- kỳ lạ, toàn các tin lãnh đạo yêu cầu/ chỉ đạo làm rõ.... nhưng kết quả cuối cùng thì rất ít thấy ....đến đâu ..-Theo:-Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ đền bù 2 triệu đồng/5.000m2 đất (Dân trí) – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có văn bản chỉ đạo các Bộ ngành liên quan giải quyết việc khiếu nại của công dân tại xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, Hà Nam về việc đền bù 2 triệu đồng/5.000m2 đất.
Ông Lê Hồng Ngọc vẫn tiếp tục chặng đường khiếu nại của mình khi gia đình ông mất 5.000m2 đất chỉ được "đổi" hơn 2,2 triệu đồng.
Sau khi Báo Dân trí có loạt bài viết liên quan đến việc khiếu nại của ông Lê Hồng Ngọc (trú tại xóm 2 thôn Lão Cầu, xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) về việc chính địa phương ra quyết định thu hồi gần 5.000m2 đất hoang hoá được ông nhận cải tạo, sản xuất ổn định gần 30 năm nhưng chỉ được đền bù có 2,2 triệu đồng, giá tiền không bằng đàn vịt hơn 5000 con ông Ngọc đang nuôi, đẻ trứng một đêm- là một sự thật đau lòng mà nhiều bạn đọc không tin nổi.
Về vụ việc trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có văn bản chỉ đạo các Bộ ngành liên quan giải quyết việc khiếu nại của ông Lê Hồng Ngọc.
Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ kiểm tra, kết luận khiếu nại; việc giải quyết khiếu nại của ông Lê Hồng Ngọc và tình trạng đơn, thư khiếu nại ở xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; tổ chức đối thoại công khai; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Người nhà ông Ngọc đau xót chỉ mảnh đất gia đình cải tạo gần 30 năm nay chỉ nhận được 2,2 triệu đồng đền bù.
Để làm rõ hơn vụ việc, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) dưới góc nhìn pháp lý xung quanh vụ việc này.
Chính quyền huyện Duy Tiên và tỉnh Hà Nam cho rằng khu đất mà gia đình ông Ngọc đang sử dụng là đất công ích của xã Tiên Tân là có căn cứ hay không?
UBND tỉnh Hà Nam và UBND huyện Duy Tiên cho rằng khu đất mà gia đình ông Ngọc đang sử dụng (khu đất) là đất công ích là hết sức phi lý, không có cơ sở thực tế và căn cứ pháp lý:
Về mặt pháp lý: Theo quy định của Luật đất đai năm 1993, Nghị định số 64/CP và Luật Đất đai năm 2003, gia đình ông Ngọc có đủ điều kiện được giao đất, đối với phần vượt quá hạn mức thì sẽ được cho thuê. Bởi vì, gia đình ông Ngọc đã sử dụng khu đất ổn định, liên tục, không có tranh chấp trong gần 30 năm, từ năm 1982 đến nay; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế quyền sử dụng đất; đã xây dựng và phát triển mô hình kinh tế trang trại có hiệu quả kinh tế cao; gia đình ông Ngọc đã nhiều lần xin giao đất, để phát triển mô hình kinh tế trang trại (không được trả lời).
Do đó, việc đưa khu đất vào quỹ đất công ích là trái quy định của pháp luật, nhất là khi quỹ đất công ích của xã Tiên Tân đã quá lớn, vượt xa tỷ lệ 5% đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 45 Luật Đất đai năm 1993, Điều 14 Nghị định số 64/CP và Khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai năm 2003.
Về mặt thực tiễn: Trước khi thu hồi đất, UBND xã Tiên Tân và UBND huyện Duy Tiên không có bất kỳ văn bản nào khẳng định khu đất là đất công ích. Trong suốt gần 30 năm, UBND xã Tiên Tân không có Hợp đồng thuê, văn bản đầu thầu quyền sử dụng đất với gia đình ông Ngọc và gia đình ông Ngọc là người nộp thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Trong khi đó, nếu khu đất là đất công ích, thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 64/CP; Khoản 5 Điều 67 Luật Đất đai năm 2003 và Khoản 2 Điều 74 Nghị định số 181/2004/NĐ – CP, UBND xã Tiên Tân phải có Hợp đồng thuê, văn bản đấu thầu quyền sử dụng đất với gia đình ông Ngọc (không quá 05 năm) và UBND xã Tiên Tân phải là người nộp thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp. Do đó, không thể có cơ sở thực tế để khẳng định khu đất là đất công ích của xã Tiên Tân.
Khi cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Ngọc, UBND huyện Duy Tiên đã tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hay chưa?
UBND huyện Duy Tiên đã không thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất đối với gia đình ông Ngọc: Không mời gia đình ông Ngọc họp dân, phát tờ kê khai, không kiểm kê, thống kê về đất và tài sản trên đất, trước khi tiến hành cưỡng chế không có quyết định cưỡng chế theo đúng các quy định tại Điều 39 Luật đất đai năm 2003 và Điều 30, Điều 31 và Điều 32 Nghị định số 69/2009/NĐ – CP.
Vì không có quyết định cưỡng chế nên UBND huyện Duy Tiên không có cơ sở hợp pháp, để tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Ngọc vào ngày 10/02/2010. Mặt khác, việc cưỡng chế thu hồi đất diễn ra vào ngày 27 tết là không phù hợp với truyền thống, đạo lý của dân tộc.
UBND huyện Duy Tiên hỗ trợ cho gia đình ông Ngọc số tiền hơn 2,2 triệu đồng, khi thu hồi 5.022m2 là có hợp lý hay không?
Khu đất có nguồn gốc là đất khó canh tác, thùng vũng nhiều, chi phí cải tạo lớn nên không ai dám nhận. Do đó, trong nhiều năm, gia đình ông Ngọc đã phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền của, thuê người san lấp, đắp bờ giữ nước, cải tạo thành đất trồng lúa và ao thả cá, xây dựng thành công mô hình kinh tế trang trại. Do đó, khi thu hồi 5.022m2 đất, UBND huyện Duy Tiên chỉ hỗ trợ cho gia đình ông Ngọc hơn 2,2 triệu đồng là không thỏa đáng, không tương xứng với công sức, tiền của mà gia đình ông Ngọc đã phải đầu tư vào đất.
Nếu cán bộ huyện Duy Tiên thấu hiểu 28 năm lăn lộn cải tạo, phục hoá đất, và họ đặt mình vào ông Ngọc hãy đứng một buổi trưa nắng đổ lửa hay một đêm lạnh cắt da trên cánh đồng thôi, chứ chưa nói gì đến mấy chục năm ông Ngọc trần mình vật lộn với thiên nhiên, có lẽ sự việc đã được giải quyết thấu tình, đạt lý, không trở nên phức tạp như hiện nay.
Vũ Văn Tiến (thực hiện)
>> Giá đền bù quá rẻ mạt, trái pháp luật
>> Thu hồi hơn 5.000m2 đất canh tác chỉ bồi thường hơn 2,2 triệu đồng
Sở hữu đất đai - cần sự chính danh đđk >> Thu hồi hơn 5.000m2 đất canh tác chỉ bồi thường hơn 2,2 triệu đồng
- - Lãnh đạo Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ nổ lò phôi thép (TTXVN).
- UBND TP. Hà Nội chỉ đạo làm rõ vụ lấp mộ (VNN). - Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ san lấp mộ tại Hoàng Liệt (NLĐ). - ‘Không có ngôi mộ nào bị vùi lấp ở Tứ Kỳ’ (VTC).- -Không nhân nhượng chuyện người Việt vào casino (VnEx 17-3-12)
Đồng bằng sông Cửu Long: Thiếu máy gặt đập, nông dân mất cả nghìn tỷ đồng (ND 17-3-12) Rau rẻ hơn bèo, nhà vườn phá bỏ làm phân(Bee.net 17-3-12)
-Nhiều doanh nghiệp “quỵt” quyền lợi của người lao động (DT 17-3-12) - Nhà nước – người vẽ bản đồ hạnh phúc (PLTP). - Cẩn trọng, nghiêm minh… nhưng phải kịp thời (VOV).- Đòi nợ người đang ở tù (TN).--- TOÀN BỘ HỒI KÝ CỦA VŨ BÃO: Rễ bèo chân sóng (viet-studies 17-3-12) -- Viet-studies rất vinh hạnh được đưa toàn bộ hồi ký này lên mạng, với Phụ Lục của Nguyễn Khải, Xuân Ba, và Hồ Anh Thái.◄◄◄
'Trí thức', một từ nhập nội (VNN 17-3-12) -- Bài đáng đọc của GS Nguyễn Ngọc Lanh
Vụ lùm xùm ĐH Hùng Vương: Dằng dai, ai có lợi? (VNN 17-3-12)
Hội sách TP.HCM lần VII: Nhiều chương trình bị “chặn” (SGTT 17-3-12) ◄
Phê bình nhìn từ gốc (PN Today 17-3-12) -- Bài Phạm Xuân Thạch
Văn chương Việt tìm đường xuất khẩu (VNN 17-3-12) -- Good luck!
Từ vụ đạo văn ở Cần Thơ: Thừa tự hào nhưng quá thiếu tự trọng (SGTT 16-3-12)
Giáo hội Phật giáo lên tiếng về clip "thỉnh bao cao su" (Bee.net 17-3-12)
Tìm thấy khay uống trà của đại thi hào Nguyễn Du (VnEx 17-3-12)
"Siêu hợm hĩnh"? Con công tử Bạc Liêu "cười mũi" các đại gia đốt tiền! (PN Today 17-3-12) -- Sau những vụ "đại gia khoe mẽ", "đốt tiền", thì có một làn sóng của các "tỷ phú đã giàu lâu" phê phán những đại gia mới giàu. Há đó chẳng là một lối "siêu hợm hĩnh" của những "đại gia" đã giàu lâu hay sao?
Nhược điểm của Ebook: The Problem With the Web and E-Books Is That There’s No Space for Them {Psychology Today 7-2-12) -- Very thoughtful piece---