Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Những “đại vấn đề” đang chờ trách nhiệm

-Thảo luận sửa đổi Hiến pháp 1992 (TN). - Phỏng vấn tiến sỹ Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội VN: Quốc hội tu chính Hiến Pháp thế nào?   –   (BBC). Phần 2:  Quốc hội tu chính Hiến pháp ra sao (II)   –   (BBC). 
Phó Thủ tướng Chính phủ thăm bệnh nhân lao (LĐ). - CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI: Làm rõ trách nhiệm chính trị của bộ trưởng (PLTP).  - Ông Vũ Quốc Hùng, cựu phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư: Không từ chức thì nên miễn nhiệm (SGTT/TP).  -  Nóng trong ngày: Nữ sinh tố thầy cưỡng bức - Nóng trong tuần: Đại gia thua kiện, nữ sinh tố thầy ‘giở trò’.  - Chồng tố phó công an xã quan hệ bất chính với vợ (VTC).  - Kẻ quậy phá đốt công an (TN). - Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động (TN). - Xe máy cháy nổ: Trách nhiệm Nhà Nước ở đâu?   –   (RFA).  Một xe máy bốc cháy khi đang chạy (SGTT).
Vụ lấp mộ ở Tứ Kỳ: Bước đầu đã có phương án giải quyết (LĐ). - Về vụ “kê khống đất để hưởng bồi thường ở Củ Chi”: Có dấu hiệu làm giả hồ sơ (PLTP). - Lục Vân Tiên thời nay: “Hiệp sĩ” cải cách thủ tục hành chính (TN).   - GS.TS Dương Phú Hiệp: Dân chủ trong Đảng bằng chất vấn công khai (TP).   - Bình Dương: Lực lượng dân phòng lạm quyền? (Infonet).-VỤ ÁN NHÀ BÁO HOÀNG HÙNG BỊ SÁT HẠI: Ông Tâm – bà Liễu liên lạc cấp tập (NLĐ).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Những “đại vấn đề” đang chờ trách nhiệm (PLTP)Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mới đây nhất là thịt bẩn hay thịt heo siêu nạc, rồi đến... xăng pha tạp chất, xe bỗng dưng cháy bất kể xe gì - ngoại trừ xe trâu - tất cả đang trở thành hiện tượng nóng đe dọa chất lượng cuộc sống của người dân.
Nhà nước - người vẽ bản đồ hạnh phúc
Luật nằm trong “két sắt”!
Thực tế cho thấy phần lớn những vụ việc nổi cộm này là do báo chí phát hiện...


“Về những chuyện thực sự bức xúc như ngộ độc thực phẩm gia tăng… nếu nói rằng các cơ quan nhà nước không có phản ứng gì thì không đúng. Chẳng hạn, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cũng đã lên tiếng nhiều lần về chuyện ngộ độc… Nhưng nhìn chung, có lẽ giới lãnh đạo chưa ý thức được rằng hoàn cảnh, môi trường đã thay đổi thì cách ứng xử phải khác đi” - TS Nguyễn Quang A nhận định.
Phải có một ông chịu trách nhiệm chứ!
. Phóng viên: Theo ông, các cơ quan chính quyền phải ứng xử như thế nào trong tình hình hiện nay?
+ TS Nguyễn Quang A, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary: Tôi nghĩ lẽ ra tất cả các bộ đều phải có một bộ phận có nhiệm vụ chú ý đến những hiện tượng như thế để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho một sự kiện, biến cố quan trọng nào đó. Khi cần, lúc ông vụ phó, lúc ông vụ trưởng, lúc ông bộ trưởng, lúc thì Thủ tướng, sẽ có tiếng nói chính thức - tức là từ phía cơ quan công quyền - về một hiện tượng mà dân cần nghe họ lên tiếng. Đó có thể là chuyện lộn xộn trong xã hội, chuyện an toàn thực phẩm, ăn mặc lố lăng trên đường phố, rồi tai nạn giao thông, cướp giật...
Nhưng đó chỉ là cách ứng phó thôi, còn cốt lõi nhất vẫn phải là quản trị đất nước này sao cho ngon lành, để những chuyện như thế đừng xảy ra nhiều và đồng loạt như bây giờ.
Ngoài ra, chúng ta cũng không có thống kê, đo lường, thăm dò dư luận, không có một cơ quan nào để khảo sát tìm hiểu xem tần suất những chuyện như thế trước kia thế nào, bây giờ ra sao. Mà những nghiên cứu như thế là rất cần thiết, đối với một xã hội như chúng ta lúc này.
. Như vấn đề an toàn thực phẩm, ở nước ta có đến cả mấy bộ cùng tham gia đấy thôi: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…?
+ 20 ông tham gia cũng được nhưng phải có một ông chịu trách nhiệm, những vị kia không làm gì hoặc không làm được gì là do cái ông ấy. Nguyên tắc quản trị là bất kể công việc gì, phải có một cơ quan chịu trách nhiệm, trong đó phải có đích danh một người chịu trách nhiệm. Mặt khác, phạm vi trách nhiệm cũng phải được phân định rất rõ ràng, rạch ròi để người dân được biết việc nào do ai làm, lỗi này là do ông này chứ không phải bà kia gây ra. Chẳng hạn, trong giáo dục, phải phân định bậc nào là quận quyết định, bậc nào thuộc TP, bậc nào do ông bộ trưởng nắm…
Hoàn toàn lo cái đầu thôi
. Nói về một vấn đề đang gây hoang mang cho rất nhiều người bây giờ là an toàn thực phẩm. Ở các nước EU, chính quyền có những quy định rất khắt khe về bảo đảm an toàn thực phẩm để bảo vệ quyền của người tiêu dùng. Ở ta, hầu như ngộ độc thực phẩm đã thành chuyện ai cũng biết và ai cũng chấp nhận, người dân phải tự tìm cách bảo vệ mình. Liệu có thể nói rằng do nước ta còn nghèo, ngân sách khó khăn, cho nên cũng không thể đòi hỏi quá nhiều ở Nhà nước?
+ Không. Hoàn toàn không phải vì mình nghèo, mình thiếu tiền mà không giải quyết được tình hình ấy. Hoàn toàn là do cái đầu của mình, tư duy của mình mà thôi. Nếu đã đặt vấn đề đúng đắn, nghiêm túc lắng nghe cách giải quyết, thì ắt phải có cách giải quyết chứ.
Đại bộ phận những chuyện như bạn nói, tôi nghĩ mấu chốt không phải tiền bạc, ngân sách, mà là phải tìm ra giải pháp đúng. Tức đó là vấn đề quản trị.
Ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông, ngộ độc thực phẩm là những đại vấn đề. Không thể đề cập đến chúng một cách lớt phớt như bây giờ. Không thể để tất cả những bộ phận phụ trách chúng đều là những cơ quan lép vế, không có thế gì cả.
. Liệu sự bất ổn trong xã hội hiện nay - gia tăng về tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh, mất an ninh - có phải kết quả của khủng hoảng kinh tế?
+ Những chuyện như thế có nhiều nguyên nhân, không thể truy nguyên về một nguyên nhân được, dù tất nhiên kinh tế có vai trò rất quan trọng. Khi người ta mất phương tiện sống thì người ta có thể nghĩ ra những cách không hay ho gì để kiếm cho ra tiền, ví dụ trộm cướp, lừa đảo, bơm hóa chất vào hoa quả, thức ăn… Nói chung, khi khủng hoảng kinh tế thì những tiêu cực có cơ bùng phát mạnh hơn. Nhưng không hoàn toàn chỉ có nguyên nhân kinh tế mà nguyên nhân xã hội cũng quan trọng không kém. Xã hội có kỷ cương, có pháp luật thì trong khủng hoảng kinh tế cũng không có những chuyện như vậy.
Tôi vẫn muốn nói về vấn đề quản trị. Có những việc không hề nhỏ chút nào, tôi lấy ví dụ, chính quyền liệu có bao giờ tính đến việc tăng cường chăm sóc sức khỏe cho người dân bằng cách làm thế nào vận động để dân chịu khó… tập thể dục thôi chẳng hạn. Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên bây giờ đang làm gì? Thời xưa Đoàn, Đội đã từng động viên thanh niên ra tiền tuyến rất tốt… Chỉ cần làm sao để thanh thiếu niên đừng vứt rác ra đường, tham gia giao thông phải đúng luật, chịu khó tập thể dục, giữ vệ sinh chung cũng được. Những việc đó không hề nhỏ đâu. Nhưng những người đáng lẽ phải chịu trách nhiệm về việc ấy thì họ có ý thức được không về sự quan trọng của nó? Không đâu. Cho nên tôi muốn nói rằng thang giá trị của các quan chức đang bị đảo lộn, méo mó, của người dân cũng bị méo mó. Và cái đó là hết sức đáng lo ngại.
. Xin cảm ơn ông.

Chỉ có một chính quyền
Đổ lỗi cho việc kiểm tra an toàn thực phẩm có quá nhiều công đoạn nhưng dù có một công đoạn hay nhiều công đoạn thì chúng ta chỉ có một chính quyền mà thôi, phải kết hợp lại để ngăn chặn nó.
Ông VÕ VĂN SEN,đại biểu HĐND TP.HCM
Lò mổ cũng phải đạt tiêu chuẩn về trình độ nhân sự

Tại Hungary, lò mổ phải thỏa mãn những tiêu chuẩn rất chặt chẽ, được đặt chung cho toàn khối EU về vệ sinh dịch tễ, môi trường, xử lý chất thải, trình độ nhân sự... Đôi khi chỉ một yêu cầu tối thiểu là việc mở những cơ sở như thế phải được sự chấp thuận của các hộ cư dân lân cận cũng đã khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải… bó tay. Trong quá trình hoạt động của họ, chỉ cần một sơ sẩy nhỏ liên quan tới an toàn thực phẩm, bị người tiêu dùng phát hiện và thông báo cho cơ quan chức năng, là họ có thể sạt nghiệp.
Ông NGUYỄN HOÀNG LINHTổng Biên tập tờ Nhịp Cầu Thế Giới(Hungary)
HOÀNG THƯ thực hiện

.UBTVQH bàn việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (TP). Mức thu quỹ bảo trì đường bộ theo đề xuất (SGTT).  - Bất thình lình toàn dân biến thành chuột bạch và con nợ (JB Nguyễn Hữu Vinh).Khó như quản... thịt lợn (VEF 17-3-12) -- Việc này không thể xảy ra nếu ông Đỗ Mười còn làm Tổng Bí Thư (He He He!) - Quyết liệt với thịt heo bẩn (TP).  - Điêu đứng vì thông tin thịt lợn chứa chất tạo nạc (VOV).Cơ quan thú y đùn đẩy trách nhiệm (TN). - “Tẩy sạch” ngành chăn nuôi (NLĐ). - Kiểm soát toàn diện việc quản lý và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi (DT). - “Chúng tôi không “xui” nông dân sử dụng chất tạo nạc…” (Infonet).Ô tô đỗ tràn lan trên nhiều tuyến đường cấm ở Hà Nội (Infonet).
Dại gì hối lộ trên bàn làm việc! (Bee).Bắt quả tang phó công an xã “tòm tem” vợ người (NLĐ).
Những thói vô trách nhiệm
--Nguyễn Dư – Thời nào cũng có, xã hội nào cũng có, mỗi con người trong chúng ta ít nhiều đều có những lần không nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác. Hình như đó là lẽ thường của luật tạo hóa; là bản chất tự nhiên của con người thường muốn được yên thân để tồn tại. Không thể có thống kê vì nó thuộc về tinh thần. Nhưng người ta có thể cảm nhận những thói vô trách nhiệm từ chuyện nhỏ cho đến chuyện đại sự quốc gia ở Việt Nam hiện tại thật là kinh khủng.

Vô trách nhiệm thì không đẹp mặt chút nào, nhưng cộng thêm cái vô lương tâm vào nữa thì lại càng đáng sợ hơn.
Câu chuyện vừa qua của một nạn nhân bị cướp, tiền rơi vãi ngoài đường, những người có mặt lúc đó xúm vào tranh giành, xem như là của trời cho. Đó là cái thói vô trách nhiệm đối với xã hội và vô lương tâm với nạn nhân. Thật là đáng sợ!
Hình ảnh một người đàn bà bị gia đình trói nằm giữa đường, đứa con nhỏ đến mở trói cho mẹ trong khi những người hàng xóm bàng quan coi như không phải là chuyện của mình! Nhưng nếu ai trong số đó lên tiếng chắc thể nào cũng không yên với kẻ chủ mưu: Chuyện của người khác sao lại đi xía vào? Hoặc, không được xen vào chuyện nội bộ người khác. Những cách ăn nói hồ đồ tương tự cũng đã thường xảy ra từ các cấp lãnh đạo quốc gia đối với thế giới. Họ không nghĩ những việc làm đó là vi phạm nhân quyền, dã man, mất tính người. Họ luôn nhân danh gia đình, tổ chức, quốc gia; thuộc về chuyện nội bộ của họ để bào chữa cho việc làm vô đạo.
Giữa lòng thành phố, rác thải chất hàng đống từ năm này qua năm nọ; đường xá ổ gà, lỗ cống không nắp đậy “nuốt” xe mặc kệ, không ai thèm đếm xỉa tới là do đâu ra vậy? Có phải chăng là từ cái thói vô trách nhiệm của tất cả mọi người, trong đó chính quyền địa phương phải gánh chịu trách nhiệm nặng nề nhất.
Nói thêm về chuyện quan trọng hơn, ảnh hưởng lớn hơn với cộng đồng xã hội là công an đánh người và vấn đề tham nhũng.
Ai chịu trách nhiệm trong việc công an đánh người? Chỉ mới thấy những trường hợp đã xảy ra: nặng thì bị tù; nhẹ thì kỷ luật, giáng cấp, chuyển công tác, kiểm điểm. Tức là chỉ mới trừng trị những người làm sai, còn cơ quan chủ quản trực tiếp với thuộc cấp đã phạm pháp thì sao? Chẳng lẽ vô can?
Tham nhũng thì đã quá nhiều, không thể kể hết! Thử đem ra chuyện lớn nhất, ảnh hưởng tới cả một nền kinh tế quốc gia của tập đoàn đóng tàu thì sẽ thấy. Chỉ đem những người phạm tội trực tiếp bỏ tù, điều tra. Đáng lý ra trong trường hợp này cần phải làm rõ để có biện pháp thích nghi với những người có trách nhiệm. Không có người chi tiền vô tội vạ, hời hợt, kiểm kê qua loa, không rà soát thì làm sao kẻ trực tiếp có cơ hội cố ý làm sai để trục lợi. Không làm cho ra lẽ chuyện này thì người quyết định cao nhất trong tập đoàn, mặc dầu không phạm tội nhưng họ chính là kẻ gián tiếp nuôi dưỡng tội phạm. Người ta có thể nghi ngờ là đồng lõa cũng nên.
Từ ngày thành lập đảng cộng sản Vn đến nay thì đã quá nhiều vụ sai lầm lớn, nổi cộm như: cải cách ruộng đất, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, kinh tế tập trung, tù cải tạo, kinh tế mới, thuyền nhân… đều không ai nhận trách nhiệm cả. Tất cả những việc đã xảy ra đó đều phải chịu trách nhiệm chung dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Vn? Không thể chối cãi, lấp liếm, cười trừ mặc dù đặc tính chung của người Việt là sẵn sàng bỏ qua, dễ tha thứ. Những sự việc rành rành như thế mà các ông đứng đầu trong đảng không lẽ không ai nhận ra? Đây thuộc về trách nhiệm và liêm sĩ.
Gần đây, trong việc vi phạm chủ quyền quốc gia của Trung Quốc đối với Vn, từ ông chủ tịch đảng, ông chủ tịch nước cho tới ông thủ tướng miệng câm như hến; trong khi người dân Bắc-Nam phản ứng rầm rộ; không ông nào lên tiếng trấn an người dân dù chỉ một lời. Thấy ông thủ tướng, ông chủ tịch nước chỉ mới tuyên bố không để mất biển đảo. Nói chung chung như thế chưa đủ. Còn trách nhiệm đối với quốc gia của các ông đâu? Ai? Các ông chỉ cần đứng ra giải thích với sinh viên học sinh và nhận trách nhiệm, đảng của các ông sẽ bảo vệ tổ quốc đến cùng. Tôi tin chắc rằng mọi người cũng an tâm phần nào vì có người đứng ra lãnh trách nhiệm; người ta cũng tin tưởng hơn, người đứng đầu của quốc gia luôn ở bên cạnh mình.
Các ông không một lời, trong khi đó sai các cấp thừa hành trấn an, trấn áp mọi người, bảo rằng tất cả để cho nhà nước lo. Nhưng mà ai là người đại diện đứng đầu, hứa phải chịu trách nhiệm? Đó mới là điều quan trọng.
Từ kinh nghiệm trong quá khứ, người ta đã nhìn thấy rằng đảng cộng sản Vn vô trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc. Những cuộc biểu tình vừa qua để chứng tỏ cho QT thấy sự đoàn kết của người Việt và cũng là để nhắc nhở, đòi hỏi tinh thần chịu trách nhiệm của các ông đấy. Lên tiếng đi!
Tiếp đón, chiêu đãi, ôm hôn, ca ngợi tình hữu nghị với TQ thì có cả khối ông tham gia; đến khi người ta lật lọng thì mấy ông trốn biệt. Thế thì rõ ràng là các ông hèn với giặc, vô trách nhiệm đối với đất nước, vô lương tâm với những người dân bị tàu TQ cướp trên biển. Trong trường hợp này, vô trách nhiệm và vô lương tâm thật là một điều đáng sợ!
Đất nước bị gậm nhấm từng phần, từ kinh tế, lãnh thổ cho đến lãnh hải; đời sống người dân thất nghiệp, nghèo khổ càng ngày càng bị thu hẹp dần. Đến một ngày hoàn toàn bị lệ thuộc ngoại bang, bị đè đầu cưỡi cổ thì lúc đó trách nhiệm thuộc về ai? Trả lời sao với dân tộc? Hay là đảng các ông trốn biệt luôn? Không thì, khi người dân nổi lên, các ông lại trở thành Lê Chiêu Thống thời nay? Lúc đó thì đã muộn! Không ai mong lịch sử đen tối đó sẽ lập lại.
Nguyễn Dư

Tổng số lượt xem trang