Mặc dù phải chịu nhiều áp lực trong sản xuất, nhưng năm 2010, sản lượng lương thực của Việt Nam vượt qua ngưỡng 40 triệu tấn, về đích trước 5 năm so với mục tiêu của Chính phủ (năm 2015 đạt 40 triệu tấn lương thực - NV). Trong đó, nông dân ĐBSCL đã tạo ra kỳ tích khi sản lượng đạt 21,55 triệu tấn lúa, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2009. Hiện mỗi năm lượng gạo hàng hóa buôn bán trên thế giới khoảng 25-30 triệu tấn và Việt Nam đóng góp 6 triệu tấn trong số đó, tức hơn 20%, chủ yếu từ vựa lúa ĐBSCL.
TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, đưa ra một phép tính đáng suy nghĩ: nếu diện tích đất sản xuất bình quân của nông dân là 1 ha/hộ, mỗi năm làm 2 vụ lúa thu hoạch được từ 10-12 tấn, thì sau khi trừ chi phí sản xuất (khoảng 50%), nông dân lãi được 5-6 tấn lúa. Lấy giá lúa khoảng 6.000 đồng/kg (có lúc chỉ 4.500 đồng/kg), thì bình quân thu nhập mỗi hộ là 30 triệu đồng/năm. Đem chia số tiền đó cho 5 người trong gia đình, mỗi người chỉ được 500.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, kết quả một cuộc điều tra mới đây cho thấy, diện tích đất bình quân ở ĐBSCL hiện chỉ khoảng 0,5-0,6 ha/hộ. Nghĩa là, mức thu nhập bình quân của nông dân chỉ từ 250-300 ngàn đồng/người/tháng. Số tiền đó phải chi đủ thứ: ăn uống, cưới hỏi, ma chay, học hành, trị bệnh… Trong khi đi làm công nhân, thu nhập ít nhất cũng được 1,5 triệu đồng/người/tháng. Do có sự chênh lệch thu nhập như vậy nên trong thời gian qua, nhiều thanh niên nông thôn đã bỏ ruộng để vào làm ở các khu công nghiệp.
Để từng bước nâng cao đời sống cho nông dân, giúp họ yên tâm giữ ruộng trồng lúa, TS Lê Văn Bảnh đề xuất cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng “điện, đường, trường, trạm” cho vùng nông thôn; đồng thời tập trung đầu tư xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, tăng chuỗi giá trị của lúa gạo, tránh tình trạng trúng mùa mất giá... Cũng theo TS Bảnh, Bộ NN-PTNT phát động phong trào “nông hộ nhỏ, cánh đồng lớn” để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh là rất hay. Đây cũng là cơ sở để Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm như cách làm của một số doanh nghiệp ở ĐBSCL trong thời gian qua.
Tuy nhiên, kết quả một cuộc điều tra mới đây cho thấy, diện tích đất bình quân ở ĐBSCL hiện chỉ khoảng 0,5-0,6 ha/hộ. Nghĩa là, mức thu nhập bình quân của nông dân chỉ từ 250-300 ngàn đồng/người/tháng. Số tiền đó phải chi đủ thứ: ăn uống, cưới hỏi, ma chay, học hành, trị bệnh… Trong khi đi làm công nhân, thu nhập ít nhất cũng được 1,5 triệu đồng/người/tháng. Do có sự chênh lệch thu nhập như vậy nên trong thời gian qua, nhiều thanh niên nông thôn đã bỏ ruộng để vào làm ở các khu công nghiệp.
Để từng bước nâng cao đời sống cho nông dân, giúp họ yên tâm giữ ruộng trồng lúa, TS Lê Văn Bảnh đề xuất cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng “điện, đường, trường, trạm” cho vùng nông thôn; đồng thời tập trung đầu tư xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, tăng chuỗi giá trị của lúa gạo, tránh tình trạng trúng mùa mất giá... Cũng theo TS Bảnh, Bộ NN-PTNT phát động phong trào “nông hộ nhỏ, cánh đồng lớn” để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh là rất hay. Đây cũng là cơ sở để Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm như cách làm của một số doanh nghiệp ở ĐBSCL trong thời gian qua.
Thiện Duy