Nhứt châm kiến huyết (Kim châm rỉ máu), lời vàng ngọc, chúng ta cần phải thực sự kiểm thảo và phản tỉnh.
Là một người Nhật Bản,tôi có đôi điều muốn cùng các bạn chia sẻ nơi đây về cái nhìn của tôi đối với người Trung Hoa.Tôi trước kia là một du học sinh của trường đại học Trung Quốc Nhân Dân,tôi đã ngu khờ sống ở Hoa Lục đến 5-6 năm,vì vậy tôi tin rằng tôi hoàn toàn có đủ tư cách để nói lên cái nhìn của tôi.
Về địa lý,Nhật Bản và Trung Hoa rất gần nhau, nhưng mà về tính cách thì hai dân tộc lại xa nhau một trời một vực,người Hoa Lục (Trung Cộng) cho tôi cảm nhận cái ấn tượng lúc ban đầu là rất tốt,nhưng về lâu về dài,thì những khuyết điểm đều bạo lộ hết ra ngoài,người Hoa Lục nhát gan,nịnh hót,hèn yếu,hư ngụy,xảo trá,thích làm tài khôn,và cái điều làm cho tôi không thể nào lý giải được là tại sao người Hoa Lục tự đối đãi với chính đồng bào ruột thịt của họ thì rất ư là vô tình,nhưng lại đối đãi với người ngoại quốc thì họ rất khép nép và cung kính.
Lúc tôi mới vừa đến Hoa Lục,bất quá thì tôi chỉ là một tên học trò nghèo khó, ấy thế mà tôi lại được đãi ngộ như là một “siêu quốc dân”,kinh nghiệm của nhiều năm ở đó, cho tôi một ấn tượng rất sâu đậm, người Hoa Lục chẳng khác nào một thao cát rời rạc,người Hoa Lục đoàn kết một lòng là có,nhưng điều đó chỉ xảy ra ở vào những thời điểm đặc biệt,tỷ dụ như dân tộc họ đang đối diện với sự diệt vong,nhưng mà đó lại cũng không phải là một sự đoàn kết triệt để nữa,người Hoa Lục đối diện với Ngoại Đấu và Nội Tranh thì hầu như nghiêng về phần Nội Tranh nhiều hơn,người Hoa Lục hận nhứt là Hán Gian.Tôi không phải là kẻ xâm lăng (đối với vấn đề xâm chiếm Trung Hoa,tôi tôn trọng lịch sử,thừa nhận đó là cái lỗi lầm của Nhật Bản),người Hoa Lục đã nuôi dưỡng các cô nhi của chúng tôi trong thời kỳ chiến tranh,thế mà họ đã nhẫn tâm tàn hại đồng bào của họ ở thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa (thậm chí là giữa thân tình với nhau),những điều này thật tình tôi không làm sao mà hiểu nổi,nếu không phải là người Hoa Lục thì chẳng ai có thể mà hiểu được,các bạn là người Hoa Lục các bạn làm sao lý giải,nếu như nói người Hoa Lục là lương thiện,hư ngụy việc chi,tôi thật chẳng biết đó là chuyện gì,nếu như người Hoa Lục đơn thuần không có việc nồi da xáo thịt,thì đây có thể nói là lương thiện,nhưng khi xảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa,thì tình huống đã đổi khác,thật tình mà nói,đối với việc làm của các bạn, tôi thấy chẳng có điểm nào để gọi là cảm ơn,nếu có thì chỉ là nghi vấn và không thể nào lý giải mà thôi.
Còn nữa, tôi cũng không thể nào hiểu nổi tại sao các bạn lại không nhận khoản tiền bồi thường sau chiến tranh của NhậtBản,không có một dân tộc nào giống như dân tộc người Hoa Cộng đối nội thì tàn bạo,nhưng đối ngoại thì lại ẩn nhẩn. Điều này đã làm cho tôi liên tưởng đến sự quan hệ giữa Do Thái và Đức Quốc,Thật lòng mà nói tôi rất thán phục người Do Thái,thái độ không khoan thứ không nhờ vả đối với người Đức của họ,đã tỏ rõ sự trọng thị quyền lợi và giá trị tự kỷ,họ không tha thứ người Đức,nhưng người Đức rất kính trọng họ,ngược lại,tại phương Đông,hiện thực người Nhật Bản rất khinh thị người Trung Hoa,các bạn vứt bỏ bồi khoản,các bạn tha thứ chúng tôi,chúng tôi vẫn hận các bạn,khinh thị các bạn,bỉ thị các bạn,nguyên nhân không phải tại chúng tôi,mà là do bởi tự chính các bạn,các bạn tự khinh tự tiện (đê tiện),người ngoài cũng không làm sao có cách để giúp các bạn,người Hoa Lục không có huyết tính,ý khí đã bị mài cùn lụt hết rồi,cái còn lại chỉ là hơi tàn,tự ti,và ngôn ngữ của các bạn hiện là sùng bái Tây Dương với cung cách nịnh hót để làm cho Ngoại Nhân vui thích.
Các bạn tự cho là Văn Minh Cổ Quốc,nhưng ngoại trừ những kiến trúc giết người rùng rợn,những văn vật trong các viện bảo tàng,sinh hoạt của người Hoa Lục trong hiện thực,có còn lưu lại cái bóng dáng văn minh truyền thống hay không? không sai,Nhật Bản đã từng chịu sự ảnh hưởng văn minh của Trung Hoa trong thời gian dài lâu,nhưng mà hiện tại sự bảo tồn văn hóa và duy trì được như xưa của người Hoa Lục lại chỉ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Tân Gia Ba, chứ không ở Hoa Lục.Các bạn đem thành tín,tiết nghĩa, lễ nghi, tứ thư ngũ kinh coi như bốn thứ đồ phế thải mà quét vào bãi rác,tiếng nói là kiến lập một xã hội mới, có ngờ đâu lại như thế này,các bạn dĩ nhiên là thấy rõ ràng hơn chúng tôi,một đằng thì tham ô hủ bại (lời quỷ dối người của các bạn:”hủ bại là vấn đề mà các nước trên toàn thế giới đều phải đối diện”),tham bạc mê vàng,ca kỹ dâm ô,chơi chó đua ngựa,còn đằng khác thì nghèo đến nổi cơm ăn chẳng đủ no.Làm đồ giả,Hoa Cộng không ai địch nổi,thổi phồng nói dóc,thấy lợi quên nghĩa,các bạn không có tín ngưỡng, tin chũ nghĩa Marxisme.Nếu mà Marx có biết được cái chủ nghĩa của ông ta mà là một cái xã hội như vậy, chắc là ông ta cũng phải tức chết đi thôi,tinh thần rổng tuếch, chẳng ai tin ai,thật không thể nào mà trách một cái thau cát rời rạc,người Hoa Lục hiện tại,với mức độ vô tri, ngu muội như thế nếu thụt lùi trở về ở thời của năm 1895 thì cũng chẳng tốt hơn được là bao nhiêu.
Trung Cộng là một đại quốc,nhưng mà về chính trị thì tuyệt đối là một kẻ yếu,các bạn từng trào tiếu Nhật Bản chúng tôi là chính trị ải tử (thằng lùn),nhưng mà chúng ta thử so sánh chế độ xã hội,coi xem cái xã hội nào trên thế giới ăn ngủ được ngon, xã hội chủ nghĩa chỉ còn có vài ba nước mà thôi,lại không đoàn kết,chuyên chế,độc tài,thế giới chẳng hoan nghinh, nhưng vì Trung Cộng bạn quá to lớn,cho nên được thấy là trọng yếu,nhưng các bạn vẫn luôn là đối tượng ở thế công chính trị đối với tây phương, chưa bao giờ tự chủ động xuất kích (để cải thiện),lý do là vì các bạn không làm,nhân quyền bị thế giới lên án bao nhiêu năm? Ai đem nhân quyền là quyền sống tối đại của con người đi giáng cách (chà đạp nhân quyền)? Cách Mạng Văn Hóa,Bước Đại Nhảy Vọt, bao nhiêu cái sai lầm của chính phủ của các bạn, các ca xướng gia của các bạn vẫn hát:người dẫn đường cải cách khai phóng,dắt chúng tôi đi về hướng thời đại mới.Giờ thì không còn người dân Hoa Lục nào ngoan ngoản, nghe theo,ở vào thời đại văn minh như ngày nay,thì cái tình huống như thế thật là hiếm có rồi.
Các bạn người Hoa Lục đang tự hủy hoại chính mình,trí tuệ của chính mình,tài nguyên của chính mình.Kinh tế Hoa Lục các bạn phát triển nhanh,cái giá phải trả có xứng đáng không? Tài nguyên khô kiệt,môi trường sinh thái bị ác hóa.Nguồn tài nguyên năng lượng tuyệt vời của tỉnh Sơn Tây của các bạn,đã bị chính các bạn hoang phí hủy hoại đến thế nào,kinh tế lạc hậu,dân sinh suy thoái,tham quan hoành hành.Các bạn có biết chăng,thời Trung Hoa Dân Quốc thống trị Hoa Lục,Sơn Tây hãy còn là một tỉnh mô phạm,các bạn cũng chẳng biết địa vị của Sơn Tây trong lịch sử Trung Hoa,kinh tế của tỉnh Sơn Tây thịnh vượng ở thời Thanh triều,một nửa số quan tể tướng ở thời nhà Đường đều xuất thân từ tỉnh Sơn Tây,địa vị của Sơn Tây cao hơn xa so với thành phố Thượng Hải mà các bạn đã từng tự hào huênh hoang khen tặng,bây giờ các bạn hãy thử nhìn Sơn Tây,là sẽ biết ngay cái gì là cái khoảng cách giữa lịch sử và hiện thực rồi(GDP bình quân đầu người Hoa Lục là số 1 từ dưới chót đếm lên).Các bạn hoang phí và hủy hoại tài nguyên như thế,giả sử như Sơn Tây được mang cho Nhật Bản,chúng tôi sẽ rất trân trọng như là tổ tiên mà cung phụng để phát triển Sơn Tây,và Sơn Tây sẽ giàu mạnh hơn nhiều so với Bắc Kinh, Thượng Hải cường thịnh mà các bạn đã từng trọng thị.Các bạn kinh tế phát triển nhanh,rồi mừng rỡ mà dùng cái quái gìlà Thượng Hải,là Bắc Kinh làm cửa sổ để ngắm nhìn, ngu xuẩn quá! hai thành phố đó chiếm diện tích Hoa Lục là bao nhiêu,dân số bao nhiêu? Các bạn trường kỳ khinh thị nông dân,9 trăm triệu nông dân mà không chiếu cố tốt cho họ,Hoa Lục các bạn sẽ phải đối diện với đại loạn rồi đó.
Lúc ở Bắc Kinh tôi đã có nói chuyện với một bà lão người đến từ tỉnh Sơn Đông,bà là người đã dắt hai đứa con gái của bà đến Bắc Kinh để cùng bán dâm, bà nói, nhờ ở thân xác mình mà có cơm ăn, không xấu hổ đâu,có xấu hổ chăng là cái xã hội này kìa,vì hơn 40 năm trước,chính quyền sở tại đã khua chiêng gióng trống mang mấy nghìn dân bản xứ (Sơn Đông) di dân đến Tân Cương,đưa đến vùng hoang vu sơn dã,để họ tự sinh tự diệt,số người bị chết nơi đó không biết là bao nhiêu,nhưng họ vẫn không cho trở về Sơn Đông,lén trốn về Sơn Đông cũng chẳng ích gì,Chính quyền nói, họ chẳng phải là người Sơn Đông,không có hộ khẩu,mấy mươi năm lưu lạc,tìm ai để đòi công lý? Những niềm vui công trạng lớn của các bạn,mấy chục tỷ công trình nói làm là làm,chúng tôi những người bị các bạn coi là nghững người Nhật Bản “khó tính”,Hoa Lục giàu,nhưng mà số người thất nghiệp lại gia tăng,thêm một người thất nghiệp là xã hội sẽ có thêm một nhân tố bất ổn định cho xã hội.Các bạn không giải quyết,thu nhập của nông dân thấp,các bạn không quan tâm,khoảng cách giàu nghèo càng xa,các bạn lại làm như là chẳng thấy gì,cái mà các bạn thích là người ngoại quốc tán dương,cái điểm này nhiều người đã thấy rất rõ,các bạn hư vinh, xa xỉ,xã hội của các bạn hổn loạn,các bạn lại muối mặt không biết xấu hổ mà dám nói là thời của người Nhật đã hết rồi, Hoa Lục Cộng Sản đã vượt xa Hoa Kỳ rồi,ha ha, cái nhìn thiển cận!
Các bạn bất quá chỉ mới “cởi mở” hai mươi mấy năm, mà đã láo khoét như vậy,kinh tế Nhật Bản đang đình trệ,các bạn liều mạng “phát triển” mười năm vẫn không đạt được 1/4 tổng sản lượng kinh tế của Nhật Bản,vậy mà dám nói vượt xa Hoa Kỳ,chuyện thần thoại chăng? Còn nữa,tình hình thế giới không tốt cho các bạn, nhưng mà Nhật bản, nhờ vào chế độ ưu việt, người dân thật lòng,cùng với sự chân thành giúp đỡ của Tây Phương,là lý do đủ để tái phục hồi.Còn Hoa Lục bởi hình thái ý thức,chế độ, với Hoa Kỳ hoặc với các nước tự do khác không thể dung nhập cùng nhau, Hoa Lục ổn định cái gì,một khi mà xã hội hổn loạn,kinh tế băng hoại,các nước xung quanh không có ai ủng hộ,cũng bởi vì nước của các bạn trước sau vẫn luôn cho người ta cái nhìn phản cảm.Bởi vậy Nhật Bản tuy thua trận,vẫn có cơ hội vươn lên,Hoa Lục thua,chắc chắn sẽ hoàn toàn chia năm sẽ bảy,Các quốc gia xung quanh đều mong muốn Hoa Lục như vậy,nước Nga chẳng muốn các bạn được yên,Ấn Độ hận các bạn,Đông Nam Á hận các bạn,bởi vậy hoàn cảnh của các bạn rất là tệ hại và bấp bênh,ấy thế mà các bạn vẫn chẳng hề thấy được cái nguy cơ đó,vẫn cảm giác lương hảo,như vậy rõ ràng là quá ngu muội.
Trong những sắc dân Đông Phương,chúng tôi tôn kính người Hàn Quốc,bởi vì họ và chúng tôi rất giống nhau,có máu có thịt, dám nói dám làm,lịch sử của chúng tôi và của các bạn đã từng có vấn đề va chạm nhau,người Hàn Quốc từ ông tổng thống đến quốc dân đều có thể kháng nghị,Trung Cộng thì chỉ có vài ba người phát ngôn của bộ ngoại giao với sự hiểu biết thiển cận không biết khinh trọng chỉ biết ở đó ý ý á á.Ha ha,đấy là cái sự khác biệt đó,Người Hàn Quốc hận chúng tôi,nhưng chúng tôi kính trọng người đối thủ này,bạn hận hay không hận chúng tôi,chúng tôi cảm nhận không có chuyện gì để nói,bởi vì tính cách của các bạn,phẩm hạnh của các bạn cho thế giới thấy rõ,người Hoa Lục không có tính thẳng thắn,cương trực.Hiện tôi đang suy nghĩ,Không quên việc trước(lịch sử)sẽ là thầy của việc sau (tiền sự bất vong hậu sự chi sư),như vậy,cuối cùng, giữa Nhật và Hoa Cộng ai là người đã bỏ quên lịch sử?
Chúng tôi tham bái thần xã,sửa lại sách giáo khoa lịch sử,nói rõ là chúng tôi không có quên cái giai đoạn lịch sử đó,còn các bạn? Những người bị hại trong thế chiến thứ hai? Các bạn chỉ vì lo tranh chấp trong đảng phái,mà không nghĩ đến đại nghĩa của dân tộc.Nói gì đến cái chuyện trong 8 năm kháng chiến,dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Hoa,sách sử của các bạn viết về giai đoạn lịch sử đó so với chúng tôi sao nó quá mơ hồ không rõ ràng,là bởi vì các bạn tự bóp méo lịch sử,ha ha!(một lần nữa cho thấy rõ là nội tranh nặng hơn ngoại kháng)các bạn chửi chúng tôi là không nhìn thẳng vào vấn đề xâm lược Trung Hoa,làm thương tổn đến cảm tình người dân Hoa Lục,thế còn các bạn thì sao? Qua nhiều lần vận động “cải tổ” chính trị,các bạn đã có nhìn thẳng vào sự bức hại của mình đối với người dân hay chưa? Có nhìn thẳng vào sự hủy hoại của cách mạng văn hóa hay chưa? Các bạn cần phải trực thị với rất nhiều điều sai lầm đó,Đó là do ai(?)đã làm tổn hại cảm tình của người dân Trung Hoa vậy hở? Làm phim Tàn Sát Thành Nam Kinh,trong số các bạn lại có những người vô lương đã thốt lên là tại làm sao không có nhiều màn hiếp dâm trên ống kín.
Các bạn người Hoa lục là cái kiểu như vậy,làm sao kêu người ta chấp nhận được hỉ,các bạn có thể không có khả năng,nhưng các bạn lại còn không cần đến nhân cách,người Mỹ đánh chúng tôi đến gần chết,chúng tôi không hận họ,chúng tôi bội phục họ,Hàn Quốc bị chúng tôi thống trị qua,bây giờ họ đã thành công lập được kỳ tích kinh tế,họ dám tranh đấu và dám làm,chúng tôikính phục họ,còn các bạn người Hoa Lục cộng sản thì chẳng có được một cái điểm nào để cho chúng tôi coi trọng cả,hãy cố gắng phản tỉnh đi,các bạn đất rộng và giàu tài nguyên,lịch sử lâu đời,thế mà phải thua dưới tay chúng tôi,các bạn không cảm thấy xấu hổ hay sao?Một cái thau cát rời rạc sinh ra đầy chật ních đám người toàn chia rẻ,thời đại của các bạn giờ còn có thể sinh ra được những chí sĩ gì nữa hay không? Trung Hoa Dân Quốc còn có Lỗ Tấn,Thái Ngạc,Chu Tự Thanh là những người mà chúng tôi bội phục.Bây giờ các bạn ngoài những tay tham quan,hư hoa học giả,những phần tử tư tưởng khiếp hèn,thì còn có cái gì nữa đâu? Các bạn chẳng đã từng nói muốn vun bồi tài năng người bản địa để họ đượclàm chủ nhân của những giải thưởng hòa bình Nobel hay sao? Tại vì sao đến bây giờ vẫn chẳng có được vậy? Vụ máy siêu điện toán dùng chip Loongson của các bạn,tần số chủ mới chỉ có 266Hz (Hertz), thế mà dám lớn lối thổi phồng đòi thương nghiệp hóa,ha ha! người Hoa Lục,chúng tôi kính phục các bạn cái gì chứ?? người cùng cội rể đồng tông Tân Gia Ba ở thời kỳ SARS cũng đã phải chế tài các bạn một lúc,sự kiện La Cương,đã làm cho người ta không làm sao hiểu nổi,hởi những người Trung Hoa chia rẻ,người Do Thái tề tâm như thế ấy, các bạn lại phân hóa như thế này,các bạn một tỷ mấy người,một tỷ mấy cái tư tưởng rời rạc,chúng tôi một trăm triệu người Nhật Bản đều cùng nhau suy nghĩ làm sao để đưa quốc gia chúng tôi thoát ra khỏi cảnh khó khăn,tất cả chúng ta đều cùng sống trên quả địa cầu này,rõ thật thú vị lạ lùng!
*Sự kiện La Cương: Đài phát thanh tỉnh Hồ Nam,ngày 25/02/2003 lúc 0giờ 16phút do ông La Cương phụ trách chương trình trực thoại truyền thanh,có phát đi lời nhục mạ người Hoa Lục của một thính giả người Nhật tên là Tiểu Nguyên Kính Thái Lang trong 3 phút.Kết quả là ông La Cương và một số đồng sự bị cho nghỉ việc cũng như bị phạt vạ tiền.
Địa lý & Nhân Văn & Xã Hội và Chính Trị của Trung Quốc,như thế nào ?
1) Nếu Tân cương va Tây Tạng độc lập thì Tàu chỉ còn 1 nửa
2) Nếu Hoa Nam tách ra thì Tàu chỉ còn 1/4
3) Nếu Nội Mông va Mãn châu tách ra thì Tàu chỉ còn 1/8 diện tích hiện nay
Tức là Tàu chỉ còn bằng diện tích của 3 nước Đông Dương gộp lại .
Cho nên Tàu sẽ tìm mọi cách, kể cả phải chiến tranh tận diệt với Mỹ để không bị vỡ ra từng mảnh. Vì vỡ ra có nghĩa là mộng bá chủ toàn cầu của Đại Hán sẽ tan ra mây khói .
-Phó chủ tịch Tập Cận Bình nói về chỉnh đốn Đảng Cộng sản Trung Quốc tamnhin
Benjamin Franklin --Benjamin Franklin nghĩ gì về thuế
Ngô Nhân Dụng
Một nhân vật tiêu biểu cho tinh thần dân Mỹ thời lập quốc là Benjamin Franklin. Ông nổi tiếng trên thế giới vì góp công vào những phát minh như đèn điện, cột thu lôi, kiểu lò sưởi đốt củi mới, vân vân.
Nhưng Ben Franklin còn đưa ra và thực hiện những sáng kiến giúp cho xã hội chung quanh, khi ông lập ra rất nhiều hội tư để mở thư viện, trường học, xây hội trường cho mọi người sử dụng, lập đội cứu hỏa, vân vân. Ông đã vận động công chúng đóng góp tiền để làm đèn đường, thuê người quét đường, lát gạch đường đi, đào rãnh thoát nước, những việc công ích mà chính quyền thuộc địa của vua nước Anh lúc đó chưa làm.
Ben Franklin nhận thấy các con đường quanh chợ mặc dầu rộng và thẳng, nhưng mùa khô thì bụi đầy, mùa mưa thì ngập lụt, xe ngựa đi qua biến thành một bãi bùn lầy. Ông viết trên báo thuyết phục mọi người, chỉ một quãng đường được trải đá. Ông lại viết trên báo của ông và và in thành tờ rời đi phát từng nhà, đề nghị mọi người đóng góp để thuê một người đi quét dọn bùn đất và bụi bậm hai lần một tuần, tiền công nửa đồng (sixpence) mỗi tháng. Các gia chủ hai bên đường phải đóng tiền trả công người quét. Dần dần cả thành phố ai cũng đồng ý với những khoản đóng góp tự nguyện đó, sau được định chế hóa, gọi là đóng thuế.
Thuế, do dân tình nguyện đóng góp để dùng cho những việc lợi ích chung, chứ không phải vì người cầm quyền ra lệnh phải đóng; đó là một khái niệm “mới mẻ” vào đầu thế kỷ 18. Benjamin Franklin cũng là một người đầu tiên nêu ý kiến người giầu phải đóng thuế nhiều hơn người nghèo Lý do, vì họ được hưởng lợi ích nhiều hơn do các định chế xã hội mang lại. Khoảng năm 1737 khi Franklin 31 tuổi, thành phố Philadelphia có lệ mọi người phải thay phiên nhau gác đêm canh phòng trộm cắp, cùng với ông cảnh sát (constable). Nhiều người dân không muốn gác đêm thì nộp 6 shillings cho ông constable một năm; trên nguyên tắc để ông ta thuê người khác gác thay; còn dư ông bỏ túi, và nhậu nhẹt. Số tiền 6 shillings đó cũng trở thành một thứ thuế. Benjamin Franklin đã viết một bài nêu ý kiến rằng việc bắt mỗi gia chủ phải đóng 6 shillings như nhau là không công bằng. “Một bà góa nghèo, mà tài sản của bà được lính gác bảo vệ không quá 50 pounds, bà cũng phải đóng thuế bằng một thương gia giầu có, với hàng hóa trong tiệm trị giá hàng ngàn pounds!” Ðáng lẽ người giầu phải đóng nhiều hơn! Khi nêu lên ý kiến rằng người giầu được hưởng lợi nhiều hơn người nghèo nhờ định chế canh gác cho nên phải đóng góp nhiều hơn, Ben Franklin đã đưa ra một khái niệm mới về công bằng xã hội. Mà lúc đó, chính ông cũng thuộc loại người giầu trong thành phố.
Ben Franklin đã trình bày ý kiến táo bạo của mình với một “Câu Lạc Bộ Cùng Tự Cải Thiện” (club of mutual improvement) đặt tên là JUNTO mà ông cùng mấy người bạn hiếu học lập ra; mọi người đồng ý thuế phải thay đổi. Họ chuyền bản ý kiến đó đưa cho các câu lạc bộ (club) khác trong thành phố, cũng được nhiều người đồng ý, và mở cuộc vận động. Phải mấy năm sau, chính quyền mới đổi suất thuế theo quan niệm mới để người giầu đóng góp nhiều hơn người nghèo. Ðây là một khái niệm mới về công bằng xã hội, mà Ben Franklin là một người đầu tiên cổ võ. Gần đây, mười sáu người giầu nhất nước Pháp, tháng 8 năm 2011, mới công bố một bức thư tình nguyện đóng thêm thuế “phụ trội” để giúp ngân sách chính phủ đỡ thiếu hụt. Họ cũng nêu ra ý kiến như giống Ben Franklin đã viết từ gần 2 thế kỷ trước: “Chúng tôi ý thức rằng mình đã được hưởng lợi rất nhiều (pleinement bénéficé trong nguyên văn) nhờ mô hình và khung cảnh (kinh tế) Pháp và Âu Châu... và chúng tôi muốn đóng góp để bảo vệ (mô hình đó).”
Benjamin Franklin xuất thân rất nghèo, cha là dân lao động, bỏ nước Anh sang Mỹ tìm tự do tín ngưỡng từ năm 1682. Ông sinh 17 đứa con, Ben sinh năm 1706, sau còn thêm 2 em gái. Năm lên 8 tuổi Ben mới được đi học, lên 10 phải bỏ học để giúp cha trong nghề làm nến, rồi đi tập nghề thợ in. Năm 17 tuổi bỏ nhà đi tự lập, từ Boston xuống tới Philadelphia (đi bộ và đi tầu thủy, mất hơn 10 ngày). Nhưng khi ngoài 30 tuổi, ông đã khá giả, làm chủ một nhà in, một tờ báo, là một người giầu có địa vị trong thành phố.
Khi tham gia Nghị Viện của “tỉnh” Pennsylvania (thời đó chưa gọi là bang), Ben Franklin lại cùng các nghị viên khác chống một dự luật thuế của vị thống đốc. Vì dự luật này bắt dân chúng đóng thêm thuế giúp cho đoàn quân hoàng gia đang được điều động tới bảo vệ tỉnh, nhưng lại miễn cho các địa chủ, phần lớn họ sống bên Anh, không phải đóng. Nghị Viện, đa số thuộc giáo phái Quaker, đã yêu cầu các địa chủ giầu có phải đóng góp cho công bằng. Vị thống đốc không chịu, Nghị Viện bỏ phiếu bác bỏ dư luật. Cuối cùng, chính các địa chủ đành tự nguyện góp một số tiền lớn để đạo luật được thông qua, nếu không thì ông thống đốc sẽ không có tiền! Cuộc tranh luận về thuế đó kéo dài cả chục năm chưa chấm dứt, cho tới khi Ben Franklin được Nghị Viện cử sang Anh thương thuyết với chính phủ hoàng gia và trực tiếp thảo luận với luật sư đại diện của giới địa chủ. Chúng ta biết rằng dân các thuộc địa Mỹ Châu đã nổi lên chống vua Anh khởi đầu cũng vì thuế. Họ nêu khẩu hiệu: Không có đại biểu góp ý kiến thì không được đánh thuế dân!
Những nhà tỷ phú Pháp khi viết ý kiến tự nguyện đóng thêm thuế đã không nêu tên Ben Franklin làm mẫu mà lại nhắc đến tên các ông Bill Gates và Warren Buffett, cùng các tỷ phú Mỹ khác, những người viết thư ngỏ yêu cầu được đóng góp cho xã hội nhiều hơn bằng cách tăng suất thuế họ phải đóng. Tổng Thống Barack Obama khi đưa ra dự án cắt giảm khiếm hụt ngân sách trong đó có khoản buộc những người giầu nhất nước Mỹ phải trả suất thuế giống như trước khi được cắt giảm năm 2011, ông cũng nêu lên “Quy tắc Buffett” mà quên không nhắc tới “Quy tắc Franklin.” Thật là một sơ sót đối với nhà lập quốc này.
Ông Warren Buffett cũng chỉ theo tinh thần của Ben Franklin khi ông than phiền rằng những người giầu như ông nhiều khi đóng ít thuế hơn những người làm công cho họ; trong đó ông nêu thí dụ người thư ký của ông. Bởi vì người giầu biết cách tránh thuế nhờ sử dụng những “lỗ hổng” trong luật thuế khóa. Tiền lời nhờ đầu tư chỉ phải đóng thuế 15% mà các tỷ phú có thể kiếm bạc triệu nhờ đầu tư; trong khi cô thư ký lãnh lương về có thể phải đóng 20%.
Không phải ai cũng đồng ý với ông Warren Buffett. Nhiều người Mỹ cũng không biết cảnh nghèo khó có thật ở chung quanh mình. Một dân biểu Quốc Hội liên bang, ông Michael Steele khi được phỏng vấn, đã không biết hiện nay lương tối thiểu trả người lao động Mỹ là bao nhiêu; chắc vì ông không quen biết ai đang lãnh lương tối thiểu. Dân Biểu Sean Duffy lãnh lương 174,000 đô la một năm, than là không đủ. Dân Biểu John Fleming than phiền bị đóng thuế nhiều quá. Với lợi tức kinh doanh hơn 6 triệu Mỹ kim một năm, ông nói cần đến 600,000 để lo cho gia đình và đầu tư thêm vào business, “Sau khi lo nuôi gia đình xong, tôi chỉ còn dư chừng 400,000 đô la để đầu tư thêm mà thôi!” Nhiều người Mỹ chỉ mong kiếm được một phần mười số tiền dư chưa xài hết của ông Fleming!
Khi Ben Franklin nêu lên thí dụ về người nghèo và người giầu ở Philadelphia vào giữa thế kỷ 18, thì tỷ lệ chênh lệch về tài sản là người giầu có gấp 20 lần người nghèo. Ở nước Mỹ bây giờ, chênh lệch về tài sản và lợi tức cao hơn nhiều. Một phần trăm những người giầu nhất nước nắm 34% tổng số tài sản; còn 90% những người nghèo nhất giữ trong tay 27%. Những người kiếm nhiều tiền nhất nước, trong 10,000 người có một người, lợi tức bình quân hơn 27 triệu Mỹ kim một năm. Những người trong 1% giầu nhất thì lợi tức cũng lãnh về hơn một triệu Mỹ kim. Có hơn 46 triệu người Mỹ sống dưới “Mức Nghèo Khó;” mức nghèo được ấn định là lợi tức 11,139 đô la một năm, nếu độc thân, và 22,314 đô la cho một gia đình 4 người. Con số 46.2 triệu người nghèo là một kỷ lục, chưa bao giờ đông như vậy kể từ khi có số thống kê.
Một sự kiện có thể làm nhiều người Mỹ buồn, là chỉ số chênh lệch giầu nghèo ở Mỹ đứng hàng tệ nhất thế giới, trong một quốc gia giầu có nhất thế giới. Chỉ số Gini đo lường mức chênh lệch cho thấy nước Mỹ đứng ngang hàng với các nước như Cameroon, Madagascar, Rwanda, Uganda, Ecuador về khoảng cách giữa người giầu với người nghèo. Những nước Ấn Ðộ, Trung Quốc mà còn có chỉ số Gini tốt hơn Mỹ!
Cuộc suy thoái kinh tế, bắt đầu năm 2007, đã làm người Mỹ trung lưu nghèo đi. Lợi tức của dân Mỹ ở mức chính giữa, thường gọi là Trung số, Median, vào năm 2010 là 49,445 đô la đã giảm hơn 2% so với năm trước, vì kinh tế xuống. Tính từ năm 1999 thì lợi tức chính giữa đã giảm mất tới 7%, xuống bằng mức năm 1996, khi ông Bill Clinton còn đang làm tổng thống.
Nhưng dân Mỹ vẫn có tinh thần tương trợ rất cao. Chính nhờ tinh thần Ben Franklin vẫn tồn tại ở nước Mỹ cho nên mới nhiều chương trình xã hội giúp người gặp cơn khốn khó. Nếu không nhờ lãnh các khoản trợ cấp thất nghiệp thì sẽ có thêm 3.2 triệu người nữa rớt xuống tình trạng dưới mức nghèo khó. Nếu nước Mỹ không có chương trình Hưu Bổng Xã Hội (Social Security) thành lập từ thời Tổng Thống Franklin Roosevelt, thì số người già nghèo khó sẽ tăng lên gấp 5 lần!
Thanh niên khắp thế giới đều nên đọc cuốn tự truyện của Ben Franklin để thấy hình ảnh một con người đáng noi gương. Từ nhỏ ông đã tự đặt lấy những kỷ luật đạo đức theo suốt đời. Cậu Ben cần cù làm việc; nhiều sáng kiến, phát minh; rộng lượng và vị tha. Khi trưởng thành luôn luôn nghĩ cách vận động bạn bè lập các tổ chức công dân mới để giúp lẫn nhau; tham gia chính trị góp công soạn thảo bản hiến pháp Mỹ, đồng thời là một nhà ngoại giao giỏi được mọi người tin cậy. Có lúc ông phải đeo quân hàm đại tá để chỉ huy một đạo dân quân, lập thành lũy tự vệ cho tỉnh mình, xây dựng xong thành thì trao quyền lại cho một sĩ quan chuyên nghiệp. Có lúc được đề nghị lên chức tướng, vì ông thống đốc biết Franklin được tiếng tốt sẽ tuyển mộ được nhiều người tình nguyện. Nhưng ông từ chối vì biết có nhiều sĩ quan quen trận mạc hơn mình. Suốt đời ông luôn luôn tìm cơ hội vận động cải thiện xã hội bằng các hội tự nguyện. Có thể nói ông là một người đầu tiên xây dựng xã hội công dân ở các thuộc địa Mỹ, một nền tảng của chế độ tự do dân chủ được triết gia người Pháp de Tocqueville vào thế kỷ sau ca ngợi. Một con người như vậy mà bây giờ trên thế giới người ta chỉ biết đến qua chân dung in trên tờ giấy bạc 100 đô la! Nếu thấy hình ông mà chỉ nghĩ đến tiền, không học được tấm gương cuộc đời của ông thì thật là uổng!
-Benjamin Franklin nghĩ gì về thuế
-------------------------
-
-
Bộ Tư pháp Mỹ 'ăn uống xa hoa' - (BBC)- Báo cáo kiểm toán tiết lộ Bộ Tư pháp Mỹ dành quá nhiều tiền vào đồ ăn thức uống ở hội nghị, gây lãng phí.-
Ngày tàn của đế quốc Mỹ: Who Will Eclipse America?
(Project Syndicate 19-9-11) -- Simon Johnson (Acemoglu's buddy): "If the US is eclipsed any time soon, this will more likely be due to its loss of social cohesion and its dysfunctional politics. China might well step in to fill that vacuum, but that is quite different from being
able to elbow America aside" RIGHT ON!
(Project Syndicate 19-9-11) -- Simon Johnson (Acemoglu's buddy): "If the US is eclipsed any time soon, this will more likely be due to its loss of social cohesion and its dysfunctional politics. China might well step in to fill that vacuum, but that is quite different from being
able to elbow America aside" RIGHT ON!
- Tuổi thơ thời Xô Viết: từ Lenin đến Kinh thánh (Kichbu/inosmi.ru).
- UNESCO duyệt kế hoạch tăng an toàn cho nhà báo (TTXVN).
-
-Cam Bốt muốn thông qua luật giới hạn hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
Chính quyền Cam Bốt dự định cho ban hành một đạo luật giới hạn hoạt động của khoảng 2.000 tổ chức xã hội dân sự, trong đó có nhiều tổ chức phi chính phủ NGO hoạt động độc lập. Dự luật này hiện nay đang gây nhiều tranh cãi. Vì sao chính quyền lại tìm cách kiểm soát chặt chẽ hơn các tổ chức xã hội dân sự ?
-Tại Trung Quốc, phóng viên điều tra vụ chế dầu ăn từ dầu thải bị ám sát-rfi
- Singapore: Giới bảo vệ nhân quyền và đối lập đòi giảm nhẹ chính sách hạn chế tự do – (RFI).- Bức thư người Nhật viết cho người Trung Quốc Hoa Lục (Việt Thức).
- Những nhà lãnh đạo lưu vong của hai thế kỷ (SGGP).
- ÔNG CHU DUNG CƠ XUẤT BẢN SÁCH ĐỂ CHỈ TRÍCH CHÍNH QUYỀN – (Tiếng nói nước Nga/ Phạm Viết Đào). -- Chính Trị Trung Quốc: Vẫn chưa lụi tàn (Nguyễn Trùng Dương/ The Economics). Mời đọc thêm: Đọc “Hiểu đời” của Chu Dung Cơ (Hoàng Kim VN). Tôi nói thật với Thủ tướng – Kỳ 2: Thư gửi Thủ tướng Chu Dung Cơ – Kỳ 3: Thư gửi thủ tướng Chu Dung Cơ (TT).
- Bài dịch: ĐẠI CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC CÓ THỂ XUẤT HIỆN SAU KHI TẬP CẬN BÌNH KẾ NHIỆM (BBC/ Davang).