Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Tin nóng: Trung Quốc đã lắp đặt cáp hãm đà cho J-15

Tin nóng: Trung Quốc đã lắp đặt cáp hãm đà cho J-15 --(GDVN) - Thời báo Hoàn Cầu ngày 16/3 cho hay, tàu sân bay Varyag đang hoàn thiện hệ thống cáp hãm đà để phục vụ cho việc hạ cánh trên tàu sân bay. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc hy vọng sau khi hoàn thành, hệ thống cáp hãm đà này sẽ được thử nghiệm trên chiến đấu cơ J-15 khi Varyag được thử nghiệm trên biển một lần nữa. Trước đây, các chuyên gia quân sự nước ngoài nhận định, Trung Quốc khó có thể tự lắp đặt được hệ thống cáp hãm đà do Nga từ chối bán hệ thống này cho Trung Quốc.
Cáp hãm đà dùng cho tàu sân bay của Trung Quốc đang được lắp đặt 


 


 
-
Varyag được trang bị cáp hãm đà?
Sau chuyến thử nghiệm lần 2, trên boong tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc (hoán cải từ tàu Varyag) xuất hiện những thiết bị lạ được cho là cáp hãm đà.
(ĐVO) Theo một số hình ảnh được công bố trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, một vài thiết bị lạ đã xuất hiện trên boong tàu sân bay này được cho là bộ phận gắn cáp hãm đà dành cho tiêm kích hạm J-15. 

Những vùng khoanh tròn được cho là thiết bị gắn cáp hãm đà trên tàu sân bay Varyag.



Nếu đem so với hình ảnh thiết bị đó với cáp hãm đà trên boong tàu sân bay Mỹ sẽ thây có đôi nét tương tự, dù không giống nhau hoàn toàn.
Đối với hệ thống trên boong tàu sân bay Mỹ, chỉ có hai thiết bị kéo và thu hồi cáp hãm đà ở phía hai mạn tàu, trong khi đó trên boong tàu sân bay Varyag lại có đến 4 thiết bị như vậy. Điều này dẫn đến 2 nhận định.


Thứ nhất: Nhiều khả năng Trung Quốc đã tự sản xuất được cáp hãm đà nội địa, 4 thiết bị gắn cáp hãm đà cho mỗi dây sẽ cho phép 2 máy bay hạ cánh cùng lúc.

Thứ hai
: Có thể Trung Quốc đã mua lại được các loại cáp hãm đà trước đây dự định dùng cho dự án đóng tàu sân bay dang dỡ của Liên Xô còn sót lại tại Ukraine. Chất lượng của các dây hãm đà này có thể không còn như trước nên tàu sân bay Varyag phải cần đến 4 thiết bị kéo và thu hồi cho mỗi dây.
Cáp hãm đà trên boong tàu sân bay Mỹ.
Itar-Tass cho biết, tàu sân bay Varyag âm thầm tiến hành thử nghiệm lần thứ 3 vào ngày 20/12/2011, kéo dài trong khoảng 10 ngày. Điều này có thể liên quan tới việc Cục an toàn hàng hải Đại Liên đã ra thông báo phong tỏa khu vực phía Bắc của biển Hoàng Hải. Trong lần này, tiêm kích J-15 đã lần đầu tiên thực hiện các bài tập chạm hạ cánh trên boong tàu sân bay Varyag.


Thực hư về thiết bị cáp hãm đà trên tàu sân bay Varyag vẫn chưa rõ ràng, đến nay sản xuất cáp hãm đà là lĩnh vực độc quyền của Nga và Mỹ.
Tàu quân sự chìm ngoài khơi Hội An - (BBC) -Tàu chở binh sỹ của tỉnh Quảng Nam gặp nạn trên vùng biển sóng to gió lớn làm 2 người chết và 5 người mất tích. -- Tự cường khu vực năm 2011 (TVN)
Lý do Nga không bán cáp hãm đà cho Trung Quốc (ĐV/Hoàn Cầu).Tạp chí "Quốc phòng Trung Quốc và châu Á" cho hay, Trung Quốc muốn mua 4 cáp hãm đà do Nhà máy Proletarsky (Nga) sản xuất. (ĐVO) Tuy nhiên, dù Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này, song câu trả lời nhận được là: "Các hệ thống vũ khí chiến lược bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc gồm: tàu sân bay, tàu ngầm nguyên tử, các công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân".



Theo nguồn tin, Trung Quốc đã mua được móc hãm đà cho máy bay JL-9 của Ukraina thay vì mua của Nga, chính vì lẽ đó, phía Nga chưa quyết định có nên bán thiết bị hạ cánh cho Trung Quốc hay không. 


Thế nhưng, truyền thông Trung Quốc cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc "cấm xuất khẩu các hệ thống vũ khí chiến lược sang Trung Quốc" bởi Nga không hài lòng khi việc tiêm kích trên hạm Su-33 của nước này bị sao chép". (>> chi tiết)

Cáp hãm đà cho máy bay tiêm kích được lắp đặt trên tàu sân bay.
Tuy không bán cho Trung Quốc nhưng Viện Nghiên cứu Trung ương Chế tạo máy tàu Nga, đơn vị thiết kế cáp hãm đà đã cung cấp 2 hệ thống này cho tàu sân bay của Ấn Độ.


Hiện, trên thế giới chỉ có Nga và Mỹ sản xuất được các thiết bị này. Trước đây, trên mỗi tàu sân bay thường được lắp đặt 4 cáp hãm đà, nhưng do sản phẩm của Nga có độ tin cậy cao nên tàu sân bay đang đóng của Ấn Độ chỉ cần lắp có 3 cáp.


Một số chuyên gia cho rằng, Ukraina còn một số thiết bị hạ cánh cũ và có thể sẽ bán cho Trung Quốc. Song ngay cả khi Trung Quốc sở hữu thiết bị này thì chúng cũng chỉ là các mẫu tham khảo. Mục đích của Trung Quốc là muốn nghiên cứu một cách độc lập và có thể sử dụng lâu dài.


>> Trung Quốc sửa mặt boong tàu sân bay
>> Điều khó nói trong thương vụ Su-33


>> Trung Quốc thử thành công tiêm kích trên hạm J-15
>> 'Cảm biến của J-15 tiên tiến hơn Su-33'

Thái Bình (theo Hoàn Cầu)


-Nga không bán cáp hãm đà cho tàu sân bay Trung Quốc -VietnamDefence Việc đóng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã vấp phải những khó khăn không lường trước mới. Đó là chuyện tàu sân bay Varyag cũ không được lắp các cáp hãm đà máy bay và hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ kiếm các thiết bị này ở đâu.

Năm 2007, Kanwa đã là ấn phẩm duy nhất đưa tin từ St. Petersburg rằng, Trung Quốc chuẩn bị mua 4 bộ cáp hãm đà do Viện Nghiên cứu trung ương Chế tạo máy tàu phát triển và sản xuất tại Nhà máy Proletarsky. Tất cả các cáp hãm đà và móc hãm đà của Nga được sản xuất tại xí nghiệp này. Trước đây, Trung Quốc cũng đã mua của Nhà máy này một số bộ phận, linh kiện cho các tàu khu trục Projekt 956E và 956EM.

Nguồn tin từ Nhà máy cho biết, người Trung Quốc đã đến Nhà máy nhiều lần và nói sẵn sàng mua không dưới 4 cáp hãm đà (nguồn tin sử dụng chính từ “mua”). Việc đàm phán diễn ra tại văn phòng công ty Rosoboroexport, trong đó các đại diện Nhà máy đã giới thiệu chuyên đề cho phía Trung Quốc; người Trung Quốc cũng yêu cầu cung cấp thông tin kỹ thuật và tài liệu.

Năm 2011, trong lần thăm Nhà máy sau đó của phóng viên Kanwa, một nguồn tin có uy tín bất ngờ tiết lộ rằng, quá trình đàm phán đang gặp khó khăn, còn ban lãnh đạo công nghiệp quốc phòng Nga có thể đã quyết định không bán các cáp hãm đà cho Trung Quốc.

Theo nguồn tin, Trung Quốc đã có được từ Ukraine các móc hãm đà cho máy bay huấn luyện-chiến đấu JL-9 và máy bay làm nhái J-15 thay vì mua thẳng từ Viện Nghiên cứu trung ương Chế tạo máy tàu và Nhà máy Proletarsky.

Lý do nào đã khiến Nga đến giây phút cuối cùng từ chối bán cho Trung Quốc? Về vấn đề Trung Quốc mua các công nghệ đóng tàu sân bay của Nga, Kanwa đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các quan chức Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nga, và luôn nhận được câu trả lời chính thức như sau: “các hệ thống vũ khí chiến lược bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Các tàu sân bay, tàu ngầm nguyên tử, các công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân - tất cả chúng đều thuộc về nhóm vũ khí chiến lược”.

Tuy nhiên, Kanwa càng đi sâu tìm hiểu vấn đề, bắt đầu có cảm tưởng là nguyên nhân thật sự của lệnh cấm không chỉ liên quan đến “việc cấm xuất khẩu các hệ thống vũ khí chiến lược sang Trung Quốc” mà còn sự tức giận của Nga về việc Trung Quốc sao chép tiêm kích trên hạm Su-33.

Viện Nghiên cứu trung ương Chế tạo máy tàu đã cung cấp 2 cáp hãm đà cho tàu sân bay đang đóng IAC của Ấn Độ và tàu sân bay Đô đốc Gorshkov Nga đang hiện đại hóa cho Hải quân Ấn Độ. Viện này cũng hỗ trợ xây dựng trung tâm huấn luyện máy bay tàu sân bay trên bộ ở Goa, Ấn Độ.

Năm 2007, nguồn tin tiết lộ với Kanwa rằng, thiết kế và sản xuất các cáp hãm đà là nhiệm vụ rất khó khăn và hiện nay chỉ có Nga và Mỹ có những khả năng đó. “Trước đây, trên một tàu sân bay thường sử dụng 4 cáp hãm đà, nhưng trên tàu sân bay mới của Ấn Độ chỉ lắp 3, điều đó cho thấy độ tin cậy của các hệ thống của Nga”.

Sự xác nhận bổ sung
Mới đây, đại diện Rosoboronoexport A. Plotnikov nói với Kanwa: “Trung Quốc đúng là muốn mua các cáp hãm đà cho tàu sân bay, nhưng chúng tôi không bán cho họ”. Điều đó xác nhận phỏng đoán là Trung Quốc hiện không có các cáp hãm đà của Nga.

Năm 2006, Giám đốc Viện  Nghiên cứu trung ương Chế tạo máy tàu và Nhà máy Proletarsky đã tiết lộ với phóng viên Kanwa rằng, Trung Quốc dự định mua 4 bộ cáp hãm đà và hai bên đã tiến hành mấy vòng đàm phán. Nhưng năm 2011, ông này nói rằng, “bất ngờ chúng tôi nhận được chỉ thị từ Moskva là ngưng mọi tiếp xúc của chúng tôi với Trung Quốc. Nói cách khác, chúng tôi không thể cung cấp cho Trung Quốc các cáp hãm đà và bất cứ thiết bị nào khác cho tàu sân bay”.

Bộ Ngoại giao Nga không lâu sau đó tuyên bố rằng, “các hệ thống vũ khí và công nghệ chiến lược sẽ không được cung cấp cho Trung Quốc”.

Tất cả những điều nêu trên giải thích đầy đủ vì sao các cáp hãm đà đã không được cung cấp cho trung tâm huấn luyện bay ở Yanliang vào tháng 8.2010 và vì sao các cáp hãm đà đã không được lắp trên tàu sân bay Varyag trong lần đầu nó ra khơi.

Theo Kanwa, việc đóng tàu sân bay này của Trung Quốc có thể gặp những khó khăn lớn.

Theo ông А. Plotnikov, trên lãnh thổ Ukraine vẫn còn các mẫu cáp hãm đà cũ và có khả năng Trung Quốc có thể mua chúng. Nhưng theo Kanwa, dù Trung Quốc có thể làm việc đó thì các cáp hãm đà đó chỉ có thể là mẫu để tìm hiểu. Tại Trung tâm huấn luyện phi công tàu sân bay NITKA ở Ukraine hiện không có nhiều cáp hãm đà.

Sau khi mua các mẫu cáp hãm đà và nghiên cứu cấu tạo của cơ cấu phanh hãm, Trung Quốc có thể phải mất một thời gian nữa mới có thể phát triển cáp hãm đà của mình.
  • Nguồn: Russia Refuses to Sell China Aircraft Carrier Arresting Wires // Kanwa Asian Defence, N.12.2011; P2, P2, 23.11.2011.
-Nguồn:

Nga không bán cáp hãm đà cho tàu sân bay Trung Quốc




--Thủy phi cơ phù hợp với Trường Sa.datviet
-Tiếp nhận hai văn bản khẳng định chủ quyền Hoàng Sa (TP). – Ở Huế có vị cai đội Hoàng Sa (TT).
Trung Quốc và Nhật phối hợp lập "cơ chế xử lý khủng hoảng" nhằm ngăn tranh cãi trong trường hợp xảy ra sự cố trên biển Hoa Đông
TQ thông báo tập trận trên biển - (BBC)- Trung Quốc loan báo tập trận hải quân ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về Biển Đông.
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều duy trì hoặc đang tăng cường xây dựng hạm đội tàu sân bay ở Thái Bình Dương. Nga không thể mắc mưu Trung Quốc, không thể đứng ngoài.----  
- - Triều Tiên dọa dìm phủ TT Hàn trong “biển lửa” (VnMedia/AP).-- Triều Tiên phản ứng cuộc tập trận của Hàn Quốc (TTXVN).-- Tân Đại sứ Mỹ “chạm thần kinh” quan chức TQ (TS).--
-Nguồn:Chuẩn bị thực chiến của tàu sân bay Varyag sớm hơn dự kiến
(GDVN) - Máy bay J-15 và tàu sân bay diễn tập hiệp đồng, máy bay trực thăng diễn tập cất/hạ cánh trên đường băng của tàu sân bay…
Mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, trong thời gian chạy thử lần 2 gần đây, tàu sân bay đầu tiên Varyag (hay Thi Lang) của Trung Quốc đã có cuộc diễn tập hiệp đồng lần đầu tiên với máy bay chiến đấu J-15, nhưng tạm thời chưa tiến hành hạ cánh thử trên boong tàu.
Theo báo Nga, tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản dẫn các nguồn tin ngoại giao Trung Quốc cho biết, cuộc diễn tập hiệp đồng giữa máy bay chiến đấu J-15 và tàu sân bay Varyag được tiến hành trong thời gian chạy thử lần 2 của tàu Varyag (29/11-11/12), chủ yếu diễn tập khoa mục hiệp đồng lẫn nhau giữa máy bay chiến đấu và tàu sân bay.
Tàu sân bay Varyag chạy thử lần hai
Nhưng, do trên boong tàu sân bay Varyag tạm thời chưa lắp đặt thiết bị có thể bảo đảm cho máy bay hạ cánh (cáp hãm đà), vì vậy tạm thời không tiến hành hạ cánh thử trên boong tàu.
Được biết, Trung Quốc không thể nhập khẩu thiết bị này từ nước ngoài, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc cũng tạm thời chưa thể tự nghiên cứu chế tạo và sản xuất.
Itar-Tass cho rằng, ngoài máy bay chiến đấu J-15, trong lần chạy thử thứ hai của tàu sân bay Varyag còn phát hiện có sự hiện diện của máy bay trực thăng trên boong tàu. Nhìn từ các góc độ, trong thời gian chạy thử tàu sân bay, máy bay trực thăng chủ yếu diễn tập khoa mục cất/hạ cánh trên boong tàu sân bay.
Tàu sân bay Varyag nhìn từ vệ tinh
Các nguồn tin từ Trung Quốc cho biết, về tổng thể, công tác chuẩn bị hoạt động chiến đấu thực tế của tàu sân bay Varyag có tiến triển rất nhanh, đã vượt dự kiến ban đầu. Lần chạy thử đầu tiên của con tàu này được hoàn thành thuận lợi từ ngày 10-14/8/2011.
Trước đây có tin cho biết, Hải quân Trung Quốc chủ yếu dự định sử dụng tàu sân bay làm cơ sở đào tạo phi công và nhân viên bảo vệ cho tàu sân bay.
Báo Nga cho rằng, ngoài tàu sân bay Varyag mua của Ukraine trị giá 20 triệu USD, sau năm 2005, Trung Quốc còn mua của Nga 3 tàu sân bay nghỉ hưu khác là Minsk, Kiev và Novorossiysk, trong đó 2 chiếc đã trở thành công viên giải trí (công viên chủ đề, Theme Park). Có tin cho biết, Trung Quốc hiện còn chế tạo 1 chiếc tàu sân bay nội địa tại Thượng Hải.
Máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)


-Chuẩn bị thực chiến của tàu sân bay Varyag sớm hơn dự kiến (GDVN/THX).

Vị thế của Mỹ: Worst. Empire. Ever. (FP 16-12-11) Dan Drezner xé nát luận điệu của bài By Choosing Arms Over Diplomacy, America Errs in Asia (NYT 16-12-11) mà tôi cực kỳ không ưa (link hôm qua).  Hoan hô Drezner!
-Cà Mau: Phát hiện tàu đánh cá vận chuyển 100m cáp quang -QĐND - Vừa qua, Đồn Biên phòng Sông Đốc (BĐBP Cà Mau) đã bắt giữ tàu đánh cá mang số hiệu KG 91603 TS của ông Trần Văn Hơn, trú tại Bình An, Châu Thành, Kiên Giang do Lê Văn Phụng làm thuyền trưởng khi đang vận chuyển 100m cáp quang không rõ nguồn gốc. Theo khai báo của thuyền trưởng Phụng: Số cáp quang này, tàu lấy được trong quá trình đánh bắt trên vùng biển cách đảo Hòn Khoai (Cà Mau) khoảng 27 hải lý về hướng Đông Nam. Hiện đồn Biên phòng Sông Đốc đã tạm giữ tang vật để điều tra.
Căn cứ Trung Quốc ở Seychelles sẽ là mối đe dọa cho hải quân Ấn Độ? basam-The Diplomat Căn cứ Trung Quốc ở Seychelles sẽ là mối đe dọa cho hải quân Ấn Độ? 16-12-2011 Mandip Singh Nguyễn Tâm dịch Tin tức cho hay, Trung Quốc đang xem xét một đề nghị của Seychelles cho phép thiết lập một căn cứ tại đảo quốc này để phục vụ cho các tàu Trung
--Trung Quốc - Mỹ: Playing it cool (SCMP 16-12-11) --  Nên đọc bài này của Lanxin Xiang, một giáo sư Trung Quốc hiện dạy ở Geneva.  Giọng điệu không hung hăng như Hoàn Cầu Thời Báo nhưng là tiếng nói (bán chính thức) của Bắc Kinh, có vẻ khách quan, khoa học nên rất có ảnh hưởng trong giới học thuật phương Tây.
-- “BIỂN CỦA ÔNG BÀ MÌNH !” (Cua rận). -- Tết đến với Trường Sa (SGGP). – Hơn 1,5 tỉ đồng đóng góp cho Trường Sa (NLĐ).  –Thêm lệ phí quản lý Nhà nước về chủ quyền quốc gia (NLĐ). - Nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội (TN). –  -- Cựu binh Trường Sa không được nhắc đến trong Quỹ vì Trường Sa thân yêu – (Cu làng cát).- Hồ Cương Quyết André Menras: - Gặp lại mối tình xưa (TN).
Thử thách ngoại giao cho ông Tập Cận Bình  —  (BBC).  – Ông Tập Cận Bình Đến Việt Nam Để Làm Gì?(TGM). – Tập Cận Bình và cuộc đấu tranh sinh tồn của dân tộc Việt Nam trên bán đảo Đông Dương – (DLB). – Lê Diễn Đức: Tập Cận Bình thăm Việt Nam và ván cờ với hai tay chơi (RFA’s blog).
Bài học lịch sử không được quên – (DLB). . –  Ngày Việt Nam đứng lên (TN).
– Ngô Nhân Dụng: Dân Chủ là một thứ bảo hiểm  —  (NV). - Tù nhân và Thuyền nhân với những nhà văn gốc Việt (Phù Sa).
Tăng thêm tướng quân đội và công an   —  (BBC). -- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc tại An Giang (TTXVN). - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Mô hình cánh đồng mẫu lớn là đúng hướng (PLTP). - Chủ tịch nước làm việc tại Cần Thơ (TN).
Hoa Kỳ dự trù đặt các chiến hạm ở Singapore  —  (RFI). -US Navy expects to base ships in Singapore‎ (AFP). –  Planned US deployments aimed at China(Jakarta Post). – Hoa Kỳ có chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc (Đại Kỷ Nguyên).-- Iran Dọa: Tiếp Tục Bắn Hạ Phi Cơ Robot Do Thám Mỹ  – (Viet Bao). – Iran bắt một người tình nghi làm gián điệp cho Mỹ (TTXVN).-Report: N Korea willing to give up nuclear programme for food aid DPA-- Bắc Triều Tiên chấp nhận ngưng chương trình làm giàu chất uranium ?  —  (RFI). - Triều Tiên đồng ý ngừng làm giàu uranium (NLĐ).


Lập ban chỉ đạo “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” (SGTT). - Giúp ngư dân yên tâm hoạt động trên vùng biển xa (TTXVN).- Hồ Hữu Tiệp, nơi chiến tranh còn đó (VNN).- Chùm ảnh: Tàu đưa quà Tết cập đảo Trường Sa Lớn (Tin tức).  – Đưa hương xuân ra nhà giàn DK1 (TT).- Lính biên phòng với lá cờ Tổ quốc (Tin tức).-- Lợi ích cao nhất là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định (Tin tức).


--Iran tiết lộ 'gót chân Asin' của UAV Mỹ Lực lượng vũ trang Iran đã “hạ cánh” chiếc máy bay không người lái (UAV) do thám tàng hình RQ-170 Sentinel bằng cách tác động vào hệ thống GPS của ..
-Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles bị tấn công -bee-Nghi can tấn công Lãnh sự quán Trung Quốc đầu hàng------

Tổng số lượt xem trang