứng cho thấy thái độ của Trung Quốc như thế nào. Ở đây cũng phải nói rõ thêm là DOC không ràng buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên lại tạo dư luận rất lớn ở tính chính đáng của vấn đề. Nếu Việt Nam nêu ra vấn đề này thì cho thấy dù Trung Quốc luôn đưa ra quan điểm muốn dùng biện pháp hoà bình và thân thiện với tất cả các nước khác, nhưng hành động vừa rồi cho thấy hoàn toàn không giống những gì họ nói. Điều này có thể cảnh tỉnh các nước ASEAN và sẽ giúp các nước ASEAN nhận ra vấn đề trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông với Trung Quốc như thế nào.
Kiện ra toà án quốc tế không là chuyện đơn giản?
- Mới đây người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là bà Khương Du đã tuyên bố tàu hải giám của họ chỉ thực hiện những nhiệm vụ bình thường. Ý của bà này muốn nói tới đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự đặt ra vào năm 2009 để nguỵ biện cho hành động của tàu hải giám. Trong trường hợp này thì Việt Nam phải đối phó như thế nào?
+ Để đối phó, chúng ta phải phản đối trên tất cả các diễn đàn mà chúng ta có thể làm được. Trước đây tôi cũng đã đưa ra đề nghị là chúng ta phải nên nghĩ tới chuyện kiện ra toà án quốc tế. Nhưng phải nói thêm rằng việc kiện ra toà sẽ có những vấn đề khó khăn.
Thứ nhất, khi ra toà thì chúng ta sẽ kiện ra Toà án Quốc tế về luật biển theo công ước 1982. Toà án này trực tiếp giải quyết những tranh chấp về những điều, những quy định trong luật biển. Hoặc là Việt Nam có thể đưa ra một toà án trọng tài nào đó để họ có biện pháp phân xử. Thế nhưng cái khó nhất là Trung Quốc vẫn đang từ chối việc ra toà án quốc tế, mà các toà án quốc tế nói chung đều phải có sự chấp thuận của cả hai bên, cho nên đấy là điều khó. Vì vậy, chúng ta phải tìm mọi diễn đàn để đưa vấn đề này ra và kéo dư luận quốc tế vào phản đối vấn đề đó.
- Nếu Trung Quốc cương quyết không chịu tham gia phiên toà thì Việt Nam còn có cách nào khác để đánh động với các nhà làm luật quốc tế?
+ Hiện bây giờ điều đó chưa thể xảy ra! Bởi vì Trung Quốc đã khước từ khi bị đưa ra toà án. Thứ hai, nếu đem ra Hội đồng Bảo an có lẽ Việt Nam có thể đánh động cho Hội đồng Bảo an, nhưng điều này cũng khó vì Trung Quốc là thành viên thường trực nên họ sẽ phủ quyết. Tuy nhiên ở đây vấn đề quan trọng nhất là gì? Đó là công luận thế giới. Toàn bộ công luận thế giới và những người yêu chuộng hoà bình, công bằng công lý sẽ nhận biết được vấn đề và đấy cũng là một sức mạnh rất lớn.
- Một lần nữa xin cám ơn Thạc sĩ Hoàng Việt đã trả lời phỏng vấn của chúng tôi.
- Những hành động mới đây của Trung Quốc cho thấy có vẻ họ muốn bước thêm một bước dài trong tranh chấp ở biển Đông. Thạc sĩ nhận định thế nào về điều này?
+ Những hành động của Trung Quốc gây căng thẳng trên biển Đông vừa rồi không phải là ngẫu nhiên mà nằm trong một chuỗi hành động được tính toán từ rất lâu của họ. Với tham vọng vươn ra đại dương, Trung Quốc đã hình dung ra hai chuỗi đảo chính, trong đó biển Đông nằm trong chuỗi đảo số 1, như là cửa ngõ để Trung Quốc có thể vươn ra chuỗi đảo số 2, dần dần thống trị Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Để độc chiếm biển Đông, họ đưa ra “đường lưỡi bò”, công khai từ năm 2009 và nhanh chóng bị hầu hết các nước trong khu vực biển Đông phản đối, chỉ ra sự vô lý của nó. Thiếu cơ sở pháp lý, nhưng Trung Quốc vẫn cứ muốn dùng sức mạnh quân sự của mình để duy trì “đường lưỡi bò” trên thực tiễn.
Mới đây, sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đến hai nước Inđônêxia và Philippin, không rõ là các bên có trao đổi gì không, nhưng hành động của Trung Quốc bắt đầu cứng rắn hơn rất nhiều. Năm 1992, Trung Quốc từng cấp phép cho một công ty của Mỹ khai thác dầu ở bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, nhưng phải rút khi Việt Nam phản đối mạnh. Thì đến bây giờ, vụ tàu Bình Minh cũng gần giống như thế, vì nơi tàu bị cắt cáp cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, mà theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì Việt Nam có toàn quyền khảo sát, thăm dò, khai thác các tài nguyên.
- Bước đi kế tiếp của Trung Quốc có thể là gì, thưa ông?
+ Một điều phía Việt Nam cần cẩn trọng là Trung Quốc, sau những hành động xâm lấn, có thể đưa ra cái bẫy “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Thế nhưng lại cùng khai thác ở ngay trong thềm lục địa, trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam mà hiển nhiên mình phải có toàn quyền khai thác. Đặc biệt là hiện tại Việt Nam và Trung Quốc lại đang đàm phán ở cấp thứ trưởng ngoại giao về nguyên tắc giải quyết chung đối với tranh chấp trên biển. Tôi nghĩ các hành động hung hăng của Trung Quốc có lẽ sẽ còn tiếp diễn rất nhiều, đây mới chỉ là khúc dạo đầu thôi.
- Ông đánh giá thế nào về những phản ứng của nhà nước Việt Nam trước các động thái của Trung Quốc mấy ngày qua?
+ Tôi nghĩ phản ứng của nhà nước Việt Nam rất kịp thời và cũng thẳng thắn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga còn tuyên bố hải quân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền. Điều này tôi rất đồng ý, chúng ta không muốn sử dụng biện pháp chiến tranh nhưng chúng ta phải bằng mọi cách bảo vệ cái gì thuộc về chúng ta. Tuy nhiên, Việt Nam trong vụ tàu Bình Minh cũng có chút bị động. Chúng ta nên nhận thức rằn hành động của Trung Quốc là nằm trong một chuỗi tính toán như thế và cần chủ động hơn trong cách đối phó.
- Theo dõi các động thái của Việt Nam thì có vẻ có một sự thay đổi lớn trong phản ứng với Trung Quốc, chẳng hạn như báo chí được phép đưa tin rộng rãi hơn?
+ Cũng không hẳn là thay đổi lớn mà là đã đến lúc không thể không làm được. Nếu không lên tiếng thì mọi chuyện sẽ trôi qua, sẽ thành tiền lệ, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới. Khi sự xâm phạm của Trung Quốc ở mức nghiêm trọng như vậy thì buộc phía Việt Nam phải có phản ứng mạnh thôi.
- Theo ông, Việt Nam cần có thêm những bước đi nào nữa trong việc đối phó với các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông?
+ Trước mắt là Việt Nam phải có những động thái để kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN. Các nước ASEAN mà cùng lên tiếng mạnh thì có lẽ thái độ của Trung Quốc cũng sẽ thay đổi. Bởi nếu cứ để diễn biến thế này, Trung Quốc vẫn cố tình tiếp tục như thế và Việt Nam bằng mọi giá bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình thì tương lai về một cuộc xung đột quân sự là điều khó tránh. Mà chiến tranh thì chẳng bên nào có lợi, kể cả Trung Quốc.
Đồng thời, một điều rất quan trọng bây giờ là Việt Nam phải nhanh chóng ban hành luật biển, phải luật hoá, quy định rõ những vùng biển nào của ta và cách hành xử để khi bị xâm phạm thì lực lượng cảnh sát biển sẽ dễ xử lý. Luật biển Việt Nam soạn thảo đến 13 năm nay vẫn chưa đưa ra Quốc hội để thông qua, trong khi các quốc gia khác xung quanh đã có cả rồi.
- Theo báo Sài Gòn Tiếp thị, mới đây tại Quảng Ngãi đã có xã thành lập đội dân quân biển chia nhóm hoạt động trên các tàu đánh cá, có thể “độc lập chiến đấu” trong một số tình huống. Theo ông, điều này có nên không?
+ Khó lắm, cái này phải nghiên cứu kỹ lại. Nó có thể gây nguy hiểm thêm cho ngư dân. Khi bị bắt, ngư dân không có súng có thể còn được đối xử bình thường, có súng thì có khi lại bị quy cho là hải tặc, làm mọi chuyện phức tạp hơn. Còn tàu cá cảu ngư dân thì không thể nào mà so sánh với các tàu hải giám hay tàu quân sự trang bị hiện đại của Trung Quốc được.
- Thưa ông, liệu chúng ta có thể nói tình hình căng thẳng Biển Đông đã bước sang một giai đoạn mới gay cấn hơn không?
+ Như tôi đã nói thì các hành động hung hăng của Trung Quốc có lẽ sẽ còn tiếp diễn phức tạp hơn nữa. Từ đầu năm, tôi đã tiên lượng rằng khả năng khoảng tháng 5 thể nào cũng căng thẳng, vì hàng năm Trung Quốc vẫn đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông từ ngày 16/5. Năm nào các hành động của Trung Quốc cũng thường bắt đầu gia tăng vào tháng 5, gây nên căng thẳng dai dẳng giữa hai bên. Những hành động của Trung Quốc chắc chắn không phải là cuối cùng, đó chỉ là những hành động nối tiếp có tính toán trong một chuỗi các hành động của Trung Quốc để làm cho các quốc gia khác công nhận “đường lưỡi bò” họ đưa ra. Tình hình sẽ còn căng thẳng hơn nữa.
- Thưa giáo sư, tại sao tình hình trong vùng Biển Đông lại đột nhiên trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây?
+ Trung Quốc đã thực hiện ba hành động khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng. Ngày 2/3, các tàu tuần tiễu Trung Quốc ra lệnh cho một tàu thăm dò địa chấn Philippin phải rời vùng biển quanh khu vực ‘bãi Cỏ Rong’ (Reed Bank). Trong tháng Năm vừa qua, nhà cầm quyền đại phương Trung Quốc lại đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong khu vực Biển Đông. Lệnh này đã giúp ngư dân Trung Quốc ngày càng lấn lướt khi họ tiến vào đánh bắt thuỷ sản trong các ngư trường truyền thống của Việt Nam. Ngày 26/5 các tàu hải giám Trung Quốc tiến lại gần một tàu thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và cố tình cắt đứt dây cáp chìm dùng để vẽ bản đồ khu vực. Phía Trung Quốc cũng ra lệnh tàu Việt Nam phải rời khu vực này. Những động thái này của Trung Quốc diễn ra sâu trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam và ở ngoài khơi thành phố Nha Trang.
Các hành động của Trung Quốc khiến Philippin và Việt Nam phản đối. Trung Quốc phản ứng lại bằng cách tuyên bố nước này vẫn chỉ thực hiện các thẩm quyền ‘bình thường’ của mình khi ‘quản lý’ vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc lãnh hải của họ.
- Thưa Giáo sư, liệu tình hình có thể tồi tệ hơn hay không?
+ Tình hình có thể tồi tệ hơn nếu Trung Quốc tiếp tục hung hãn khẳng định chủ quyền bằng cách sử dụng vũ lực chống lại các tàu thăm dò không có vũ trang. Cho tới nay Trung Quốc vẫn sử dụng các tàu hải giám dân sự thay vì dùng chiến hạm. Philippin hoặc Việt Nam có thể sẽ phái tàu bảo vệ đi kèm các tàu của mình. Điều này sẽ khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.
- Việt Nam phải làm gì để giải quyết tình hình này?
+ Việt Nam đã gửi kháng thư tới Đại sứ quán Trung Quốc. Trước tiên, Việt Nam phải tiếp tục phản đối các hành động của Trung Quốc và công khai hoá vấn đề này. Đồng thời, Việt Nam phải hối thúc Trung Quốc mở một cuộc họp cấp cao với giới lãnh đạo Bắc Kinh để tìm phương cách ngăn những vụ việc tương tự có thể tiếp tục xảy ra hoặc ngăn chặn không để cuộc tranh chấp leo thang. Thứ hai là Việt Nam phải tìm kiếm sự hậu thuẫn từ phía Inđônêxia, Chủ tịch hiện thời của ASEAN. Mục đích là để quốc gia này lãnh đạo các thành viên ASEAN hình thành một lập trường thống nhất đối với Trung Quốc trong những phiên họp sắp diễn ra trong năm nay. Thứ ba là Việt Nam phải vận động những quốc gia hàng hải khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Ôxtrâylia để họ hậu thuẫn về mặt ngoại giao. Thứ tư là Việt Nam phải yêu cầu mở các cuộc hội đàm với các quốc gia hàng hải thân hữu để bàn về vấn đề duy trì chủ quyền đối với Vùng Đặc quyền Kinh tế của những nước này. Thứ năm là Việt Nam phải cải thiện tàu bè để tạo thuận lợi cho việc thông tin, liên lạc giữa các tàu thăm dò dầu khí và các nhà chức trách trong lĩnh vực hải quân và không quân. Mục đích của việc này nhằm hộ tống tàu tuần tra và yểm trợ bằng không quân cho các tàu dò tìm dầu khí của Việt Nam nếu như những tàu này bị tàu hải giám Trung Quốc đe doạ.
- Việt Nam có thể được ASEAN giúp đỡ để giải quyết tình hìn hay không, thưa ông?
+ Năm 2010, ASEAN và Trung Quốc đã xét duyệt Nhóm Công tác Hỗn hợp để thực thi bản ‘Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc’ (DOC). Mặc dù DOC đã được Trung Quốc và ASEAN ký hồi năm 2002, nhưng văn kiện này chưa bao giờ được thi hành. ASEAN đang hối thúc Trung Quốc tạo thêm điều kiện để bản quy tắc ứng xử có hiệu lực hơn. Tất cả những vấn đề này không có tiến triển và chỉ dậm chân tại chỗ.
Việt Nam phải cùng với Philippin và những quốc gia duyên hải khác hối thúc Trung Quốc thực hiện thêm các biện pháp để vấn đề này tiến triển. Điều mà ASEAN có thể làm là cố tìm ra được những động thái hành xử mà các bên liên quan có thể chấp nhận được và đưa ra những biện pháp để xây dựng niềm tin. Cuộc xung đột về lãnh thổ và chuỷ quyền chỉ có thể được giải quyết bởi các quốc gia có liên quan trực tiếp hoặc với sự đồng ý của những nước này và nhờ quốc tế làm trọng tài phân xử.
- Thế còn Mỹ thì sao? Việt Nam có thể được Mỹ giúp đỡ trong vấn đề này chứ, thưa Giáo sư?
+ Mỹ không theo phe nào trong vấn đề xung đột chủ quyền lãnh thổ. Vì vậy, tôi cho là Mỹ sẽ không trực tiếp can dự vào vấn đề song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam. Mỹ đã chính thức đề nghị góp phần vào việc giải quyết cuộc tranh chấp. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị và xem đó như là sự can thiệp từ bên ngoài. Đại sứ Mỹ tại Philippin đã lên tiếng kêu gọi các bên hãy tự kiềm chế và giải quyết vấn đề một cách hoà bình.
Mỹ sẽ bảo vệ quyền an toàn và tự do hàng hải trong hải phận quốc tế. Tuy nhiên những hành động của Trung Quốc không đe doạ những khu vực này. Mỹ cũng sẽ chống lại bất kỳ nước nào khác muốn thiết lập quyền bá chủ tại Biển Đông.
Việt Nam không thể thực sự trông mong Mỹ giúp đỡ. Việt Nam không phải là nước ký hiệp ước đồng minh với Mỹ như Philippin, cũng không phải là đối tác chiến lược với Mỹ như Xinhgapo. Mặc dù Việt Nam đã đánh tiếng muốn đẩy mạnh công cuộc hợp tác quốc phòng với Mỹ, nhưng Mỹ quan ngại sẽ bị ‘lừa phỉnh’ trong cuộc tranh chấp song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Việt Nam đang gặp khó khăn vì đã nhượng bộ và chiều theo ý Trung Quốc trong thời gian quá dài trong khi đó họ lại do dự và miễn cưỡng trong việc phát triển mối quan hệ quốc phòng với Mỹ. Nếu như những mối quan hệ này được phát triển từ khoảng một thập niên qua thì giờ Việt Nam đã ở vị trí tốt hơn để hợp tác với Mỹ trong vấn đề này.
- Thưa Giáo sư, trong trường hợp xấu nhất nếu bùng nổ chiến tranh thì chính phủ Việt Nam sẽ trông cậy vào đâu để tiến hành chiến tranh và để được giúp đỡ?
+ Trong trường hợp đó thì trước tiên Việt Nam chỉ có thể trông cậy vào chính mình để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, ASEAN và cộng đồng quốc tế sẽ ngay lập tức chú ý tới Biển Đông nếu bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào xảy ra. Hai bên trong cuộc xung đột sẽ chịu áp lực rất lớn để ngừng giao tranh. Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực, uy tín nước này sẽ bị phương hại đồng thời ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh sẽ bị suy giảm. Ngoài ra, các quốc gia chính trong khu vực sẽ xích lại gần hơn với Mỹ và các đồng minh của nước này.
- Theo ông, người dân Việt Nam nghĩ gì về cách giải quyết vấn đề Biển Đông và biên giới của chính phủ nước này?
+ Biển Đông là vấn đề rất nhạy cảm ở Việt Nam. Kể từ cuối năm 2007, tinh thần dân tộc chống Trung Quốc của người dân Việt Nam bùng phát khi Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa và về vấn đề khai thác bô xít. Trách nhiệm hành chính của huyện Tam Sa này bao trùm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (Maclesfield Bank) . Quyền lợi thương mại của người dân và các ngành nghề ở Việt Nam liên quan tới việc đánh bắt hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số bộ phận trong giới trí thức ủng hộ chủ trương cho rằng chính phủ phải tỏ ra cứng rắn hơn trong việc đối phó với các yêu sách của Trung Quốc. Tinh thần chống Trung Quốc cũng xuất hiện trong một số bộ phận của giới truyền thông và các blogger. Công luận nay rõ ràng đang tạo áp lực và đòi chính quyền phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.
- Nhìn chung, người dân Việt Nam nghĩ gì về việc Chính phủ Việt Nam quan hệ với Trung Quốc?
+ Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ hồi năm 1991. Từ đó tới nay, chính phủ và Đảng Cộng sản hai nước đã phát triển mối quan hệ sâu rộng. Đường biên giới trên đất liền đã được phân định và nay vùng biên giới hai nước đã biến đổi từ khu vực đối đầu thành khu vực hợp tác. Thương mại giữa biên giới hai nước đã phát triển mạnh có lợi cho người tiêu dùng Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ đã được phân ranh giới và hai nước đã hợp tác với nhau trong vấn đề ngư nghiệp. Chính phủ hai nước tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận cấp chuyên gia để bàn về vấn đề Vịnh Bắc Bộ và những nguyên tắc dàn xếp các cuộc tranh chấp hàng hải. Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã nhận thức rằng Trung Quốc là quốc gia láng giềng và dù muốn hay không thì họ vẫn phải chấp nhận thực tế đó.
Tuy nhiên, hiện nay có một số vấn đề khiến nhiều người lo ngại như mức thâm hụt thương mại giữa hai nước lên tới 13 tỷ USD nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc, việc Trung Quốc hiện đại hoá quân đội, việc công nhân Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam, việc đầu tư của Trung Quốc ví dụ trong vấn đề bô xít và môi trường, hoặc việc Trung Quốc sách nhiễu ngư dân Việt Nam.
Thật khó có thể khái quát hoá suy nghĩ của người dân Việt về việc chính phủ nước này quan hệ với Trung Quốc. Lý do là vì ở Việt Nam không có các cuộc thăm dò dư luận. Tuy nhiên, rõ ràng một bộ phận lớn trong giới có học và những người hoạt động trong các ngành nghề liên quan tới đánh bắt hải sản muốn thấy chính phủ cương quyết hơn trong việc đối phó với Trung Quốc. Một số người trong hàng ngũ trí thức ở Việt Nam muốn hải quân Việt Nam được tăng cường thêm sức mạnh để có thể bảo vệ chủ quyền. Chính phủ Việt Nam đã phần nào đáp ứng đòi hỏi của người dân qua việc cho phép giới truyền thông loan tải thêm thông tin về quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước cần phải được giải quyết một cách khéo léo theo phương thức ngoại giao và đừng để bị ảnh hưởng bởi những xúc cảm nhất thời.
- Giáo sư có nhận định thế nào về việc tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngay trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Đây có phải là một hành động khiêu khích vì Trung Quốc cho rằng Mỹ sẽ không phản ứng mạnh?
+ Đây là một hành động Trung Quốc gia tăng áp lực với Việt Nam, một hành động thăm dò.
- Một sự hiện diện thường xuyên ở Biển Đông liệu có nằm trong lợi ích của Mỹ không?
+ Mỹ là một cường quốc hải quân. Mỹ đã tuyên bố rất nhiều lần rằng Biển Đông là một vùng quan trọng đối với Mỹ, và họ rất quan tâm đến sự tự do lưu thông trên đường biển, an ninh hàng hải. Vì thế, Mỹ dĩ nhiên cần có sự hiện diện ở Biển Đông.
- Nhưng trong vụ quần đảo Sensaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản trước đây, Mỹ đã có phản ứng cứng rắn.
+ Quần đảo Sensaku là chuyện khác. Quần đảo đó đã bị Nhật Bản chiếm và khai thác dầu ở đó. Trường hợp này, Mỹ phản ứng rất mạnh vì Nhật Bản là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở vùng châu Á-Thái Bình Dương.
- Cả Mỹ và Trung đều coi trọng cuộc Đối thoại An ninh châu Á – Thái Bình Dương lần này, với sự hiện diện của hai vị Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Gates và Lương Quang Liệt.
+ Lần này, Mỹ đã cử một phái đoàn rất hùng hậu đến hội nghị. Lần trước, tại hội nghị này, phái đoàn Trung Quốc đã bị đặt vào tình trạng bị áp đảo khi các quốc gia Đông Nam Á lên tiếng về vấn đề Biển Đông và Mỹ cũng lên tiếng về vấn đề này. Vì thế, lần này họ đã cử một phái đoàn quan trọng hơn với sự tham gia của Bộ Quốc phòng. Chính ông Gates đã phàn nàn rằng sự gây hấn là do quân đội chứ không phải do chủ trương của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
- Qua việc nhấn mạnh đến đối thoại hoà bình mới đây, thái độ của Mỹ trong hội nghị lần này không được mạnh mẽ lắm phải không?
+ Không, lập trường này đã có từ cuộc Đối thoại Shangri-La lần trước đến cuộc họp của các nước ASEAN sau đó. Lập trường của Mỹ cho đến nay vẫn là quan tâm đến những tranh chấp của Biển Đông, quan tâm đến tự do hàng hải của Biển Đông, và trong những tranh chấp giữa các quốc gia đó thì Mỹ không đứng về phía nào cả, nhưng Mỹ muốn những tranh chấp đó được giải quyết hoà bình. Lần trước, bà Hillary Clinton có nói Mỹ sẵn sàng đứng ra làm trung gian hoà giải nếu cần. Lập trường này đến bây giờ vẫn thế.
- Trung Quốc luôn đòi đối thoại song phương. Liệu những tiếng nói như của Việt Nam và Philippin có lạc lõng không?
+ Thật ra, Trung Quốc muốn đàm phán song phương để có thể “chia để trị”, nhưng Trung Quốc cũng đã nói rằng nếu có đa phương thì Trung Quốc cũng sẽ tham dự. Về phía Việt Nam thì lập trường rõ ràng rằng có những vấn đề song phương thì giải quyết song phương, ví dụ như Hoàng Sa chẳng hạn, còn những vấn đề đa phương thì phải có sự tham dự của các quốc gia khác như vấn đề Trường Sa. Lập trường đó là lập trường của các quốc gia ASEAN, có sự hợp tác giữa Malaixia, Việt Nam và Philippin. Nhưng ta có thể thấy rằng Trung Quốc thì tìm cách “chia để trị” nên Trung Quốc nhắm voà Philippin và Philippin yếu nhất, lập trường cũng không vững chắc.
- Inđônêxia là nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới, có lẽ tại Đông Nam Á, Mỹ chú trọng quan hệ với Inđônêxia hơn là với Việt Nam phải không?
+ Mỗi nước có một điểm quan trọng đặc biệt, Inđônêxia là nước Hồi giáo lớn, nên Mỹ chú trọng quan hệ với họ, sau một thời gian căng thẳng, bây giờ quan hệ giữa hai nước đã trở lại bình thường. Về phần Việt Nam, Việt Nam có một vị trí chiến lược rất đặc biệt bởi vì gần ngay Trung Quốc.
- Có phải vì đã tương đối rảnh tay hơn ở Irắc và Ápganixtan nên gần đây Mỹ quan tâm đến vùng Đông Nam Á nhiều hơn không?
+ Mỹ bắt đầu chú trọng Đông Nam Á từ cuối thời của Tổng thống Bush và đến thời Tổng thống Obama đã có những tín hiệu và hành động rõ rệt hơn. Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates có nói rõ dù có cắt giảm ngân sách thì sự quan tâm đến Biển Đông cũng không thay đổi.
- Liệu Việt Nam có thể trông đợi vào sự hỗ trợ của Mỹ không?
+ Về vấn đề Biển Đông thì giữa Việt Nam và Mỹ có mối quan tâm chiến lược chung. Việt nam quan tâm đến vấn đề bị Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông, còn Mỹ thì không muốn Trung Quốc biến Biển Đông thành cái hồ của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc chế ngự được Việt Nam thì triển vọng đấy nhiều hơn. Vì thế, hai bên có quyền lợi chung như vậy, còn việc giúp đỡ đến đâu thì tuỳ thuộc quyền lợi của hai bên, tuỳ thuộc cả vào thái độ của Trung Quốc.
- Bây giờ, đặt giả thiết nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam thì phản ứng sẽ như thế nào?
+ Nếu xảy ra như vậy thì Mỹ chưa chắc sẽ can thiệp bằng quân sự, chỉ có thể lớn tiếng phản đối, các nước Đông Nam Á cũng vậy. Nếu Trung Quốc làm việc đó thì nền ngoại giao của Trung Quốc trong Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng, thiệt hại rất nhiều, sẽ bị lên án trên toàn thế giới.
- Dù hải quân Trung Quốc có mạnh hơn, chiếm đựơc các đảo của Việt Nam đi nữa thì theo giáo sư, đó là một hành động “lợi bất cập hại” phải không?
+ Điều đó còn tuỳ vào sự tính toán của Trung Quốc, nếu Trung Quốc chiếm hiết đảo thì Việt Nam thiệt hại rất lớn về mọi phương diện. Việc chiếm đảo của Trung Quốc chắc chắn sẽ gây mâu thuẫn và bộ mặt của Trung Quốc trên thế giới với khẩu hiệu “Phát triển hoà bình” không còn được người ta tin tưởng nữa, và các quốc gia Đông Nam Á chắc chắn sẽ ngày càng nghiêng về Mỹ để chống lại Trung Quốc. Vậy là, có thể Trung Quốc sẽ thắng lợi về quân sự nhưng thiệt hại về ngoại giao, chính trị, và có thể là cả kinh tế nữa.
- Bên cạnh việc củng cố sự hiện diện của quân đội ở Đông Nam Á thì Mỹ có thể nghĩ đến việc hỗ trợ các nước nhỏ trong vùng để tự vệ không?
+ Vào tháng 7/2009, trong cuộc thuyết trình trước quốc hội, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, cũng như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đều nói rằng đang tìm cách tăng cường liên lạc đối tác về phương diện chiến lược với các quốc gia Đông Nam Á. Chúng ta thấy rằng quan hệ đã được tăng cường rất nhiều.
- Trong sự kiện Biển Đông vừa rồi, có vẻ là Việt Nam bị cô lập phải không?
+ Tôi không nghĩ Việt Nam bị cô lập. Trong sự kiện vừa rồi, Việt Nam là nạn nhân, các quốc gia đều nghĩ Trung Quốc có thể đe doạ Việt Nam thì cũng có thể đe doạ mình vì vậy khối ASEAN chắc chắn phải lên tiếng, Mỹ chắc chắn phải có phản ứng./.
***
(Đài Ôxtrâylia 3/6)
Nhằm tìm hiểu thêm những diễn biến mới nhất về tình hình ở Biển Đông, Đài Ôxtrâylia cũng đã có cuộc phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt. Sau đây là nội dung chi tiết:- Những hành động mới đây của Trung Quốc cho thấy có vẻ họ muốn bước thêm một bước dài trong tranh chấp ở biển Đông. Thạc sĩ nhận định thế nào về điều này?
+ Những hành động của Trung Quốc gây căng thẳng trên biển Đông vừa rồi không phải là ngẫu nhiên mà nằm trong một chuỗi hành động được tính toán từ rất lâu của họ. Với tham vọng vươn ra đại dương, Trung Quốc đã hình dung ra hai chuỗi đảo chính, trong đó biển Đông nằm trong chuỗi đảo số 1, như là cửa ngõ để Trung Quốc có thể vươn ra chuỗi đảo số 2, dần dần thống trị Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Để độc chiếm biển Đông, họ đưa ra “đường lưỡi bò”, công khai từ năm 2009 và nhanh chóng bị hầu hết các nước trong khu vực biển Đông phản đối, chỉ ra sự vô lý của nó. Thiếu cơ sở pháp lý, nhưng Trung Quốc vẫn cứ muốn dùng sức mạnh quân sự của mình để duy trì “đường lưỡi bò” trên thực tiễn.
Mới đây, sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đến hai nước Inđônêxia và Philippin, không rõ là các bên có trao đổi gì không, nhưng hành động của Trung Quốc bắt đầu cứng rắn hơn rất nhiều. Năm 1992, Trung Quốc từng cấp phép cho một công ty của Mỹ khai thác dầu ở bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, nhưng phải rút khi Việt Nam phản đối mạnh. Thì đến bây giờ, vụ tàu Bình Minh cũng gần giống như thế, vì nơi tàu bị cắt cáp cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, mà theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì Việt Nam có toàn quyền khảo sát, thăm dò, khai thác các tài nguyên.
- Bước đi kế tiếp của Trung Quốc có thể là gì, thưa ông?
+ Một điều phía Việt Nam cần cẩn trọng là Trung Quốc, sau những hành động xâm lấn, có thể đưa ra cái bẫy “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Thế nhưng lại cùng khai thác ở ngay trong thềm lục địa, trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam mà hiển nhiên mình phải có toàn quyền khai thác. Đặc biệt là hiện tại Việt Nam và Trung Quốc lại đang đàm phán ở cấp thứ trưởng ngoại giao về nguyên tắc giải quyết chung đối với tranh chấp trên biển. Tôi nghĩ các hành động hung hăng của Trung Quốc có lẽ sẽ còn tiếp diễn rất nhiều, đây mới chỉ là khúc dạo đầu thôi.
- Ông đánh giá thế nào về những phản ứng của nhà nước Việt Nam trước các động thái của Trung Quốc mấy ngày qua?
+ Tôi nghĩ phản ứng của nhà nước Việt Nam rất kịp thời và cũng thẳng thắn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga còn tuyên bố hải quân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền. Điều này tôi rất đồng ý, chúng ta không muốn sử dụng biện pháp chiến tranh nhưng chúng ta phải bằng mọi cách bảo vệ cái gì thuộc về chúng ta. Tuy nhiên, Việt Nam trong vụ tàu Bình Minh cũng có chút bị động. Chúng ta nên nhận thức rằn hành động của Trung Quốc là nằm trong một chuỗi tính toán như thế và cần chủ động hơn trong cách đối phó.
- Theo dõi các động thái của Việt Nam thì có vẻ có một sự thay đổi lớn trong phản ứng với Trung Quốc, chẳng hạn như báo chí được phép đưa tin rộng rãi hơn?
+ Cũng không hẳn là thay đổi lớn mà là đã đến lúc không thể không làm được. Nếu không lên tiếng thì mọi chuyện sẽ trôi qua, sẽ thành tiền lệ, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới. Khi sự xâm phạm của Trung Quốc ở mức nghiêm trọng như vậy thì buộc phía Việt Nam phải có phản ứng mạnh thôi.
- Theo ông, Việt Nam cần có thêm những bước đi nào nữa trong việc đối phó với các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông?
+ Trước mắt là Việt Nam phải có những động thái để kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN. Các nước ASEAN mà cùng lên tiếng mạnh thì có lẽ thái độ của Trung Quốc cũng sẽ thay đổi. Bởi nếu cứ để diễn biến thế này, Trung Quốc vẫn cố tình tiếp tục như thế và Việt Nam bằng mọi giá bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình thì tương lai về một cuộc xung đột quân sự là điều khó tránh. Mà chiến tranh thì chẳng bên nào có lợi, kể cả Trung Quốc.
Đồng thời, một điều rất quan trọng bây giờ là Việt Nam phải nhanh chóng ban hành luật biển, phải luật hoá, quy định rõ những vùng biển nào của ta và cách hành xử để khi bị xâm phạm thì lực lượng cảnh sát biển sẽ dễ xử lý. Luật biển Việt Nam soạn thảo đến 13 năm nay vẫn chưa đưa ra Quốc hội để thông qua, trong khi các quốc gia khác xung quanh đã có cả rồi.
- Theo báo Sài Gòn Tiếp thị, mới đây tại Quảng Ngãi đã có xã thành lập đội dân quân biển chia nhóm hoạt động trên các tàu đánh cá, có thể “độc lập chiến đấu” trong một số tình huống. Theo ông, điều này có nên không?
+ Khó lắm, cái này phải nghiên cứu kỹ lại. Nó có thể gây nguy hiểm thêm cho ngư dân. Khi bị bắt, ngư dân không có súng có thể còn được đối xử bình thường, có súng thì có khi lại bị quy cho là hải tặc, làm mọi chuyện phức tạp hơn. Còn tàu cá cảu ngư dân thì không thể nào mà so sánh với các tàu hải giám hay tàu quân sự trang bị hiện đại của Trung Quốc được.
- Thưa ông, liệu chúng ta có thể nói tình hình căng thẳng Biển Đông đã bước sang một giai đoạn mới gay cấn hơn không?
+ Như tôi đã nói thì các hành động hung hăng của Trung Quốc có lẽ sẽ còn tiếp diễn phức tạp hơn nữa. Từ đầu năm, tôi đã tiên lượng rằng khả năng khoảng tháng 5 thể nào cũng căng thẳng, vì hàng năm Trung Quốc vẫn đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông từ ngày 16/5. Năm nào các hành động của Trung Quốc cũng thường bắt đầu gia tăng vào tháng 5, gây nên căng thẳng dai dẳng giữa hai bên. Những hành động của Trung Quốc chắc chắn không phải là cuối cùng, đó chỉ là những hành động nối tiếp có tính toán trong một chuỗi các hành động của Trung Quốc để làm cho các quốc gia khác công nhận “đường lưỡi bò” họ đưa ra. Tình hình sẽ còn căng thẳng hơn nữa.
***
Tình hình tại vùng Biển Đông trong thời gian gần đây đã trở nên sôi động, đặc biệt từ ngày 26/5 khi các tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Sự việc này diễn ra cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý và cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 600 hải lý. Mới đây, tin cho biết hải quân Trung Quốc đã dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam hoạt động tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Phát ngôn viên hai nước đều đã lên tiếng khẳng định chủ quyền tại những khu vực tranh chấp. Những sự việc nghiêm trọng vừa qua đã trở thành đề tài nóng bỏng đựơc dư luận và giới truyền thông trong và ngoài nước theo dõi sát sao và bình luận. Đài Ôxtrâylia đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, xung quanh vấn đề Biển Đông.- Thưa giáo sư, tại sao tình hình trong vùng Biển Đông lại đột nhiên trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây?
+ Trung Quốc đã thực hiện ba hành động khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng. Ngày 2/3, các tàu tuần tiễu Trung Quốc ra lệnh cho một tàu thăm dò địa chấn Philippin phải rời vùng biển quanh khu vực ‘bãi Cỏ Rong’ (Reed Bank). Trong tháng Năm vừa qua, nhà cầm quyền đại phương Trung Quốc lại đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong khu vực Biển Đông. Lệnh này đã giúp ngư dân Trung Quốc ngày càng lấn lướt khi họ tiến vào đánh bắt thuỷ sản trong các ngư trường truyền thống của Việt Nam. Ngày 26/5 các tàu hải giám Trung Quốc tiến lại gần một tàu thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và cố tình cắt đứt dây cáp chìm dùng để vẽ bản đồ khu vực. Phía Trung Quốc cũng ra lệnh tàu Việt Nam phải rời khu vực này. Những động thái này của Trung Quốc diễn ra sâu trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam và ở ngoài khơi thành phố Nha Trang.
Các hành động của Trung Quốc khiến Philippin và Việt Nam phản đối. Trung Quốc phản ứng lại bằng cách tuyên bố nước này vẫn chỉ thực hiện các thẩm quyền ‘bình thường’ của mình khi ‘quản lý’ vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc lãnh hải của họ.
- Thưa Giáo sư, liệu tình hình có thể tồi tệ hơn hay không?
+ Tình hình có thể tồi tệ hơn nếu Trung Quốc tiếp tục hung hãn khẳng định chủ quyền bằng cách sử dụng vũ lực chống lại các tàu thăm dò không có vũ trang. Cho tới nay Trung Quốc vẫn sử dụng các tàu hải giám dân sự thay vì dùng chiến hạm. Philippin hoặc Việt Nam có thể sẽ phái tàu bảo vệ đi kèm các tàu của mình. Điều này sẽ khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.
- Việt Nam phải làm gì để giải quyết tình hình này?
+ Việt Nam đã gửi kháng thư tới Đại sứ quán Trung Quốc. Trước tiên, Việt Nam phải tiếp tục phản đối các hành động của Trung Quốc và công khai hoá vấn đề này. Đồng thời, Việt Nam phải hối thúc Trung Quốc mở một cuộc họp cấp cao với giới lãnh đạo Bắc Kinh để tìm phương cách ngăn những vụ việc tương tự có thể tiếp tục xảy ra hoặc ngăn chặn không để cuộc tranh chấp leo thang. Thứ hai là Việt Nam phải tìm kiếm sự hậu thuẫn từ phía Inđônêxia, Chủ tịch hiện thời của ASEAN. Mục đích là để quốc gia này lãnh đạo các thành viên ASEAN hình thành một lập trường thống nhất đối với Trung Quốc trong những phiên họp sắp diễn ra trong năm nay. Thứ ba là Việt Nam phải vận động những quốc gia hàng hải khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Ôxtrâylia để họ hậu thuẫn về mặt ngoại giao. Thứ tư là Việt Nam phải yêu cầu mở các cuộc hội đàm với các quốc gia hàng hải thân hữu để bàn về vấn đề duy trì chủ quyền đối với Vùng Đặc quyền Kinh tế của những nước này. Thứ năm là Việt Nam phải cải thiện tàu bè để tạo thuận lợi cho việc thông tin, liên lạc giữa các tàu thăm dò dầu khí và các nhà chức trách trong lĩnh vực hải quân và không quân. Mục đích của việc này nhằm hộ tống tàu tuần tra và yểm trợ bằng không quân cho các tàu dò tìm dầu khí của Việt Nam nếu như những tàu này bị tàu hải giám Trung Quốc đe doạ.
- Việt Nam có thể được ASEAN giúp đỡ để giải quyết tình hìn hay không, thưa ông?
+ Năm 2010, ASEAN và Trung Quốc đã xét duyệt Nhóm Công tác Hỗn hợp để thực thi bản ‘Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc’ (DOC). Mặc dù DOC đã được Trung Quốc và ASEAN ký hồi năm 2002, nhưng văn kiện này chưa bao giờ được thi hành. ASEAN đang hối thúc Trung Quốc tạo thêm điều kiện để bản quy tắc ứng xử có hiệu lực hơn. Tất cả những vấn đề này không có tiến triển và chỉ dậm chân tại chỗ.
Việt Nam phải cùng với Philippin và những quốc gia duyên hải khác hối thúc Trung Quốc thực hiện thêm các biện pháp để vấn đề này tiến triển. Điều mà ASEAN có thể làm là cố tìm ra được những động thái hành xử mà các bên liên quan có thể chấp nhận được và đưa ra những biện pháp để xây dựng niềm tin. Cuộc xung đột về lãnh thổ và chuỷ quyền chỉ có thể được giải quyết bởi các quốc gia có liên quan trực tiếp hoặc với sự đồng ý của những nước này và nhờ quốc tế làm trọng tài phân xử.
- Thế còn Mỹ thì sao? Việt Nam có thể được Mỹ giúp đỡ trong vấn đề này chứ, thưa Giáo sư?
+ Mỹ không theo phe nào trong vấn đề xung đột chủ quyền lãnh thổ. Vì vậy, tôi cho là Mỹ sẽ không trực tiếp can dự vào vấn đề song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam. Mỹ đã chính thức đề nghị góp phần vào việc giải quyết cuộc tranh chấp. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị và xem đó như là sự can thiệp từ bên ngoài. Đại sứ Mỹ tại Philippin đã lên tiếng kêu gọi các bên hãy tự kiềm chế và giải quyết vấn đề một cách hoà bình.
Mỹ sẽ bảo vệ quyền an toàn và tự do hàng hải trong hải phận quốc tế. Tuy nhiên những hành động của Trung Quốc không đe doạ những khu vực này. Mỹ cũng sẽ chống lại bất kỳ nước nào khác muốn thiết lập quyền bá chủ tại Biển Đông.
Việt Nam không thể thực sự trông mong Mỹ giúp đỡ. Việt Nam không phải là nước ký hiệp ước đồng minh với Mỹ như Philippin, cũng không phải là đối tác chiến lược với Mỹ như Xinhgapo. Mặc dù Việt Nam đã đánh tiếng muốn đẩy mạnh công cuộc hợp tác quốc phòng với Mỹ, nhưng Mỹ quan ngại sẽ bị ‘lừa phỉnh’ trong cuộc tranh chấp song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Việt Nam đang gặp khó khăn vì đã nhượng bộ và chiều theo ý Trung Quốc trong thời gian quá dài trong khi đó họ lại do dự và miễn cưỡng trong việc phát triển mối quan hệ quốc phòng với Mỹ. Nếu như những mối quan hệ này được phát triển từ khoảng một thập niên qua thì giờ Việt Nam đã ở vị trí tốt hơn để hợp tác với Mỹ trong vấn đề này.
- Thưa Giáo sư, trong trường hợp xấu nhất nếu bùng nổ chiến tranh thì chính phủ Việt Nam sẽ trông cậy vào đâu để tiến hành chiến tranh và để được giúp đỡ?
+ Trong trường hợp đó thì trước tiên Việt Nam chỉ có thể trông cậy vào chính mình để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, ASEAN và cộng đồng quốc tế sẽ ngay lập tức chú ý tới Biển Đông nếu bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào xảy ra. Hai bên trong cuộc xung đột sẽ chịu áp lực rất lớn để ngừng giao tranh. Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực, uy tín nước này sẽ bị phương hại đồng thời ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh sẽ bị suy giảm. Ngoài ra, các quốc gia chính trong khu vực sẽ xích lại gần hơn với Mỹ và các đồng minh của nước này.
- Theo ông, người dân Việt Nam nghĩ gì về cách giải quyết vấn đề Biển Đông và biên giới của chính phủ nước này?
+ Biển Đông là vấn đề rất nhạy cảm ở Việt Nam. Kể từ cuối năm 2007, tinh thần dân tộc chống Trung Quốc của người dân Việt Nam bùng phát khi Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa và về vấn đề khai thác bô xít. Trách nhiệm hành chính của huyện Tam Sa này bao trùm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (Maclesfield Bank) . Quyền lợi thương mại của người dân và các ngành nghề ở Việt Nam liên quan tới việc đánh bắt hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số bộ phận trong giới trí thức ủng hộ chủ trương cho rằng chính phủ phải tỏ ra cứng rắn hơn trong việc đối phó với các yêu sách của Trung Quốc. Tinh thần chống Trung Quốc cũng xuất hiện trong một số bộ phận của giới truyền thông và các blogger. Công luận nay rõ ràng đang tạo áp lực và đòi chính quyền phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.
- Nhìn chung, người dân Việt Nam nghĩ gì về việc Chính phủ Việt Nam quan hệ với Trung Quốc?
+ Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ hồi năm 1991. Từ đó tới nay, chính phủ và Đảng Cộng sản hai nước đã phát triển mối quan hệ sâu rộng. Đường biên giới trên đất liền đã được phân định và nay vùng biên giới hai nước đã biến đổi từ khu vực đối đầu thành khu vực hợp tác. Thương mại giữa biên giới hai nước đã phát triển mạnh có lợi cho người tiêu dùng Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ đã được phân ranh giới và hai nước đã hợp tác với nhau trong vấn đề ngư nghiệp. Chính phủ hai nước tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận cấp chuyên gia để bàn về vấn đề Vịnh Bắc Bộ và những nguyên tắc dàn xếp các cuộc tranh chấp hàng hải. Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã nhận thức rằng Trung Quốc là quốc gia láng giềng và dù muốn hay không thì họ vẫn phải chấp nhận thực tế đó.
Tuy nhiên, hiện nay có một số vấn đề khiến nhiều người lo ngại như mức thâm hụt thương mại giữa hai nước lên tới 13 tỷ USD nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc, việc Trung Quốc hiện đại hoá quân đội, việc công nhân Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam, việc đầu tư của Trung Quốc ví dụ trong vấn đề bô xít và môi trường, hoặc việc Trung Quốc sách nhiễu ngư dân Việt Nam.
Thật khó có thể khái quát hoá suy nghĩ của người dân Việt về việc chính phủ nước này quan hệ với Trung Quốc. Lý do là vì ở Việt Nam không có các cuộc thăm dò dư luận. Tuy nhiên, rõ ràng một bộ phận lớn trong giới có học và những người hoạt động trong các ngành nghề liên quan tới đánh bắt hải sản muốn thấy chính phủ cương quyết hơn trong việc đối phó với Trung Quốc. Một số người trong hàng ngũ trí thức ở Việt Nam muốn hải quân Việt Nam được tăng cường thêm sức mạnh để có thể bảo vệ chủ quyền. Chính phủ Việt Nam đã phần nào đáp ứng đòi hỏi của người dân qua việc cho phép giới truyền thông loan tải thêm thông tin về quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước cần phải được giải quyết một cách khéo léo theo phương thức ngoại giao và đừng để bị ảnh hưởng bởi những xúc cảm nhất thời.
***
(Đài RFI 4/6)
Những hành động khiêu khích của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam diễn ra ngay trước thời điểm Đối thoại An ninh châu Á – Thái Bình Dương Shangri-La bắt đầu tại Xinhgapo. Ý đồ của Trung Quốc như thế nào, và liệu cục diện sẽ ra sao nếu tình hình tiếp tục căng thẳng? Giáo sư Chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Virginia, Mỹ đã trao đổi với RFI Việt ngữ về vấn đề này như sau:- Giáo sư có nhận định thế nào về việc tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngay trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Đây có phải là một hành động khiêu khích vì Trung Quốc cho rằng Mỹ sẽ không phản ứng mạnh?
+ Đây là một hành động Trung Quốc gia tăng áp lực với Việt Nam, một hành động thăm dò.
- Một sự hiện diện thường xuyên ở Biển Đông liệu có nằm trong lợi ích của Mỹ không?
+ Mỹ là một cường quốc hải quân. Mỹ đã tuyên bố rất nhiều lần rằng Biển Đông là một vùng quan trọng đối với Mỹ, và họ rất quan tâm đến sự tự do lưu thông trên đường biển, an ninh hàng hải. Vì thế, Mỹ dĩ nhiên cần có sự hiện diện ở Biển Đông.
- Nhưng trong vụ quần đảo Sensaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản trước đây, Mỹ đã có phản ứng cứng rắn.
+ Quần đảo Sensaku là chuyện khác. Quần đảo đó đã bị Nhật Bản chiếm và khai thác dầu ở đó. Trường hợp này, Mỹ phản ứng rất mạnh vì Nhật Bản là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở vùng châu Á-Thái Bình Dương.
- Cả Mỹ và Trung đều coi trọng cuộc Đối thoại An ninh châu Á – Thái Bình Dương lần này, với sự hiện diện của hai vị Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Gates và Lương Quang Liệt.
+ Lần này, Mỹ đã cử một phái đoàn rất hùng hậu đến hội nghị. Lần trước, tại hội nghị này, phái đoàn Trung Quốc đã bị đặt vào tình trạng bị áp đảo khi các quốc gia Đông Nam Á lên tiếng về vấn đề Biển Đông và Mỹ cũng lên tiếng về vấn đề này. Vì thế, lần này họ đã cử một phái đoàn quan trọng hơn với sự tham gia của Bộ Quốc phòng. Chính ông Gates đã phàn nàn rằng sự gây hấn là do quân đội chứ không phải do chủ trương của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
- Qua việc nhấn mạnh đến đối thoại hoà bình mới đây, thái độ của Mỹ trong hội nghị lần này không được mạnh mẽ lắm phải không?
+ Không, lập trường này đã có từ cuộc Đối thoại Shangri-La lần trước đến cuộc họp của các nước ASEAN sau đó. Lập trường của Mỹ cho đến nay vẫn là quan tâm đến những tranh chấp của Biển Đông, quan tâm đến tự do hàng hải của Biển Đông, và trong những tranh chấp giữa các quốc gia đó thì Mỹ không đứng về phía nào cả, nhưng Mỹ muốn những tranh chấp đó được giải quyết hoà bình. Lần trước, bà Hillary Clinton có nói Mỹ sẵn sàng đứng ra làm trung gian hoà giải nếu cần. Lập trường này đến bây giờ vẫn thế.
- Trung Quốc luôn đòi đối thoại song phương. Liệu những tiếng nói như của Việt Nam và Philippin có lạc lõng không?
+ Thật ra, Trung Quốc muốn đàm phán song phương để có thể “chia để trị”, nhưng Trung Quốc cũng đã nói rằng nếu có đa phương thì Trung Quốc cũng sẽ tham dự. Về phía Việt Nam thì lập trường rõ ràng rằng có những vấn đề song phương thì giải quyết song phương, ví dụ như Hoàng Sa chẳng hạn, còn những vấn đề đa phương thì phải có sự tham dự của các quốc gia khác như vấn đề Trường Sa. Lập trường đó là lập trường của các quốc gia ASEAN, có sự hợp tác giữa Malaixia, Việt Nam và Philippin. Nhưng ta có thể thấy rằng Trung Quốc thì tìm cách “chia để trị” nên Trung Quốc nhắm voà Philippin và Philippin yếu nhất, lập trường cũng không vững chắc.
- Inđônêxia là nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới, có lẽ tại Đông Nam Á, Mỹ chú trọng quan hệ với Inđônêxia hơn là với Việt Nam phải không?
+ Mỗi nước có một điểm quan trọng đặc biệt, Inđônêxia là nước Hồi giáo lớn, nên Mỹ chú trọng quan hệ với họ, sau một thời gian căng thẳng, bây giờ quan hệ giữa hai nước đã trở lại bình thường. Về phần Việt Nam, Việt Nam có một vị trí chiến lược rất đặc biệt bởi vì gần ngay Trung Quốc.
- Có phải vì đã tương đối rảnh tay hơn ở Irắc và Ápganixtan nên gần đây Mỹ quan tâm đến vùng Đông Nam Á nhiều hơn không?
+ Mỹ bắt đầu chú trọng Đông Nam Á từ cuối thời của Tổng thống Bush và đến thời Tổng thống Obama đã có những tín hiệu và hành động rõ rệt hơn. Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates có nói rõ dù có cắt giảm ngân sách thì sự quan tâm đến Biển Đông cũng không thay đổi.
- Liệu Việt Nam có thể trông đợi vào sự hỗ trợ của Mỹ không?
+ Về vấn đề Biển Đông thì giữa Việt Nam và Mỹ có mối quan tâm chiến lược chung. Việt nam quan tâm đến vấn đề bị Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông, còn Mỹ thì không muốn Trung Quốc biến Biển Đông thành cái hồ của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc chế ngự được Việt Nam thì triển vọng đấy nhiều hơn. Vì thế, hai bên có quyền lợi chung như vậy, còn việc giúp đỡ đến đâu thì tuỳ thuộc quyền lợi của hai bên, tuỳ thuộc cả vào thái độ của Trung Quốc.
- Bây giờ, đặt giả thiết nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam thì phản ứng sẽ như thế nào?
+ Nếu xảy ra như vậy thì Mỹ chưa chắc sẽ can thiệp bằng quân sự, chỉ có thể lớn tiếng phản đối, các nước Đông Nam Á cũng vậy. Nếu Trung Quốc làm việc đó thì nền ngoại giao của Trung Quốc trong Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng, thiệt hại rất nhiều, sẽ bị lên án trên toàn thế giới.
- Dù hải quân Trung Quốc có mạnh hơn, chiếm đựơc các đảo của Việt Nam đi nữa thì theo giáo sư, đó là một hành động “lợi bất cập hại” phải không?
+ Điều đó còn tuỳ vào sự tính toán của Trung Quốc, nếu Trung Quốc chiếm hiết đảo thì Việt Nam thiệt hại rất lớn về mọi phương diện. Việc chiếm đảo của Trung Quốc chắc chắn sẽ gây mâu thuẫn và bộ mặt của Trung Quốc trên thế giới với khẩu hiệu “Phát triển hoà bình” không còn được người ta tin tưởng nữa, và các quốc gia Đông Nam Á chắc chắn sẽ ngày càng nghiêng về Mỹ để chống lại Trung Quốc. Vậy là, có thể Trung Quốc sẽ thắng lợi về quân sự nhưng thiệt hại về ngoại giao, chính trị, và có thể là cả kinh tế nữa.
- Bên cạnh việc củng cố sự hiện diện của quân đội ở Đông Nam Á thì Mỹ có thể nghĩ đến việc hỗ trợ các nước nhỏ trong vùng để tự vệ không?
+ Vào tháng 7/2009, trong cuộc thuyết trình trước quốc hội, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, cũng như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đều nói rằng đang tìm cách tăng cường liên lạc đối tác về phương diện chiến lược với các quốc gia Đông Nam Á. Chúng ta thấy rằng quan hệ đã được tăng cường rất nhiều.
- Trong sự kiện Biển Đông vừa rồi, có vẻ là Việt Nam bị cô lập phải không?
+ Tôi không nghĩ Việt Nam bị cô lập. Trong sự kiện vừa rồi, Việt Nam là nạn nhân, các quốc gia đều nghĩ Trung Quốc có thể đe doạ Việt Nam thì cũng có thể đe doạ mình vì vậy khối ASEAN chắc chắn phải lên tiếng, Mỹ chắc chắn phải có phản ứng./.