Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Ông Nguyễn Hùng Dũng chuyển về làm phó trưởng Ban Dân tộc

-TLQ:-In cơ quan Ủy ban kiểm tra trên thiệp cưới con
-  Ông Nguyễn Hùng Dũng chuyển về làm phó trưởng Ban Dân tộc (PLTP).
-Cán bộ in chức danh trên thiếp cưới bị chuyển công tác-ANTĐ - Ông Nguyễn Hùng Dũng (Cần Thơ), cán bộ in chức danh trên thiếp cưới con ở Cần Thơ đã bị chuyển công tác sang bộ phận khác. Khoảng đầu tháng 9, dư luận Cần Thơ và nhiều nơi xôn xao vì sự việc ông Nguyễn Hùng Dũng, phó trưởng ban chỉ đạo TP ...
Điều chuyển công tác cán bộ in chức danh lên thiệp cưới của conDân Trí
Kiểm điểm người từng tố cáo tiêu cựcTuổi Trẻ
Chuyển công tác 'quan' in chức danh trên thiệp cưới conVNExpress
Sài gòn Giải Phóng

Xem xét chuyển công tác 'quan' ghi chức danh trên thiệp cưới VnEx-Sau hơn một tuần tổ chức kiểm điểm, Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ thống nhất kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng đồng thời xem xét chuyển công tác cán bộ ghi chức danh trên thiệp cưới.
- 'Quan' ghi chức danh trên thiệp cưới con tự nhận khiển trách /Ghi chức danh cha trên thiệp mời cưới con/ In cơ quan Ủy ban kiểm tra trên thiệp cưới con
Trao đổi với Vnexpress.net, ông Nguyễn Hữu Lợi - Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ - cho biết qua các cuộc họp kiểm điểm ông Nguyễn Hùng Dũng (Phó ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TP Cần Thơ), Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Đảng bộ TP Cần Thơ thống nhất kỷ luật ông Dũng với hình thức cảnh cáo về mặt Đảng.
Do để xảy ra dư luận không hay về chuyện in chức danh trên thiệp mời tiệc cưới con, lãnh đạo TP Cần Thơ đang xem xét chuyển công tác ông Dũng. Theo ông Lợi, việc chuyển công tác là chắc chắn nhưng chưa biết bố trí ở cơ quan nào nên cần phải xem xét lại cho phù hợp bởi ông Dũng là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.
Những tấm thiệp cưới độc
Đua nhau ghi chức danh lên thiệp cưới con. Ảnh: Thiên Phước
Chuyện buồn của ông Dũng bắt nguồn từ... ngày vui của con trai ông vào đầu tháng 9 khi trên thiệp mời đám cưới có in chức danh của “quan”. Lúc ông Nguyễn Thanh Sơn (Chủ tịch UBND TP Cần Thơ) nhận được đã điện thoại nhắc nhở, ông Dũng nhận khuyết điểm nên bỏ hết những thiệp đã in khi mời được trên 100 người.
Vụ việc còn đang xôn xao ở miền Tây thì lại xảy ra dư luận không hay về thiệp mời đám cưới con gái của ông Huỳnh Văn Phương công tác tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu diễn ra vào chiều 23/9 tại TP Bạc Liêu. Vị trưởng phòng của đơn vị này đã in tên cơ quan Ủy ban kiểm tra lên vị trí trang trọng nhất của thiệp mời.
Trao đổi qua điện thoại, ông Trương Minh Chiến - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu - nói rằng ông Phương không phải cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý nên từ chối trả lời báo chí vì ông Chiến cho rằng không có trách nhiệm xử lý vụ việc được xem là nhạy cảm này.
Thiên Phước
-- Xem xét chuyển công tác 'quan' ghi chức danh trên thiệp cưới VnEx

-- Quan chức in chức vụ lên thiệp cưới có thể mất ghế (NLĐ).  – Vụ in chức vụ trên phong bì cưới của con: Kỷ luật khiển trách, chuyển công tác khác (PLTP).


 -Ông Nguyễn Hùng Dũng đã nhận khuyết điểm (CAND). - Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ? (TT&VH).-  Vụ thiệp cưới: Bài học cho cha mẹ (Hải Quan Online).- ‘Quan’ ghi chức danh trên thiệp cưới con tự nhận khiển trách (VnEx 15-9-11) -- Ông Nguyễn Hùng Dũng thừa nhận "sức chiến đấu của cá nhân chưa cao..."  Chủ tịch nước nên trao tặng Anh Dũng Bội Tinh cho những người không ghi chức danh trên thiệp cưới của con vì "sức chiến đấu cá nhân rất cao" của họ.  (Thực tình: Quan chức này học ở đâu cái lối nói này vậy? Trường Đảng?)

.-Khiển trách cán bộ in chức danh lên thiệp cưới con trai
(Dân Việt) - Chiều 14.9, Văn phòng Ban Chỉ đạo TP.Cần Thơ về Phòng, chống tham nhũng đã họp để kiểm điểm ông Nguyễn Hùng Dũng - Thành ủy viên, Bí thư chi bộ, Phó Trưởng ban Thường trực xung quanh việc in chức danh lên thiệp cưới của con trai gây râm ran dư luận suốt tuần qua.
-Thuốc chữa nào cho bệnh lẫn lộn công – tư?
 SGTT.VN - Làm quan cũng là một nghề; người làm quan cũng cần được giáo dục để ứng xử trong môi trường công vụ phù hợp với đạo đức nghề nghiệp.
Người làm quan, từ muôn thuở, luôn có trong tay hai thứ có giá trị lớn: quyền lực công và tài sản công. Cả hai thứ đều có khả năng phục vụ, không chỉ cho hoạt động công vụ, mà còn cho cả cuộc sống riêng tư của quan chức. Chính mục tiêu thứ hai này đã khiến quyền lực công và tài sản công hoà quyện với lòng ham muốn tiềm ẩn trong mỗi con người, thành một thứ thuốc kích thích mà khi uống vào, quan chức dễ trở nên sa đà, đi đến chỗ lạm quyền, hủ hoá, tham nhũng.
Biết rủi ro, nhưng nhà chức trách vẫn phải trao quyền lực công và tài sản công cho quan chức sử dụng, bởi điều đó cần thiết cho sự vận hành của guồng máy quản lý. Vấn đề rốt cuộc là làm thế nào kiểm soát, ngăn chặn, kiềm chế lòng tham cố hữu trong mỗi người làm quan, không cho nó bùng phát khiến quan chức tối mắt, lẫn lộn giữa công và tư, rồi ra tay vơ vét, chiếm đoạt.
Nói cách khác, muốn có chính quyền mạnh và hữu hiệu, phải xây dựng được tính cách liêm chính ở viên chức công. Ở nhiều nước, người được bổ nhiệm vào các vị trí xung yếu trong bộ máy hành chính được chọn lọc kỹ theo các tiêu chí khắt khe về năng lực, cũng như về nhân cách, sau đó phải vượt qua một khoá đào tạo về chuyên môn, trước khi được bố trí công tác. Làm quan cũng là một nghề; người làm quan cũng cần được giáo dục để ứng xử trong môi trường công vụ phù hợp với đạo đức nghề nghiệp. Công tâm, không thiên lệch và trong sạch là những đòi hỏi của xã hội đối với phẩm chất của quan chức.
Dẫu sao, không lúc nào và ở đâu liêm chính công được xây dựng chỉ dựa vào ý thức tự giác của con người. Cần phải dựa vào luật pháp, với những quy định thật cụ thể và chặt chẽ. Đúng là chẳng có hệ thống luật pháp nào hoàn hảo đến mức dự kiến và ngăn chặn được tất cả các hành vi sai trái; nhưng ít nhất, những bài bản mua bán quyền thế và chiếm đoạt tài sản công đã quá quen thuộc phải được đưa vào danh sách và bị vô hiệu hoá.
Suy cho cùng, giữa những giao kèo như thế và một vụ tống tiền chẳng có gì khác biệt về bản chất: cả hai đều là những cuộc chuyển giao của cải mà một bên do bị khiếp vía trước quyền lực của bên kia nên mới chấp nhận chuyển giao.
Chẳng hạn, luật phải cấm việc xác lập các quan hệ kết ước dân sự có tác dụng chuyển giao tài sản như mua bán, vay mượn, tặng cho giữa cấp trên và cấp dưới hoặc giữa người quản lý và người có lợi ích được quản lý. Kiểu vay tiền của một tổng giám đốc công ty dược phẩm mà người vay là một thứ trưởng bộ Y tế, được bàn luận trên các phương tiện truyền thông mấy ngày nay, thuộc loại quan hệ kết ước này. Ở nhiều nước, điều cấm còn được mở rộng đến vợ (chồng) và những người thân thuộc của quan chức. Lý do là giữa hai chủ thể vốn bị ràng buộc bởi một trật tự tôn – ti, hợp đồng tự nhiên phải được giao kết dưới ảnh hưởng của trật tự đó và trở nên bất bình đẳng theo hướng có lợi cho bên ngồi cao hơn, có thế mạnh hơn. Suy cho cùng, giữa những giao kèo như thế và một vụ tống tiền chẳng có gì khác biệt về bản chất: cả hai đều là những cuộc chuyển giao của cải mà một bên do bị khiếp vía trước quyền lực của bên kia nên mới chấp nhận chuyển giao.
Luật cũng phải cấm việc sử dụng tài sản công vào những việc riêng tư: không được dùng điện thoại công để tán việc riêng, không dùng xe công để đi thăm gia đình hoặc đi lễ chùa, không dùng nhà công vụ để kinh doanh, cũng không ở lì trong nhà công vụ sau khi đã chấm dứt phận sự công...
Các điều cấm phải được hỗ trợ bằng những chế tài mạnh mẽ và nghiêm khắc mới có thể phát huy tác dụng: cần phải coi là hối lộ đối với việc mua bán, vay mượn giữa thượng cấp và thuộc quyền, coi là chiếm đoạt tài sản công đối với việc sử dụng công sản cho các mục đích phi công vụ… Tất nhiên, để luật pháp được thực thi, bộ máy trấn áp phải vừa nhạy bén, vừa trong sạch, với đội ngũ nhân viên công lực tinh thông nghiệp vụ, mẫn cán, tận tuỵ và thanh liêm.
Nhưng trên hết, cần thừa nhận và tạo điều kiện cho người dân phát huy vai trò giám sát đối với toàn bộ hệ thống. Sự cáo giác, phê phán của công chúng, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông, có thể đánh động các cơ quan có thẩm quyền và nhất là tạo ra được sức ép xã hội, khiến các vụ việc tiêu cực không thể được giấu nhẹm, chìm xuồng, cũng không được để lại giải quyết trong nội bộ mà phải đưa ra ánh sáng và xử lý đúng luật.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện
Nhận khuyết điểm vì phô trương chức danh trên thiệp cưới
Ông Dũng cho in chức danh của mình trên bao thư thiệp mời đám cưới người con trai út.
Chiều 13.9, uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Thành uỷ Cần Thơ đã báo cáo với Thường trực Thành uỷ Cần Thơ vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Hùng Dũng, thành uỷ viên, phó trưởng ban thường trực ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng thành phố Cần Thơ. Theo đó, ông Dũng thừa nhận do suy nghĩ đơn giản, chủ quan, thiếu thận trọng dẫn đến hành vi bị công luận phê phán và nhận khuyết điểm.
Những ngày qua, dư luận bàn tán xôn xao khi biết ông Dũng cho in chức danh của mình trên bao thư thiệp mời đám cưới người con trai út. Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Cần Thơ yêu cầu tiến hành kiểm điểm ông Dũng và báo cáo Thành uỷ xem xét, xử lý vụ việc.
An Khánh
 --'Bài học quá lớn từ việc in chức danh trên thiệp cưới' (VnEx 13-9-11)
Chuyện về thiệp báo hỉ của con trai ông Nguyễn Phú Trọng (Bee). – Nỗi lo của phó ban phòng chống… (SGTT).

-Nhố nhăng chuyện chức danh
Báo chí trong nước đang khá ồn ĩ chuyện một quan chức nọ đăng nguyên chức danh của mình trên thiệp cưới con trai.
Số là ông Nguyễn Hùng Dũng, phó trưởng ban Phòng chống tham nhũng của tỉnh Cần Thơ khi tổ chức cưới cho con trai út của mình đã cho in chức danh trên thiệp mời. Nguyên văn là: “NGUYỄN HÙNG DŨNG – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo TP Cần Thơ Về Phòng Chống Tham Nhũng”.
Ảnh Dân Trí
Theo báo chí trong nước, đám cưới của con trai ông Dũng diễn ra vào ngày 5/9/2011 tại Nhà hàng Cửu Long (đường Quang Trung, quận Ninh Kiều) cạnh trụ sở Thành ủy TP Cần Thơ. Một số người dân sống gần nhà hàng cho biết, đám cưới rất đông người tới dự, có rất nhiều xe ô tô đậu; khách ngồi chật kín cả nhà hàng, nơi có sức chứa cả trăm bàn (mỗi bàn 10 người).
Nhà hàng nơi diễn ra đám cưới. Ảnh Dân Trí
Người dự tiệc nói riêng và dư luận xã hội nói chung đã dị ứng với cái chức danh phô ra không đúng lúc này của ông Dũng. Người ta có cảm giác ông dùng cái chức danh này để ép những người được mời, nhất là các doanh nghiệp, các tổ chức, các đối tác phải tới dự đám cưới của con mình, và tất nhiên phải tới với một phong bì kha khá một chút.
“Phòng chống tham nhũng” trong xã hội Việt Nam là một cơ quan mang tính nhạy cảm, nó có thể làm mọi doanh nghiệp, mọi quan chức phải giật mình khi nhận thiệp và đương nhiên phải suy nghĩ trước một thiệp mời mang tính “gợi ý” như vậy.
Khi báo chí đưa sự việc ra công luận, ông Dũng thanh minh rằng, ông chỉ muốn ghi vậy cho người nhận khỏi quên tới dự đám cưới của con ông, chứ “không có ý gì khác”.
Phát biểu trên báo ngay sau đó, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cần Thơ, ông Nguyễn Thanh Sơn cũng nói, ông không hài lòng về chuyện này và sẽ chờ kết luận kiểm điểm của chi bộ Đảng nơi ông Dũng công tác, sau đó mới xem xét xử lý kỷ luật.
Chức danh là một hình thức trong phân cấp quản lý hành chính. Ở Việt Nam trong những năm gần đây nó đã bị lạm dụng một cách tràn làn, sử dụng không đúng chỗ, đúng lúc, gây phản cảm. Việc trưng chức danh ra không đúng nơi, đúng đối tượng như trong trường hợp kể trên nó cho thấy văn hóa ở tầm thấp của chính đương sự và tạo cảm giác khó chịu cho những người được giới thiệu, đồng thời gây phản ứng ngược của dư luận.
Ở đây, nhân tiện xin giới thiệu một trường hợp phô danh không đúng chỗ nữa, ở ngay trong một xã hội văn minh là Ba Lan.
Tên bài báo
Trên tờ báo cộng đồng của hội “Người Việt tại Ba Lan” (trước kia là “Hội Người Việt tại Ba Lan Đoàn Kết và Hữu nghị”), xuất hiện một bản dịch. Bản thân bài dịch đó không có gì đáng phàn nàn. Câu chuyện đề cập ở đó như sau.
Đại loại, một ông Tây (Ba Lan) nguyên là lính lê dương trong quân đội Pháp tới Việt Nam những năm 40 của thế kỷ trước nhưng ông đã “đảo ngũ” và gia nhập Việt Minh, tham gia nhiều trận chiến trong đó có trận Điện Biên Phủ lừng danh. Ông lập nhiều chiến công, từng bị thương nhiều lần. Sau này, ông được tuyên dương và được chính Hồ Chí Minh đặt cho cái tên là Hồ Chí Toán (mang họ bác Hồ). Ông lấy vợ Việt là bà Nguyễn Thị Phượng và có 2 con trai là Hồ Chí Thắng và Hồ Chí Dũng.
Ông mất vì bệnh vào năm 1963, hai năm sau đó, vợ con ông quay lại Ba Lan sinh sống. Câu chuyện đăng trên báo do chính người con là Hồ Chí Dũng viết lại bằng tiếng Ba Lan được chuyển qua Việt ngữ.
Kể ra cũng là khá độc đáo, khi hàng (chục) ngàn người Việt tìm thấy quê hương thứ 2 trên mảnh đất Sô- Panh, nếu nói chung trên cả thế giới thì hàng triệu người tìm thấy quê hương thứ 2 ở mảnh đất ngoài ‘hình chữ S” thì có một ông Tây “lội ngược dòng” tìm thấy quê hương thứ 2 tại Việt Nam.
Tôi- tất nhiên- hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn của ông Stefan Kubiak (Hồ Chí Toán) cũng như tình cảm của con trai ông dành cho cha mình nhưng lại thấy thấy thất vọng với người dịch và giới thiệu câu chuyện này.
Lý do là cái chức danh (to tổ bố) mà người dịch phô trương rất không đúng lúc ở đây, ghi chú dưới bản dịch: “* Người dịch: Nguyễn Văn Thái, UV Ủy ban TW Mặt trận TQVN, Phó Chủ tịch Hội NVN tại Ba Lan “Đoàn kết-Hữu nghị”, dịch giả tác phẩm “Chàng Tadeusz” của Đại thi hào Adam Mickiewicz, Ba Lan“.(1)
Chức danh người dịch được ghi bên dưới bài
Thứ nhất, “Ủy viên Ủy ban TW Mặt trận TQVN, Phó Chủ tịch Hội NVN tại Ba Lan “Đoàn kết-Hữu nghị”, đơn thuần là chức danh hành chính, nó chẳng liên quan (đếch gì) đến việc ông dịch một đoạn văn hay một bài báo cả. Không phải vì thấy thế mà người đọc quan tâm hơn, mà ngược lại chỉ thấy chướng, thấy chối tỉ.
Thứ hai, chức danh của người dịch tự nhiên làm giảm giá trị, làm mất khách quan của câu chuyện mà ông Hồ Chí Thắng kể về cha. Người ta dễ nghĩ rằng, ừ, ông này là Ủy viên TW Mặt trận Tổ Quốc VN nên giới thiệu về một ông Tây “Việt Cộng” đây mà.
Thiết nghĩ, chức danh là cần thiết khi xử lý những công việc liên quan, nhưng khi bứt ra khỏi nhiệm vụ “cách màng giao cho”(2) để trở về với cuộc sống gia đình, với bạn bè, hay khi tham gia các hoạt động không liên quan gì thì xin quý vị cất cái chức danh to lớn của mình đi cho dân nhờ.
© Đàn Chim Việt
————————————-
Ghi chú:
(1) Người viết không chịu trách nhiệm nếu sau đó đoạn trích dẫn này bị xóa bỏ khỏi trang web có liên quan.
(2) Trích thơ Bút Tre: “Nay về phụ trách bảo tàng/ Cũng là nhiệm vụ cách màng giao cho“.
Ông Bút Tre làm 2 câu thơ trên khi ông bị giáng cấp từ Trưởng ty văn hóa tỉnh Phú Thọ về phụ trách bảo tàng sau loạt thơ ca ‘nhạy cảm’ mà ông là tác giả.
-Ghi chức danh trên thiệp cưới là biểu hiện trục lợi daidoanket -"Ghi chức danh trên thiệp cưới là lời nhắc nhở, khiến người nhận phải hiểu rằng việc đến dự không những là bắt buộc mà phong bì mừng cũng phải tương đối khá", ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội trao đổi với phóng viên.



Ông Nguyễn Minh Thuyết: "Không ai người ta
khoe chức vụ của mình hay của cô dâu, chú rể cả".

- Ông bình luận gì về việc tên ông Nguyễn Hùng Dũng xuất hiện trên thiệp cưới của con cùng chức danh Phó ban Phòng chống tham nhũng thành phố Cần Thơ?

- Tôi cảm thấy buồn cười vì việc làm này. Cưới xin ma chay là việc riêng, trên thiệp cưới của con chỉ đề tên cô dâu, chú rể và tên bố mẹ của cặp đôi. Ghi chức vụ trên bao thiệp mời là chuyện không bình thường, thậm chí, nếu nặng lời thì có thể gọi là lố bịch. Trong trường hợp ghi chức danh "nhạy cảm" như Phó trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng thì người nhận được thiệp chắc chắn không tránh khỏi cảm giác bị áp lực. Vì đó là lời nhắc nhở khiến người nhận thiệp phải hiểu rằng việc đến dự không những là bắt buộc mà phong bì mừng cưới cũng phải tương đối khá.

Còn bảo là mới về nhận công tác, sợ người được mời không biết ông Dũng nào thì lời giải thích ấy rất khó chấp nhận. Người mà chủ nhân mời dự cưới con thông thường phải là người thân, lẫn làm sao được! Còn nếu không thân thì mời người ta làm gì? Theo tôi, trong trường hợp này, trước hết là chi bộ, rồi đến các cấp quản lý ông Dũng cần làm rõ động cơ của ông Dũng và làm rõ việc nhận tiền mừng ở đám cưới này như thế nào. Một người bình thường nhìn vào cũng thấy có biểu hiện trục lợi.

- Chính phủ đã có quy chế về tổ chức việc cưới, nhưng nhiều đám cưới con em quan chức vẫn được tổ chức rất linh đình. Ông nhìn nhận thế nào về hiện trạng này?

- Hiện tượng "thu hoạch” qua cưới hỏi, lễ tết phổ biến ở nước ta từ lâu. Một số cán bộ có chức có quyền tranh thủ thu lợi trong những dịp này. Tôi biết có cả trường hợp cán bộ có bố, mẹ ở quê, cũng không thường xuyên quan tâm đến cụ, nhưng cứ gần Tết là đưa cụ ra ngồi ở nhà mình để người ta đến thăm, mừng tuổi… Những chuyện trục lợi như thế không hiếm nhưng làm đến mức như ông Dũng là cá biệt. Thứ nhất là đám cưới to quá, thứ hai là đề cả chức vụ của mình lên thiệp cưới thì đúng là… kỳ.

Chính phủ đã có quy chế về tổ chức việc cưới, việc tang văn minh, tiết kiệm đối với cán bộ, công chức. Nếu cán bộ vi phạm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định trong quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật. Chính vì vậy, một số địa phương như Thanh Hóa đã ra chỉ thị giới hạn số mâm cưới, cán bộ không dám tổ chức đám cưới to.

- Nhưng thưa ông, với cán bộ công tác lâu năm, có nhiều mối quan hệ, hạn chế số lượng khách mời liệu có bó buộc khi gia chủ thực sự có ý chia vui với bạn bè?

- Quan điểm của tôi là việc hỷ chỉ nên giới hạn trong phạm vi hẹp thì mới thật là vui. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, cán bộ làm đám cưới to cho con em là không phù hợp, nếu không muốn nói là làm phiền người khác. Nhiều khi người ta nhận được cái thiệp mời mà tái cả mặt, nhất là người làm công ăn lương, không có chỗ nào "cơi nới". Đi ăn cưới chỉ vài đám có khi hết cả tháng lương.

Nhiều năm sống ở châu Âu, tôi dự đám cưới của bạn bè, thấy họ mời khách trong phạm vi hẹp, chỉ vài chục người. Mọi người ngồi với nhau ăn uống nhảy múa rất vui chứ không tràn lan như ở ta, mất hết cả vui.

Còn đối với việc tang, ở nước ta phong tục khá hay là nghe tin thì tự động đến chia buồn nhưng châu Âu ngược lại, có mời mới đến và cũng chỉ người thân được mời. Người Âu tuy giàu nhưng tổ chức việc cưới, việc tang thiết thực hơn mình, không bày vẽ để khổ người mời và người được mời.

Tôi cho rằng Chính phủ cần có quy định nghiêm khắc hơn nữa về tổ chức hiếu, hỉ. Đây sẽ là cơ hội để giải thoát mọi người khỏi những phiền phức không đáng có.

- Cá nhân ông, khi tổ chức hôn lễ cho con mình, những thông tin ghi trên thiệp cưới như thế nào?

- Hai con tôi, mới có một cháu lập gia đình, nhưng cháu làm việc ở Singapore, không xin nghỉ được lâu, nên cũng cưới bên đó cho tiện. Cháu chỉ mời một số bạn bè thân đang học tập, làm việc bên đó. Gia đình hai bên có một số đại diện sang tổ chức cho các cháu. Ở nhà, chúng tôi chỉ gửi thiệp báo hỉ, kể cả anh em họ hàng, để khỏi làm phiền mọi người. Dĩ nhiên, tôi không đến mức ghi chức tước, học hàm, học vị gì. Thiệp gửi các cụ trong họ ghi như thế các cụ mắng cho.

Nếu con trai thứ hai của tôi cưới thì tôi cũng sẽ bàn với cháu chỉ mời những người rất thân thiết để có thể ngồi với nhau được lâu, chứ không có ý định mời nhiều, loãng, đến ngồi một tý rồi nhanh nhanh chóng chóng về thì mất cả vui.

- Qua chuyện của ông Nguyễn Hùng Dũng, theo ông, các cán bộ cần rút kinh nghiệm gì?

- Cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo, phải làm gương cho dân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực thi nếp sống liêm khiết. Dù tổ chức theo hình thức nào cũng tránh để người khác nghĩ sai về mình. Người xưa từng nói: "Đi qua ruộng dưa chớ sửa giày”, trong nhiều trường hợp, có thể anh vô tình nhưng người ta có quyền nghi ngờ anh.

Cán bộ có chức quyền càng cần thực sự gương mẫu, không nên coi dịp vui của gia đình mình lầ dịp để hái lộc. Tôi xin kể thêm một chuyện để lại cho tôi ấn tượng rất sâu sắc. Cuối năm 2009, tôi nhận được thiệp báo hỉ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi ấy là Chủ tịch Quốc hội). Do không để ý đó là thiệp bảo hỉ, mở ra thấy đã qua ngày cưới của con trai ông, mà tự nghĩ mình không phải là người xa lạ gì với Chủ tịch vì làm việc trong Tổ biên tập văn kiện Đại hội Đảng XI, gặp ông hằng tuần, tôi thấy rất áy náy. Tôi gọi điện hỏi thư ký của Chủ tịch tại sao thiệp mời gửi muộn thế. Anh ấy cười : "Đó là thiệp báo hỉ. Anh Trọng nhờ tôi sau lễ cưới mới gửi thiệp báo hỉ, và cũng chỉ gửi cho một số anh em”. Tôi nghĩ, qua cách xử sự này của lãnh đạo cấp cao, nhiều cán bộ cấp dưới nên xem lại mình.

Nguyễn Hưng - vnexpress.net
Cán bộ in chức danh lên thiệp cưới con trai: “Bài học không thể ngờ”(Dân trí) - Sáng ngày 13/9, liên quan đến vụ việc Phó BCĐ TP Cần Thơ về Phòng, chống tham nhũng in chức danh trên thiệp cưới của con trai, đang gây xôn xao dư luận, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhận định: “Đây là một bài học không ...
'Bài học quá lớn từ việc in chức danh trên thiệp cưới'VNExpress
Đám cưới con, ghi chức danh bố: Kiểm điểm ông DũngVTC

Tin nhanh -Người Việt -Tiền Phong Online
(Dân Việt) - NTNN đã thông tin, việc ông Nguyễn Hùng Dũng - Thành ủy viên, Phó Trưởng ban chỉ đạo TP. Cần Thơ về Phòng chống tham nhũng, in tên và chức vụ của mình lên thiệp cưới của con trai.


-Phải giải trình vì phô trương chức danh trên thiệp cướiTuổi Trẻ - Chiều 12-9, ông Nguyễn Hữu Lợi - phó bí thư thường trực Thành ủy Cần Thơ - cho biết thường trực Thành ủy đã chỉ đạo Ủy ban kiểm tra Thành ủy, Đảng ủy dân chính Đảng Thành ủy Cần Thơ yêu cầu ông Nguyễn Hùng Dũng, phó ban thường trực Ban chỉ đạo TP Cần Thơ về phòng chống tham nhũng, giải trình về việc tổ chức đám cưới cho con trai rình rang.

Theo một số người dự đám cưới, ngày 5-9 ông Dũng tổ chức tiệc cưới cho con trai ở nhà hàng khách sạn Cửu Long. Điều đáng nói, ở ngoài bao thư của thiệp cưới có in hàng chữ “Nguyễn Hùng Dũng, phó trưởng Ban chỉ đạo TP Cần Thơ về phòng chống tham nhũng”. “Cán bộ công tác ở vị trí công tác nhạy cảm như ông Dũng ghi ngoài bì thiệp cưới như vậy thì không nên, dễ bị suy diễn là lợi dụng chức vụ để trục lợi đám cưới” - một cán bộ lão thành ở Cần Thơ nói.

Chiều qua, ông Nguyễn Anh Dũng - phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Cần Thơ - cho biết bước đầu ông Dũng thừa nhận thiếu sót trong việc in thiệp cưới. “Ủy ban kiểm tra Thành ủy đã chỉ đạo tổ chức Đảng nơi ông Dũng công tác tiến hành xem xét, kiểm điểm đối với ông Dũng”, ông Nguyễn Anh Dũng nói.
M.QUÂN - P.NGUYÊN

TLQ: 


-Xôn xao đám cưới con cán bộ phòng chống tham nhũng (TP 10-9-11) -- Chuyện thường ngày ở huyện.  Bà con nên lo chuyện gia đình mình, có rảnh thì xem Phi Thanh Vân "hát", hoặc Cường đô la khoe xế khủng... "Xôn xao" làm gì?

-  – Thiệp cưới con, in tên cha là… sếp (DV).
(Dân Việt) - Điều lạ lùng là bởi ở ngoài bìa thiệp cưới con mình, ông bố cho in hẳn hàng chữ to đùng, với tên họ và chức vụ hẳn hoi: “Nguyễn Hùng Dũng - Phó Trưởng ban Chỉ đạo TP.Cần Thơ về Phòng chống tham nhũng”.
Con ghi chức vụ của cha trên thiệp cưới để kiếm chácNgười Việt
Kiểm điểm Phó ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũngTiền Phong Online
Kiểm điểm Phó ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũngLao động
Người Lao Động -VNExpress -Tin nhanh

Tổng số lượt xem trang