Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Gỡ tin Đại sứ Mỹ gặp cộng đồng

Theo: -Gỡ tin Đại sứ Mỹ gặp cộng đồng
Đại sứ Mỹ David Shear
Đại sứ Mỹ David Shear không muốn xem đây là cuộc làm việc chính thức
Một bản tin tiếng Việt ở Hoa Kỳ về việc Đại sứ Mỹ David Shear gặp một số đông khách từ cộng đồng người Việt tại Mỹ bị gỡ xuống và có cải chính đó chỉ là buổi gặp "cá nhân".
Bấm Bài báo về cuộc gặpcủa Đại sứ David Shear với người Việt ở bang Virginia đã không còn có mặt trên trang web của đài RFA Tiếng Việt.
Người tổ chức buổi tiệc, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, nay nói với BBC đây không phải là buổi gặp "chính thức" với cộng đồng.
'Không chính thức'

Hôm Chủ nhật 11/3, đại sứ Mỹ David Shear "đã gặp khoảng 150 người" tại tư gia bác sĩ Nguyễn Quốc Quân ở thành phố Falls Church, bang Virginia", theo lời thuật lại của chính ông Quân.
Tham gia có những nhân vật có tiếng trong cộng đồng người Việt địa phương như ông Đỗ Hồng Anh, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cựu giám đốc RFA Tiếng Việt và hiện là Chủ tịch Nghị hội người Việt toàn quốc tại Hoa Kỳ, và một số đại diện tôn giáo.
Tuy vậy, người tổ chức, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, chủ tịch tổ chức vận động Cao trào Nhân bản, nói với BBC đây chỉ là buổi gặp xã giao thân mật.
"Đại sứ chỉ gặp gỡ một số người bạn chúng tôi mời đến. Đây không phải là buổi gặp chính thức cộng đồng người Việt."
Bác sĩ Quân nói những người tham dự đã trao đổi một số vấn đề về Việt Nam, nhưng không cho biết thái độ của vị đại sứ.
RFA là cơ quan truyền thông duy nhất đưa tin về buổi gặp mặc dù có mặt hôm đó còn có đại diện của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA.
Theo tường thuật ngày 12/3 của RFA, Đại sứ Mỹ "rất thẳng thắn đề cập đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam".
Vị đại sứ nói "quyền tự do bày tỏ ý kiến và lập hội của người dân Việt Nam đã tiếp tục xuống dốc trong thời gian qua", theo bài này.
Nhưng bài tường thuật sau đó đã không còn có trên trang web của RFA.
Nguồn tin từ phía ngoại giao và truyền thông của người Việt ở Washington DC cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã có ý kiến về bài này.
Đại sứ David Shear chỉ xem đây là cuộc nói chuyện "không chính thức, không lên báo".
Một số người tham dự buổi gặp tỏ ý hài lòng là họ đã có thể trao đổi thông tin "thoải mái, rộng rãi" về các chủ đề chính trị và nhân quyền.
Cộng đồng Mỹ gốc Việt biểu tình đòi nhân quyền cho Việt Nam trước Nhà Trắng trong tháng 3/2012
Tuy vậy, mong muốn về một cuộc gặp "riêng tư" của phía ngoại giao Mỹ dường như cho thấy họ không muốn tô đậm ý nghĩa của cuộc thăm viếng.
Trước đó theo dự kiến, Đại sứ David Shear sẽ gặp cộng đồng người Việt ở California ngày 6/3 theo lời mời của dân biểu Loretta Sanchez và Ed Royce nhưng buổi "hội thảo cộng đồng" này đã không diễn ra "vì lý do gia đình" của vị đại sứ.
Từ khi Mỹ - Việt bình thường hóa, quan hệ giữa những đại diện của Mỹ ở Việt Nam với cộng đồng người Mỹ gốc Việt không dễ dàng.
Năm 2007, người tiền nhiệm của ông David Shear, Đại sứ Michael Michalak, là đại sứ Mỹ đầu tiên thăm Quận Cam, nơi có cộng đồng Việt Nam đông dân nhất nước Mỹ.
Đại sứ đầu tiên của Mỹ, Pete Peterson, chưa bao giờ đến Quận Cam, và một đại sứ khác, Michael Marine, chỉ một lần thăm một đại học của California.
Cũng có đ́anh giá rằng dù tiếp hàng trăm đại diện của cộng đồng Mỹ gốc Việt tại Tòa Bạch Ốc, bên hành pháp Hoa Kỳ sẽ vẫn xúc tiến các mối quan hệ với Việt Nam, kể cả tăng cường trao đổi về an ninh vùng và quân sự theo chiến lược đã định.
 - 9 tổ chức bảo vệ nhân quyền yêu cầu VN phóng thích các blogger bị bắt   –   (VOA).- HRW quan ngại trước việc VN bỏ tù 8 người Hmong ở Điện Biên    –   (VOA).- Vì sao Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp?   –   (RFA).--- Thân phận “cử tri” và “Đại biểu Nhân dân” ở Việt Nam (BoxitVN).- THƯ NGỎ CỦA CON TRAI CỤ VŨ NGỌC LIỄN GỬI TRUNG ƯƠNG ĐOÀN VÀ CƯ DÂN MẠNG (Nguyễn Trọng Tạo).Tổng thống Miến Điện sẽ thăm VN   –   (BBC).- - Nạn kiểm duyệt Internet ngày càng gia tăng   –   (VOA).-Xã hội đen hành hung tín đồ PGHH   –   (RFA).Giải thưởng Cư Dân Mạng năm 2012   –   (RFA). –-Tập Cận Bình thúc giục ‘làm trong sạch’ đảng 


 QĐND Bài 4: Những kẻ núp bóng nhân quyền để xuyên tạc
QĐND - Gần đây, “Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam - VCHR” do Võ Văn Ái đứng đầu lại tìm cách nói xấu Việt Nam về vấn đề nhân quyền nhân Hội nghị đối thoại giữa Ủy ban Công ước chống phân biệt chủng tộc LHQ (CERD) với Đoàn đại biểu Việt Nam tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) vừa qua.
Trong thông cáo gửi đến CERD, Võ Văn Ái cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thường được đưa ra như thành tích về quyền con người, tuy nhiên sự tăng trưởng đó chưa đem lại lợi ích đồng đều cho các dân tộc, người dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn bị tụt hậu so với người Kinh trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và việc làm(?!).

Trên thực tế thì sao?
Hơn 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được bước tiến lớn trong việc đảm bảo quyền cho các dân tộc thiểu số, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tộc thiểu số ngày được nâng cao. Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam không những được thể chế bằng Hiến pháp và các luật mà còn được cụ thể hóa trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thông qua các chương trình, dự án phát triển vùng dân tộc, các chính sách cụ thể đối với người dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… cụ thể như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (gọi tắt là Chương trình 135), Chính sách xóa đói giảm nghèo, Chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, Chính sách bảo tồn và phát triển các dân tộc có số dân dưới 1000 người… từ đó đã đạt được những thành tựu về đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số trên nhiều lĩnh vực.
Chỉ tính riêng Chương trình 135, sau 12 năm thực hiện (1999 - 2010), chương trình đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, nhất là cơ sở hạ tầng thiết yếu. Hệ thống y tế đã được thiết lập tới các xã. 100% số xã ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số đã có trạm y tế. Người dân tộc thiểu số được hưởng các quyền chăm sóc sức khỏe, y tế, an sinh xã hội và các dịch vụ xã hội khác theo quy định của pháp luật: Luật Bảo hiểm y tế, Luật Chăm sóc sức khỏe nhân dân, Luật Khám, chữa bệnh, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Bình đẳng giới… Trên lĩnh vực giáo dục, Chính phủ đã ban hành quy định việc dạy học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Cho đến năm học 2010-2011, việc dạy tiếng dân tộc thiểu số được triển khai ở gần 7.010 trường. Hệ thống trường học các cấp được mở rộng, kiên cố hóa. Hiện nay, Việt Nam đang nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện, có sự hợp tác của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF). Đặc biệt, Nhà nước đã xây dựng hệ thống trường dân tộc nội trú. Hiện có 50 trường nội trú cấp tỉnh, gần 300 trường nội trú cấp huyện với hàng vạn con em đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước nuôi, dạy hoàn toàn miễn phí. Có thể nói, đây là một cố gắng lớn đối với một quốc gia còn nghèo, là một chính sách hiếm có trên thế giới.
Những con số đó đã bóc trần những lời quy kết bịa đặt của Võ Văn Ái. Dù không đến Việt Nam nhưng bất cứ ai cũng có thể tìm đọc được những thông tin về những thành tựu cũng như nỗ lực cải thiện quyền con người của Việt Nam trong nhiều năm qua. Những thông tin do các tổ chức, định chế có uy tín trên thế giới như: LHQ, Ngân hàng Thế giới… đưa ra đều nêu tên Việt Nam như một trong những điểm sáng về xóa đói, giảm nghèo và tiến bộ về quyền con người, bao gồm quyền cho các dân tộc thiểu số. Bất kể ai cũng có thể hiểu rằng, ở một nước đã trải qua 2 cuộc chiến tranh, còn nghèo và có người rất nghèo, thì việc bảo đảm đủ thức ăn, đồ uống cho mọi người dân rõ ràng là một việc quan trọng liên quan tới quyền của con người.
Võ Văn Ái nói Việt Nam đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số, thế nhưng trên thực tế số lượng chức sắc, nhà tu hành, những người hoạt động tôn giáo là người dân tộc thiểu số ở Việt Nam đang ngày càng phát triển và có thể nói là khá đông đảo. Hiện có khoảng 70.000 chức sắc trong các tổ chức tôn giáo đang hoạt động tại hơn 24.000 cơ sở thờ tự trên cả nước. Tại Tây Bắc hơn 100.000 người Mông, Dao theo đạo Tin lành. Năm 2010 ở khu vực Tây Bắc có 29 điểm nhóm, đến năm 2011 đã có 258 điểm nhóm. Các tỉnh miền núi phía Bắc có 38.000 người dân tộc thiểu số là tín đồ đạo Công giáo. Đối với đạo Tin lành ở các tỉnh Tây Nguyên, đến năm 2011 chính quyền đã công nhận 185 chi hội, 1.268 điểm nhóm. Toàn vùng Tây Nguyên đã có gần 400.000 người theo đạo Tin lành.
Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Người dân tộc thiểu số ở tất cả các vùng miền được tham gia hoạt động văn hóa mang bản sắc các dân tộc, 100% xã có trạm truyền thanh, 92% người dân được nghe đài phát thanh, 85% người dân được xem truyền hình, nhiều chương trình được phát bằng nhiều thứ tiếng dân tộc thiểu số như: Mông, Thái, Ê Đê, Chăm, Khơ-me... Người dân tộc thiểu số cũng ngày càng được tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là internet. Chính phủ Việt Nam chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện để người dân tiếp cận, khai thác và sử dụng rộng rãi thông tin trên internet.
Thêm vào đó, Việt Nam có tất cả các loại hình báo chí (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử) và nhiều ấn phẩm được cấp phát miễn phí cho bà con dân tộc thiểu số. Với những phương tiện tiếp cận thông tin luôn sẵn sàng như thế, thật khiên cưỡng khi nói rằng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam bị hạn chế các quyền dân sự cơ bản. Với khối lượng thông tin được chuyển tải hằng ngày qua các kênh truyền thông, đồng bào dân tộc thiểu số hoàn toàn có thể cập nhật được những thông tin liên quan đến lợi ích của họ.
Không phủ nhận rằng, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn; trình độ phát triển về kinh tế-xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này bắt nguồn từ những nguyên nhân lịch sử, xã hội và điều kiện tự nhiên.  Nhiều dân tộc cư trú trên địa bàn có điều kiện địa lý hết sức khắc nghiệt, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, giá rét, cư trú tản mát, địa bàn rộng lớn, thiếu đường giao thông, cùng với cuộc sống du canh, du cư vẫn còn tồn tại… giải quyết những khó khăn này không thể trong một sớm, một chiều.
Tuy nhiên, những thành tựu trong việc đảm bảo quyền cho các dân tộc thiểu số, đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là sự thật được thế giới và những người nước ngoài đã từng có dịp đến Việt Nam đánh giá tích cực. Ông Andre Sauvageot, cựu đại tá lục quân Mỹ, người có “thâm niên” hơn 20 năm đi về giữa Mỹ và Việt Nam đã nhiều lần khẳng định rằng “chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam rất thực tế, có tiềm năng, rất hứa hẹn, tạo điều kiện cho 54 dân tộc sống chung trong tinh thần tương trợ, có chính sách hòa giải dân tộc rất hữu hiệu, để cho các tôn giáo được tự do bình đẳng trước pháp luật, có sự bảo vệ của pháp luật”. Chính ông Sauvageot trong những lần trả lời phỏng vấn báo giới phương Tây và ViệtNam cũng đều thừa nhận, rằng “chưa bao giờ Việt Nam phát triển kinh tế mà không gắn với quyền lợi của người dân”. Một người nữa là Tiến sĩ, Học giả người Mỹ Thomas Jandl, người có nhiều nghiên cứu sâu về tình hình kinh tế, chính trị của Việt Nam trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới Việt Nam cách đây ít lâu cũng đã nhận xét rằng, Việt Nam đã đảm bảo tốt hơn các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho người dân.
Hay như chuyên gia độc lập của LHQ về các vấn đề của người thiểu số Gay McDougall khi trình bày kết quả chuyến thăm Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Giơ-ne-vơ hồi tháng 3 năm ngoái, ngoài việc đánh giá cao việc Việt Nam coi cộng đồng các dân tộc ít người là bộ phận cấu thành của dân tộc Việt Nam, đã cho rằng Việt Nam có các kinh nghiệm tốt về xóa đói giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số. Bà McDougall cũng đã hoan nghênh quyết tâm chính trị, các chính sách, biện pháp và chương trình của Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực, nhất là nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế-xã hội giữa dân tộc thiểu số với đồng bào Kinh.
Những tiếng nói đó đã phản ánh khách quan những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực tôn giáo, nhân quyền, đặc biệt đối với người DTTS.
Như vậy, những gì Võ Văn Ái đang “tố cáo” Việt Nam có “giá trị thực” đến mức nào, ắt hẳn ai cũng có thể hiểu được.
Song Anh

-Bài 3: Bảo đảm quyền con người thuộc bản chất của Nhà nước ta (13/03 22:46)
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 15.3.2012
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) ra thông cáo chung nhận định về bản Kết luận khuyến nghị Việt Nam của Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ



Lời ghi chú : Nhìn vào bản Thông cáo chung dưới đây, hay đọc toàn văn bản Kết luận của Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ (CERD) vừa được công bố mấy ngày trước đây tại Genève, điều thấy rõ là các chuyên gia LHQ trong Ủy ban LHQ đã sử dụng hầu hết các điều phản biện trong bản Báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam. Ví dụ như : Sự phúc trình của Hà Nội trễ hằng thập niên chứ không là 2 năm một lần ; các vi phạm đối với tôn giáo và dân tộc thiểu số ; bắt bớ tùy tiện, đối xử tồi tệ tù nhân, các cuộc biểu tình đông đảo ở Tây nguyên và người Hmong ; định kiến trịch thượng xem người thiểu số là « mọi » mà Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam dẫn chứng từ một tài liệu tiếng Anh do Hà Nội in và phổ biến ; Pháp lệnh về tôn giáo và tín ngưỡng ; Nghị định 22 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh tôn giáo. Pháp lệnh 44 về quản chế hành chính cho phép đưa người bất đồng chính kiến vào nhà thương điên ; Nghị định 38 và Thông tri số 9 cấm biểu tình, v.v… Đặc biệt là cơ chế Hộ Khẩu, nền tảng của chính sách kỳ thị đới với dân tộc Kinh cũng như 53 dân tộc thiểu số. LHQ cũng hỗ trợ đề xuất của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam yêu sách Hà Nội chấp nhận người Việt trong nước có quyền gửi kháng thư trực tiếp đến Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ (CERD) ở Genève.

Xin mời bạn đọc theo dõi các nhận xét và bình luận sau đây trong bản Thông cáo chung dưới đây.

Quê Mẹ



2012-03-15 | Quê Mẹ | Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & FIDH 

PARIS/GENEVE, ngày 15.3.2012 (QUÊ MẸ) - Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) hoan nghênh bản Kết luận của Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ (CERD) vừa được công bố tại Genève, mà Ủy ban đã xem xét, nghiên cứu qua hai ngày 21 và 22.2.2012 cuối tháng trước (1). Những lời nhận xét và khuyến nghị của Ủy ban là chứng cớ không chối cãi được về hiện tình Việt Nam, khi mà chưa đầy một tháng trước đây, Phái đoàn Hà Nội tại LHQ còn khẳng định rằng không hề có kỳ thị chủng tộc trong bản bản Báo cáo thường kỳ gửi tới quá muộn màng, lại chẳng đưa ra bất cứ chi tiết cụ thể gì trên vấn đề kỳ thị (ký kết Công ước từ năm 1982, theo nguyên tắc mỗi 2 năm phải báo cáo một lần. Nhưng Việt Nam chỉ báo cáo mỗi 10 năm một lần).

Trong dịp Phái đoàn Hà Nội tới LHQ ở Genève phúc trình, thì Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam nhân dịp này cũng gửi tới Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ bản Báo cáo phản biện (2), và đã được các chuyên gia LHQ thành viên của Ủy ban sử dụng đưa vào bản Kết luận và khuyến thỉnh Việt Nam hôm nay.

Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ tố cáo sự khỏa lấp của Hà Nội về vấn đề kỳ thị, khi trưng dẫn các báo cáo phản biện cung cấp những sự kiện cưỡng bức di dân người thiểu số (Degars, Hmongs, Khmers Krom, v.v…), « trưng dụng đất đai tổ tiên mà không được sự đồng ý hay bồi thường thích đáng cho đất đai cưỡng chiếm », nạn « kỳ thị song phương » (kỳ thị tôn giáo gắn liền với kỳ thị chủng tộc), cưỡng bức hồi hương những thành viên thuộc dân tộc thiểu số đi tị nạn nước ngoài sau các đợt đan áp bắt bớ. Hơn thế nữa, nhận định về sự phân phối không đồng đều trong sự tăng trưởng kinh tế, Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ tuyên bố « hết sức quan ngại về hố sâu kinh tế xã hội giữa các dân tộc thiểu số bị thua thiệt so với đa số người Kinh, kể cả khi người Kinh sống trong vùng núi ».

Đặc biệt, các chuyên gia LHQ hết sức quan ngại về « những vụ bắt bớ, giam cầm tùy tiện và đối xử tồi tệ những tù nhân thiểu số bị bắt vì tin theo các tín ngưỡng hòa bình hay sử dụng quyền tự do ngôn luận […], thiếu kiểm tra hữu hiệu về các điều viện dẫn hoặc phục hồi tương xứng cho các nạn nhân ». Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ yêu cầu chấm dứt vi phạm các quyền tự do ngôn luận, tự dọ hội họp, tự do lập hội, tự do tôn giáo và đặc biệt là « trả tự do cho những ai bị tù tội vì đã hành xử ôn hòa các quyền nói trên theo tiêu chuẩn quốc tế ».

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) lấy làm tiếc để nhận định rằng vào lúc Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ công bố bản Kết luận và khuyến thỉnh, thì ngày 13.3.2012 Việt Nam lại kết án 8 người Hmongs 30 tháng tù và 2 năm quản chế sau khi mãn hạn vì họ tham gia biểu tình ôn hòa nhưng đông đảo vào tháng 4 và 5.2011 tại các tỉnh gần Điện Biên. Giải quyết các cuộc biểu tình này, nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng bộ đội và trực thăng chiến đấu để đàn áp hung bạo hàng nghìn người Hmongs.

Bản Kết luận và khuyến thỉnh Việt Nam của Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ cho thấy những kỳ thị chủng tộc là một thực tại, chưa kể chính sách lơ là cùng những định kiến xấu đối với các dân tộc thiểu số vẫn tồn tại, hỗ trợ bằng hàng loạt sắc luật cùng cơ chế phi nhân quyền cũng như sự thiếu vắng nền tư pháp độc lập.

Bà Souhayr Belhassen, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tuyên bố :« Việt Nam tiếp diễn bộ mặt vi phạm các quyền người công dân, cho thấy sự bất ổn định của Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền cũng như sự tuân thủ các công ước quốc tế về nhân quyền đã ký kết ».

Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ đặc biệt quan ngại về các sắc luật hổ lốn, chẳng hạn như « giải thích mơ hồ một số luật pháp, đặc biệt Điều 87 trong bộ Luật Hình sự, cũng như sử dụng bừa bãi các sắc luật này chống các dân tộc thiểu số ». Ngoài Điều 87 nhằm xử phạt « phá hoại chính sách đoàn kết », các chuyên gia LHQ còn nêu ra Điều 91 trong bộ Luật Hình sự kết tội những ai trốn ra nước ngoài là « trái chống với Điều 68 quy định trong Hiến pháp Việt Nam ».

Căn cứ vào « nhiều báo cáo được liên tục gừi tới LHQ về nạn kỳ thị và giới hạn quyền tự do tôn giáo của các cộng đồng Thiên chúa giáo và Phật giáo » thông qua « pháp luật, hộ khẩu bó buộc, [Công an] theo dõi và bắt giam », Ủy ban cũng đồng thời tố cáo Pháp lệnh về tôn giáo và tín ngưỡng năm 2004« cấm chỉ các sinh hoạt tôn giáo bị xem như « xâm phạm an ninh quốc gia », cũng như tố cáo Nghị định 22 ban hành năm 2005 để Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Tôn giáo nhằm kiểm soát chặt chẽ các tôn giáo.

Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ còn tố cáo thêm Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng nhằm chống các cuộc tập họp, biểu tình trước các trụ sở cơ quan, Thông tri số 09/2005/TT-BCA cấm tụ tập quá 5 người mà không xin phép, cũng như Pháp lệnh 44 năm 2002 cho phép giam cầm, quản chế đến 2 năm không cần tòa án xét xử bất cứ ai và bất kể lý do nào. Bản Kết luận và khuyến thỉnh của LHQ yêu cầu sửa đổi các sắc luật nói trên cho phù hợp với các công ước quốc tế về nhân quyền.

Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ cũng yêu cầu xét lại cơ chế Hộ khẩu hay còn gọi đăng ký gia đình « đưa tới sự kỳ thị các dân tộc thiểu số theo các tôn giáo « không được thừa nhận », khi đi xin việc, xin an sinh xã hội, nhập viện, xin đi học cũng như quyền di chuyển tự do ». Cơ chế Hộ Khẩu bắt buộc phải khai chi tiết về sắc dân, tôn giáo, quá trình chính trị tất cả thành viên trong gia đình, là chứng từ chủ yếu khi di chuyển, xin việc, kết hôn, khai sinh hay trình diện các cơ sở. Hộ khẩu là cơ sở khoanh cùng để kiểm soát nhân dân.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam nhận xét : « Bằng ngôn ngữ ngoại giao nhưng cứng rắn, Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ khuyến thỉnh những điều mà mọi công dân Việt Nam tha thiết trong lòng họ : Phá vỡ Quốc gia độc tài và độc đoán. Kỳ thị chủng tộc đối với các dân tộc thiểu số là vấn nạn nghiêm trọng không thể nào phá bỏ khi bộ máy đàn áp của Cộng sản Việt Nam còn hiện hữu. Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ yêu sách các nhận xét và khuyến nghị của Ủy ban cần được công bố và phổ biến tại Việt Nam, không chắc gì nhà cầm quyền Hà Nội thực hiện khi chính quyền này lấy sự phủ nhận làm thực tế. Chỉ còn biết trông cậy vào Cộng đồng thế giới, các tổ chức Phi chính phủ, các chính phủ dân chủ, v.v…, thông tin đến nhân dân Việt Nam mà thôi ».









-Tăng sức đề kháng sẽ thắng âm mưu chống phá của thế lực thù địch
TS.Hoàng Tương-Ổn định chính tri -  xã hội là nguồn gốc, là cơ sở của mọi thắng lợi của đất nước ta trong những năm qua. Thành tựu đặc biệt này, có sức lay động nhận thức, cổ vũ tinh thần, khích lệ đồng bào, chiến sĩ cả nước, là nét đẹp bình yên trong bạn bè quốc tế. Chúng ta tự hào về lịch sử giữ nước, khi phải đương đầu với chiến tranh quân sự hay phi quân sự thì bao giờ cũng có những thế hệ người Việt Nam đủ ý chí, bản lĩnh và trí tuệ tạo ra thế và lực mới để đánh thắng kẻ thù.

Cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình (DBHB) của các thế lực thù địch diễn ra hết sức quyết liệt, phức tạp và nóng bỏng. Chúng phá hoại ta toàn diện trên tất cả các mặt trận: Tư tưởng, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao,…bằng những thủ đoạn rất “mềm”, sâu và tinh vi nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ XHCN ở Việt Nam. Với tinh thần tiến công kiên quyết và liên tục, chúng ta đã kịp thời phát hiện, bóc gỡ, vô hiệu hóa hàng loạt cơ sở phản động, chủ động ngăn chặn nhiều âm mưu, kế hoạch xâm nhập, hoạt động manh động phá hoại của chúng.


Chỉ tính riêng trong 5 năm (từ 2006 đến 2010), toàn ngành Tòa án nhân dân đã xét xử 144 vụ, 330 bị cáo với các tội danh, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, tội phá rối an ninh, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội phá hoại chính sách đoàn kết, tội khủng bố. Việc xét xử các vụ án nói trên đã bảo đảm công khai, đúng người, đúng pháp luật, đúng tội, được nhân dân ủng hộ, góp phần quan trọng ngăn chặn âm mưu và hoạt động chống, phá Nhà nước của các đối tượng trong nước và các thế lực thù địch bên ngoài.
Mới đây, tại Hội nghị cán bộ toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 – khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, sự chống phá điên cuồng và quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động. Chúng áp dụng lần lượt hết chiến lược này đến chiến lược khác, hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, rất kiên trì, kiên quyết, xảo quyệt, kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị của ta. Thực hiện âm mưu đó, chúng đẩy mạnh hoạt động móc nối, câu kết trong ngoài để gây dựng “ngọn cờ”, gây cơ sở, phát triển lực lượng vào nội địa hình thành tổ chức chính trị trong nước. Đây là một phương thức, thủ đoạn có tính tất yếu, thường xuyên, nhưng hiện nay các thế lực thù địch đẩy lên thành “cao trào” để chống phá nước ta ráo riết hơn, hòng đạt hiệu quả nhanh hơn.
Các thế lực thù địch bên ngoài muốn chống phá có hiệu quả thì chúng cần phải có tổ chức ở trong nước. Và đây cũng chính là “lực lượng” quyết định tạo ra làn sóng biểu tình “cách mạng đường phố”, gây bạo loạn từ trong nội bộ, làm thay đổi thể chế chính trị ở nước ta nếu Đảng mắc sai lầm nghiêm trọng, đất nước rơi vào tình trạng bất ổn chính trị. Hình thức móc nối, câu kết của chúng thường là, bên ngoài hỗ trợ, ủng hộ cho các đối tượng bên trong tạo dựng tổ chức; trong nước lập tổ chức và đưa ra bên ngoài phát triển lực lượng… Một khi đã được thành lập, chúng sẽ công khai thành tổ chức chính trị đối lập, tham gia chính trường như một chính đảng đối lập với Đảng Cộng sản.
Những thủ đoạn nói trên của các thế lực thù địch tuy không có gì mới, nhưng nó được tăng cường vào lúc này là hết sức thâm độc, nguy hiểm. Do đó, phải coi cuộc đấu tranh chống DBHB là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, kết hợp chặt chẽ chủ động tiến công với chủ động phòng ngừa, lấy chủ động phòng ngừa giữ bên trong là chính.Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải dành cho được thế chủ động. Muốn chủ động tuyệt nhiên không được chủ quan. Muốn chủ động phải có bản lĩnh chính trị và trí tuệ, phải nắm vững và vận dụng sáng tạo những nguyên tắc cơ bản của Đảng ta trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn DBHB. Mọi đối sách phải dựa trên những phân tích sâu sắc và khoa học, phải mềm dẻo và linh hoạt, xử lý các vấn đề một cách cương quyết, khôn khéo, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi, phân hóa cô lập kẻ thù, không để xảy ra hậu quả phức tạp. Chủ động là để chiến thắng.
Sẵn sàng đánh thắng âm mưu, thủ đoạn DBHB của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, đó không chỉ là niềm tin lớn mà còn là khả năng hiện thực của thế hệ người Việt Nam trong tình hình hiện nay
- Theo: CAND :Tăng sức đề kháng sẽ thắng âm mưu chống phá của thế lực thù địch



-- Ông Hoàng Kông Tư nắm an ninh nội địa (BBC 11-3-12) -- Tướng "bao cao su" (vụ Cù Huy Hà Vũ)

Tổng số lượt xem trang