Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Bom tấn công nhắm vào công thự chính quyền tại Trung quốc


Tác giả: Li Jing Epoch Times Staff
Thứ sáu, 01 Tháng 7 2011 02:46
 Nguồn
Officials stand beside damaged cars at a government office after an explosion occured in Fuzhou city, in east China's Jiangxi Province on May 26, 2011.

Các viên chức đứng bên cạnh các xe bị phá hư tại một văn phòng chính quyền sau vụ nổ bom xảy ra trong thành phố Fuzhou , thuộc tỉnh Giang Tây miền đông Trung quốc ngày 26 tháng 5, 2011 (AFP/Getty Images)
Một chuỗi các vụ bom nổ gần đây nhắm vào các công thự chính quyền trong Trung quốc, bao gồm 5 vụ phản kháng tại Fuzhou thuộc tỉnh Giang Tây và, gần đây nhất, một vụ trong khu hành chính phía bắc của thành phố Thiên Tân, tiếp tục làm cho các viên chức Trung quốc phải sững sờ.
Trong khi các nhà chức trách cố ngăn chặn tin tức và đánh lạc hướng chú ý của người dân, dư luận công chúng vẫn tiếp tục chiếu rọi và làm sáng tỏ các sự kiện
Vụ bom nổ mới đây nhất vào ngày 10 tháng 6, phía trước toà đô chính thành phố Thiên Tân, kết quả có 2 người bị thương nhẹ. Theo nguồn tin từ bên trong của một người muốn giữ ẩn danh, nói với đài phát thanh Sound of Hope rằng một người kháng nghị đã cho nổ 2 quả bom nhà làm, và nhà chức trách phản ứng bằng cách gửi một đoàn cảnh sát tới kiềm chế đám đông và ngăn chặn tin tức tiết lộ ra ngoài.
Ông Liu Changhai, một dân cư ở thành phố Thiên Tân, thừa nhận đã toan tính và cho nổ bom vì sự uất ức nung nấu từ lâu đối với đảng cộng sản Trung quốc.
Trước khi cho bom nổ, Ông Liu đã gởi một lá thơ đến báo Secret China, một tổ chức truyền tin Trung quốc ở hải ngoại. Trong thơ có nói rằng: “Tôi đã ngồi yên, trả giá đời tôi trong 60 năm trời. Bây giờ tôi hết chịu nổi. Lúc 10 giờ sáng ngày 10 tháng 6 năm 2011, tôi sẽ mang khẩu súng cùng với lựu đạn nhà để hoàn thành sứ mạng của tôi là cho các lãnh đạo chết trước, và rung chuông thần chết gọi đảng Cộng sản tà ác trong chính quyền tà ác thành phố Thiên-tân.”
Cùng ngày đó, khoảng giữa trưa, một vụ nổ bom khác xẩy ra trong tỉnh Hồ-nam thuộc miền Nam Trung quốc, tại trạm cảnh sát Zhuhai trong huyện Huangshi, san bằng một tòa nhà 4 tầng lầu tới tận đất. Trường hợp này vẫn chưa được giải quyết. Theo tường thuật của đài phát thanh Á-châu Tự-do vào ngày 10 tháng 6 rằng, không có báo cáo chính thức về sự kiện này xẩy ra tại Trung quốc.
Trước hôm đó, mùng 9 tháng 6, một vụ nổ xẩy ra trước khi trời hừng sáng ở đằng trước trạm cảnh sát trong thành phố Zhengzhou, thuộc tỉnh Hà-nam của miền Trung Trung quốc. Chức trách loan báo rằng vụ nổ xẩy ra vì phân bón tồn trữ trong nhiệt độ cao. Có một người bị thương, theo báo cáo.
Một chuỗi 5 vụ bom nổ vào ngày 26 tháng 5, do ông Qian Mingqi, một nạn nhân bị cưỡng bách phá xập nhà tại thành phố Fuzhou tỉnh Giang-tây gây nên, đã tạo chú ý trên khắp Trung quốc.
Trong những câu viết trên một blog điện tử nhỏ trước khi vụ nổ xẩy ra, ông Qian nói rằng nhà của ông đã bị bắt buộc kéo xập tới hai lần. Ông nói thêm chi tiết rằng ông đã kháng cáo trong mười năm trời như thế nào, khiến cho ông bị vỡ nợ, và gia đình ông tan nát.
Ông Qian nói ông không muốn chết trong đau khổ, giống như các người nhà của ông, hoặc trở thành một ông Qian Yunhui [một trưởng làng thách đấu các viên chức chiếm đất, và đã bị xe vận tải cán tới chết], hoặc giống như bà Xu Wu [một người kháng cáo bị cưỡng bách mang vào nhà thương điên và bị hành hạ trong 4 năm.]
“Tôi muốn có hành động mạnh thực sự để càn quét kẻ xấu xa cho dân chúng,” ông Qian nói.
Nhiều người viết blog đăng phê bình trên các diễn đàn Internet điện tử, đã hoan hô ông Qian.
Một người viết blog điện tử nói rằng các vụ tấn công bằng cách nổ bom xe hơi thường xuyên xảy ra ở những nơi khác trên thế giới, hiếm khi xảy ra tại Trung quốc. Các vụ nổ bom vừa rồi lộ rõ rằng biến động xã hội trong Trung quốc đã tăng gia và tiến tới mức nghiêm trọng.
Các nhà bình luận và chuyên gia về Trung quốc đều công nhận các vụ nổ bom tại thành phố Fuzhou là bước ngoặc cho những biện pháp kháng cáo của người dân Trung quốc.
Nhà bình luận độc lập trên Internet Zhu Niao, gọi các vụ nổ bom tại Fuzhou là một sự kiện đánh dấu mốc mà sắp đặt một bước đi trước mới cho tương lai.
“Từ sự kiện tự thiêu của nạn nhân bị phá dỡ nhà như Tang Fuzhen, [một toán kéo xập nhà ở tỉnh Giang Tô giết chết một nạn nhân nhà bị phá xập và thiêu đốt tử thi của họ để dấu tang chứng], tới sự kháng cáo bạo động của ông Qian Mingqi hôm nay—người dân Trung quốc chịu đựng khổ cực lâu dài tại cấp cùng đinh của xã hội rốt cuộc đã chấm dứt các cuộc kháng cáo ôn hòa và bất bạo động,” ông Zhu nói với báo Đại Kỷ Nguyên-Hoa ngữ.
Ông Wu Fan, một nhà bình luận chính trị Trung quốc ở hải ngoại và cũng là chủ tịch Chính-phủ Trung-quốc Lâm-thời, nói với báo The Epoch Times, “Đây là một dấu hiệu rất rõ ràng rằng dân chúng Trung quốc đã dùng bạo lực để trả đũa bạo lực đối với sự đàn áp của chế độ Trung cộng.”
Ông Tian Li, nhà văn người Trung Hoa và cũng là nhà tranh đấu cho nhân quyền, nói với báo The Epoch Times rằng trong lúc các vụ nổ bom gần đây chiếm chỗ đứng giữa sân khấu dư luận tại Trung quốc, thì chức trách Trung cộng tìm đủ mọi cách để đàn áp sự phẫn nộ của công chúng và ngăn chặn tin tức truyền ra. Họ cố gắng liên tục đánh lạc hướng công chúng bằng cách áp dụng chiến lược hữu hiệu xưa nay là cổ võ lòng ái quốc và nhiệt tâm đối với quốc gia.
Bà Tang Zhimin, một đại diện Chính-phủ Trung quốc Lâm-thời tại Âu-châu giải thích về chiến thuật đánh lạc hướng do chức trách Trung quốc áp dụng như thế nào.
“Mỗi lần một sự kiện lớn, định rõ việc gì xẩy ra tại Trung quốc, thì một chuyện lớn gì đó cũng ngẫu nhiên xẩy ra ở bên ngoài Trung quốc, và dư luận công chúng đương nhiên sẽ chuyển hướng,” bà Tang phát biểu trong một cuộc phỏng vấn bởi báo The Epoch Times.
Bà Tang dẫn chứng các mâu thuẫn gần đây giữa Trung quốc với Việt-nam về biển Nam-hải làm một ví dụ. “Tự dưng có chuyện gì đó không ổn xẩy ra trong vùng biển Nam-hải, một khu vực Trung quốc vẫn duy trì là “đất chung” với các quốc gia láng giềng. Trên bề mặt, chế độ Trung Cộng có vẻ hành động vì lợi ích cho Trung quốc, nhưng trên thực tế, họ có các động cơ khác,” bà nói.
Thêm vào các vụ tấn công bằng bom nổ, những vụ nổi loạn to lớn, kéo dài nhiều ngày, cũng bùng nổ từ giữa tháng 5 trong những vùng khác nhau trên khắp Trung quốc, từ Nội-Mông cho tới các thành phố miền nam tỉnh Quảng Châu.

Tổng số lượt xem trang