Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

VN phát hiện 'sai phạm kinh tế 9 tỷ đô'

-Tin liên quan: Quan chức in chức vụ lên thiệp cưới có thể mất ghế
-
Tham nhũng tại Việt Nam gây thiệt hại 60.000 tỷ đồngRFA 2016-07-12

Sáng nay, ngày 12 tháng 7, chính phủ Việt Nam tổ chức một hội nghị về chống tham nhũng sau khi luật chống tham nhũng ra đời tròn 10 năm.

Theo số liệu được các quan chức Việt Nam đưa ra thì trong 10 năm qua các vụ tham nhũng đã làm thiệt hại gần 60 ngàn tỉ đồng, và 400 hectares đất, trong tổng số 2530 vụ án, và đưa ra tòa xét xử 5870 người.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói rằng luật chống tham nhũng đã tạo được cơ sở luật pháp cho việc chống tham nhũng và nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân trong việc chống tham nhũng.

Tuy nhiên Phó Thủ tướng cũng nói rằng việc chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu, và vẫn rất phức tạp với sự hình thành các nhóm lợi ích. Và Phó Thủ tướng cho rằng việc đó làm cho dân chúng không còn tin tin tưởng vào chế độ, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

VN phát hiện 'sai phạm kinh tế 9 tỷ đô'9 tháng 2 2016

Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình được báo chí Việt Nam trích lời nói sai phạm kinh tế phát hiện ra được trong giai đoạn 2011-2015 lên tới số tiền tương đương 9,3 tỷ USD.


Phát biểu trong một cuộc họp trước Tết Nguyên đán, ông Nguyễn Thái Bình cho biết, giai đoạn 2011 – 2015, Thanh tra Chính phủ đã triển khai 37.390 cuộc thanh tra hành chính và trên 783.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

"Qua thanh tra, kiểm tra đã chấn chỉnh những sai phạm trong quản lý... phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế với số tiền là 208.540 tỷ đồng."

Đây là khoản tiền 9,3 tỷ USD, nếu tính vào thời giá tháng 2/2016.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thái Bình cũng được báo chí trích lời nói Thanh tra Chính phủ "đã kiến nghị thu hồi gần 119.400 tỷ đồng".

Ngoài ra cơ quan này cũng kiến nghị thu hồi "19.230 héc-ta đất; kiến nghị xử lý kỷ luật 6.460 tập thể, 22.700 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 297 vụ, 355 người".
'Vi phạm kỷ cương'

Có vẻ như các phát hiện trên xảy ra ở địa phương vì phát biểu của ông Nguyễn Thái Bình được nêu ra tại Hội nghị toàn quốc về hoạt động của Hội đồng nhân dân và UBND tại Quốc hội hôm 02/2.

Ông Nguyễn Thái Bình xác nhận:

"Tình trạng vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính vẫn còn xảy ra ở không ít địa phương."

Ngoài ra, Bộ trưởng Nội vụ cũng nói:

"Năng lực, trình độ, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; tình trạng tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu vẫn chưa được khắc phục."

"Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, nhiều địa phương đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao."

Hồi cuối năm 2015, chính Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng cũng nói "chống tham nhũng khó là ở chỗ lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt giữa kinh tế và chính trị, giữa doanh nhân với những người có chức, có quyền, ngoắt ngoéo với nhau".

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trong báo cáo năm 2015 đã đặt Việt Nam vào hạng 112/168 về tham nhũng trên toàn cầu.

Bảng xếp hạng của tổ chức có trụ sở tại Berlin công bố hôm 27/1/2016 đánh giá cảm nhận về tham nhũng từ người làm doanh nghiệp và các chuyên gia trước nạn tham nhũng ở 168 quốc gia.

Ngân sách khó khăn:Gánh nặng trả nợ, cảnh báo nợ lương
- Kỷ luật ngân sách đang lộ rõ nhiều vấn đề ở năm cuối cùng của giai đoạn phát triển kinh tế 5 năm 2011-2015. Mục tiêu giảm bội chi, giảm nợ công, giảm vay đảo nợ... đều chưa như mục tiêu mong muốn, trong khi thu ngân sách lại tăng chậm.

Thu eo hẹp, lo nợ lương


"Không để xảy ra tình trạng chậm lương, nợ lương cán bộ công chức, viên chức" là thông tin khá đặc biệt được Bộ Tài chính phát đi hồi giữa tháng 12 này.

Đặc biệt là bởi, xưa nay nợ lương thường được nhắc đến như một tình trạng khó khăn điển hình ở khu vực DN mỗi khi nền kinh tế suy giảm. Còn trường hợp Nhà nước nợ lương thì hơi hiếm, hoặc ít được biết đến. Hiện tượng này mới chỉ được "lộ" ra gần đây khi một số địa phương vỡ ngân sách, nợ nần.

Yêu cầu trên của Bộ Tài chính cho thấy hai điểm, ngân sách đang khó khăn và chi thường xuyên đang có nhiều vấn đề.

Quan sát thực trạng ngân sách 5 năm vừa qua, có thể thấy, một nghịch lý luôn tồn tại là nguồn thu tăng chậm nhưng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, chi trả nợ lại tăng nhanh không ngừng.

Năm 2015, giá dầu thô sụt giảm khiến nguồn thu từ dầu thô giảm hụt mất 32.000 tỷ đồng, giảm từ 93.000 tỷ xuống còn 61.000 tỷ đồng.


Mục tiêu giảm bội chi, giảm nợ công, giảm vay đảo nợ... đều chưa như mục tiêu mong muốn.


Năm 2016, dự kiến ngân sách thu từ dầu thô sẽ phải lùi tiếp với dự toán chỉ 54.500 tỷ đồng, giảm mất 6.500 tỷ so với thực tế năm nay, giảm 10,7% so với dự toán năm 2015. Nguồn thu này đã chỉ còn đóng góp 1,4% GDP và 6,6% tổng thu cân đối ngân sách thay vì mức 5,2% GDP và 18,4% tổng thu cân đối ngân sách ở 5 năm trước.

Đây là kịch bản trên cơ sở dầu thô bình quân 60 USD/thùng. Những ngày cuối năm, giá dầu đã xuống đáy 34-36 USD/thùng và có những dự báo xuống 20-25 USD/thùng.

Cùng đó, nguồn thu từ xuất nhập khẩu ngày càng giảm bởi việc cắt giảm thuế quan theo các cam kết FTAs. Tính đến nay, nguồn thu này đã chỉ còn chiếm 3,9% GDP và đóng góp 18,9% trong tổng thu ngân sách, thay vì mức chiếm 5,95 GDP và đóng góp 20,7% tổng thu ngân sách.


Ngân sách Nhà nước đang bội chi gần 180.000 tỷ đồng. Theo Tổng cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm ước tính mới đạt 884.800 tỷ đồng trong khi tổng chi ước tính đã lên tới 1.064.500 tỷ đồng.


Nguồn thu nội địa được kỳ vọng sẽ tăng lên tới 80% vào năm 2020, song thời gian qua, việc giảm thuế suất ở nhiều sắc thuế để tháo gỡ khó khăn cho DN cũng ảnh hưởng không nhỏ. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã có 2 lần giảm, từ mức 28% xuống còn 22%. Thuế thu nhập cá nhân đã tăng mức khởi điểm nộp thuế và tăng mức giảm trừ gia ảnh. Chưa kể việc giảm, miễn thuế VAT ở mặt hàng nông sản...

Để có một nguồn thu bền vững thì thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp - một thước đo phản ánh sức khoẻ của DN, sẽ có đóng góp chủ đạo. Tuy nhiên, nhưng điều này vẫn không đạt được. Như Bộ Tài chính đã công bố, mới chỉ 39-40% DN nộp thuế thu nhập, nghĩa là có tới 60% DN hiện đang không có lãi.

Và thậm chí, với những DN có lãi, số nợ thuế lại quá lớn khiến ngành thuế chầy chật đòi nợ để bù các khoản hụt thu trên. Trong 76.500 tỷ đồng tiền nợ thuế thì số nợ khó đòi, có thể bị mất trắng lên tới hơn 32.000 tỷ đồng.

Chi tăng không ngừng: Xoay xở trả nợ


Trong bối cảnh nguồn thu ngày càng chật vật, chi tiêu ngân sách ngày càng phình to.

Năm 2015, tổng chi ngân sách so với GDP đã giảm từ 30% ở năm 2010 xuống còn 26%. Nhưng về quy mô, chi ngân sách Nhà nước đã tăng trên 70% so với cách đây 5 năm.


Trong bối cảnh nguồn thu ngày càng chật vật, chi tiêu ngân sách ngày càng phình to.


Trong đó, đáng lo ngại nhất là câu chuyện chi thường xuyên và chi trả nợ tăng chóng mặt và luôn ở mức cao.

Giai đoạn 2011-2015, chi thường xuyên chiếm bình quân 65% tổng chi ngân sách, tăng hơn 10% so với mức tỷ trọng chỉ 54-55% ở giai đoạn 5 năm trước. Riêng năm 2013, chi thường xuyên là 69%, năm 2014 tăng kỷ lục là 70% tổng chi ngân sách.

Theo lý giải từ phía Bộ Tài chính, nguyên nhân lớn nhất ở áp lực chi này là việc tăng chi tiền lương và an sinh xã hội. 5 năm qua, Chính phủ đã có 3 lần tăng lương cơ sở và tăng phụ cấp công vụ lên 25%, 1 lần tăng 8% cho lương hưu, trợ cấp... Chi an sinh xã hội mỗi năm tăng thêm 18%, cao hơn cả tốc độ tăng thu hay tăng chi ngân sách.

Và điều dễ hiểu, khi thu thì hạn hẹp nhưng chi lại có nhu cầu quá lớn nên ngân sách quốc gia 5 năm vừa qua đã phải trông chờ nhiều vào việc đi vay. Tất yếu, điều này kéo theo nợ công gia tăng cao.

Mặc dù nợ công của Việt Nam vẫn trong giới hạn an toàn nhưng liên tục được cảnh báo vì có chiều hướng tăng. Năm 2015, nợ công khoảng 61,3% GDP, tăng thêm 7% so với năm 2011. Trước nữa, năm 2010, nợ công tăng thêm 15% GDP so với năm 2006.

Một bất lợi lớn cho Việt Nam khi trở thành nước có thu nhập trung bình là lãi suất vay bên ngoài đã không còn nhiều ưu đãi, nhu cầu vay lại đổ đồn vào nguồn trong nước. Trong khi đó, giai đoạn năm 2011-2012, lạm phát cao, lãi suất cao đã khiến Chính phủ phải huy động các khoản vay ngắn hạn làm tăng nhanh áp lực chi trả nợ công.

Mới đây, Chính phủ đã quyết định phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế, nhưng phần lớn ở đó là phục vụ mục đích đảo nợ trong nước. Việc đi vay đô-la để trả nợ cho các khoản vay tiền đồng, về lý thuyết, sẽ gặp rủi ro lớn. Trong khi đó, "thông lệ" các nước là chỉ có vay trong nước để đảo nợ trong nước.

Chưa kể, riêng khoản vay đảo nợ cũng ngày càng gia tăng hàng năm. Năm 2013, ngân sách vay đảo nợ là hơn 46.900 tỷ đồng, năm 2014 vay 77.000 tỷ đồng và năm 2015 là vay 125.000 tỷ đồng, tăng thêm 62%.

Lý do là bởi, ngân sách eo hẹp, sau khi ưu tiên chi trả nợ nước ngoài, trả đủ các gốc lẫn lãi thì túi tiền quốc gia này đã không còn đủ sức để chi trả nợ trong nước đầy đủ. Ngân sách chỉ có thể tự trả nợ trong nước, cả lãi và gốc một tỷ lệ thấp nhất định.

Có thể nói, nhìn lại bối cảnh trên, mục tiêu chung giảm bội chi ngân sách đã không thể đạt được như mục tiêu đề ra. Bội chi ngân sách theo yêu cầu cần giảm xuống 4,5% GDP thì rốt cục kết quả năm nay dự kiến là 5%, thậm chí có năm cao đột biến lên tới 6,6% như năm 2013.

Trong công văn gửi tới các địa phương về thực hiện ngân sách năm 2015 vừa qua, Bộ Tài chính đã nhấn mạnh việc phải tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, giảm tối đa kinh phí hội nghị, hội thảo, khánh tiết, mua sắm ô tô công... Yêu cầu này đã trở thành thường niên, nhưng rồi kết quả thực tế có được như lời kêu gọi?

Phạm Huyền

Ngân sách thâm hụt: Dồn dập đòi nợ, tính kế đi vay
Địa phương 'vỡ' ngân sách… chuyện chưa từng có
Giá dầu giảm kỷ lục: Thuế tăng, xăng giảm, ngân sách khó
-Xin tạm ứng ngân sách để trả lương cán bộ, giáo viên
Dân Trí
Dân trí Ngày 26/12, nguồn tin của phóng viên được biết, UBND huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Cà Mau xin tạm ứng ngân sách để trả nợ lương và chế độ cho cán bộ, giáo viên của huyện. >> Nợ hơn 5 tỷ tiền dạy thêm giờ của ...
Cà Mau: Một huyện nợ tiền lương giáo dục hơn 17 tỷ đồngBáo Dân Việt
Cà Mau: UBND Thới Bình xin tạm ứng 17 tỉ đồng để trả nợTuổi Trẻ
Một huyện ở Cà Mau nợ giáo viên trên 17,2 tỷ đồngBáo điện tử Kiến Thức



Hà Tĩnh:Cán bộ thôn, xã bị nợ lương suốt 2 tháng!

Hai tháng nay, từ cán bộ xã đến thôn của xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vẫn còn bị nợ lương. Hiện giờ chính quyền xã này chưa biết xoay xở ra sao vì ngân sách đã hết.


Thời gian qua, chúng tôi nghe được rất nhiều câu chuyện bàn tán xôn xao về việc cán bộ công nhân viên chức, công chức, hợp đồng từ xã đến thôn ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà bị nợ tiền lương. Và hơn thế nữa là hiện giờ ngân sách của xã đã không còn để chi trả.

Trụ sở UBND xã Thạch Khê

Một nhân viên làm việc tại xã Thạch Khê (xin được giấu tên) cho biết: “Đã hai tháng nay (tháng 11 và tháng 12/2015), anh em chúng tôi chưa được nhận lương”.

Ông Nguyễn Hữu Trường, xóm trưởng xóm 8 của xã Thạch Khê cũng cho biết, 2 tháng cuối năm nay ông vẫn chưa nhận được lương.

“Lương của tôi thì cũng chỉ có hơn 900 nghìn đồng/tháng. Hiện tháng 11 và tháng 12/2015 tôi chưa được nhận được. Tôi cũng không biết nguyên nhân vì sao”.

Ông Trường cũng cho biết, trước đó cũng đã xảy ra tình trạng chậm trả lương. Cứ 2 tháng mới trả lương một tháng.

Trao đổi về vấn đề này,ông Phan Xuân Mậu, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Khê cho biết là có sự việc trên. “Hiện đang nợ lương cán bộ, nhân viên hai tháng lương”, ông Mậu cho biết.

Để tìm hiểu rõ hơn về việc này, chúng tôi cũng đã làm việc với ông Bùi Tất Thành, Cán bộ Tài chính-Kế toán xã Thạch Khê. Ông Thành cho biết: “Hiện đang nợ lương cán bộ đương chức từ xã đến thôn là 2 tháng (tháng 11 và tháng 12/2015). Nợ lương cán bộ hưu trí và đối tượng bảo trợ xã hội (người tàn tật, người già trên 80 tuổi là 1 tháng (tháng 12/215)”.

Ông Bùi Tất Thành, Cán bộ Tài chính-Kế toán xã Thạch Khê trao đổi với PV

Ông Thành cũng cho biết thêm, hiện cán bộ đương chức từ xã đến thôn là gần 130 người và số tiền lương nợ 2 tháng là hơn 400 triệu đồng.

Khi được hỏi nguyên nhân dẫn đến sự việc này, lãnh đạo xã này cho biết do huyện đặt ra chỉ tiêu thu ngân sách quá cao.

Ông Bùi Tất Thành cho biết: “Năm 2015, huyện giao chỉ tiêu thu ngân sách là hơn 4 tỷ đồng. Trong đó xã sẽ được hưởng 1,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ tiêu đó là quá cao so với thực tế của địa phương, nên xã không thể hoàn thành. Đến nay chỉ mới thu được hơn 50% kế hoạch thu ngân sách”.

Ông Thành viện dẫn ví dụ như huyện đặt chỉ tiêu thu ngân sách đối với khoản thu khác là 200 triệu nhưng thực tế xã chỉ thu được 58 triệu.

Hiện nay, xã Thạch Khê mới thu ngân sách được hơn 2 tỷ đồng. Theo quy định xã sẽ được hưởng hơn 900 triệu đồng/2 tỷ đồng này. Và tất cả các khoản chi của xã gần như phụ thuộc vào khoản tiền hưởng % từ thu ngân sách.

“Trong số hơn 900 triệu này thì phải chi một phần cho đầu tư phát triển, số còn là chi thường xuyên. Trong khi mỗi tháng trả tiền lương cho cán bộ nhân viên đã lên tới hơn 250 triệu/tháng”.

Theo tìm hiểu của PV, năm 2014 huyện Thạch Hà cũng giao thu ngân sách quá cao và xã này đã không thể hoàn thành kế hoạch. Nhưng năm 2015 huyện Thạch Hà vẫn tiếp tục giao chỉ tiêu cao về thu ngân sách.

“Năm 2016 huyện còn giao chỉ tiêu thu ngân sách cao hơn nữa. Năm sau lại càng khó khăn hơn nữa”, ông Thành cho biết.

Cũng theo ông Thành thì việc nợ lương cũng phần nào ảnh hưởng đến công việc chung của toàn xã, nhất là ở thôn xóm.

“Hiện xã cũng đã làm tờ trình gửi UBND huyện Thạch Hà xin bổ sung ngân sách hoặc xin ứng ngân sách năm 2016 nhưng đến giờ huyện chưa có ý kiến gì”, ông Thành cho biết.


>> Vụ hết tiền trả lương cán bộ: Nợ trên 60 tỷ đồng là... bình thường
>> Thành phố Cà Mau cũng sắp... hết tiền trả lương cán bộ!
>> Thành ủy Bạc Liêu không chỉ hết tiền mà còn... nợ nần chồng chất
-Ký túc xá trăm tỉ chỉ có 10 sinh viên ở!
(NLĐO) - Cả tỉnh Bạc Liêu chỉ có 1 trường ĐH và 1 trường CĐ với lượng sinh viên đăng ký nội trú vài trăm. Thế nhưng, tỉnh này lại xây dựng ký túc xá với sức chứa hàng ngàn người và chỉ thu hút được... 10 sinh viên vào ở.

Đứng cách xa hàng km, chúng tôi dễ dàng nhận ra 2 tòa nhà 5 tầng nổi bật giữa vùng ven TP Bạc Liêu vắng vẻ. Đó là khu nhà ở dành cho sinh viên tỉnh Bạc Liêu vừa được đưa vào sử dụng.

Ký túc xá nằm trong khu đô thị Hoàng Phát (TP Bạc Liêu), được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước với tổng mức đầu tư hơn 260 tỉ đồng, chủ đầu tư là Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu.



Khu nhà khang trang, sạch đẹp nhưng chỉ có 10 sinh viên vào ở

Tháng 7-2015, giai đoạn 1 của dự án hoàn thành với 2 tòa nhà khang trang, hiện đại được bàn giao cho Trung tâm Phát triển Quỹ Nhà và Đất tỉnh Bạc Liêu khai thác, với tổng mức quyết toán đến thời điểm hiện tại là 81 tỉ đồng.



Toàn tỉnh chỉ có vài trăm sinh viên ở nội trú nhưng lại đầu tư khu nhà ở dành cho hàng ngàn người

Hai tòa nhà này có tổng cộng 150 phòng, đáp ứng chỗ ở cho 1.200 sinh viên. Mỗi phòng được trang bị giường tầng, bàn học, tủ, quạt, đèn, nhà vệ sinh… Theo quy định, 8 người sẽ ở 1 phòng với giá thuê 100.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chỉ mới có khoảng 10 sinh viên vào ở.

Theo quan sát của chúng tôi, khu nhà ở này cách khá xa trung tâm TP Bạc Liêu, đặc biệt, cách các Trường ĐH Bạc Liêu và CĐ Y tế Bạc Liêu khoảng 3-4 km. Đó chính là nguyên nhân khiến sinh viên e ngại, không chịu vào ở dù giá thuê rẻ hơn bên ngoài rất nhiều lần.

Nhiều tháng bị bỏ hoang phế, công trình trăm tỉ bị người ngoài vào đập phá

Các sinh viên cho rằng quãng đường từ ký túc xá đến trường xa, vắng vẻ, khó đi lại, nhất là mỗi khi trời mưa. Nguyễn Minh Đạt (sinh viên Trường ĐH Bạc Liêu) cho biết: “Em đã từng đến khu nhà này quan sát, thấy rất sạch đẹp nhưng sau khi suy tính kỹ đã thuê trọ gần trường với giá cao hơn nhiều. Bởi ngoài việc tốn tiền xăng, em còn lo ngại thời tiết, mưa gió, chưa kể nửa đêm đói bụng phải đạp xe vào thành phố rất phiền”. Còn các sinh viên nữ thì ngại đường vắng, đa số chọn KTX trong trường để tiện đi học, nhất là phải học thêm nhiều buổi.

Ông Đào Ngọc Tháo - Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ Nhà và Đất tỉnh Bạc Liêu - thừa nhận việc thu hút sinh viên vào khu nhà mới là rất khó.

“Sắp tới, chúng tôi sẽ làm việc với lãnh đạo các trường nhằm tìm hiểu nguyện vọng của sinh viên và ra sức thuyết phục các em vào khu ở mới. Tuy nhiên, việc thuyết phục là rất khó nếu không có giải pháp nào thuận tiện hơn cho sinh viên đến trường. Các em có quyền lựa chọn chỗ ở của riêng mình nên càng không thể ép buộc. Rất có thể chúng tôi sẽ đề xuất cho chuyển công năng khu nhà này vì trên thực tế nếu tất cả số sinh viên đang ở nội trú trên địa bàn TP có chuyển hết qua khu nhà mới này thì cũng còn dư rất nhiều phòng. Bởi theo tính toán, hiện cả tỉnh chỉ có vài trăm sinh viên đang đăng ký ở nội trú”, ông Tháo nói.-

Ngành giáo dục Bạc Liêu "chơi sang" nhất ĐBSCL!

Học ở ký túc xá công nhân


-Bệnh viện đòi nợ Thành ủy Bạc Liêu
TP - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu, Bs Trần Văn Khánh, cho biết đã 5 lần có công văn gửi Thường trực và Ban Tổ chức Thành ủy Bạc Liêu đòi 268.302.000 đồng, tiền khám sức khỏe cho cán bộ, nợ từ năm 2012.

Các bác sĩ bệnh viện đa khoa Bạc Liêu



Ngày 13/12/2012, Bệnh viện ký hợp đồng với Ban Tổ chức Thành ủy“khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý”, đại diện Thành ủy là Phó bí thư Nguyễn Hoàng Dũng đã ký.

Bệnh viện khám trong 3 ngày 22, 23 và 29/12/2012, hoàn tất hồ sơ giao cho Ban Tổ chức Thành ủy. “Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị Ban Tổ chức thanh toán số tiền nợ nhưng đến nay vẫn chưa nhận được”, Bs Khánh nói.

Theo một biên bản bàn giao công nợ lập ngày 21/9/2015, giữa Phó bí thư cùng Chánh văn phòng, Phó chánh văn phòng Thành ủy nhiệm kỳ cũ và mới, tiền nợ khám sức khỏe cho cán bộ là 619.753.250 đồng. Ngoài số nợ với Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu còn nợ một số bệnh viện khác. Tổng nợ ở biên bản này hơn 2,818 tỷ đồng, trong đó có nhiều khoản nợ lớn, mỗi khoản trên dưới 200 triệu đồng là: tiếp khách, hỗ trợ bằng thạc sỹ, soạn thảo văn bản, mua quà tặng và thiết bị văn phòng.

Như báo Tiền Phong hôm 30/11 thông tin trong bài “Thành ủy Bạc Liêu hết tiền hoạt động”, các năm trước và 7 tháng đầu năm 2015, cơ quan này chi tiêu không kiểm soát được. Đến hết tháng 7/2015, bàn giao giữa cán bộ nhiệm kỳ cũ và mới, kinh phí chỉ còn đủ trả lương cùng tiền điện nước đến tháng 11, trong lúc nợ nhiều tỷ đồng không rõ ràng (ngoài khoản nợ ở biên bản kể trên). Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu đang làm rõ.


Thành ủy Bạc Liêu hết tiền hoạt động
Ông Lê Minh Khái tái đắc cử Bí thư tỉnh Bạc Liêu
Đưa Bạc Liêu thành tỉnh phát triển khá của khu vực


-Thành ủy Bạc Liêu hết tiền hoạt động
TP - Lãnh đạo Thành ủy Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho biết, kinh phí chỉ còn đủ trả lương và tiền điện nước đến hết tháng 11, sau đó chưa biết lấy tiền đâu trả lương. Kinh phí hoạt động đã thiếu mấy tháng nay. Bên cạnh đó, thành ủy còn nợ nhiều tỷ đồng.
Vì nợ nần, tại phòng làm việc của Chánh văn phòng Thành ủy Nguyễn Quốc Minh đã xảy ra vụ “náo loạn”. Sáng 16/10, ông Minh cùng kế toán Văn phòng Thành ủy Đỗ Thu Hương có buổi làm việc về bàn giao công nợ, có Phó Bí thư Thành ủy Trà Văn Bắc dự. 
Làm việc xong, ông Bắc ra về nhưng bà Hương không đồng ý, chỉ tay vào mặt ông Bắc và hỗn loạn xảy ra. Nhiều người chạy đến, lập biên bản với gần chục chữ ký, có cả Đội trưởng Đội bảo vệ. Theo biên bản, bà Hương “cầm bình trà ném mạnh xuống bàn, bình trà bị bể, văng mảnh vỡ khắp phòng, bể một khay đựng bình, ly”.
Bàn giao nợ giữa lãnh đạo mới và cũ, sau đại hội Đảng nhiệm kỳ mới. Theo biên bản bàn giao tài chính ngày 18/8, quỹ cơ quan còn hơn 2,748 tỷ đồng, nhưng thực tế không có tiền. Thủ quỹ Phan Thị Hơn cho biết, tháng 1/2015, nhận bàn giao từ thủ quỹ cũ, sổ sách ghi 1,8 tỷ đồng nhưng thực tế đã không có tiền mặt.
 Phó chánh Văn phòng Trịnh Thu Phương, người được ủy quyền điều hành kinh phí của cơ quan, cho biết thêm, từ năm 2014 trở về trước có hơn 1,738 tỷ đồng đã chi mà chưa quyết toán được; mấy tháng đầu năm 2015 cán bộ nhân viên ở Thành ủy tạm ứng 1,691 tỷ đồng cũng chưa thanh toán. Trưởng phòng Tài chính - Kế toán của thành phố Bạc Liêu, ông Huỳnh Chí Nguyện, nói rằng, ít nhất phải thuyết minh làm rõ hơn 2,5 tỷ đồng đã chi tiêu.
Đang quá rối rắm thì chiều 21/9, thêm biên bản bàn giao công nợ giữa lãnh đạo cũ và mới, liệt kê nhiều khoản chi từ biên soạn lịch sử Đảng đến tiếp khách, khám sức khỏe cho cán bộ, tổng cộng hơn 2,818 tỷ đồng.
Ngày 14/10, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bạc Liêu, ông Lê Hoàng Thiển, lại gửi đến Văn phòng Thành ủy Bạc Liêu thông báo nợ các loại bảo hiểm gần 478 triệu đồng.
Hiện chưa biết hàng tỷ đồng nợ nần đã được sử dụng như thế nào, chỉ biết dự toán ngân sách năm 2015 cho Thành ủy Bạc Liêu chỉ còn 1,593 tỷ đồng để chi tiêu trong 5 tháng, từ tháng 8 đến 12. 
Lãnh đạo Thành ủy nói, số tiền đó không đủ trả lương và tiền điện nước, không còn tiền để hoạt động. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu đã cử cán bộ xem xét nợ và việc chi tiêu thời gian của Thành ủy Bạc Liêu.


---Thiệp cưới con ghi tên cơ quan cha: Sẽ kiểm điểm rút kinh nghiệmTT - Ngày 23-9, ông Trương Minh Chiến - phó bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu - xác nhận với Tuổi Trẻ có việc ông Huỳnh Văn Phương (Tám Phương), trưởng phòng kiểm tra tài chính Đảng Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu, trên thiệp cưới con gái có ghi ngoài thiệp tên ...

Chuyển công tác 'quan' khoe chức trên thiệp cưới conBáo Đất Việt
Xem xét chuyển công tác 'quan' ghi chức danh trên thiệp cướiVNExpress
Người Lao Động


- Sẽ kiểm điểm vụ “Thông báo về việc tin buồn” (Bee).- Chống tham nhũng: Phép màu chữa trị con bệnh vô cảm (TVN). – Đấu tranh chống tham nhũng: Không “nhẹ trên, nặng dưới” (VOV).

- Gửi thông báo ‘mời’ đám tang cha trưởng công an huyện(VNE). -- Cha trưởng công an huyện mất, thông báo khắp tỉnh (Bee).

--In cơ quan Ủy ban kiểm tra trên thiệp cưới con Cần Thơ vừa xôn xao chuyện in chức danh cha trên thiệp cưới con thì nhiều cán bộ ở Bạc Liêu nhận được thiệp mời bên ngoài có dòng chữ Huỳnh Văn Phương, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

Chiều 22.9, một số cán bộ làm việc tại TP Bạc Liêu (Bạc Liêu) thông tin đến báo chí bày tỏ quan điểm không đồng tình khi nhận được thiệp mời tiệc cưới con gái của một cán bộ công tác tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Nơi trang trọng nhất ngoài bìa thiệp cưới in nội dung “Huỳnh Văn Phương (Tám Phương), Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy”, phía dưới là địa chỉ nhà vợ chồng chủ hôn. Theo thiệp mời, tiệc cưới không tổ chức ở nhà hàng, ông Phương mời tại tư gia trong khu Địa Ốc lúc 16h30 chiều thứ sáu, 23.9.

Trao đổi với báo chí, ông Phương cho biết chỉ là cán bộ, không có chức vụ gì nên ghi ngoài bì thư như vậy rất bình thường, không dụng ý. Ông cũng cho biết những người được mời đều là bạn bè thân thiết công tác tại một số cơ quan, đơn vị cũ thường xuyên qua lại với nhau.
“Thiệp in ra rồi vợ chồng, anh em tôi đi mời chứ không có nhờ ai gửi cả. Ghi tên cơ quan vì có nhiều người trùng tên sợ nhầm lẫn vì kỳ trước có người tên Hóa mời mà tôi chẳng biết là Hóa nào”, ông Phương giải bày.
Ông Phan Việt Lâm - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu cho biết mấy hôm nay do bận công tác, chưa thấy thiệp mời của ông Phương. Ngày 23.9, ông sẽ kiểm tra xem cụ thể mới có thông tin phản hồi với báo chí.
Vài ngày trước, ông Nguyễn Hùng Dũng - Phó Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng TP Cần Thơ đã phải tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách về mặt Đảng khi in chức danh ngoài thiệp mời cưới con.
Theo VnExpress

-In cơ quan Ủy ban kiểm tra trên thiệp cưới con

Tổng số lượt xem trang