Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Phụ nữ Mỹ gốc Việt đặt các quy tắc nghiêm ngặt đối với quý ông trở về quê hương

-Tạ Dzu-  
Tác giả: John Boudreau
HO CHI MINH CITY, Vietnam — Mỗi khi ông chuẩn bị trở về quê hương, Henry Liêm bắt đầu gặp các rắc rối.
Thủy thủ HK nói chuyện với phụ nữ Việt trong một quán bar ở Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Đình Nam
Nhận được thị thực từ chính phủ Việt Nam thật mát như một làn gió biển. Nhưng cái “thị thực thứ nhì” – từ người vợ lo lắng rằng ông sẽ đi lạc bên đó – mới đòi hỏi kỹ năng ngoại giao.
“Vợ tôi luôn luôn cáu kỉnh mỗi khi tôi đi”, ông Liêm, một giảng viên triết tại đại học San Jose City, người mỗi năm về hai lần dạy học tại một trường đại học [VN] nói như vậy. “Bởi thế hiếm khi tôi cho biết chuyến trở về kế tiếp cho đến giây phút cuối. Nó giảm thiểu sự bực bội. Bả càng biết sớm bao nhiêu, tôi càng phải chịu đựng sự bực mình lâu bấy nhiêu.”

Ba mươi sáu năm sau khi Cuộc chiến Việt Nam kết thúc, viên chức chính quyền cộng sản cởi mở đón chào người Mỹ gốc Việt trở về, ngay cả những người từng chiến đấu chống lại họ. Nhưng cuộc Nội chiến khác đã nổ ra, lần này đàn bà Mỹ gốc Việt chống lại những ông chồng và người tình của họ quay lại quốc gia Đông Nam Á này. Qúy bà yêu dấu của quý ông cho rằng phụ nữ Việt Nam thường chờ sẵn, phục kích như trong trận chiến mong đem đến một sự ổn định tài chánh.
“Tất cả các cô gái ở Việt Nam mạnh dạn tấn công kịch liệt!” Hà Tiên, 38, người sở hữu một văn phòng kế toán tại San Jose nói thế. Cô cho biết cô bị mất người đàn ông của mình vì vụ du kích tình yêu như vậy vài năm trước đây.
Quý bà rất lo sợ
Sự căng thẳng về vấn đề này đã đạt đến con số lịch sử trong cộng đồng Việt Nam ở Bay Area và các vùng khác. Các tiểu phẩm hài Việt ngữ diễu cợt sự xung đột gia đình này và các diễn viên cũng hát diễn về điều đó. Nó là đề tài số 1 đối với quý bà, Tiên nói. Mỗi lần người đàn ông du lịch về đó một mình, cô thêm, được hiểu rằng ông ta không chỉ về thăm Chú Vũ hay Cô Thuý, nhưng còn là đi chơi với cả đám gái trẻ đẹp.
“Không gia đình Việt Nam nào (ở Sillicon Valley) không biết một người đàn ông nào đó đã từng làm như vậy,” Tiên cho biết.
Hiên Nhan, chủ nhân Polo Bar ở trung tâm nhộn nhịp của thành phố Hồ Chí Minh, cho biết rằng phụ nữ Mỹ gốc Việt có nhiều lý do để lo ngại.
“Vấn đề là, phụ nữ Việt ngày càng đẹp hơn và đẹp thêm,” Nhan nói, ngồi lên chiếc ghế tại cơ sở ấm cúng của ông ta phục vụ bia tươi, bánh mì kẹp thịt và nữ nhân viên trong các chiếc váy ngắn cũn cỡn vuốt ve tán tỉnh nam khách hàng nào mà họ thích. “Họ trang điểm kỹ lưỡng. Họ ăn uống đầy đủ. Họ luyện tập cơ thể.”
Và họ không ngần ngại cho người ngoại quốc biết rằng họ rất cởi mở cho một quan hệ vui đùa, qua đường hay nghiêm chỉnh.
“Theo truyền thống thì trai đuổi theo tán tỉnh gái,” Liêm cho biết. “Bây giờ ở Việt Nam thì ngược lại.”
Một viên chức kỹ thuật ở Sillicon Valley không cho biết tên vì sợ rắc rối đến thị thực thứ nhì nói rằng: “Bạn luôn bị tấn công. Ngay cả ở khách sạn. Vừa làm thủ tục vào khách sạn là bị liền. Tôi không thể đi VN quá mười ngày mỗi lần. Nếu không là gặp rắc rối.”
Những người cần có thị thực thứ nhì thường bị chế tài nghiêm ngặt, Peter Nguyễn tại San Jose, người mới có bạn gái ở thành phố HCM cho biết. Cách đây không lâu, bạn của anh ta đã ở lâu hơn hai tuần mà thị thực thứ nhì của cô bồ cho phép. “Khi hắn ta trở lại, cô đã quẳng tất cả đồ đạc của hắn ra đường.”
“Hắn ta quá vui,” Nguyễn nói thêm. “Các cám dỗ thật tuyệt vời. Đàn ông 50 hoặc trên có thể cua gái trong lứa tuổi 20 nhìn y như người mẫu. Không thể bỏ qua cơ hội quá tốt.”
Tính vui đùa thấm nhập vào văn hóa VN khiến quý ông viếng thăm từ các quốc gia khác không thể cưỡng lại được.
“Có một nét duyên dáng nhất định ở đây mà bạn không tìm thấy ở Singapore hay Trung Quốc,” Chung Hoàng Chương, một giảng viên trong phân khoa nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại City College of San Francisco, người dành nửa thời gian ở VN nói vậy. “Nếu bạn gạ gẫm một cô gái, cô sẽ không đuổi bạn đi. Cô ta sẽ trả lời với một nụ cười.”
Vai trò tán tỉnh truyền thống của đàn ông bị đổi ngược lại, một phần là vì sự phổ biến của văn hóa Tây phương và các điều kiện kinh tế nghèo nàn tại Việt Nam. Thật vậy, ông Nguyễn 40 tuổi, người làm dịch vụ phục vụ khách hàng nhưng bây giờ thất nghiệp, cho biết bạn gái tại Việt Nam đã bỏ anh vì anh không tìm được việc làm tốt ở VN.
Chỉ vì tiền bạc
Việt Nam là một xã hội với dân số trẻ trung – 70% của 90 triệu dân số quốc gia trẻ hơn 35 – và người trẻ từ thôn quê đổ về những thành phố lớn tìm kiếm cơ hội. Việt kiều, danh từ dành cho người Việt sinh sống ở nước ngoài, và người ngoại quốc, được xem như những đuổi bắt lý tưởng đối với một số phụ nữ, bởi họ có thể hỗ trợ những phụ nữ này và gia đình.
“Lương cao, việc tốt, rất khó kiếm,” ngay cả với người Việt Nam tốt nghiệp đại học, Nhan nói vậy.
Nguyễn Lệ, 29, một người bán cà phê vệ đường ở thành phố HCM, nói rằng cô và nhiều phụ nữ khác rất yêu thích Việt Kiều và người nước ngoài vì nhiều lý do, đầu tiên là bảo đảm tài chánh.
“Họ có nhiều tiền, thu nhập nhiều hơn”, Nguyễn nói thế. “Và họ chu đáo, dịu dàng hơn và chăm lo cho phụ nữ của họ. Dưới mắt người nước ngoài, tình yêu rất quan trọng đối với họ, hơn là đàn ông VN đối với tình yêu.”
Không tìm ra sự ngờ vực
Dẫu sao, một số quý ông nói rằng sự ngờ vực hầu hết đàn ông Mỹ gốc Việt về nước ăn chơi là quá đáng. Rất nhiều Việt kiều trở về chỉ vì công việc hoặc thăm viếng gia đình.
“Chúng tôi yêu sự vui thú nhưng chúng tôi không dại,” Khanh Trần, một giáo viên nghỉ hưu sống tại San Jose nói vậy. “Tôi vẫn khoẻ, nhưng tôi sẽ không làm (điều xằng bậy ở VN), để đánh đổi gia đình tôi, vợ tôi. Chúng tôi sống với nhau hơn 40 năm.”
Dù vậy, vợ ông, không muốn tạo cơ hội, từ chối cấp cho cựu sĩ quan trong quân đội miền Nam Việt Nam một thị thực thứ hai. “Tôi mong muốn quay trở lại,” ông nói với giọng buồn bã.
Ngày càng tăng, một số người Việt cho biết, sự hấp dẫn của người nước ngoài nhạt dần vì sự xuất hiện của tầng lớp giầu có mới, bao gồm nhiều triệu phú. Và một số nam Việt kiều mang tiếng xấu vì họ hành xử như những playboys phung phí tiền bạc và thuyết phục phụ nữ rằng họ rất chân thành – nhưng rồi trốn biệt khi quay trở lại Mỹ.
Nhưng có những lúc Việt kiều kết cuộc trong thua lỗ. Một số cưới và đem cô dâu mới về Mỹ, khám phá ra rằng những phụ nữ này đã hình dung một cuộc sống khá giả mà quý ông không thể cung ứng, dẫn đến xung đột rồi ly dị.
Nam Việt kiều nhận được rất ít sự cảm thông từ các nữ Việt Kiều về tình cảm lăng nhăng của họ, dù nó dẫn đến tình yêu hay đau khổ. “Chúng tôi đổ lỗi cho đàn ông vì các yếu điểm của họ, vì họ thiếu trách nhiệm,” Hạnh Lê, 31, cư dân San Jose nói thế.
Trở về Việt Nam không hấp dẫn mấy đối với phụ nữ như cô ấy: “Có câu nói, ‘Nếu một cô gái quay về VN thì cũng y như chở củi về rừng.’”
Nguồn: Mercury News
http://www.mercurynews.com/business/ci_19275809
Bản tiếng Việt: Tạ Dzu
-

Phụ nữ Mỹ gốc Việt đặt các quy tắc nghiêm ngặt đối với quý ông trở về quê hương


--

-Người gốc Việt ở Mỹ: Vietnamese-American women place strict rules on men returning to homeland (San Jose Mercury News 6-11-11) -- Các bà sợ các ông về quê lấy vợ bé! ◄

--ILO: Thất nghiệp trên thế giới “có thể gọi là khủng hoảng”
VietCom trả lời về cái chết của công nhân lao động ở Mã Lai – (RFA).

-Bắt giữ một công nhân đâm chết ngườiDân Trí
(Dân trí) - Chỉ vì không xin được việc cho anh ruột mình mà Nguyễn Tấn Tiễn (sinh năm 1991, trú xã Cát Thành, huyện Phù Cát, Bình Định), công nhân của Công ty TNHH khai thác khoáng sản titan Kim Triều, đã đâm chết đồng nghiệp. ...
3 năm tù dành cho kẻ phá rừng để khai thác thạch anh trái phépLao động
Đâm chết người vì không xin được việcTiền Phong Online
Xin việc không được, đâm chết ngườiNgười Lao Động


Tổng số lượt xem trang