Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
19.03.2012
Khi trung tâm mới của Liên Hiệp Châu Phi (AU) khai mạc tại Addis Ababa, Ethiopia vào đầu năm nay, cơ sở trị giá 200 triệu Mỹ kim - hiện là toà nhà cao nhất tại thành phố thủ đô - đã gây nên nhiều chú ý. Nhưng không chỉ bảng liệt kê kỹ thuật đầy ấn tượng của toà nhà đồ sộ đã thu hút nhiều ý kiến mà còn là nhà tài trợ cho dự án này: Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đã dẫn đầu cơn bùng nổ xây dựng trên khắp châu Phi, họ đã xây những con đập khổng lồ cùng những dự án cơ sở hạ tầng, sân bóng đá, và thậm chí ngôi đền hồi giáo lớn thứ ba tại Algeria. Và trung tâm mới đầy hào nhoáng của Liên Hiệp Châu Phi đã được chi trả hoàn toàn bởi chính phủ Trung Quốc.
Công trình xây dựng cao ngất này có ba trung tâm hội nghị, một bãi đậu trực thăng riêng, và đủ văn phòng để chứa đến 700 nhân viên. Tổ hợp cao 20 tầng này được thiết kế bởi học viện Thiết kế và Nghiên cứu Kiến trúc thuộc Đại học Đồng Tế còn có một cổng vào đầy ấn tượng. “Những vòi phun nước cao tạo nét duyên dáng cho quảng trường trước mặt toà nhà gần bức tượng vàng của cố lãnh đạo Kwame Nkrumah của Ghana và viên đá đầu tiên của đài tưởng niệm Nhân quyền của Liên Hiệp Châu Phi,” Tờ báo Kiến trúc Thế giới ca ngợi.
Một phiến đá trước toà nhà viết: “Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Châu Phi và Tổ hợp Văn phòng, quà tặng của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc, được khởi công vào ngày 26 tháng Hai, 2009 và toàn tất vào ngày 26 tháng Mười hai, 2011. Tổ hợp này được khai trương vào dịp hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Phi lần thứ 18 với sự diện diện của lãnh đạo Trung Quốc và lãnh đạo các quốc gia châu Phi -- 28 tháng Giêng, 2012.”
Đại Thánh đường
Quốc gia: Algeria
Phí tổn: 1,3 tỉ Mỹ kim
Vào tháng Hai, chính phủ Algeria đã ký một hợp đồng với Tổng Công ty Công trình Kiến trúc Trung Quốc để xây dựng ngôi đền Hồi giáo lớn thứ ba trên thế giới và lớn nhất bên ngoài Ả Rập Saudi. Cơ sở này -- gồm một khu nhà rộng 20 héc ta với một ngôi tháp cao 275 mét và đủ chứa đến 120 nghìn tín đồ -- nhằm để Tổng thống Abdelaziz Bouteflika “lưu lại di sản” của mình, bộ trưởng tôn giáo cho biết. Tổng Công ty Công trình Kiến trúc của nhà nước Trung Quốc, mặc dù là công ty dẫn đầu tại cơn bùng nổ xây dựng ở châu Phi, đã bị cấm tham gia đấu thầu vào các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ vì một vụ tai tiếng tham nhũng tại Philippines.
Đập Bui
Quốc gia: Ghana
Phí tổn: 700 triệu Mỹ kim
Con đập này đang được xây dựng bởi Sinohydro của Trung Quốc từ năm 2009 và dự tính sẽ hoàn tất vào năm tới. Có đến 2.600 người bị giải toả cho con đập dài 91 mét, nó làm ngập một phần lớn Công viên Quốc gia Bui, nơi cư ngụ của hai giống hippo đen cùng những loài thú hiếm như khỉ, sư tử và báo gấm. Dự án này cùng với đập Merowe của Sudan với hồ trữ nước rộng 174 kilomet vuông, đã giải toả 50 nghìn người, và đập Tekeze của Ethiopia cao 182 mét, cao nhất châu lục, là những dự án thuỷ điện tham vọng nhất của Trung Quốc tại châu Phi. Đương nhiên là Trung Quốc đã quá quen với những lợi nhuận và hệ quả của những chiếc đập khổng lồ.
Trung tâm Quốc hội Sipopo
Quốc gia: Guinea Xích Đạo
Phí tổn: 800 triệu Mỹ kim
Trung tâm quốc hội, được xây bởi Tổng Công ty Công trình Kiến trúc Trung Quốc, ban đầu được thông qua với mục đích tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Nguyên thủ Liên Hiệp Châu Phi năm 2011. Cơ sở được bao bọc bằng kính theo phong cách hậu hiện đại được thiết kế bởi một công ty kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ và có thể lọc ánh sáng bên ngoài vào mà không gây nóng, trong khi vẫn thoả mãn phong cảnh bờ biển tuyệt vời của Malabo. Trung tâm triễn lãm này -- vốn lọt vào vòng chung kết của các giải thưởng kiến trúc quốc tế -- là một phần của “thành phố” mới bao gồm biệt thự và những trung tâm xây dựng của chính quyền côn đồ Obiang gần Malabo. Đây chỉ là một trong hàng loạt những dự án do Trung Quốc xây dựng gần đây tại thủ đô của quốc gia Đông Phi dồi dào dầu mỏ nhưng nghèo đói này, bao gồm một sân thể thao 15 nghìn chỗ ngồi, được xây cho Cúp Quốc gia Châu Phi 2012.
Kilamba Kiaxi
Quốc gia: Angola
Phí tổn: 3,3 tỉ Mỹ kim
Bất chấp thực tế rằng phân nửa dân số Angola sống dưới 2 Mỹ kim một ngày, sự thiếu hụt nhà ở và lĩnh vực dầu mỏ đang tăng trưởng đã biến thành phố thủ đô Luanda thành một trong những nơi sinh sống đắt đỏ nhất trên thế giới. Vì thế không gì ngạc nhiên khi chính phủ của quốc gia dầu hoả đang lên này đang có ý tưởng lớn về những dự án nhà ở. Khoảng 20 dặm về phía nam của Luanda, các công ty Trung Quốc đang xây dựng một thành phố mới, hiện thời được mang tên Kilamba Kiazi. Công đoạn đầu sẽ được hoàn ất vào cuối năm nay, sẽ cung cấp nhà ở cho 120 nghìn người trong 710 chung cư, cũng như các trường học, của tiệm và công viên. Thật kinh ngạc là Kilamba Kiaxi chỉ là thành phố lớn nhất trong bảy thành phố mới mà chính phủ dự tính sẽ xây trên khắp đất nước. Tuy nhiên nhiều người Angola lại hoài nghi về những công trình của Trung Quốc sau khi một bệnh viện do Tổng Công ty Công trình Hải ngoại của Trung Quốc xây dựng phải bị di tản vào năm 2010 vì những vết nứt rộng trên tường.
Đại lộ Thika
Quốc gia: Kenya
Phí tổn: 330 triệu Mỹ kim
Với gần phân nửa đã hoàn tất, con đường dài 31 dặm này đang được ba công ty Trung Quốc xây dựng nhằm kết nối thủ đô Nairobi đến trung tâm miền trung Thika sẽ là con đường rộng nhất ở Đông Phi -- ở một số nơi rộng đến 16 làn. Các khu chung cư đã mọc lên dọc theo đại lộ, với hy vọng sẽ cắt giảm nạn kẹt xe nổi tiếng ở Nairobi và giúp nối liền kinh tế của Kenya với kinh tế Ethiopia ở phía bắc. Không như những nước khác, nơi Trung Quốc đã khởi động những dự án xây dựng đường xá lớn -- ví dụ như Cộng hoà Dân chủ Congo và Nigeria -- Kenia không có tài nguyên giàu có. Nhưng những dự án như thế này có thể giúp các doanh nghiệp Trung Quốc thiết lập những bước đầu sớm sủa tại các trung tâm kinh tế chính của châu lục. Hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc sang Kenya đã vượt qua 800 triệu Mỹ kim mỗi năm.-Theo:Châu Phi: Sản xuất tại Trung Quốc
- Phỏng vấn giáo sư Vũ Quốc Thúc về quan hệ Việt-Trung – (RFI). - Nguy cơ xung đột trên biển Hoa Đông (TN). – Thái Lan, Hoa Kỳ và Singapore tập trận – (VOA).– Bùi Tín: Hai bức ảnh lịch sử ở Thành Đô – Tứ Xuyên (Trung Quốc) – (VOA’s blog). - Dương Danh Dy: Mấy nhận định lớn về quan hệ Trung – Xô, Trung – Nga từ ngày thành lập nước CHNDTH tới năm 2011 (VHNA).
- Trung Quốc tiếp tục gây áp lực tại biển Hoa Đông (TQ). – Hoa Kỳ ‘đừng làm đục nước Nam Hải’ – (BBC). Actions louder than words (China Daily).- Tổng Giám đốc BBC sẽ từ chức – (BBC). -- LB Nga sẽ tiếp nhận nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của Việt Nam (Tia Sáng).- LHQ viện trợ Việt Nam 40 triệu đôla để tăng cường bình đẳng giới tính – (VOA). - Việt Nam bảo đảm ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em gái (VOV).- Ben Friedman điểm sách của Michael Spence: Whither China? (NYRB 5-4-12) Lý giải chế độ Tân Phong kiến ở Nga basam- The American Interest Lý giải chế độ Tân Phong kiến ở Nga Vladislav L. Inozemtsev Người dịch: Huỳnh Phan Tháng 3 – 4/2011 Nhiều chuyên gia phương Tây ngày nay phát hoạ Nga như là một quốc gia đang lùi theo đường xoắn ốc về chế độ độc tài, chậm rãi (hoặc không phải quá- China’s path to reform (The Guardian). – Những thủ thuật kiểm duyệt báo chí ở Trung Quốc – (RFI). - Cũng là nhờ ơn ông đấy, Mao thân mến (Spiegel/ Phan Ba). – Bạc Hy Lai trở thành Bạc Mệnh (RFA’s blog). - Những thách thức với lãnh đạo mới của Trung Quốc (Foreign Affairs/ TVN).
- Cuba gia tăng trấn áp trước chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng – (RFI). – Cuba bắt giới bất đồng chính kiến trước chuyến đi của Đức Giáo Hoàng – (VOA).-- Jeffrey D. Sachs viết về Vaslav Havel: Sức mạnh của sống trong sự thật (BoxitVN). – Bulgari đau đầu với những dấu tích của thời cộng sản – (RFI). - Putin đã chi bao nhiêu cho bầu cử? (VNN).- Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Hàn Quốc (Thanh Tra).
- Triều Tiên mời cơ quan giám sát nguyên tử Liên hợp quốc tới thăm (DT). – Hàn Quốc tố cáo Bắc Triều Tiên phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân – (RFI). - Thế giới 24h: Vì sao Hàn “tố” Triều? (VNN). – Kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên làm gia tăng căng thẳng khu vực – (VOA). – Nhật dọa bắn tên lửa Bình Nhưỡng (báo Sơn La). - Căng thẳng lại dâng cao trên bán đảo Triều Tiên (TN). - Triều Tiên có kế hoạch phóng vệ tinh cho nước thứ 3 (TTXVN).
- Miến Điện trả tự do lãnh tụ nổi dậy người Karen – (RFI). – Bùi Tín: Miến Điện: Cơ duyên của thay đổi kỳ thú – (VOA’s blog).-----