Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

MỘT TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH KHÁC CHO CHÂU Á: Việt Nam sẽ ra sao?

Bài viết gốc: Another Asian Wake-upCall

Stephen S. Roach, Chủ tịch điều hành
 danh dự của tổ chức tài chính toàn cầu Morgan Stanley châu Á, là một giảng viên của Đại học Yale và là tác giả của cuốn sách The Next Asia.

NEW HAVEN - Lần thứ hai trong ba năm, sự phục hồi kinh tế toàn cầu ở trong tình trạng nguy hiểm. Trong năm 2008, là tòan cảnh cuộc khủng hoảng do cho vay dưới chuẩn (subprime crisis) ở Mỹ. Hôm nay, là cuộc khủng hoảng nợ công (sovereign-debt crisis: nợ có chủ quyền) ở châu Âu. Những hồi chuông báo động đang được gióng to và rõ ràng trên khắp châu Á - một khu vực kinh tế nhờ vào xuất khẩu mà không thể vượt qua những cú sốc lặp đi lặp lại từ hai nguồn tiêu thụ lớn nhất của thế giới còn lại này.

Thật vậy, những cú sốc của cả hai Mỹ và châu Âu sẽ có những hậu quả lâu dài (long lasting repercussions). Tại Hoa Kỳ, người tiêu dùng (những người vẫn còn chiếm 71% GDP của Mỹ) vẫn trong những đau đớn dữ dội của một cuộc suy thoái cân đối tài chính (balance-sheet recession) giống như Nhật Bản. Mười lăm quí kể từ đầu năm 2008, chi tiêu tiêu dùng giatăng hằng năm ở một tỷ lệ trung bình yếu kém chỉ với 0,4%.

Ở thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới của nước Mỹ, chưa bao giờ có tình trạng yếu quá lâu như vậy. Cho đến khi những gia đình Mỹ thực hiện tiến bộ lớn trong việc giảm tải nợ quá mức và xây dựng lại các khoản tiết kiệm cá nhân - một quá trình có thể mất nhiều năm nữa nếu nó cứ tiếp tục theo tốc độ như rùa bò (snail-like pace = snail's pace) gần đây - một bảng cân đối tài chính ràng buộc nền kinh tế Mỹ sẽ vẫn còn khập khiễng bởi sự tăng trưởng cực kỳ chậm.

Một kết quả được so sánh cũng tương tự như vậy ở châu Âu. Thậm chí ngay cả một giả định rằng một khu vực đồng tiền chung châu Âu hùng mạnh sẽ sống sót, trong lúc triển vọng nền kinh tế châu Âu ảm đạm. Cuộc khủng hoảng làm tàn phá những nền kinh tế ngoại vi - Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Ý, và thậm chí cả Tây Ban Nha - đã và đang trong suy thoái. Và tăng trưởng kinh tế bị đe dọa ở những nền kinh tế vững mạnh dẫn đầu châu Âu như Đức và Pháp - đặc biệt là các dữ liệu đơn đặt hàng của Đức giảm mạnh những dấu hiệu xấu báo động một tình trạng phôi thai của suy yếu.

Hơn nữa, với chính sách tài chính thắt lưng buộc bụng để hạn chế tổng nhu cầu trong những năm sắp tới, và với các ngân hàng có khả năng cắt giảm cho vay vốn ngắn hạn - một vấn đề nghiêm trọng của tín dụng trung gian đối với hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu - một cuộc suy thoái toàn châu Âu dường như không thể tránh khỏi. Ủy ban châu Âu gần đây đã dự báo tăng trưởng GDP năm 2012 sẽ bị giảm đến 0,5% - đứng trên bờ vực của suy thoái. Trên quan điểm chính thức từ các nhà hoạch định chính sách châu Âu, nguy cơ phải gia tăng cắt giảm hơn nữa là một thực tế rất rõ ràng.

Thật khó để hiểu làm thế nào mà châu Á có thể vẫn là một ốc đảo của sự thịnh vượng trong một xu thế toàn cầu trong cơn bỉ cực. Tuy nhiên để từ bỏ một thói quen là khó nhăn, và quán tính là một sự quyến rũ (Yet denial is deep, and momentum is seductive). Cuối cùng là những năm gần đây, châu Á đã bị đặt quá nhiều tin tưởng rằng, nó là khu vực gần như không bị ảnh hưởng bất cứ điều gì khi mà phần còn lại của thế giới đang bị trắng tay (dish out:: không còn gì để ăn).

Nếu chỉ có một mình châu Á thì quá đơn giảnNhưng hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, châu Á lại là nơi dễ bị tổn thương và trầm trọng hơn khi đối diện với những cú sốc từ bên ngoài. Vào đêm trước của cuộc Đại suy thoái 2008-2009, theo dữ liệu GDP của các thị trường mới nổi  châu Á xuất khẩu đã tăng lên 44% - 10% cao hơn so với thị phần xuất khẩu khi cuộc khủng hoảng của châu Á năm 1997-1998 xảy ra. Vì vậy, vào những năm 2000 sau khủng hoảng 1997-1998, châu Á đã tập trung vào sửa chữa những sự tàn phá này từ các lỗ hổng tài chính, mà nó làm mất tái cân bằng cấu trúc của nền kinh tế vĩ mô - cụ thể là, các nền kinh tế mới nổi của châu Á đã tích lũy một lượng dự trữ ngoại tệ lớn, chuyển thâm hụt tài khoản vãng lai thành những thặng dư, và giảm tiếp xúc những dòng vốn ngắn hạn chảy vào từ đầu tư của nước ngoài. Nhưng trong thực tế, châu Á đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng từ bên ngoài cho sự tăng trưởng kinh tế của mình.

Kết quả là, khi cú sốc của cuộc đại suy thoái 2008-2009, mỗi nền kinh tế trong khu vực châu Á đã trải qua một sự suy giảm mạnh hoặc rơi vào suy thoái hoàn toàn. Một hậu quả tương tự không tránh khỏi trong những tháng tới. Sau khi sụt giảm mạnh trong 2008 -2009, tỷ trọng xuất khẩu của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đã phục hồi tỷ lệ cao trước đó khoảng 44% GDP - tăng trưởng này sẽ mất đi khi với một cú sốc nhu cầu tiêu thụ từ thế giới còn lại do khủng hoảng cho vay dưới chuẩn từ 3 năm trước đây.

Trung Hoa - một cổ máy toàn năng tăng trưởng châu Á - điển hình cho một cấu trúc kinh tế có tiềm năng dễ bị tổn thươngnhất của châu Á trước những cú sốc từ các nền kinh tế đã phát triển. Thật vậy, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của châu Âu và Mỹ cộng lại, chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Hoa trong năm 2010 - dễ dàng thấy rằng đây là hai thị trường nước ngoài lớn nhất của Trung Hoa.

Các dữ liệu gần đây đã để lại nghi ngờ nhỏ rằng châu Á đang bắt đầu cảm thấy tác động của cú sốc toàn cầu mới nhất.Như là trường hợp ba năm trước đây, Trung Hoa đang dẫn đầu, với tăng trưởng xuất khẩu hằng năm giảm mạnh trong tháng 10 năm 2011 xuống còn 16%, so với 31% trong tháng 10 năm 2010 - và có thể thấp hơn nữa trong những tháng tới.

Tại Hong Kong, hợp đồng xuất khẩu thực tế ký kết chỉ chiếm 3% trong tháng Chín 2011 - đây là lần đầu tiên suy giảm từ23 tháng quaNhững khuynh hướng tương tự cũng được thấy rõ trong giảm tốc mạnh về xuất khẩu ở Hàn Quốc và Đài Loan. Ngay cả ở Ấn Độ - từ lâu vẫn là một trong những nền kinh tế đề kháng với sốc tốt nhất của châu Á - nhưng tăng trưởng xuất khẩu hàng năm giảm từ 44% trong tháng Tám năm 2011 xuống chỉ còn 11% trong tháng Mười 2011.

Như thực tế ba năm qua, nhiều hy vọng cho một châu Á “tách riêng” - rằng khu vực bay cao này sẽ miễn dịch trước những cú sốc toàn cầu. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại trên toàn châu Á, thì niềm hy vọng đó chỉ là mơ tưởng.

Sự thay đổi theo hướng đầu tư mạnh mẽ đã là một phần bù đắp cho sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu và cho phép châu Á hạ cánh mềm hơn là cứngTuy nhiên, chỉ cần một sự kiện chia tay với khu vực đồng tiền chung châu Âu và một sự đổ vỡ châu Âu cũng đủ làm cho châu Á suy thoái theo.

Đây là lần thứ hai tiếng chuông cảnh tỉnh châu Á trong 3 năm qua, và đúng lúc này, châu Á cần một lời cảnh báo nghiêm túc. Với Mỹ trước đây, và bây giờ là châu Âu, họ đang đối diện với một sự lúng túng dài hạn để tìm ra sự phục hồi, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá từ thế giới còn lại không còn đủ khả năng để giúp cho tăng trưởng kinh tế vững bền cho các nền kinh tế mới nổi của châu Á. Trừ khi họ muốn giải quyết theo cách tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng cao, và gia tăng nguy cơ bất ổn xã hội, còn không thì họ phải thay đổi mạnh mẽ bằng cách chuyển hướng tiêu dùng tập trung vào 3,5 tỷ dân châu Á. Sự cần thiết phải tái cân bằng bằng cách hướng nguồn tiêu thụ vào châu Á là to lớn hơn bao giờ hết.

Copyright: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 12h02' ngày thứ Ba, 29/11/2011


Kinh tế Âu - Mỹ hỗn loạn: Việt Nam sẽ ra sao?(Tamnhin.net) - Các vấn đề của châu Âu và Mỹ chắc chắn ảnh hưởng tới Việt Nam dưới một số hình thức. Nhưng nếu các quốc gia Đông Á tiếp tục tìm cách để gia tăng sự thịnh vượng quốc gia trong khi tối thiểu hóa bất bình đẳng xã hội, nợ và xung đột khu vực thì Đông Á sẽ trở thành khu vực chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới, GS. David Pickus bình luận.
LTS: Tình hình kinh tế châu Âu và Mỹ đang diễn biến phức tạp. Liệu những biến động kinh tế ở các khu vực trung tâm của kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam. GS David Pickus, Đại học Arizona State có bài bình luận độc quyền dành cho Diễn đàn kinh tế Việt Nam.


Mỗi ngày, các bản tin chính mới đều thông báo sự tiếp diễn của các vấn đề kinh tế tại châu Âu và Mỹ. Điều gì đang diễn ra và chúng ta nên hiểu chúng như thế nào?

Điều đầu tiên cần nói là chúng ta không nên mong đợi sự hiểu biết hoàn toàn về các vấn đề này. Nếu bạn đang đứng trên một con phố đông đúc tại Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, chắc chắn bạn sẽ chỉ nhìn thấy một phần nhỏ những điều đang diễn ra xung quanh bạn. Tương tự vậy với các vấn đề thế giới, chỉ có điều là giao thông đường phố trên thực tế thì dễ hiểu và dễ dự đoán hơn so vơi thực tế nhân loại xung quanh ta.

Tuy nhiên, vẫn có những điều chúng ta có thể làm để hiểu rõ hơn về tình hình toàn cầu. Điều đầu tiên phải tránh là sự cám dỗ khiến mọi người tin rằng tất cả các vấn đề đều có thể được giải thích với một lời giải thích duy nhất và đơn giản.

Tôi biết rằng có rất nhiều bài báo khẳng định là có lời giải thích bao quát và một số bài thực sự có cái nhìn thấu đáo. Tuy nhiên, những bài viết như vậy có xu hướng ngầm ý rằng bạn chỉ nên chú ý vào điều mà tác giả muốn bạn xem và bỏ qua tất cả những điều không phù hợp với giả thuyết đó.

Do vậy, nếu chúng ta không thể khám phá ra một công thức đơn giản, chúng ta nên làm gì? Theo tôi, chúng ta nên nhìn nhận một cách cẩn trọng một số vấn đề chính của ngày này và sau đó nhìn lại lịch sử để tìm ra những mô hình quan trọng. Dưới đây là hai điều về tình hình hiện tại mà chúng ta nên lưu ý.

Đầu tiên, và đây là điều mà hầu hết mọi người đều hiểu, giá lương thực, vận tải và nhiên liệu đã tăng và tiếp tục tăng nhanh hơn so với tiền lương. Lạm phát loại này là một hiện tượng toàn cầu, diễn ra dưới những hình thức khác nhau tại Việt Nam, Mỹ và rất nhiều nước khác.

Thứ hai, và đây là điều rất ít người hiểu được đầy đủ, tại nhiều nước, mối quan hệ giữa chính phủ và các ngân hàng gặp khó khăn nghiêm trọng. Ví dụ, cả Hy Lạp và Ý hiện tại đều có những thủ tướng mới không thông qua bầu cử mà công việc chính của họ là tìm ra cách để đảm bảo rằng chính phủ của họ tiếp tục vay mượn từ các ngân hàng nước ngoài. Nếu họ không thể làm được điều này, toàn thể quốc gia bị vỡ nợ và do vậy lúc đó họ phải vay mượn nhiều tiền hơn để bắt đầu trả lại những gì họ đã nợ.

Cả Hy Lạp và Ý hiện tại đều có những thủ tướng mới không thông qua bầu cử mà công việc chính của họ là tìm ra cách để đảm bảo rằng chính phủ của họ tiếp tục vay mượn từ các ngân hàng nước ngoài. Nếu họ không thể làm được điều này, toàn thể quốc gia bị vỡ nợ.

Trong khi đó, bản thân các ngân hàng cũng đang phải đàm phán với các thể chế lớn hơn như Đức và Liên minh châu Âu để xem liệu họ có thể thay đổi các quy định để đảm bảo thanh toán cho các nước mắc nợ nặng nề. Đây là sự biến đổi về các tranh luận "quá lớn để thất bại" bởi vì nỗi sợ hãi rằng nếu các nước như Hy Lạp và Ý vỡ nợ một cách hỗn loạn thì các ngân hàng cho các nước này vay hàng tỷ đô la cũng sẽ sụp đổ, gây hoảng loạn kinh tế quốc tế và khả năng to lớn về một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

Như đã nói, vấn đề của mối quan hệ giữa các chính phủ và các ngân hàng phức tạp đến nỗi chúng ta nên cẩn thận với bất kỳ lời giải thích nào nhằm làm rõ các mối quan hệ này. Ngoài ra, cần phải lưu ý rằng vấn đề này ảnh hưởng đến không chỉ châu Âu.

Theo một cách nào đó, mối quan hệ rối loạn giữa các chính phủ và các ngân hàng thực tế đang ảnh hưởng tới tất cả mọi người. Ví dụ, tại thời điểm hiện tại, chính phủ Mỹ đang cố gắng, và thất bại, để tìm ra các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách. Nếu nước này không thể làm vậy, xếp hạng tín dụng của nó sẽ giảm xuống khiến cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế càng trở nên khó khăn hơn.

Thật vậy, vấn đề mấu chốt là liệu có bất kỳ một mô hình nào chúng ta có thể tìm thấy có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn toàn bộ tình hình không? Như tôi nhìn thấy một, hội nhập là vô cùng cần thiết trong ngày nay và thời đại này nhưng chi phí của việc đó lại vô cùng cao. Các quốc gia và các khu vực quản lý tốt chi phí hội nhập là những nước sẽ thành công trong thế kỷ 21.

Giải thích điều tôi muốn nói đến bằng từ "hội nhập" sẽ giúp làm rõ mối liên hệ giữa giá lương thực và khí đốt tăng cao và các vấn đề giữa các chính phủ và các ngân hàng. Một trong những lý do chủ chốt tại sao giá lương thực và khí đốt tiếp tục tăng là vì thế giới ngày càng hội nhập hơn về kinh tế và xã hội và do vậy sản xuất và tiêu dùng cũng tăng theo tương ứng.

Kinh tế Âu - Mỹ hỗn loạn: Việt Nam sẽ ra sao?

Sự kết hợp của nhu cầu tăng và các cơ hội vay mượn cho các chính phủ và những tổ chức khác tăng dẫn đến giá cao hơn. Về mặt này, giá giảm không nhất thiết là tốt vì nó có thể là dấu hiệu cho thấy rằng các hoạt động kinh tế của một nước đang chững lại. Trong thế kỷ 21, không một chính phủ nào có thể thành công trừ khi chính phủ đó tìm thấy con đường để hội nhập một cách có lợi vào trong nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, chi phí hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu cũng cao. Một sự phát triển quan trọng dẫn Hy Lạp và Ý đến những khó khăn hiện tại là trong rất nhiều năm, chính phủ các nước này tìm các cách tránh phải trả những chi phí hội nhập toàn cầu cao. Điều này khiến cho các chi phí này phổ biến hơn bởi vì họ thu ít thuế hơn, tạo ra nhiều trợ cấp và nhân viên chính phủ và bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước khi có thể.

Tuy nhiên, điều đó cũng buộc họ phải tiếp tục vay mượn, một việc có thể không bền vững trong thời điểm suy thoái toàn cầu. Tương tự vậy, tại Mỹ, chi phí của các chi tiêu chính phủ xung đột với năng lực ứng phó tốt với nền kinh tế toàn cầu. Chỉ có sự lãnh đạo chính trị cực kỳ khôn ngoan mới có thể giải quyết những mẫu thuận nội tại trong khi vẫn tạo điều kiện cho nền kinh tế nước này tăng trưởng.

Chính vì vậy, mô hình để một chính phủ thành công là tìm ra các để chi trả các chi phí cao của việc là một phần của nền kinh tế toàn cầu hoặc cho dù không thể làm vậy đi nữa thì vẫn có thể sống dựa vào những khoản tiền vay và thời gian vay. Chắc chắn không dễ tìm thấy "mô hình" này và nó đòi hỏi rất nhiều tranh luận và nghiên cứu cẩn thận để biết điều gì đang diễn ra trong các vấn đề thế giới và hầu như không bao giờ có một lý do duy nhất tại sao một nước lại trở nên giàu hơn hoặc nghèo hơn.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng người dân Việt Nam và Đông Á có thể rút ra được một kết luận. Các vấn đề của châu Âu và Mỹ chắc chắn ảnh hưởng tới Việt Nam dưới một số hình thức.

Nhưng nếu các quốc gia Đông Á tiếp tục tìm cách để gia tăng sự thịnh vượng quốc gia trong khi tối thiểu hóa bất bình đẳng xã hội, nợ và xung đột khu vực thì Đông Á sẽ trở thành khu vực chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới.

(Theo David Pickus)
Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Nguồn:
Kinh tế Âu - Mỹ hỗn loạn: Việt Nam sẽ ra sao?


-Tái cơ cấu… chính bộ máy thực thi
Dù lỗ, Petrolimex vẫn lọt Top 3 DN lớn nhất Dù lỗ tới 1.800 tỷ đồng chỉ sau 6 tháng đầu năm nhưng Petrolimex vẫn có doanh thu lớn thứ 2 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất VN 2011.
Hàn Quốc dưới sự lãnh đạo của nhân vật cứng rắn Park Chung-Hee, đã chú trọng vào việc xây dựng những tập đoàn kinh tế lớn, còn gọi là chaebol, đi ngược lại lời khuyên của người Mỹ là nên chú trọng vào những công ty loại nhỏ và trung. Chính sách này đã tạo ra nền tản cho những thương hiệu thành công của Hàn Quốc trên thị trường thế giới như Samsung và LG, mặc dù nó cũng phải trả một cái giá về nạn tham nhũng chính trị vì quan hệ gần gũi giữa doanh nghiệp và giới lãnh đạo chính trị.
------

Tổng số lượt xem trang