Tương tự, là trường hợp chị Trần Thị Hoà, nhân viên văn phòng toà nhà GV Plaza ở quận 3, có lần đi trên đường Nguyễn Thị Minh Khai thấy bảng giá ghi me Thái 4.000 đồng, chị liền dừng lại mua, thì ra còn có con số 100g nhỏ xíu để ở góc bảng. Giá đúng là 40.000 đồng/kg!
Hiện tượng số lẻ
Ghi nhận thực tế thị trường, cùng loại bánh quy, kích cỡ có vẻ tương đương, nhưng có hộp nặng 180g, có hộp 165g. Loại hộp thiếc có nhiều cỡ, nhưng số cũng lẻ kiểu từ 908g hay nhỏ hơn là 370g. Bánh hộp thiếc có nhiều cỡ, nhưng mỗi hãng trọng lượng khác nhau và cũng phổ biến số lẻ như 280g – 370g – 908g… Hiếm có loại bánh nào đóng gói bao bì số chẵn như 100 – 200g.Với các sản phẩm lỏng, tình trạng trọng lượng có số lẻ lại càng phổ biến. Trong cả chục ngàn mặt hàng dạng dung dịch lỏng đóng chai bán trong siêu thị, số lượng những chai có dung tích số chẵn như 100ml, 0,5 lít, 1 lít… chiếm tỷ lệ không đến 10%. Phổ biến là những chai dầu gội, sữa tắm 118ml, 534ml, 556ml… hoặc sản phẩm dung dịch lỏng nhưng tính trọng lượng theo kýlô như dầu gội 250g, sữa tắm chai lớn 600g, sữa dưỡng da 113g.
Trong cùng một loại sản phẩm, cách ghi trọng lượng của nhà sản xuất cũng khác nhau. Chẳng hạn như loại lăn nách khử mùi, nhãn này tính theo gram, nhãn kia ghi theo đơn vị lít.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt, ngụ tại phường 12, quận Tân Bình than thở: “Đi mua hàng bây giờ chẳng biết đường nào mà lần. Những thứ hàng lỏng vẫn tính bằng ký. Trái cây không có nơi nào tính theo chục. Còn các loại thực phẩm đóng khay, đóng hộp sẵn thì tính theo khay, mà mỗi khay nặng khác nhau…”.
Để khó so sánh giá?
Chị Trần Thị Hoà cho biết, có lần chị và một người bạn cùng đi siêu thị mua sữa tắm, đã từng bị hố khi nhãn hiệu sữa tắm L. khuyến mãi giảm giá đến 10.000 đồng/chai cho dòng sản phẩm mới tung ra. Chị Hoà mua ngay hàng khuyến mãi, còn bạn chị thích mua loại cũ hơn. Đến khi tính tiền xong, cầm chai sữa tắm lên coi mới phát hiện ra loại chai mới chỉ có 550g, trong khi loại cũ nặng 600g. Tính ra, giá của loại mới chỉ giảm hơn 4.000 đồng.
Với đủ kiểu ghi và đóng gói như kể trên, người mua khó phân biệt được đắt rẻ bởi ở thời điểm chọn hàng, nếu không có công cụ tính toán trợ giúp, khó quy đổi đủ kiểu đơn vị từ hệ mét, cho tới hệ đo lường Anh hay Mỹ mà so sánh.
Trong thời điểm tâm lý tiêu dùng khá nhạy cảm về giá, các nhà kinh doanh cũng sử dụng chiêu thức giữ nguyên giá, giảm đơn vị tính để tạo cảm giác giá không đổi. Bà Nguyễn Thị Hải, giám đốc siêu thị Hà Nội cho biết: “Một khay thực phẩm chế biến 185g, thay vì tăng giá 10%, thì họ giảm trọng lượng còn 165g, nhìn bao bì đúng kích cỡ cũ, nên người mua ít khi chú ý”.
Không chỉ riêng sản phẩm thực phẩm áp dụng cách thức này mà cách tính cước taxi hiện nay cũng vậy. So với hai năm trước, giá taxi đã được điều chỉnh nhịp nhàng với các lần tăng giá xăng dầu. Song phía dưới đồng hồ tính tiền, đơn giá 10.000 đồng luôn được in đậm và hầu như không đổi. Hãng taxi chỉ thay đổi và luôn ghi nhỏ cách tính cước là 0,7km cho 10.000 đồng như hiện nay, thay vì 0,8km của lần trước.
Do sự bát nháo của cách ghi trọng lượng này, và trước nhu cầu mua hàng cần tìm hiểu kỹ giá cả của khách mua, ở hệ thống siêu thị Maximark và Big C tại TP.HCM đã để tấm bảng nhỏ ngay cạnh bảng giá của những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu (như hoá mỹ phẩm, thực phẩm công nghệ, nước giải khát), trên đó trọng lượng của sản phẩm được quy đổi về đơn vị chuẩn – tức tính giá trung bình theo lít hoặc theo kilogam. Từ đó người mua hàng dễ dàng so sánh giá món hàng họ muốn mua rẻ hay đắt.
BÍCH THẢO
- GDP VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG (Ngô Minh). --Đào trộm mộ để tìm vàng (TN 6-11-11) -- Hình chữ Vạn trên ngôi mộ này (xem ảnh trong bài) viết ngược! Viết kiểu này là dấu hiệu SS của Phát xít Đức (chẳng lẽ người trong mộ là Phát xít?!)
- Lượng thép tồn kho tăng nhanh (SGTT). - Giảm thuế 30%, DN vẫn than trời! (VEF). - Nói và làm: Trên hô cắt giảm, dưới vẫn tiêu tiền? (VEF).
- Vé tàu Tết Nguyên đán: Tăng chuyến và tăng giá (SGGP). - Từ 8 giờ ngày 15.11, bán vé tàu tết qua mạng (TN).
- Xuất khẩu gạo: “Nóng” ván cờ ba bên (TQ). – Xuất khẩu gạo cuối năm chựng lại (PLTP). - Cam Bốt: thiếu gạo do lụt nặng – (RFI). - Đầu cơ có làm vỡ bong bóng lương thực? (VEF).
- Thương mại Việt – Ấn chưa tương xứng tiềm năng (VNEconomy). Gốm Trung Quốc tấn công làng Bát Tràng
- Đồng Nai sửa đường phục vụ vận chuyển alumin (PLTP). Thêm 300 tỉ nữa. - Khi các khu kinh tế “phát triển nóng” (VnEconomy). Nhà máy chậm dời, dân hứng ô nhiễmTP - Hàng trăm cơ sở công nghiệp ở Hà Nội thuộc diện phải di dời nhưng vướng mắc đất đai, tài chính… Người dân tiếp tục sống chung với nước bẩn, khí độc…
- Cần minh bạch các khoản lỗ của EVN (ANTĐ).
-HÀNH ĐỘNG TÁI CÂN BẰNG TÀI CHÍNH basamnews- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM HÀNH ĐỘNG TÁI CÂN BẰNG TÀI CHÍNH Tài liệu Tham khảo đặc biệt Thứ hai, ngày 7/11/2011 (Tạp chí “Foreign Affairs” số tháng 7-8/2011) Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2007 chỉ mới bắt đầu lùi dần, nhưng các nhà kinh tế và các nhà
anhbasam- Về bài đã điểm hôm qua trên báo PLTP: Vì sao bảo hiểm tiền gửi chỉ tới 50 triệu đồng? (PLTP), TS Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Eximbank, nói: “Số lượng người gửi tiền 5-7 tỉ đồng thường không nhiều, chính vì vậy bảo hiểm tiền gửi cũng như mục đích của một chính sách bao giờ cũng nhắm tới số đông. Ở Mỹ, trước đây bảo hiểm tiền gửi cũng chỉ 50.000 USD mà thôi. Mới đây họ cũng tăng lên khoảng 70.000-80.000 USD mà thôi”.
Độc giả B.L bình luận: “Sự thật là bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ là 250.000 USD (hai trăm năm chục ngàn đô la). Trong lịch sử FDIC thì không bao giờ có những con số mà ông Phước đưa ra. Một vị tổng giám đốc nhà băng mà dẫn chứng sai như thế thì sao ngân hàng VN không đến hồi sụp đổ. Tôi đoán ông ta là nói theo định hướng XHCN? Đề nghị BS đưa điều này để nhắc nhở TS Phước kẻo xấu hổ cho người Việt Nam”.
BTV: Đúng như độc giả B.L nói, trong lịch sử FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation: Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ) chưa bao giờ có mức bảo hiểm $70.000-80.000. Mức bảo hiểm của FDIC từ năm 1974-1980 là $40.000, từ năm 1980-2008 là $100.000. Năm 2008, do nhiều nhà bank lớn ở Mỹ bị phá sản, lo rằng người dân sẽ đồng loạt rút tiền ra, vì sợ hệ thống ngân hàng có thể sụp đổ như lần Đại Khủng hoảng (Great Depression) hồi thập niên 1930, FDIC đã nâng mức bảo hiểm tạm thời lên $250.000/ tài khoản. Mức bảo hiểm này chỉ có hiệu lực đến ngày 31/12/2013, nhưng BTV nghĩ, khi đến thời điểm đó, có thể Quốc hội Mỹ thông qua luật để gia hạn thêm hoặc làm cho mức bảo hiểm đó không còn là tạm thời nữa.
- Nên đối xử như thế nào với tỷ giá USD? (VEF). - Nhiều khả năng vàng sẽ lên giá tuần thứ ba liên tục (NDHMoney).- “Lách” lãi suất từ khuyến mãi? (NLĐ).
-Bảo hiểm ABIC bị tố "quỵt" tiền và lừa dối?(Tamnhin.net) - Theo bản tường trình của anh Đặng Ngọc Mạnh ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), Cty Bảo hiểm ABIC không những gây khó khăn trong việc giải quyền lợi cho khách hàng mà nhân viên của Cty này còn cố tình lừa dối "thượng đế".
-Đối thoại về mô hình Trung Quốc(Tamnhin.net) - Giới học giả thế giới hiện đang rất quan tâm đến mô hình Trung Quốc. Tamnhin.net xin giới thiệu với độc giả ý kiến của học giả Francis Fukuyama thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Freeman Spogli, Đại học Stanford.