Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Quyền lực mềm TQ chống lại sức mạnh thông minh Mỹ

-Are U.S.-China Relations Doomed?
-sự khác biệt cơ bản giữa dân chủ tự do của Mỹ và nhà nước độc đảng của Trung Quốc sẽ tạo ra cạnh tranh, cuối cùng, va chạm sẽ không thể tránh khỏi. Ba trụ cột của quan hệ Mỹ-Trung Quốc, theo Pei, an ninh, kinh tế và hệ tư tưởng. Chậm nhưng chắc chắn sẽ xảy ra, cuộc đụng độ ý thức hệ đang phá hoại hai trụ cột khác. Về an ninh, Washington và Bắc Kinh đã trở thành đối thủ cạnh tranh, thay vì trở thành đồng minh, và coi nhau như là một mối đe dọa tiềm năng.
Mối quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn còn quan trọng, nhưng Pei ghi chú rằng "các nền kinh tế chính trị của một nền dân chủ tự do (ưu tiên cạnh tranh tự do) và chế độ chuyên quyền (ưu tiên kiểm soát của nhà nước) về cơ bản mâu thuẫn với nhau . Sẽ chẳng được bao lâu cho đến khi trụ cột thứ ba này gãy.
 Đánh giá của Pei thừa nhận sự "thâm hụt lòng tin" cơ bản giữa  2 quốc gia đồng minh danh nghĩa, thiếu lòng tin chiến lược dựa trên sự chia sẻ hệ giá trị và thể chế chính trị. Và có lẽ quan trọng nhất, nó đặt ra câu hỏi về độ bền  liên minh của Mỹ với các nước khác không nhất thiết phải chia sẻ các giá trị Mỹ- ví dụ, Saudi Arabia.
-Quyền lực mềm TQ chống lại sức mạnh thông minh Mỹ Nếu Trung Quốc trong suốt thập niên qua đã thực hiện các hoạt động ở Đông Nam Á trên cơ sở quyền lực mềm, thì xu thế ấy giờ dây dường như đang đảo chiều và Mỹ thì quay trở lại với quyền lực thông minh. 

Mỹ đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN; Tổng thống Barack Obama đã tham dự hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo ASEAN - Mỹ đầu tiên (và sẽ chủ trì cuộc họp lần hứ hai tại Mỹ năm nay); Ngoại trưởng Clinton không chỉ thường xuyên có mặt tại các hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN mà còn đưa ra những quan điểm, tuyên bố của Mỹ nhằm góp phần giải quyết những vấn đề an ninh tại Đông Nam Á hay tranh chấp Biển Đông. Về tổng thế, bà Clinton đã trở lại bàn hội đàm đa phương về vấn đề Trung Quốc... Mỹ đã trở lại và tham gia các vấn đề ở Đông Nam Á với sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực.

Sự hiếu chiến và gây căng thẳng ngoại giao của Trung Quốc tiếp tục duy trì có nguy cơ khiến nước này bị cô lập trong ngoại giao và làm xói mòn quyền lực mềm mà họ thiết lập trong thời gian qua. Thời gian có hại cho Trung Quốc khi cấu trúc an ninh khu vực đang tìm kiếm một sức sống mới và mở rộng sang nhiều lĩnh vực hợp tác mới.

Sự kiện đầu tiên là cuộc gặp các bộ trưởng quốc phòng ASEAN và 8 đối tác đối thoại của họ diễn ra ở Hà Nội ngày 12/10. Cuối tháng đó, hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) sẽ nhóm họp với sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Clinton "trong một khả năng phù hợp". Nó sẽ "lát đường" cho Mỹ tham gia nhóm 16 thành viên này, và để Tổng thống Obama tham dự EAS 2011 ở Jakarta.
Sự nổi lên của EAS sẽ nhấn chìm ưu thế của Trung Quốc trong tiến trình ASEAN+3  (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) từng bỏ qua Mỹ.

Ít nhất ba năm qua, Trung Quốc đã ngày càng quả quyết hơn để giành ưu thế trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Họ đã thành công trong việc chia tách ASEAN. Trung Quốc thậm chí còn đe doạ các tập đoàn lớn của Mỹ như ExxonMobile, nếu họ tiếp tục công việc hợp tác khai thác tài nguyên hàng hải ở Biển Đông vì cho rằng lợi ích thương mại của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.


Chính quyền Obama đã trực tiếp đối đầu với Trung Quốc và cách hành xử chèn ép của họ. Tuyên bố của Trung Quốc rằng Mỹ dàn xếp, bố trí các quốc gia trong khu vực chống lại Trung Quốc là không trung thực. Đó là cách Trung Quốc tự ngồi vào ghế nhạc trưởng mà áp dụng các biện pháp ngoại giao sức mạnh để chia rẽ ASEAN và làm suy yếu mạng lưới các liên minh, hiệp ước an ninh của Mỹ.

Các sáng kiến ngoại giao Mỹ cần phải đặt trong một bối cảnh lớn hơn của những cuộc tập trận hải quân Mỹ - Hàn; của sự hiện diện ba tàu ngầm lớp Ohio trang bị tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk tại Vịnh Subic, Busan và Diego Garcia; của những lần viếng thăm tàu sân bay hạt nhân George Washington tới vùng biển châu Á. Quan điểm cho rằng, ưu thế tuyệt đối của Mỹ đã sụt giảm dường như vội vàng.

Ngoại trưởng Clinton đã tuyên bố Biển Đông là một lợi ích quốc gia của Mỹ. Tuyên bố này đối lập với lời khẳng định quả quyết của Trung Quốc khi nói Biển Đông là một lợi ích cốt lõi.

Biển Đông là huyết mạch của thương mại hàng hải toàn cầu bao gồm cả việc vận chuyển dầu và khí tự nhiên. Vì lý do này, không chắc Trung Quốc sẽ cố gắng có bất kỳ hành động nào có thể bị coi là đe doạ tới an toàn hàng hải và vận chuyển qua Biển Đông.

Kể từ cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan 1995 - 1996, Trung Quốc đã tìm cách mở rộng sức mạnh hải quân ở chuỗi đảo đầu tiên ở tây Thái Bình Dương nhằm giữ chân Hải quân Mỹ. Nhờ có sự gây hấn của CHDCND Triều Tiên, Hải quân Mỹ đã trở lại tập trận ở các vùng biển gần kề Trung Quốc, củng cố liên minh Mỹ - Hàn cũng như Mỹ - Nhật.

Các diễn biến ở Đông Bắc Á kết hợp với tính hiếu chiến và cách hành xử ngoại giao gây bất mãn của Trung Quốc ở Đông Nam Á dường như là dấu hiệu của sự suy yếu hơn là sức mạnh.
Carlyle A. Thayer là giáo sư chính trị tại Đại học New South Wales, học viện Quốc phòng Australia ở Canberra
Thuỵ Phương theo pagewash

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-09-15-quyen-luc-mem-tq-chong-lai-suc-manh-thong-minh-my
-Quyền lực mềm TQ chống lại sức mạnh thông minh Mỹ

-Trung Quốc - Mỹ: China’s Soft Power v America’s Smart Power (East Asia Forum 31-8-11) -- Good analysis by Cal Thayer
---

TLQ:
clip_image002-Thách thức trên biển đối với Trung Quốc
Biển Đông - Trung Quốc: Beijing takes softer line with its neighbours (SCMP 13-9-11) -- Tào lao!

Biển Đông - Nhìn từ Australia: Settlement of maritime disputes vital to SE Asia (Canberra Times 14-9-11)
Biển Đông - Nhìn từ Nhật: South China Sea disputes: Harbinger of regional strategic shift?.(Asahi 11-9-11)
-
- Ngoại trưởng Ấn Độ công du Việt Nam với Biển Đông trong chương trình nghị sự – (RFI). – Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Việt Nam sau vụ tàu TQ quấy nhiễu tàu Ấn Độ  (VOA)--Ngoại trưởng Ấn Độ S.M Krishna sẽ sang thăm Việt Nam để tiến hành các cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Phạm Bình Minh tại Hà Nội về việc thắt chặt các mối quan hệ chiến lược và kinh tế song phương trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết tâm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.

. – Sau sự cố tàu INS Airavat trên Biển Đông, quan hệ Việt Nam – Ấn Độ mật thiết hơn (India Times/ Hồ Trung Nghĩa). – Thủ tướng Việt Nam công du Indonesia  (VOA).
- Tân thủ tướng Nhật nói về quan hệ với TQ – (BBC). – TQ muốn có bạn Nhật thì ‘đừng ngạo mạn’ – (BBC). – Thủ tướng Nhật hứa hẹn một chính sách mới về năng lượng – (RFI).

Ấn Độ - Việt Nam: With China on mind, Krishna heads to Vietnam (Zeenews 13-9-11)
Đoàn cán bộ cấp cao Quân đội Việt Nam thăm TQ(Bee.net 13-911) -- Việc chẳng lành. Toàn là dân chính trị & tuyên huấn gặp nhau.  Để làm gì? –(Bee.net/ TTXVN)

Sức mạnh mềm và cấu trúc quyền lực tại Đông Á Joseph Nye định nghĩa sức mạnh mềm là khả năng của một quốc gia đạt được các mục tiêu của mình thông qua việc hấp dẫn, thay vì ép buộc. Trong mắt của công chúng Đông Á, Hoa Kỳ tận dụng được sức mạnh mềm ở cấp độ cao hơn so với Trung Quốc.
LTS: Tuần Việt Nam và Trung tâm phát triển sức mạnh mềm Joseph Nye xin giới thiệu một phân tích về tương quan sức mạnh mềm tại Đông Á trên cơ sở một số báo cáo và kỷ yếu Hội thảo do Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu (Mỹ) và Học viện Đông Á (Hàn Quốc) tổ chức.
Sức mạnh mềm: Mỹ vẫn là số 1
Trong lịch sử, cùng với sức mạnh quân sự, sức mạnh mềm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì vai trò chiến lược của Mỹ tại Đông Á. Sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực là nhờ các đồng minh của họ, đại diện là Nhật Bản và Hàn Quốc. Dù chịu tổn thất trên toàn cầu từ sau khi vụ tấn công ngày 11/9, Mỹ vẫn đứng đầu trong Đông Á về sức mạnh mềm với vị trí hầu như là đầu bảng trong các hạng mục của sức mạnh này. Người dân ở Trung Quốc (44%), Nhật Bản (47%), Hàn Quốc (42%) và Indonesia (58%) đều công nhận rằng ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á đã tăng lên nhiều trong suốt thập kỷ qua. Đa số người dân Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc đều cho rằng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực là tích cực. [*]
Mô hình kinh tế của Mỹ đã được các cường quốc trong khu vực áp dụng, nhưng Mỹ vẫn không khỏi lo ngại về vị thế cũng như sức mạnh mềm của mình tại Đông Á. Dennis Blair - Giám đốc của cơ quan tình báo quốc gia - phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ hồi tháng Hai năm 2009 rằng "mối lo ngại bậc nhất gần với vấn đề an ninh của Hoa Kỳ chính là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những can dự về mặt địa chính trị". Cuộc khủng hoảng - theo lời Blair, "đã làm tăng thêm chỉ trích nhằm vào các chính sách thị trường tự do, điều này có thể gây thêm khó khăn cho Hoa Kỳ trong việc theo đuổi các mục tiêu lâu dài... Đã có thêm nhiều nghi ngại về cương vị của Mỹ trong việc điều hành nền kinh tế toàn cầu và cấu trúc tài chính toàn cầu... Trung Quốc hiện đang có cơ hội để gia tăng uy tín của mình".
Trong thập kỷ vừa qua, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã tìm kiếm các cách thức để tăng cường sức mạnh mềm của họ bằng cách lập nên các học viện Khổng Tử trên khắp thế giới, đón các phóng viên nước ngoài và các lãnh đạo có ảnh hưởng tới dư luận đến và nghiên cứu, cải thiện truyền thông của Trung Quốc, tham dự vào các cuộc trao đổi văn hóa, quan tâm nhiều hơn tới những người Trung Quốc ở nước ngoài, và trấn an những nước láng giềng rằng Bắc Kinh sẽ trỗi dậy trong hòa bình bằng cách đóng vai trò tích cực trong các thể chế đa quốc gia của khu vực.
Tuy vậy, cách thức Trung Quốc sử dụng sức mạnh mềm lại khác với Hoa Kỳ và không thể vượt Mỹ trong cách triển khai thứ quyền lực này. Có hai nguyên nhân cơ bản: Trung Quốc vẫn chưa phát triển một học thuyết học đưa ra các giá trị có thể đối trọng với hệ tư tưởng chính thống của phương Tây; Các lãnh đạo Trung Quốc vẫn coi sức mạnh mềm trước tiên là một công cụ tự vệ - một khoảng trung gian nhằm điều chỉnh lại những nhận thức sai lệch của người Trung Quốc ở nước ngoài, và đôi khi là cả người dân trong nước.
Gót chân Asin của Mỹ chính là những nghi ngại về năng lực và cam kết của Washington trong khu vực.Trong khi đó, Trung Quốc đã vươn lên khỏi khủng hoảng và trở thành đối tác kinh tế ngày càng quan trọng đối với phần còn lại của khu vực, nhưng sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với các quốc gia khác vẫn tiếp tục dựa trên toan tính về mặt kinh tế và chính trị, chứ không phải là mong muốn thực lòng chứng kiến Trung Quốc đạt được các mục tiêu của mình.
Thế giới muốn tìm hiểu nhiều hơn về Trung Quốc nhưng điều này không có nghĩa là muốn những gì mà Trung Quốc muốn. Đồng thời, có một sự khác biệt nữa giữa việc tìm hiểu những gì mà Trung Quốc muốn về mặt kinh tế và những gì mà Trung Quốc cần về mặt chính trị và ngoại giao. Đối với nhiều người, Trung Quốc vẫn còn vụng về trong việc sử dụng sức mạnh mềm. Biểu hiện là Chính phủ Trung Quốc có vẻ như vẫn chưa thể chấp nhận việc bị công chúng chỉ trích như là một phần của quá trình đàm luận chính trị thông thường.
Biến đổi kiến tạo địa chính trị Đông Á
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động đến cốt lõi của mọi nền tảng của kinh tế toàn cầu. Bắt nguồn từ New York nhưng cơn bão tài chính lại gây nên tàn phá mạnh nhất tại châu Á. Đó không phải là một cuộc khủng hoảng thông thường. Nó có thể thay đổi kiến tạo của chính trị quốc tế tại một trong những khu vực quan trọng chiến lược nhất của thế giới với hai xu hướng nổi bật: Từ góc độ sức mạnh mềm, trật tự các cường quốc trong khu vực có những dịch chuyển nhất định; Sức mạnh mềm sẽ được triển khai ở cấp độ đa quốc gia chứ không chỉ ở cấp độ một quốc gia đơn lẻ.
Cho tới cuối năm 2009, các nền tảng của trật tự trong khu vực Đông Á lại một nữa bị rung chuyển. Một câu hỏi then chốt được đặt ra là, cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động như thế nào lên sức mạnh mềm cũng như tầm ảnh hưởng của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản tại châu Á.
Quá trình phân bổ quyền lực - mặc dù còn chưa rõ ràng - có thể thay đổi sự cân bằng giữa các quốc gia đó. Về mặt kinh tế, Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng, còn Nhật Bản lại yếu thế hơn. Sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc làm khơi lại suy đoán rằng châu Á đang ở giữa quá trình chuyển giao quyền lực vô cùng quan trọng mà trong đó, Trung Quốc đang trên đà thay thế Mỹ để đóng vai trò là cường quốc dẫn đầu trong khu vực.
Rõ ràng, khủng hoảng tài chính đặt sức ép lên Trung Quốc để đóng vai trò tích hơn trong khu vực. Đóng góp của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu là điều hiển nhiên. Khủng hoảng tài chính nhấn mạnh vào các giải pháp cho các vấn đề trong trật tự kinh tế toàn cầu phải bao gồm cả Trung Quốc trong vai trò một nhân tố chính; đây là một sự thay đổi vô cùng lớn so với giai đoạn tiền khủng hoảng. Và, chừng nào mà Trung Quốc còn duy trì được tăng trưởng của mình, thì tầm quan trọng của quốc gia này đối với nền kinh tế của toàn khu vực vẫn không ngừng tăng thêm.

Tuy nhiên, trong quá trình kiến tạo lại này không thể bỏ qua vai trò chủ chốt của Nhật Bản và Hàn Quốc vì đây là các quốc gia không thể thiếu trong các sáng kiến đa quốc gia liên Á. Bản thân mối quan hệ đồng minh của hai quốc gia này với Mỹ cũng là một nền tảng tốt để duy trì vị thế của họ trong khu vực.
Mặt khác, xét về tương quan toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực, so sánh sự khác biệt giữa mô hình của Mỹ với Trung Quốc là một điều sai lầm. Do đó, không thể nào nói rằng mô hình của Hoa Kỳ là kém hơn so với Trung Quốc [**] . Phân biệt mô hình phát triển kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ - chẳng hạn như đồng thuận Washington với đồng thuận Bắc Kinh - sẽ làm cho vấn đề trở nên rối tung lên chứ không phải sáng tỏ hơn. Nhưng mặt khác, ở khía cạnh sức mạnh mềm, tương quan giữa hai cường quốc này vẫn có thể đánh giá được. Cụ thể, cách người dân Trung Quốc nhìn nhận về Hoa Kỳ vẫn có tính chất tích cực hơn là cảm nhận của người Mỹ về Trung Quốc. Nếu tính theo thang điểm từ 0 - 100, dân Mỹ chỉ chấm cho Trung Quốc được 35 điểm (2008), rớt 5 điểm so với hồi năm 2006 và trước đó, năm 2004 là 44 điểm. Trái lại, người dân Trung Quốc lại chấm điểm cho Mỹ rộng hơn rất nhiều, với 61 điểm (2008), tăng thêm 10 điểm so với năm 2006. [*]
Sức mạnh mềm của Mỹ vẫn có ưu thế hơn so với các quốc gia còn lại trong khu vực, nhưng không phải là ưu việt. Nó bị khiếm khuyết ở khía cạnh sau: quân sự sa lầy và kinh tế không phù hợp. Dù chưa mất niềm tin vào các khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản cũng như giá trị tư tưởng của Mỹ về trật tự thế giới, nhưng châu Á cũng ngờ vực vào khả năng của Mỹ trong khía cạnh điều hành kinh tế và chính sách an ninh đối nội. Nếu Mỹ không nỗ lực thì dần dần, điều này có thể làm suy giảm sức mạnh mềm của Mỹ.
Xu hướng thứ hai trong việc vận dụng sức mạnh mềm trong khu vực cũng dần rõ nét hơn, đặc biệt là sau cơn bão tài chính vừa qua. Sức mạnh mềm không chỉ được tận dụng ở cấp độ quốc gia đơn lẻ, mà nó còn được tăng cường ở cập độ đa quốc gia. Tính chất hợp lý của trật tự của thế giới có thể kiểm chứng được trong khía cạnh vị thế và sức hấp dẫn của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Nhiều người tin rằng từ cuộc khủng hoảng này, các quốc gia đều chung phần trong các vấn đề hóc búa và các giải pháp đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên. Do đó, có thể tổng kết rằng sức mạnh mềm của các cường quốc sẽ phụ thuộc vào cấp độ mà họ có thể đại diện và đem lại tiến triển rõ ràng trong hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề tưởng chừng rất khó khăn; chẳng hạn như các thiếu sót về mặt cấu trúc trong hệ thống tài chính và biến đổi khí hậu.
Riêng tại Đông Á, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu được nhìn qua lăng kính của cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Á hồi năm 1997. Vào lúc đó, Mỹ bị cho là phản ứng một cách vụng về, lãnh đạm, có phần khiên cưỡng và thiếu năng lực. Cuộc khủng hoảng hiện nay có thể tạo thêm sức đẩy cho sự hợp tác tài chính liên Á, đặc biệt nếu như G 20 thất bại với tư cách là một thể chế; điều này sẽ gây ra bất lợi cho Hoa Kỳ ở một số khía cạnh quan trọng. Đây có thể là thời điểm chuyển giao trong lịch sử của trật tự hậu chiến trong khu vực Đông Á với nhiều can dự quan trọng nhằm gây ảnh hưởng của các siêu cường trong khu vực.
------------------------------------------------------
Chú thích:
[*]   Trích báo cáo khảo sát về sức mạnh mềm của Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu năm 2008
[**] Trích kỷ yếu Hội thảo về ảnh hưởng khủng hoảng tài chính tới sức mạnh mềm tại Đông Á do Viện Đông Á và Hội đồng Chicago tổ chức
Sức mạnh mềm và cấu trúc quyền lực tại Đông Á

Tổng số lượt xem trang