Chính trị Trung Quốc: China’s modern economy belies secretive and opaque politics (WP 16-3-12) -- Subscribers only: Ousting of China’s iron fist signals power struggle within ruling elite (Sunday London Times 18-3-12) Minxin Pei: The ghost of Mao haunts China’s succession plans (FT 18-3-12) -- Do China’s Communists Face a Yeltsin? (Diplomat 17-3-12) Good point: "One reason Bo’s leftist populism had so much appeal was not that ordinary Chinese people were yearning for a return to the dark Maoist era, but that they were fed up with the status quo" -- Understanding Chinese Politics Today Forbes 16/3/12--
Lời đắng của người Nhật dành cho người China (Nguyễn Văn Tuấn).- Nhận diện những căn bệnh trong ĐCS Trung Quốc (TT). - Bí thư thành ủy Bạc Hy Lai bị cách chức vì… “phạm thượng” ? (Tầm nhìn).-- Trung Quốc : Hàng ngàn người Tây Tạng kéo về tỉnh Thanh Hải sau một vụ tự thiêu mới – (RFI).- Thay đổi lãnh đạo Trung Quốc có nghĩa gì với Mỹ (TVN). - Vì sao Trung Quốc phải cải tổ chính trị? (Đất Việt).- Những trang mạng thiên tả đóng cửa sau khi Bạc Hy Lai bị cách chức – (x-café). - Leftist websites go down following Bo Xilai’s dismissal (Want China Times).
Dân Tàu sống trong hang: In China, millions make themselves at home in caves (LAT 18-3-12)
Tương lai tăng trưởng của Trung Quốc basam-Project Syndicate BẮC KINH – Hiện tượng suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc đã tràn ngập trên các dòng tít lớn trong các bản tin những tuần gần đây. Liệu đây là một sự điều chỉnh lâu dài hay nhất thời, chính quyền Trung Quốc có nhiều việc phải làm trong việc đặt nền móng cho một nền kinh tế vận hành mạnh mẽ ở giai đoạn trung hạn và dài hạn.
Bất chấp sự tăng trưởng thần kỳ từ khi Trung Quốc bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp sang kinh tế thị trường hồi năm 1979, Trung Quốc đang cùng một lúc phải đối mặt với một loạt các thách thức nghiêm trọng: bất bình đẳng đang dâng cao, sự xuống cấp về môi trường đang gia tăng và lan ra diện rộng, tình trạng mất cân bằng dai dẳng ở bên ngoài, và một xã hội đang già đi.
May thay, kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc (2011-2015) đã nhận ra nhu cầu cần cải cách sâu hơn theo hướng thị trường, thay đổi mô hình phát triển quốc gia, tập trung vào chất lượng tăng trưởng, cải cách cơ cấu và hòa nhập xã hội nhằm khắc phục sự phân cách giữa nông thôn và thành thị, đầy lùi sự gia tăng về tình trạng bất bình đẳng thu nhập. Đồng hành với cách tiếp cận dài hạn và rõ ràng này, một bản báo cáo mới mang tên Trung Quốc 2030: Xây dựng một xã hội thu nhập cao, sáng tạo, hài hòa và hiện đại đã đề xuất những cải cách Trung Quốc cần thực hiện để phát triển một nền kinh tế thị trường trưởng thành và hoạt động hiệu quả vào năm 2030.
Báo cáo này là kết quả của chương trình đối tác từ lâu nay giữa Trung Quốc và Ngân hàng Thế giới. Kỷ niệm 30 năm Trung Quốc là thành viên của tổ chức này, ông Robert B. Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đã đề nghị giới lãnh đạo nước này cùng tham gia nỗ lực chung nhằm nhận diện, phân tích những thách thức phát triển trung hạn của Trung Quốc. Báo cáo Trung Quốc 2030đề nghị tiến hành cải cách cơ cấu, theo đó xác định lại vai trò của chính phủ, thẩm định lại toàn bộ các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, phát triển khu vực tư nhân, khuyến khích cạnh tranh, giải phóng sâu rộng lĩnh vực đất đai, lao động và các thị trường tài chính.
Trong khi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công hữu hình một cách trực tiếp tương đối ít hơn, chính phủ Trung Quốc cần cung cấp thêm các sản phẩm và dịch vụ công vô hình như: luật lệ, tiêu chuẩn và chính sách. Những cải thiện về mặt thể chế và chính sách như vậy sẽ làm tăng năng suất, thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện chuyên môn hóa, nâng cao hiệu quả sự phân bổ nguồn lực, bảo vệ môi trường, giảm bớt rủi ro và tình trạng thiếu rõ ràng.
Đối với giới doanh nghiệp, cần tập trung gia tăng cạnh tranh trong mọi khu vực, giảm thiểu rào cản đối với việc thành lập và giải thể các công ty tư nhân, tăng cường tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước.
Trong lĩnh vực tài chính, hệ thống ngân hàng phải được thương mại hóa, bằng cách đó, dần dần cho phép lãi suất được hình thành bởi các tác nhân thị trường, trong khi thị trường vốn phải phát triển theo chiều sâu, song song với sự phát triển của hành lang pháp lý và cơ chế giám sát, cần thiết để đảm bảo sự ổn định tình hình tài chính.
Liên quan đến thị trường lao động, Trung Quốc cần tăng tốc cải cách chế độ đăng ký hộ khẩu nhằm đảm bảo rằng, vào năm 2030, tầng lớp công nhân có thể được tự do cư trú hơn, nhằm đáp ứng những tín hiệu nhu cầu lao động từ thị trường. Hiện tại, bất kỳ người dân Trung Quốc nào di chuyển đến nơi khác sinh sống mà không có hộ khẩu sẽ gặp nguy cơ mất quyền tiếp cận giáo dục, dịch vụ xã hội và thị trường nhà ở. Giới làm chính sách Trung Quốc cũng cần đưa ra các biện pháp gia tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, xem xét lại chính sách tiền lương, làm cho chương trình bảo hiểm xã hội trở nên dễ tiếp cận trên toàn quốc.
Sau cùng, các quyền của người nông dân cần được bảo vệ, phải tăng hiệu quả của việc sử dụng đất, những chính sách thu hồi đất nông nghiệp để phát triển đô thị nên được rà soát lại một cách toàn diện.
Thành công trong giai đoạn trung hạn của Trung Quốc cũng đòi hòi tạo ra một hệ thống mở, trong đó áp lực cạnh tranh buộc các công ty Trung Quốc phải quan tâm đến quá trình đổi mới sản phẩm, không chỉ qua những nỗ lực nghiên cứu và phát triển (R&D) của riêng mình, mà còn thông qua mạng lưới nghiên cứu và phát triển toàn cầu. Cần ưu tiên tăng chất lượng nghiên cứu và phát triển thay vì chỉ quan tâm đến số lượng. Các nhà làm chính sách cần tập trung vào việc phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ thuật cho sinh viên đại học, và xây dựng một vài trường đại học nghiên cứu mang đẳng cấp thế giới, có liên hệ chặt chẽ với ngành nghề thực tế trong xã hội.
Một chiến lược khai sáng phải cổ vũ Trung Quốc theo hướng ‘tăng trưởng xanh”, đối lập với tăng trưởng nhanh chóng như hiện nay và Trung Quốc phải đối mặt với những chi phí khổng lồ về môi trường sau này. Khuyến khích đầu tư mới vào những ngành ít gây ô nhiễm đi kèm sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng sẽ dẫn đến quá trình phát triển “xanh hơn”, thúc đẩy đầu tư vào những ngành sản xuất, dịch vụ thượng nguồn và hạ nguồn có liên quan, xây dựng lợi thế cạnh tranh quốc tế trong những ngành công nghiệp mới nổi trên thế giới.
Báo cáo Trung Quốc 2030 cũng kêu gọi mở rộng các cơ hội, đẩy mạnh an sinh xã hội, thu hẹp tình trạng bất bình đẳng kinh tế, xã hội tương đối cao tại Trung Quốc bằng cách bắt tay vào giải quyết sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị trong vấn đề tiếp cận việc làm, tài chính và các dịch vụ công chất lượng cao. Để làm điều đó đòi hỏi phải thường xuyên quan tâm thật nhiều đến khu vực nông thôn đang chịu nhiều thiệt thòi và những người nhập cư, cũng như vấn đề tái cấu trúc chính sách xã hội nhằm bảo đảm vững chắc mạng lưới an sinh.
Hơn nữa, vấn đề sống còn là cần củng cố tình hình tài chính của Trung Quốc bằng cách huy động thêm các nguồn thu từ thuế, bảo đảm rằng cấp chính quyền địa phương có đủ nguồn tài chính để thực hiện trách nhiệm chi tiêu ngân sách đang tăng lên. Những cải cách như vậy có thể giúp bảo đảm rằng nguồn lực ngân sách được phân bổ ở các cấp chính quyền (từ trung ương, tỉnh thành, quận huyện, thị xã, thị trấn đến thôn làng), tương xứng với trách nhiệm chi tiêu ngân sách.
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, đó là Trung Quốc nên trở thành một đối tác tích cực trong nền kinh tế toàn cầu. Bằng cách tăng cường giao dịch thương mại, đầu tư và nối kết với hệ thống tài chính trên toàn cầu, từng phục vụ hiệu quả đối với Trung Quốc trong ba thập niên qua, Trung Quốc sẽ có lợi từ việc chuyên môn hóa sâu hơn, cơ hội đầu tư nhiều hơn, hệ số thu nhập trên vốn cao hơn, cũng như cùng hưởng lợi từ sự giao lưu ý tưởng và kiến thức.
Trung Quốc phải tiếp tục cam kết làm hồi sinh vòng đàm phán Doha về thương mại đa phương đang lâm vào bế tắc, và ủng hộ một hiệp định toàn cầu về các dòng đầu tư. Quá trình hội nhập toàn cầu của lĩnh vực tài chính Trung Quốc sẽ đòi hỏi mở cửa tài khoản vốn, việc này phải được tiến hành thật thận trọng và vững chắc; nhưng nó sẽ là bước đi then chốt hướng đến quốc tế hóa đồng nhân dân tệ như một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.
Các đề nghị thể hiện trong báo cáo Trung Quốc 2030 có thể cung cấp một khuôn khổ cho các nhà làm chính sách Trung Quốc khi họ theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững và hài hòa. Với nền kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn nguy hiểm, chính phủ Trung Quốc sẽ cần đối phó với những tổn thương, cú sốc và rủi ro mới khi chúng phát sinh. Nhưng, khi thực hiện động thái này, Trung Quốc nên tuân thủ nguyên tắc: chính sách nhằm ứng phó với những vấn đề ngắn hạn phải trên tinh thần duy trì các ưu tiên cải cách mang tính dài hạn, chứ không phải hủy hoại nó.
Justin Yifu Lin là kinh tế gia, đồng thời là Phó Chủ tịch cao cấp đặc trách Kinh tế Phát triển của Ngân hàng Thế giới. Ông cũng là nhà sáng lập, giám đốc đầu tiên của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc, trước đây ông từng là giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh và Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông.
Nguồn: Project Syndicate
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Nguyễn TâmBài học của Trung Quốc cũng gần giống như của Việt Nam:Trung Quốc hiện thực kinh tế chính trị: -China 2030: Building a Modern, Harmonious, and Creative High-Income Society
- -China’s Politics of the Economically Possible -Claremont, CALIFORNIA - Khi những tư vấn kinh tế đúng đắn lại tách rời khỏi thực tế chính trị, nó có thể sẽ không là lời khuyên hữu ích . Nỗ lực mới nhất là Ngân hàng Thế giới vừa mới ra đời báo cáo về Trung Quốc năm 2030: Xây dựng một xã hội thu nhập cao hiện đại, hài hòa và sáng tạo. Nó đưa ra một chẩn đoán chi tiết, chu đáo, và trung thực về những khiếm khuyết cấu trúc và thể chế của nền kinh tế Trung Quốc, và kêu gọi cải cách mạnh mẽ và toàn diện để loại bỏ những trở ngại chính cho tăng trưởng bền vững.Thật không may, trong khi báo cáo của Ngân hàng đã đưa ra 1 tiến trình kinh tế mà chắc chắn mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên theo đuổi vì lợi ích của Trung Quốc, WB đã lảng tránh câu hỏi quan trọng nhất: Liệu chính phủ Trung Quốc Sẽ thực sự chú ý đến lời khuyên của mình và chấp nhận nuốt các loại thuốc đắng, với hệ thống chính trị độc đảng hiện nay của nước này?
Ví dụ, trong số những cải cách cấp bách nhất mà Trung Quốc năm 2030 đề nghị là giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Điều này có thể đạt được bằng cách loại bỏ các đặc quyền cho các doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước), chẳng hạn như được trợ cấp vốn và độc quyền, và cho phép khu vực tư nhân tự do hơn. Tuy nhiên, ngạc nhiên là, tác giả của bản báo cáo dường như quên rằng điều này sẽ dẫn đến việc ngăn cấm, nếu không nói là tai hại, gây tổn hại cho Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc (ĐCSTQ).
Doanh nghiệp nhà nước khổng lồ của Trung Quốc có thể mang lại một số lợi ích kinh tế, nhưng giá trị hiện sinh của họ là chính trị. ĐCSTQ sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để cung cấp công ăn việc làm tốt và đặc quyền cho các đảng viên. ĐCSTQ có khoảng 80 triệu đảng viên, hơn 5 triệu giữ vị trí điều hành trong các công ty nhà nước hoặc chi nhánh.
Chia rẽ bè phái trong quản lý và quản trị địa phương, công ăn việc làm của họ cũng phụ thuộc vào việc duy trì khả năng can thiệp nhà nước hiện nay trong nền kinh tế, cải cách theo phong cách Ngân hàng Thế giới- sẽ gây nguy hiểm cho gần 10 triệu kẻ chính thức ăn không ngồi rồi .
Có rất ít nghi ngờ rằng giảm sức mạnh của các doanh nghiệp nhà nước sẽ làm cho nền kinh tế Trung Quốc hiệu quả và năng động hơn . Nhưng rất khó để tưởng tượng rằng một chế độ độc đảng sẽ sẵn sàng phá hủy nền tảng chính trị của chính nó.
Cải cách tài chính được nhấn mạnh là một ưu tiên khẩn cấp cho Trung Quốc năm 2030. Hệ thống tài chính của Trung Quốc khá ngược (người nghèo bị đánh thuế nhiều hơn những người giàu) khiến cho giá trị thu quá mức cho chính quyền trung ương và chi phí tương đối ít cho các dịch vụ xã hội.
Về danh nghĩa, tổng thuế và doanh thu không thuế được tận thu từ cả chính phủ trung ương và địa phương cao hơn 35% của GDP.
Tuy nhiên, hầu hết các khoản thu lại chi cho quản lý hành chính, đầu tư tài sản cố định, an ninh trong nước, quốc phòng, và các đặc quyền xa hoa các loại - giải trí, tiệc tùng, nhà ở, xe hơi, và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao cho các quan chức chính phủ.
Trung Quốc năm 2030 khuyến nghị rằng Trung Quốc nên từng bước tăng chi tiêu của mình cho các dịch vụ xã hội khoảng 7-8% của GDP trong vòng 20 năm tới. Nhưng tại sao ĐCSTQ nên làm như vậy? Dù vậy, tổng mức thuế thực tế tại Trung Quốc đã khá cao, có nghĩa là nếu tăng gấp đôi chi tiêu xã hội hiện tại mà không tăng thêm các loại thuế sẽ cần phải cắt giảm rất lớn các khoản chi tiêu chủ yếu là mang lại lợi ích cho giới tinh hoa cầm quyền.
Minh bạch ngân sách mà Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo sẽ có thể không được thực hiện vì cùng lý do. Hiện tại chi tiêu công như vậy chủ yếu dành cho tầng lớp cầm quyền rằng ĐCSTQ sẽ có nguy cơ mất đi tính hợp pháp của mình, ngân sách nên trở thành đối tượng giám sát công.
Làm cho Trung Quốc trở thành xã hội "hài hòa" - Mục đích của lời khuyên của báo cáo làm giảm sự bất bình đẳng rõ ràng là một mục tiêu mong muốn. –.Tuy nhiên, nó là một khẩu hiệu mệt mỏi, thậm chí theo tiêu chuẩn Trung Quốc. Được theo đuổi bởi các nhà cai trị của Trung Quốc nhiều năm trước đây, chiến dịch "xã hội hài hòa" đã mang lại, đánh giá lạc quan nhất, là sự thay đổi khiêm tốn trong chính sách .
Những vấn đề chính trị cơ bản gây ra thất vọng và xung đột xã hội - mất tự do, đàn áp, tham nhũng lan tràn, các nhà lãnh đạo vô trách nhiệm, và các tổ chức nhà nước và chính sách ăn cướp- vẫn không thay đổi.
Giải quyết những nguyên nhân cơ bản của sự bất mãn xã hội và hoạt động kinh tế không bền vững đòi hỏi không chỉ khuyên nhủ và kêu gọi các tầng lớp cầm quyền, mà phải thay đổi thực tế chính trị của Trung Quốc, nghĩa là bắt buộc những người được hưởng lợi trên thực tế từ bỏ đặc quyền của họ vì lợi ích của đất nước.
Chỉ có hai khả năng phát triển có thể dẫn đến kết cục này. Một là trao quyền chính trị cho người Trung Quốc. Nhưng dân chủ hóa hiện nay là không thể, với quyết tâm rõ ràng của Trung Cộng bảo vệ chế độ độc đảng.
Khả năng còn lại dẫn tới sự thay đổi chính trị chính là ở lòng thương xót của một cuộc khủng hoảng đe dọa hệ thống, mang lại bởi sự thất bại của Trung Quốc trong việc giải quyết các bệnh lý mà Ngân hàng Thế giới đã chẩn đoán. Và, than ôi, giới tinh hoa cầm quyền của Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ vứt bỏ Trung Quốc năm 2030 vì lý do chính trị không mong muốn và không thích hợp. (ttngbt lược dịch)
-------------------------------
Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì có lẽ cần cả bốn chữ I để hội nhập.
Ngân hàng Thế giới vừa công bố Báo cáo Phát triển Việt Nam (VDR 2012) với chủ đề “Kinh tế thị trường cho quốc gia thu nhập trung bình”.
Báo cáo đánh giá, sự chuyển đổi của Việt Nam – từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và từ một đất nước rất nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp (trên 1000$/người/năm) trong vòng chưa đến 20 năm – đã trở thành một phần trong các sách giáo khoa về phát triển.
Nhưng một sự chuyển đổi khác của Việt Nam - để trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại vào năm 2020 - hầu như mới chỉ bắt đầu.
Để đạt được mục tiêu thu nhập 3000 USD/người/năm vào năm 2020, Việt Nam cần phải bình ổn kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn thế giới, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và tăng cường các thể chế kinh tế thị trường của mình, khuyến cáo cho biết.
Để cho người đọc dễ hiểu, các nhà kinh tế thường dùng ba chữ I trong tiếng Anh để định nghĩa kinh tế thị trường: (I)nstitutions – thể chế, (I)ncentives – cơ chế khuyến khích, và (I)nformation - Thông tin.
VDR 2012 đã chỉ ra, cả ba chữ I của VN đều có vấn đề bất cập: thể chế yếu (weak Institutions), cơ chế khuyến khích bị bóp méo (distorted Incentives) và thiếu thông tin (inadequate Information).
Trong báo cáo, Ngân hàng Thế giới cũng khuyên Việt Nam nên sử dụng sức mạnh của thị trường và vai trò thúc đẩy của Nhà nước để bước sang một giai đoạn mới của phát triển hiệu quả và công bằng hơn. Những bất cập của ba chữ I cần được phân tích thấu đáo và giải quyết triệt để.
Ba chữ I của nền kinh tế thị trường
Thể chế ở tầm quốc gia được tạo ra nhằm điều hòa và kiểm soát một đất nước. Thể chế hiệu quả được thể hiện qua luật pháp và dân chủ. Nếu luật pháp yếu và xã hội thiếu dân chủ sẽ dẫn đến thể chế bị lợi dụng và suy yếu.
Nhiều quốc gia có thể chế yếu như Indonesia, Philippines, Thái lan, và nhiều nước khác, tuy vẫn phát triển, có thu nhập ở mức trung bình, nhưng không vượt qua cái bẫy này.
Động lực cho sự phát triển của quốc gia dựa rất nhiều vào cơ chế khuyến khích cho người dân lao động và sáng tạo.
Cả làng đói thì sẽ dễ bảo nhau ra đường kiếm ăn. Nhưng khi có của ăn, của để thì cái tôi càng lớn hơn. Khi đó động lực và cơ chế khuyến khích dễ bị bóp méo, nếu không có thể chế mạnh, để người ta tin rằng, cái tôi làm hôm nay sẽ được hưởng vào ngày mai, tương lai của tôi được đảm bảo.
Cuối cùng chính là sự minh bạch của thông tin sẽ giúp cho cả hai chữ I trên. Nếu thể chế có thông tin đầy đủ, rõ ràng, chính xác, và kịp thời thì người dân sẽ tin tưởng vào chính thể mà họ đặt niềm tin tuyệt đối. Đó là chìa khóa cho phát triển.
Chữ I cuối cùng - TÔI
Chữ I trong tiếng Anh chính là TÔI. “TÔI” là ai, “TÔI” đang đứng ở đâu, “TÔI” sẽ làm gì cho đất nước và “TÔI” sẽ được gì, là những yếu tố không thể không xét đến.
Trong thời chiến, động lực cho chiến thắng là sự quyết tâm bảo vệ tổ quốc đến giọt máu cuối cùng. Cái “TÔI” cá nhân bị lu mờ đi rất nhiều bởi trách nhiệm chung trước sự sống còn của quốc gia. Trong thời bình, động lực cho phát triển mang tính cá nhân nhiều hơn, “TÔI” làm gì, được gì sau chuyện này, phần chia của “TÔI” như thế nào.
Nếu “TÔI” được giao trách nhiệm tạo ra một văn bản pháp lý mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của gia đình riêng, bản thân và bạn bè, được gì sau chữ ký thì sẽ có một thể chế yếu.
Nếu “TÔI” thấy rằng thông tin này mà giấu được, “TÔI” sẽ được lợi, thì minh bạch thông tin sẽ là truyện dài nhiều tập không có hồi kết.
Nếu “TÔI” chỉ nhìn thấy hai cái “TÔI” như trên thì quốc gia ấy chứa đựng toàn những cơ chế khuyến khích bị bóp méo.
Để có Institutions, Incentive và Information theo đầy đủ nghĩa của nền kinh tế thị trường thì chữ I thứ 4 này vô cùng quan trọng.
Tiếng Anh và tiếng Việt cũng thú vị, I là tôi và tôi cũng là “ai” (I). Nếu hiểu đúng thêm chữ I này thì câu chuyện thần kỳ về 10 năm tiếp theo của Việt Nam của thời hội nhập không phải là giấc mơ quá cao xa.Tải báo cáo về - English-
- Đầu tư FDI: Được cũng lắm, mất cũng nhiều (VnMedia).-- “Năm anh em trên chiếc xe Tăng” (PLTP). -- Tuần tới, vàng sẽ rớt xuống giá nào? (VnMedia).- Khi tập đoàn cũng cho vay (TBKTSG).- Rủi ro… đạo đức ngân hàng (TBKTSG).- Thư gửi bà nội trợ thứ trưởng (TT).
- Nông dân Lý Sơn làm giả… tỏi Lý Sơn (DV).-- Sao lại là điện? (DVT). - Giá điện Việt Nam hiện đang quá đắt ? (VnMedia).
- Rủ nhau tự xây chung cư mini: Rẻ được 200 triệu đồng/căn (Bee). - Vỡ mộng với khuyến mãi địa ốc (VNE). - Bất động sản Bao giờ “qua cơn bĩ cực”? (ĐĐK).
- -China’s Politics of the Economically Possible- Project Syndicate -When sound economic advice is divorced from political reality, it probably will not be very useful advice. Unfortunately, that is true of the World Bank's impressive new report on China, which the country's one-party regime has a strong interest in ignoring.
Tác giả: NGUYỄN DUY NGHĨA
(VEF.VN) - Năm 2011, xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế. Cùng với các biện pháp hạn chế nhập khẩu, nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2010. Nhưng đằng sau đó là gì?
Xuất khẩu gạo được 3,6 tỷ USD thì nhập khẩu phân bón và thuốc trừ sâu và nguyên liệu là 2,4 tỷ USD. Chưa kể nhập thêm 800 triệu USD lúa mì. Gạo Thái Lan đắt gấp rưỡi gạo ta mua lúc nào cũng sẵn.
Thuỷ sản xuất khẩu được 6,1 tỷ USD, thì nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu là 484 triệu USD. Nuôi gia súc, tôm, cá... thì thức ăn chăn nuôi do các công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam, thức ăn truyền thống gần như không còn được màng đến. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi năm ngoái lên tới 2,3 tỷ USD.
Nếu xuất khẩu rau quả đạt 628 triệu USD thì nhập khẩu mặt hàng này là 294 triệu USD.
Nghe nói xuất khẩu sữa được trên một trăm triệu USD, nhưng nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa là 848 triệu USD.
Chẳng thấy xuất khẩu duợc phẩm nhưng nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm và dược phẩm lên tới 1,6 tỷ USD. Nhập khẩu sữa và dược phẩm từ các nền kỹ nghệ cao là thường tình, nhưng do sính hàng ngoại, nên các bà mẹ, bệnh nhân nghèo méo mặt.
Xuất khẩu dệt may và giày dép các loại được 20,5 tỷ USD, nhưng tiền nhập khẩu bông + vải + xơ sợi + nguyên phụ liệu dệt, may, da giày tổng cộng ngốn tới 12,1 tỷ USD.
Chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm chất dẻo xuất khẩu được 1,6 tỷ USD, thì cũng các mặt hàng này nhập khẩu là 6,4 tỷ USD.
Cao su và sản phẩm từ cao su xuất khẩu được 3,6 tỷ USD, nhưng nhập khẩu y trang các loại hàng này là 1,3 tỷ USD. Xuất khẩu mủ cao su liền mua săm lốp xe, kết cục sẽ như vậy.
Gỗ và sản phẩm xuất khẩu được 3,9 tỷ USD, nhưng nhập khẩu cũng tới 1,3 tỷ USD từ các nước ASEAN, châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ. Nhưng năm qua, mỗi năm nhập khẩu gần 1 triệu m3 ván nhân tạo, trong khi ta lại xuất khẩu hàng triệu tấn gỗ dăm bào. Đến lúc các nước xuất khẩu gỗ sẽ giảm hoặc cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ, liệu ngành gỗ sẽ trông vào đâu, khi rừng trong nước đã cạn kiệt?
Xuất khẩu giấy và sản phẩm được 415 triệu USD, thì cũng những thứ này nhập khẩu tới 1,4 tỷ USD.
Xuất khẩu đá quý, kim loại quý, chủ yếu là vàng trang sức là 2,6 tỷ USD. Nhưng nhập khẩu đá quý và kim loại quý và sản phẩm 2,1 tỷ USD, hầu như là vàng miếng.
Sắt thép và sản phẩm từ sắt thép xuất khẩu được 2,7 tỷ USD, thì nhập khẩu sản thép + sản phẩm từ thép + kim loại thường + sản phẩm từ kim loại thường NK tới 10,3 tỷ USD.
Xuất khẩu máy vi tinh, sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử; điện thoại và linh kiện cộng máy ảnh, máy quay phim... là 15,3 tỷ USD. Nhưng nhập khẩu máy tính, điện tử, linh kiện và máy móc thiết bị phụ tùng cũng như dây điện, dây cáp điện là 23 tỷ USD,
Không rõ xuất khẩu thuốc lá được bao nhiêu, nhưng nguyên, phụ liệu thuốc lá nhập khẩu tới 302 triệu USD.
Nhập khẩu phế liệu từ sắt thép 1,1 tỷ USD còn xuất khẩu mặt hàng này thì không rõ.
Những số liệu nhập khẩu nói trên chưa tính đến xăng dầu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải để làm ra hàng xuất khẩu... hầu hết phải nhập khẩu. Trong đó, không ít là đồ thải loại, dọn hộ rác cho thiên hạ. Đấy là chưa kể búa xua hàng nhập lậu vào theo lối mòn, qua triền núi, vọt sang sông. Phần bắt được gần như chỉ là... ví dụ.
Rõ ràng, xuất khẩu thực tình không sáng sủa đến thế. Hàng công nghiệp chế biến chủ yếu là cắt, ghép, vặn, đóng thùng, dán nhãn, kẻ chữ. Đã vậy, tốc độ tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu thường tăng cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm xuất khẩu, nên thực thu từ xuất khẩu rất bèo. Công nghiệp hỗ trợ dẫm chân tại chỗ. Hàng nông, lâm, thuỷ sản số lượng nhiều, chủng loại phong phú nhưng chất lượng vẫn xoàng, lại quá cũng nhiều đầu mối. Xuất khẩu than, nhưng đã phải nhập khẩu than trước dự kiến vài năm.
Trong tình cảnh đó, việc xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là xuất khẩu qua biên giới càng bất cập.
Trước đây, 20 doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về lượng cà phê xuất khẩu qua nước láng giếng này - chiếm khoảng 68% lượng cà phê xuất khẩu - nhưng nay gần một nửa rơi vào tay các DN có vốn nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Thương lái Trung Quốc đưa tàu vào sông Hàm Luông, Bến Tre gom dừa. Sáng thấy ít hàng họ tâng giá, chiều dân đổ xô mang tới, họ hạ xuống. Thương nhân Trung Quốc nằm vùng tại Vĩnh Long mua thanh long. Ở Long An thương nhân Trung Quốc dùng hộ chiếu du lịch để mua khoai lang. Năm nào cũng lặp lại cảnh bị ép giá, dừng mua đột ngột, từng đoàn xe chở hoa quả tươi lại nối đuôi nhau nằm bẹp trước cửa khẩu.
Chúng ta luôn đề ra các biện pháp tăng cường quản lý nhập khẩu, nhưng ra ngõ là gặp hàng ngoại. Thời hội nhập, hàng ngoại vào Việt Nam là chuyện thường. Nhưng lẫn trong số đó nhan nhản nào là đồ chơi bạo lực, nào là gia súc, gia cầm, phủ tạng động vật ôi thiu, hoa quả ngâm tẩm chất bảo quản...
Tình hình trên diễn ra nhiều năm nay rồi mà xem ra năm nào cũng vậy, xem ra mục tiêu cân bằng xuất - nhập sau những năm 2010 đã chưa đạt kỳ vọng, phải gia hạn tới năm 2020, như "Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020, dự báo đến năm 2030". Nhưng nếu chúng ta vẫn xuất khẩu hàng thô, gia công, lắp ráp, vẫn phải mở rộng cửa và càng phải mở rộng cửa mà không xây dựng hàng rào kỹ thuật, e chừng bài toán tăng bằng xuất - nhập vẫn chưa thể tìm ra đáp số.- Phía sau những con số xuất khẩu (VEF).
-Khi chuyên gia cũng bó tay -(NVP)- Hỏi chuyện một số chuyên gia kinh tế vì sao dạo này không viết báo nữa, nhiều người trả lời, hầu như các quy luật kinh tế không có tác dụng ở Việt Nam cho nên họ không muốn bị hớ, càng viết e càng sai thực tế.
Mà đúng như thế thật. Lấy chuyện lãi suất làm ví dụ. Ở các nước khác một khi người có thẩm quyền nói lãi suất sẽ phải giảm ngay, hàng loạt tác động lên thị trường sẽ xuất hiện. Chẳng hạn giá trái phiếu chính phủ sẽ tăng vì người ta sẽ đổ tiền ra mua trái phiếu; giá cổ phiếu cũng tăng; tiền đồng sẽ sụt giá so với các đồng tiền khác… Đặc biệt các hiện tượng này càng bị khuếch đại lên nhiều lần nếu người ta có một thời gian xoay xở từ khi biết lãi suất chắc chắn sẽ giảm và đến lúc nó giảm thật sự. Chuyện tăng hay giảm ở các nước khác có khi chỉ là 0,25 điểm phần trăm là đã gây hiệu ứng lớn chứ ít khi lên đến 1 điểm phần trăm như trong trường hợp của Việt Nam.
Trong thực tế, trong khoản thời gian từ lúc có tuyên bố lãi suất phải giảm đến khi nó giảm thật sự, thị trường hoàn toàn yên ắng. Chỉ trừ một hiệu ứng tận dụng thời gian lãi suất chưa giảm, một số người chuyển các khoản tiền tiết kiệm kỳ hạn ngắn từng tháng sang kỳ hạn dài hơn như nguyên năm để sau này lãi suất có giảm, họ cũng không bị ảnh hưởng. Ở đây cũng lạ, chưa thấy ở nước nào người ta có thể biết trước một cách chắn chắn lãi suất sẽ giảm như thế cả. Và các ngân hàng, không phải tất cả đều giảm lãi suất huy động để đối phó với khả năng lãi suất chắc chắn sẽ giảm – thậm chí nhiều nơi còn tận dụng thời gian này để thu hút tiền gởi dài hạn mặc dù phải trả lãi cao.
Không một chuyên gia kinh tế tài giỏi nào có thể lý giải tình hình thị trường như thế ngoại trừ một loại “lý thuyết âm mưu”: biết đâu càng nhiều người chuyển các khoản tiền gởi kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài là càng đúng với ý muốn của những người làm chính sách.
* * *
Một chuyện khác cũng làm các chuyên gia kinh tế bó tay. Đó là việc nhiều công ty nhấn mạnh vào số lượng tiền mặt lớn công ty đang nắm giữ, coi đó như một thế mạnh của công ty! Báo chí cũng dựa vào các con số này để “phong” “các đại gia tiền mặt” của Việt Nam. Trong điều kiện bình thường, một công ty ôm một mớ tiền mặt là đã thấy sự bất lực không biết sử dụng đồng tiền vào những dự án mới sao cho có hiệu quả. Trong bối cảnh lạm phát, lượng tiền mặt càng lớn, công ty càng thiệt hại, sao lại cho đó là các “đại gia”.
Nếu tiền mặt chuyển thành nguyên liệu sản xuất, đến chu kỳ bán hàng mới, doanh nghiệp mới hy vọng mặt bằng giá cả mới sẽ giúp họ thu hồi vốn và có lãi. Còn tiền mặt nằm yên một chỗ, sẽ bị hao hụt theo lạm phát, trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp.
Ở đây, các chuyên gia tài chính cũng lưu ý một hiện tượng: phải phân biệt sự khác nhau giữa đầu tư tài chính lành mạnh và đầu tư tài chính liều lĩnh của các tập đoàn nhà nước đã bị phê phán. Một doanh nghiệp lấy dòng tiền của mình đầu tư vào chứng khoán theo phong trào hay mua cổ phần trực tiếp của các công ty khác trong lĩnh vực địa ốc, chứng khoán… là một quyết định có nhiều rủi ro, cần cân nhắc rất kỹ. Ngược lại, một doanh nghiệp khác có khoản tiền mặt chưa sử dụng đến, đem đi mua trái phiếu chính phủ, là một hoạt động bình thường trong quản trị tài chính. Không khéo, mọi người sẽ dị ứng với cụm từ “đầu tư tài chính” và bỏ quên luôn các quy luật quản trị thông thường.
* * *
Sự bó tay của các chuyên gia kinh tế cũng xuất phát từ cách hiểu sai lệch sự vận hành của nền kinh tế thị trường của các quan chức nhà nước. Ví dụ khi một bộ trưởng đề nghị Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại khoanh nợ, dãn nợ cho một số doanh nghiệp nào đó, có lẽ ông hiểu nhầm vai trò của NHNN hay không hiểu cơ chế vận hành của hệ thống ngân hàng. Ngay cả với các ngân hàng thương mại nhà nước, NHNN đã từ lâu cũng không thể yêu cầu, chỉ định họ cho vay chỗ này, khoanh nợ chỗ kia được. Điều đáng tiếc, nguyên tắc để các ngân hàng chịu trách nhiệm về các khoản vay của mình đang dần dà bị bỏ quên, việc chỉ định cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước lại tái diễn, việc khoanh nợ cho ngân hàng lại xảy ra. Cho nên biết đâu ông bộ trưởng nói đúng và các chuyên gia phê phán sai!
-Theo:-Khi chuyên gia cũng bó tay
--- ‘Sóng’ cổ phiếu chứng khoán dồn dập ‘đổ bộ’ (ĐV).-- Phân cấp đầu tư: Hết thời dễ dãi! (VEF). - Một bộ luật đầu tư rất hấp dẫn đang hình thành – (RFI).- Thêm ngân hàng mở dịch vụ giữ hộ vàng (VnEconomy). . Nợ thuế lợi hơn vay ngân hàng --
- Nhà đất kỳ vọng vào lãi suất (NLĐ).
- Canh bạc thôn tính doanh nghiệp – Kỳ cuối: Gây khó bằng luật (TT). - DN kéo nhau về quê mở xưởng (VEF).- Cục Quản lý giá: Giá cả tháng 3 tăng nhẹ (Infonet). - Lụa Vạn Phúc – Bao giờ cho đến ngày xưa! (Petrotimes).
- VIỆT NAM CÓ NÊN HỢP THỨC HÓA CASINO? Sức hấp dẫn của casino (NLĐ). - Doanh thu casino Macao gấp 5 lần Las Vegas (PLTP).
- MAFIA QUỐC TẾ ĐỔ BỘ VÀO PHÁP: Bài cuối: Xâm nhập ngân hàng và kinh doanh online (PLTP).
Thúc đẩy tăng lương để tránh bất ổn -SGTT.VN 16.03.2012- Chính phủ châu Á đang gây sức ép buộc các doanh nghiệp tăng lương cho công nhân, như một biện pháp ngăn chặn bất ổn lao động và thu hẹp khoảng cách thu nhập...-Hàm lượng vàng của Nhóm BRICS
Growth China's top priority, inflation key risk: NDRC -BEIJING (Reuters) - China's economic policy priority is to maintain relatively fast growth, but Beijing cannot lower its guard against inflation risks, the head of the country's top planning agency, the National Development and Reform Commission, said on Sunday.