Philippines và Nhật Bản, Triều Tiên, v.v.
Trước tiên nói đến hoạt động nhộn nhịp và quy mô rất lớn của Trung Quốc trên Biển Đông trong đó có việc hợp lý hóa chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã ăn cướp được của Việt Nam thành của mình.
Mọi người đang rất quan tâm và bất bình về sự kiện Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc mời thầu dầu khí 19 lô ở bắc Biển Đông, trong đó có lô 65/24 cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 1 hải lý. Ngày 2.3, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tờ China Daily dẫn lời quan chức Vương Nhu Long thuộc Ban Phát triển du lịch tỉnh Hải Nam cho hay Trung Quốc đang lập kế hoạch phát triển du lịch ở Hoàng Sa. Chưa hết, chính quyền tỉnh Hải Nam còn dự kiến tổ chức đua thuyền buồm từ Tam Á đến Hoàng Sa vào ngày 28.3… Bên cạnh đó, theo Tân Hoa xã, Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc Lưu Tứ Quý tuyên bố Bắc Kinh sẽ tăng cường tuần tra khu vực quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc nỗ lực hợp pháp hóa để nuốt các khu vực đảo biển đã chiếm được của Việt Nam bằng cách lập đặc khu hành chính và cho tiến hành khai thác du lịch cũng như khai thác dầu hỏa trên biển Hoàng Sa, Trường Sa
Phát biểu bên lề Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân (Chính hiệp) mới đây, thiếu tướng La Viện, Giám đốc điều hành Viện Khoa học quân sự Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh nên thành lập lực lượng cảnh sát biển bán quân sự; triển khai thêm nhiều lực lượng đến các đảo đang tranh chấp; khuyến khích ngư dân và các công ty dầu khí bắt đầu hoạt động tại đây. Tờ PLA Daily của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) còn dẫn lời ông La kêu gọi thành lập đặc khu hành chính ở Biển Đông. Ông này không phải là phát ngôn viên chính thức của chính quyền nhưng quan điểm của tướng La được đăng trên cơ quan ngôn luận của PLA cho thấy đây có thể là suy nghĩ chung của một bộ phận tướng lĩnh.
Trung Quốc hiện chưa có lực lượng tuần tra bờ biển chính thức nhưng có ít nhất 6 bộ liên quan đến các công tác biển. Trong đó, khét tiếng nhất là lực lượng hải giám thuộc Cục Hải dương (Bộ Đất đai và Tài nguyên thiên nhiên) và ngư chính thuộc Cục Quản lý thủy sản (Bộ Nông nghiệp). Đây là 2 lực lượng tàu liên tục có các hành động gây lo ngại cho các bên ở Biển Đông, biển Hoa Đông trong thời gian qua và thường xuyên được tăng cường tàu, máy bay trực thăng… Vậy mà báo China Daily còn dẫn lời nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến Trần Minh Nghĩa chê hải giám và ngư chính “thiếu cứng rắn” và đề nghị lập thêm Bộ Các Đại dương. Ngoài ra họ đã mua toàn bộ các tàu và xà lan cũ sắp phải hủy chở đầy xi măng bê tông cho tàu kéo ra Hoàng Sa, Trường Sa rồi đánh đắm thành pháo đài nổi ở những nơi đã chiến được.
Trung Quốc khẩn trương khai thách và ve vãn các công ty quốc tế thăm dò và khai thách tại các khu vực chiếm được của Việt Nam trên Biển Đông.
Cũng trong năm nay, Bắc Kinh sẽ triển khai tàu thăm dò dầu khí nước sâu Ocean Oil 708, với khả năng hoạt động ở độ sâu 3.000m và khoan đến 600m dưới thềm biển, theo tờ nhật báo Dầu khí Trung Quốc. Giàn khoan nước sâu đầu tiên của nước này là Ocean Oil 981 cũng được triển khai đến vùng phía Bắc của Biển Đông, nhưng không rõ là nơi nào. Đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể là giàn 981 đã tới đâu, càng làm tăng lo ngại về sự thiếu minh bạch trong các hoạt động của Trung Quốc ở các vùng tranh chấp. Bên cạnh đó, nước này cũng không ngừng gia tăng các hoạt động quân sự dù vẫn đưa ra các tuyên bố hòa bình. Mới đây, báo chí Trung Quốc dẫn lời giới chức cho hay tàu sân bay đầu tiên của nước này có thể sẽ được triển khai ở Biển Đông từ ngày 1.8 dù mục đích chính hiện nay vẫn là “huấn luyện và nghiên cứu”. Vào đầu tháng 2, Hạm đội Nam Hải cũng tiến hành tập trận với tàu đổ bộ lớn Tỉnh Cương Sơn. Đó là chưa kể thông báo tăng ngân sách quốc phòng năm 2012 lên 106,4 tỉ USD.
Trung Quốc đang mời các công ty của Anh, Pháp và nhiều quốc gia khác đến thăm dò và khai thác trên các vùng đã thôn tính được của Việt Nam. Nhưng hiện nay các công ty quốc tế này không muốn tham gia sợ bị lên án. Nhiều công ty đã bày tỏ sự lo ngại là Việt Nam sẽ có các cuộc tập trận bằng tên lửa tầm xa và tầm trung ở khu vực này khi các cuộc thương thuyết không thành công, khiến tình hình có thể diễn biến căng thẳng hơn, không thể an toàn cho tính mạng của họ cũng như vốn liếng khi đầu tư bỏ ra làm ăn ở đây với Trung Quốc. Việc Việt Nam đang khẩn trương mua sắm cũng như mở xưởng sản xuất hỏa tiễn tầm xa và tầm trung hiện đại chính xác để diệt mục tiêu trên biển đã khiến Trung Quốc lo lắng và như nhiều báo chí Trung Quốc cho rằng cứ đà này một khi thương thuyết về biển giữa hai nước không thành công và khả năng Trung Quốc gây áp lực mạnh thì chắc chắn Việt Nam phải tính đến thử hỏa tiễn trên biển như Bắc Triều tiên đã làm, nhất là các khu vực mà Trung Quốc đã chiếm được của Việt Nam và đang tính chuyện khai thác. Họ cho rằng, lúc đó Trung Quốc chẳng những không khai thác làm ăn được gì mà trái lại, Biển Đông sẽ bị khóa, các tàu của Trung Quốc kể cả các tuần dương hạm và tàu sân bay lẫn tàu cá không thể đi lại nghênh ngang trong khu vực này. Nhưng Việt Nam có làm điều này hay không thì phải chờ xem bước sắp tới đây.
Tình hình hiện nay nhiều nhà khoa học quân sự và đa số lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đều cho rằng thương thuyết không còn tác dụng và tình hữu nghị láng giềng tốt như đã rêu rao giờ đã chết. Người Việt ở trong nước và ở nước ngoài đang rất phẫn nộ về vấn đề này. Các tiếng nói ca ngợi tình hữu nghị truyền thống Việt Trung giờ đã phải tắt ngấm. Bộ Ngoại giao Việt Nam nay đã phải lớn tiếng phản đối đến khản cổ về các hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trên các vùng lãnh dải và hải đảo của Việt Nam.
Trước sự quan ngại của nhiều phía cũng như việc Mỹ tỏ rõ ý định tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương, tân Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh ngày 15.3 tiếp tục tuyên bố Bắc Kinh “chỉ muốn bảo vệ chủ quyền lãnh hải chứ không hề có ý định gây hấn với các quốc gia láng giềng”. AFP dẫn lời Đại sứ Mã nói thêm: “Thái Bình Dương đủ rộng để chứa cả Mỹ và Trung Quốc”.
Trên biển Nhật Bản thì Trung Quốc ngày 16 tháng 3 cũng cho tàu tuần tra đến khu vực đảo Senkaku (Điếu Ngư) của Nhật Bản và khi bị tàu tuần tiễu của Nhật bắt phải dời thì họ đã công khai tuyên bố là khu vực này là chủ quyền của Trung Quốc và cũng đang tiến hành chính sách kiểu đang làm ở Biển Đông như đối với vùng đã chiếm cứ được của Việt Nam. Đặc biệt họ cũng còn vươn tay ra xa hơn đến của vùng biển của Nam Triều Tiên và cho rằng đảo ở đây cũng là của họ khiến phía Nam Triều Tiên rất lo ngại và cũng phản đối gay gắt. Trên vùng biển của Philippines ngoài khơi vùng biển thuộc Palawan của nước này Trung Quốc cũng cho là vùng biển của mình.
Giới quan sát nhận định các hành động và tuyên bố vừa qua một mặt tiếp nối chính sách và chiến lược lâu nay của Bắc Kinh trong khu vực. Mặt khác, chúng được đưa ra trong thời gian diễn ra hai kỳ họp quan trọng ở Trung Quốc là Hội nghị Chính hiệp và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do đó, có thể mục đích còn nhằm gây thanh thế, tạo tiếng vang và khẳng định đường lối trước khi Trung Quốc có việc chuyển đổi thế hệ lãnh đạo cấp cao.
Thời gian không còn nhiều. Biển Đông đã nổi sóng cồn đang chứa đựng những nguy cơ lớn của một loạt quốc gia phải đối phó với một kẻ hiếu chiến và bành trướng đầy tham vọng.
Ngày 17 tháng 3 năm 2012.
N. H. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Chiến công 'diệt ma đầu' của không quân VN (ĐV 18-3-12) - Tàu lớn nhất lịch sử Trung Quốc ra biển tập trận (PN Today).-Việt - Trung đấu khẩu vì mời thầu dầu khí bbc-- Năm 2012, Biển Đông có tiếp tục dậy sóng? – (RFI).
- Lặng lẽ hành động: Trung Quốc hoàn thành bố trí quân sự tại Biển Đông (NCBĐ). -Bài trên trang China.com cho rằng trong vấn đề Biển Đông, tuy bề ngoài Trung Quốc chưa có hành động, nhưng thực chất nước này đang âm thầm lặng lẽ bố trí lực lượng quân sự để tăng cường răn đe và kiểm soát tình hình khi có xung đột.
Gần đây, tại Biển Đông tuy bề mặt biểu hiện yên tĩnh, nhưng thực chất ngấm ngầm dậy sóng. Mỹ tiếp tục viện trợ không hoàn lại tầu tuần tra cho PLP, Nga cũng đang giúp đỡ VN trang bị tầu ngầm hạt nhân và tầu chiến mang tên lửa. Theo đó, Malaysia cũng bắt đầu khởi động mua máy bay chiến đấu của Pháp. Cùng với động thái trên, theo tiết lộ của chuyên gia quân sự Mỹ, hiện nay hải quân TQ đã cơ bản hoàn thành bố trí lực lượng tại Biển Đông.
Theo mạng “Chiến lược Hoàn cầu” của Mỹ, từ đầu năm 2012 đến nay, 2 chiếc tầu chiến “Tỉnh phượng sơn” kiểu 071 của QGPND TQ đã xuất hiện tại Biển Đông nhiều lần. Trước đó, TQ cũng đã bố trí nhiều tầu loại này ở Biển Đông từ năm 2011. Hành động này thể hiện TQ có ý thu hồi một số đảo không người cư trú tại Biển Đông mà VN và PLP đã tuyên bố chủ quyền.
Theo ĐTH vệ tinh “Phượng Hoàng” Hông Kông ngày 18/1, đối mặt với vấn đề Biển Đông, tuy TQ tỏ ra hạ giọng, nhưng bố trí lực lượng quân sự thì ngược lại. Lực lượng Pháo binh II (Bộ đội Tên lửa), tầu ngầm hạt nhân, lực lượng hải quân, máy bay ném bom của QGPND TQ đểu trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đồng thời tổ chức tiến hành diễn tập binh chủng khoa học kỹ thuật cao tại Biển Đông.
Cựu Phó Tổng tham mưu QGPND/TQ, Tướng Trương Lê bày tỏ, để bảo vệ lợi ích quốc gia, TQ cần phải thúc đẩy đồng thời 3 mặt sau: (1) Gia tăng số lượng lực lượng hải quân và các cơ cấu hỗ trợ khác, như tầu chiến cỡ lớn, máy bay tuần tra biển. (2) TQ cần phải bố trí hệ thống quan trắc quan sát tại Biển Đông. (3) TQ cần phải gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, như cầu cảng, sân bay…, đặc biệt là đảo Mỹ Tế Tiêu (Vành Khăn). Theo Tướng Trương Lê, đảo Mỹ Tế đặc biệt thích hợp với việc xây dựng cầu cảng và sân bay, có thể bố trí máy bay chiến đấu J10 và J11. Sau khi xây dựng hoàn thành cầu cảng và sân bay, TQ có thể lợi dụng đảo Mỹ Tế Tiêu (Vành Khăn) khống chế toàn bộ các quần đảo vùng biển phía Nam TQ. Việc xây dựng căn cứ quân sự quy mô lớn tại đảo Mỹ Tế Tiêu (Vành Khăn), còn trợ giúp hải quân và không quân TQ giám sát chặt chẽ tuyến hàng hải từ Biển Đông xuyên eo biển Malacca. Ngoài ra, căn cứ quân sự tại đảo Mỹ Tế Tiêu (Vành Khăn) cũng có thể trợ giúp quân đội TQ nhanh chóng triển khai tấn công lực lượng hải quân PLP nếu Mỹ ra tay cứu viện, hoặc dễ dàng cắt đứt tuyến vận tải thương mại trên biển của PLP.
Theo tạp chí “Phòng vệ Toàn cầu” của ĐL kỳ 2/2012, QGPND/TQ tiến hành xây dựng căn cứ quân sự ngầm dưới lòng đất tại vịnh Tam Á từ hơn 10 năm nay, bao gồm kho cất giấu tầu ngầm hạt nhân. Vì vấn đề bảo mật, thi công công trình này do một đơn vị của Lực lượng Pháo binh II đảm nhiệm và công trình này đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2010. Độ sâu vùng biển vịnh Tam Á từ 50 - 60m, tầu ngầm ra vào rất thuận lợi. Ngoài kho ngầm vịnh Tam Á, vệ tinh tình báo Mỹ còn phát hiện 2 kho ngầm dưới biển sử dụng cất dấu 2 tầu ngầm hạt nhân chiến lược “093”. Về vật liệu xây dựng căn cứ ngầm này, TQ sử dụng loại xi măng đặc biệt chống công phá rất mạnh, kể cả công phá của tên lửa hạt nhân.
Về tầm quan trọng của vịnh Tam Á đối với chiến lược Biển Đông của TQ, ngoài tầu ngầm hạt nhân, số lượng lớn tầu ngầm thông thường, nhất là tầu ngầm tĩnh thanh cũng được bố trí tại đây. Lực lượng hải quân, không quân, lính thủy đánh bộ cũng đồn trú tại Tam Á với số lượng rất lớn, máy bay chiến đấu bố trí tại căn cứ cứ quân sự Tam Á cũng ngày càng tăng, bao gồm J7 và J10.
Theo được biết, bố trí lực lượng quân sự tại Biển Đông, ngoài tầu ngầm hạt nhân ra, QGPND/TQ còn bố trí tầu khu trục và Chi đội 9 tầu hộ vệ. Đây đều là trang bị tiên tiến nhất của quân đội TQ, đến nay bố trí trang bị tại Hạm đội Nam Hải vượt xa so với Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải cả về quy mô và chất lượng. Chi đội tầu ngầm Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Nam Hải hình thành thế hỗ trợ lẫn nhau Nam Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho tầu ngầm hạt nhân của TQ tiến ra đại dương.
Ngoài ra, theo tiết lộ của tình báo Mỹ, Lực lượng Pháo binh II của TQ còn xây dựng căn cứ quân sự dưới lòng đất ở khu vực đồi núi và trung du, như hầm cất giữ tên lửa và căn cứ phóng tên lửa ngầm tại núi Phục Ngưu. Cùng với căn cứ quân sự ngầm tại vịnh Tam Á, hình thành thể thống nhất có thể phòng ngự, tấn công đạt hiệu quả cao.
Hoàng Trung, cộng tác viên tại Hồng Kông
-Theo:Lặng lẽ hành động: Trung Quốc hoàn thành bố trí quân sự tại Biển Đông
-- Lặng lẽ hành động: Trung Quốc hoàn thành bố trí quân sự tại Biển Đông (NCBĐ).
- Pacific big enough for all of us, says China (AFP).Đại sứ Bắc Kinh: Thái Bình Dương đủ chỗ cho cả Mỹ và Trung Quốc-Hải giám Trung Quốc tiếp tục tuần tra ở vùng biển đảo Điếu Ngư- -Những thay đổi đáng chú ý về chiến lược tàu ngầm của Trung Quốc-
Viện 713 của Hải quân Trung Quốc nghiên cứu chế tạo vũ khí đồng bộ cho tàu ngầm 095
(GDVN) - Tàu ngầm hạt nhân Type 095 sẽ giảm tiếng ồn tối đa, trang bị hệ thống phóng thẳng tên lửa hành trình DH-10, có thể trang bị vào năm 2015...
Tàu ngầmh hạt nhân Type 095 của Hải quân Trung Quốc được dân mạng lưu truyền. |
Công tác nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân Type 095 và hệ thống phóng thẳng tên lửa hành trình liên quan đã tiến hành được một thời gian tương đối dài.
Hiện nay, Viện 713 đã có khả năng nghiên cứu chế tạo thiết bị phóng thẳng cho tàu chiến mặt nước (tàu nổi), trong đó thiết bị phóng thẳng HQ16 của tàu hộ tống tên lửa 054A cũng do Viện này nghiên cứu chế tạo.
Hiện nay, Viện 713 đã có khả năng nghiên cứu chế tạo thiết bị phóng thẳng cho tàu chiến mặt nước (tàu nổi), trong đó thiết bị phóng thẳng HQ16 của tàu hộ tống tên lửa 054A cũng do Viện này nghiên cứu chế tạo.
Gần đây, trang mạng quân sự Trung Quốc đã tiết lộ một thông tin bất ngờ. Theo tiết lộ của tài liệu “Công lớn, đức cao: Kỷ niệm tròn 1 năm sự qua đời của Lưu Hoa Thanh”, năm 2005 chương trình tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ ba của Trung Quốc được xác định, sử dụng công nghệ lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ ba.
Theo quan điểm này, nếu không có gì bất ngờ, tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ ba của Trung Quốc sẽ nhanh chóng vén ra bức màn bí ẩn.
Theo quan điểm này, nếu không có gì bất ngờ, tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ ba của Trung Quốc sẽ nhanh chóng vén ra bức màn bí ẩn.
Tờ “Bình luận Quốc phòng Kanwa” Canada (Kanwa Defense Review) có bài viết cho rằng, với việc trang bị tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093, tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ tiếp theo của Hải quân Trung Quốc – tàu Type 095 đã trở thành tiêu điểm quan tâm của dư luận.
Thông qua những động thái nghiên cứu phát triển vũ khí mới của Quân đội Trung Quốc những năm gần đây, đặc biệt là đặc điểm nghiên cứu phát triển tập trung coi trọng tên lửa hành trình và vũ khí tấn công của tàu sân bay, có thể phán đoán được ý tưởng thiết kế cơ bản của tàu ngầm hạt nhân Type 095.
Chuyên gia chiến lược Hải quân Mỹ Bill Gertz cho biết, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Hải quân Trung Quốc chỉ chế tạo không đến 5 chiếc, sở dĩ làm như vậy là vì, Quân đội Trung Quốc đã tập trung chú ý đến tàu ngầm hạt nhân tấn công mạnh hơn lớp mới.
Tên lửa chống hạm tầm xa YJ-62 của Trung Quốc. |
Bill Gertz cho biết, có nguồn tin đáng tin cậy cho biết, công tác thiết kế tàu ngầm hạt nhân tấn công 095 kiểu mới nhất kết thúc vào tháng 3/2007, hiện đã có 3 chiếc đưa vào chế tạo.
Trên nền tảng 093, tiếng ồn của 095 sẽ tiếp tục giảm đến mức tiếng ồn của môi trường biển (gần 90 db, hay đề-xi-ben), hơn nữa vũ khí của tàu ngầm sẽ mạnh hơn. Việc biên chế loại tàu ngầm mới này sẽ tạo ra mối đe dọa to lớn cho Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Trên nền tảng 093, tiếng ồn của 095 sẽ tiếp tục giảm đến mức tiếng ồn của môi trường biển (gần 90 db, hay đề-xi-ben), hơn nữa vũ khí của tàu ngầm sẽ mạnh hơn. Việc biên chế loại tàu ngầm mới này sẽ tạo ra mối đe dọa to lớn cho Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Phương Tây phổ biến suy đoán rằng, tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 095 sẽ áp dụng tất cả các biện pháp giảm ồn mới nhất. Xét thấy công nghệ cùng loại trên cỗ máy tinh vi của Nhà máy công cụ Thẩm Dương-Trung Quốc, ngay trên tàu ngầm lớp Tống đã bắt đầu áp dụng hệ thống đẩy chân vịt 7 chèo, cho nên tàu 095 mới nhất chắc chắn sẽ áp dụng công nghệ bơm đẩy kiểu mới hơn.
Về vũ khí trang bị, tàu 095 càng có bước nhảy vọt, ngoài trang bị tên lửa chống hạm hặng nặng siêu âm YJ-62 và tên lửa chống tàu ngầm CY-3 tiên tiến hơn, sẽ còn có hệ thống phóng thẳng đứng, có thể phóng tên lửa hành trình tấn công đối đất phóng từ tàu ngầm DH-10 phiên bản cải tiến, tầm phóng của loại tên lửa này có thể đạt 2.000 km, có thể tấn công các mục tiêu tung thâm của đối phương.
Những tranh luận có liên quan đến “tàu ngầm hạt nhân Type 095 có phải phóng thẳng tên lửa hành trình tấn công đối đất hay không” là tiêu chí tối đa phân biệt tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới của Hải quân Trung Quốc với các tàu ngầm hạt nhân tấn công trước đây.
Dựa trên kinh nghiệm trước đây, đặc điểm phát triển của tàu ngầm hạt nhân tấn công của Liên Xô cũ có thể có ảnh hưởng rất lớn đối với Trung Quốc. Nhìn vào truyền thống nghiên cứu phát triển tàu ngầm hạt nhân tấn công, tăng cường khả năng tấn công tầm xa cho tên lửa hành trình của họ là tất yếu.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Akula của Nga, có tiếng ồn khoảng 115-120 db. |
Tư duy tàu ngầm lớp Akula và phiên bản cải tiến Akula-U của Liên Xô cũ trên thực tế gợi mở rất lớn cho Trung Quốc, trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất phóng ngầm SS-N-21 có tầm phóng 3.000 km, là điểm nổi bật nhất của toàn bộ tàu ngầm hạt nhân Akula-U.
Do sự lạc hậu trong nghiên cứu chế tạo hệ thống phóng thẳng đứng, Hải quân Liên Xô cũ và Nga buộc phải sử dụng ống phóng ngư lôi để phóng tên lửa hành trình tấn công đối đất phóng ngầm SS-N-21.
Do sự lạc hậu trong nghiên cứu chế tạo hệ thống phóng thẳng đứng, Hải quân Liên Xô cũ và Nga buộc phải sử dụng ống phóng ngư lôi để phóng tên lửa hành trình tấn công đối đất phóng ngầm SS-N-21.
Tư duy phát triển của Hải quân Mỹ cũng tương đồng, 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược lớp Ohio thậm chí được cải tiến thành tàu ngầm tấn công phóng tên lửa hành trình. Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Sea Wolf và Los Angeles đều có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk.
Điều đáng chú ý là, phương thức phóng tên lửa hành trình trong tương lai đang hướng tới công nghệ phóng thẳng đứng, đây chính là mục đích chính nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ. Phía trước của vỏ tàu ngầm Virginia đã lắp đặt 8 hệ thống phóng thẳng đứng, dùng cho phóng tên lửa hành trình Tomahawk.
Điều đáng chú ý là, phương thức phóng tên lửa hành trình trong tương lai đang hướng tới công nghệ phóng thẳng đứng, đây chính là mục đích chính nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ. Phía trước của vỏ tàu ngầm Virginia đã lắp đặt 8 hệ thống phóng thẳng đứng, dùng cho phóng tên lửa hành trình Tomahawk.
Trên nền tảng bối cảnh lịch sử này, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 của Hải quân Trung Quốc chắc chắn không phải ngoại lệ, đó chính là lấy phóng tên lửa hành trình làm nhiệm vụ chính, hơn nữa khi cần thiết sẽ từ phóng ống ngư lôi dần dần quá độ sang phát triển hệ thống phóng thẳng đứng.
Tàu ngầm hạt nhân Ohio Mỹ trang bị tên lửa hành trình. |
Viện 713 của Hải quân Trung Quốc nghiên cứu chế tạo vũ khí đồng bộ cho tàu ngầm 095
Nhìn từ góc độ phóng thẳng tên lửa hành trình tấn công đối đất, tên lửa hành trình DH-10 đã công khai trưng bày, rất nhiều dấu hiệu cho thấy, tên lửa hành trình này sẽ thông dụng trong 3 quân chủng, đây cũng là mô hình cơ bản phát triển tên lửa hành trình chiến lược của Mỹ và Liên Xô cũ.
Tên lửa hành trình DH-10 phiên bản phóng từ trên không đã xuất hiện trên máy bay ném bom chiến lược H-6K, thậm chí có tin cho biết, tên lửa hành trình DH-10 của Hải quân Trung Quốc cũng đã hoàn thành công tác cải tiến, mặc dù tin này còn chưa thể xác nhận, nhưng cuối cùng sẽ cải tiến theo phương diện này, tức giống với tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula của Nga.
Đến nay, nhìn vào các bức ảnh công khai của tàu ngầm 093, hoàn toàn không phát hiện được thiết bị phóng thẳng, công nghệ này hiện còn hơi sớm đối với Trung Quốc, vì vậy mặc dù phiên bản cải tiến 093G tương lai phát triển theo hướng này, cũng có thể sử dụng ống phóng ngư lôi 533 mm để phóng tên lửa hành trình DH-10.
Tên lửa hành trình tầm xa DH-10 được dân mạng Trung Quốc lưu truyền. |
Đối với tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095, đột phá lớn nhất là ở hệ thống phóng thẳng đứng. Đối với lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, đây sẽ là tiến bộ vạch thời đại, nhiệm vụ có ý nghĩa phi phàm này do ai đảm đương? Bài viết của Kanwa Defense Review tiết lộ, người đi đầu công nghệ hệ thống phóng thẳng của tàu chiến mặt nước Trung Quốc là Triệu Thế Bình rất có thể trở thành ứng cử viên cuối cùng.
Triệu Thế Bình hiện là thành viên nhóm chuyên gia nghiên cứu dự báo tên lửa chiến lược Hải quân, là thành viên nhóm chuyên gia phóng ngầm tên lửa chiến lược trang bị cho Hải quân.
Từ lâu, Triệu Thế Bình đã tiến hành công tác thiết kế thiết bị phóng và nghiên cứu công nghệ phóng tên lửa từ tàu ngầm, trước sau đã tham gia công tác tân trang một thiết bị phóng tên lửa đạn đạo “tàu ngầm đối đất” (hay: tiềm đối đất) và nghiên cứu chế tạo một loại thiết bị mang theo tên lửa “tàu ngầm đối hạm” (tiềm đối hạm),
hai thế hệ thiết bị phóng tên lửa đạn đạo “tiềm đối đất” của Trung Quốc, từng làm người phụ trách kỹ thuật cải tiến thiết bị phóng tên lửa “tiềm đối đất” XX-X, phó kiến trúc sư trưởng thiết bị phóng tên lửa XX-X và người phụ trách kỹ thuật nhiều chương trình trọng điểm công nghệ phóng tên lửa của tàu chiến, hiện là người phụ trách kỹ thuật hệ thống phóng tên lửa hành trình tàu XX, thiết bị phóng thẳng tên lửa hành trình tàu XX.
Từ lâu, Triệu Thế Bình đã tiến hành công tác thiết kế thiết bị phóng và nghiên cứu công nghệ phóng tên lửa từ tàu ngầm, trước sau đã tham gia công tác tân trang một thiết bị phóng tên lửa đạn đạo “tàu ngầm đối đất” (hay: tiềm đối đất) và nghiên cứu chế tạo một loại thiết bị mang theo tên lửa “tàu ngầm đối hạm” (tiềm đối hạm),
hai thế hệ thiết bị phóng tên lửa đạn đạo “tiềm đối đất” của Trung Quốc, từng làm người phụ trách kỹ thuật cải tiến thiết bị phóng tên lửa “tiềm đối đất” XX-X, phó kiến trúc sư trưởng thiết bị phóng tên lửa XX-X và người phụ trách kỹ thuật nhiều chương trình trọng điểm công nghệ phóng tên lửa của tàu chiến, hiện là người phụ trách kỹ thuật hệ thống phóng tên lửa hành trình tàu XX, thiết bị phóng thẳng tên lửa hành trình tàu XX.
Hệ thống phóng thẳng của tàu hộ tống 054A Hải quân Trung Quốc. |
Qua những thông tin này cho thấy, công tác nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân Type 095 và hệ thống phóng thẳng tên lửa hành trình có liên quan đã tiến hành được một thời gian tương đối dài.
Hiện nay, Viện 713 đã có khả năng nghiên cứu chế tạo thiết bị phóng thẳng tàu nổi, trong đó thiết bị phóng thẳng HQ16 của tàu hộ tống tên lửa 054A cũng là do viện này nghiên cứu chế tạo.
Hiện nay, Viện 713 đã có khả năng nghiên cứu chế tạo thiết bị phóng thẳng tàu nổi, trong đó thiết bị phóng thẳng HQ16 của tàu hộ tống tên lửa 054A cũng là do viện này nghiên cứu chế tạo.
Có thừa khả năng đối phó với tàu ngầm mới nhất của Nhật Bản?
Căn cứ vào thống kê của Hải quân Mỹ, Trung Quốc hiện có 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, 6 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công và 53 chiếc tàu ngầm diesel tấn công, tổng cộng có 62 chiếc. Dự kiến đến năm 2020 hoặc 2025, tổng số sẽ tăng tới 75 chiếc.
Cách đây không lâu, cơ quan tình báo Hải quân Mỹ đã đưa ra báo cáo “Hải quân Trung Quốc – Hải quân hiện đại đặc sắc Trung Quốc”, báo cáo cho biết, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 mới nhất của Trung Quốc được cải thiện về tiếng ồn, nhưng vẫn lớn so với tàu ngầm hạt nhân tấn công Akula của Liên Xô cũ.
Tàu ngầm 095 có triển vọng trang bị cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2015, mặc dù tiếng ồn vẫn rất lớn, nhưng những tàu ngầm kiểu mới này đã tốt hơn nhiều so với tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Hán và lớp Thương trước đây.
Tàu ngầm 095 có triển vọng trang bị cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2015, mặc dù tiếng ồn vẫn rất lớn, nhưng những tàu ngầm kiểu mới này đã tốt hơn nhiều so với tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Hán và lớp Thương trước đây.
Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm - Hải quân Trung Quốc. |
Mọi người đều biết, tàu ngầm tấn công được coi là “người bảo vệ của tàu sân bay”. Trong cụm chiến đấu tàu sân bay của Hải quân Mỹ, tàu ngầm hạt nhân tấn công thường đảm đương nhiệm vụ cảnh giới và phòng ngự rất quan trọng, bởi vì tàu ngầm có khả năng ẩn náu khá mạnh, có thể đầu tiên phát hiện được tàu nổi và tàu ngầm của đối phương, sau đó nhanh chóng báo động cho cụm chiến đấu tàu sân bay.
Do trong tương lai Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu tàu sân bay, lực lượng chiếm ưu thế hiện nay – lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc chắc chắn sẽ đảm đương nhiệm vụ to lớn.
Do trong tương lai Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu tàu sân bay, lực lượng chiếm ưu thế hiện nay – lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc chắc chắn sẽ đảm đương nhiệm vụ to lớn.
Như phương Tây dự đoán, tàu ngầm hạt nhân Type 095 có nhiều hệ thống sona công suất lớn phức tạp so với tàu ngầm thông thường, có thể phát hiện ra địch trước, khai hỏa tấn công trước.
Tên lửa săn ngầm CY-3 (Trường Anh-3) kiểu mới nhất, phóng từ tàu ngầm 095, có tầm phóng xa hơn 85 km so với CY-2, tên lửa CY-3 sẽ tiếp tục áp dụng thân đạn của tên lửa hành trình chống hạm YJ (Ưng Kích) và ngư lôi săn ngầm làm đầu đạn.
Tên lửa săn ngầm CY-3 (Trường Anh-3) kiểu mới nhất, phóng từ tàu ngầm 095, có tầm phóng xa hơn 85 km so với CY-2, tên lửa CY-3 sẽ tiếp tục áp dụng thân đạn của tên lửa hành trình chống hạm YJ (Ưng Kích) và ngư lôi săn ngầm làm đầu đạn.
Đối mặt với sự tấn công của tên lửa chống hạm tầm xa, cho dù là tàu ngầm thông thường AIP kiểu mới nhất của Hải quân Nhật Bản cũng không có hy vọng sống sót quay trở về, sử dụng động cơ AIP chỉ có tốc độ 3 hải lý/giờ, tên lửa săn ngầm thực sự là một mục tiêu bất động, cho dù khi đó hoạt động hết công suất cũng khó thoát.
Trong tương lai, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 sẽ còn đảm đương nhiệm vụ quan trọng bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển ở Ấn Độ Dương.
Trong tương lai, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 sẽ còn đảm đương nhiệm vụ quan trọng bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển ở Ấn Độ Dương.
Tàu ngầm thông thường AIP của Nhật Bản. |
Nhiệm vụ giảm tiếng ồn vẫn nặng nề
Mặc dù tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 mới biên chế cho Hải quân Trung Quốc về mức độ tiếng ồn đã đạt mức tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ, so với tàu ngầm lớp Virginia và Sea Wolf vẫn có khoảng cách, nhưng tàu 093 đã trang bị hệ thống sona phức tạp như tàu Sea Wolf.
Chúng gồm các hệ thống: sona kéo, sona mạn tàu, sona quanh thân tàu, có thể phóng các tên lửa chống hạm phóng ngầm YJ-83, YJ-62 và ngư lôi hạng nặng Y-6, đã áp dụng lò phản ứng hạt nhân kiểu mới, có tốc độ rất cao, đã tạo ra mối đe dọa rất lớn đối với hải quân các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản.
Chúng gồm các hệ thống: sona kéo, sona mạn tàu, sona quanh thân tàu, có thể phóng các tên lửa chống hạm phóng ngầm YJ-83, YJ-62 và ngư lôi hạng nặng Y-6, đã áp dụng lò phản ứng hạt nhân kiểu mới, có tốc độ rất cao, đã tạo ra mối đe dọa rất lớn đối với hải quân các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản.
Một nhà nghiên cứu Trung Quốc từng cho biết, tính năng giảm tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân 093 còn chưa đạt được trình độ của tàu ngầm hạt nhân lớp Sea Wolf và tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Hải quân Mỹ, nhưng có thể tương đương tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles sau cải tiến.
Cũng có nhà phân tích dự báo, mức độ tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân lớp 093 Trung Quốc đã giảm đến mức tương đương tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga, rất có thể khoảng 110 db. Còn tín tiệu tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp 094 đã giảm đến khoảng 120 db.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Los Angeles - Hải quân Mỹ, có tiếng ồn 128 db. |
Căn cứ vào quan điểm này, tính năng giảm tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp 094 còn chưa đạt tới trình độ tương tự tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ, nhưng tương xứng với tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles.
Tuy nhiên, do thiếu nhiều thông tin hơn, rất khó đánh giá nguồn gốc của những “số liệu” và tính chất có thể so sánh.
Tuy nhiên, do thiếu nhiều thông tin hơn, rất khó đánh giá nguồn gốc của những “số liệu” và tính chất có thể so sánh.
Tạp chí “Bình luận Học viện Chiến tranh Hải quân” (Naval War College Review) Mỹ từng có bài viết cho rằng, có thể tưởng tượng, Trung Quốc đã đạt được thành quả khoa học tương đối quan trọng trên phương diện hệ thống đẩy của tàu ngầm hạt nhân.
Rất nhiều nguồn thông tin của Trung Quốc đều cho biết, Trung Quốc có được thành công trên phương diện phát triển lò phản ứng hạt nhân làm mát khí đốt ở nhiệt độ cao, nhưng thiết bị này thích hợp cho sử dụng trên tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới tiếp theo. Tiến bộ này được bên ngoài mô tả là “đột phá mang tính cách mạng”.
Có chuyên gia nói rõ là: “Lò phản ứng làm mát khí đốt ở nhiệt độ cao là công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay, thể tích của nó rất nhỏ, động lực mạnh, đồng thời tiếng ồn rất thấp – đối với tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới, đây là một hệ thống đẩy rất lý tưởng. Về điểm này, Mỹ và Nga đều còn chưa có đột phá”.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 của Hải quân Trung Quốc. |
Một quan điểm được các chiến lược gia phương Tây phổ biến thừa nhận là, quá trình phát triển hệ thống đẩy động cơ hạt nhân của Trung Quốc có khả năng trở thành tiêu chí tốt nhất phản ánh Trung Quốc có tham vọng trở thành một cường quốc quân sự toàn cầu thực sự hay không.
Không cần công khai đổi mới ắc-quy hay bổ sung nhiên liệu, nếu tính năng âm thanh tiên tiến và thao tác thích hợp, cho dù không tính tới khả năng chạy liên tục dưới nước, thì tàu ngầm động cơ hạt nhân vẫn là một loại vũ khí tác chiến lý tưởng, đặc biệt là tiến hành tác chiến liên tục ở các vùng biển rộng lớn.
Đối với Trung Quốc, lực lượng tàu ngầm hạt nhân sẽ trở thành một công cụ điều động lực lượng rất có hiệu quả, nó chắc chắn cũng sẽ được Quân đội Trung Quốc lựa chọn thực hiện nhiệm vụ này.
- Yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền tại Hoàng Sa (CP). - TQ nhắc lại ‘cùng khai thác Trường Sa’ – (BBC). - Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tháng tới? (ĐV).
- Ba ngư dân chết và bị thương ở Trường Sa (TT). – Bay ra Song Tử Tây cứu ngư dân(Thanh Niên). – Bộ đội đảo Song Tử Tây, Huyện đảo Trường Sa hiến máu cứu ngư dân(Nhân Dân).-- Nga chế tạo máy bay không người lái cho Việt Nam – (VOA). – Nga làm máy bay không người lái cho Việt Nam – (BBC). -- Hàn Quốc chuẩn bị tập trận quy mô ở Hoàng Hải – (RFI).- Nhật Bản truy tố thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc – (VOA).----
-- – Cựu binh Trường Sa họp mặt – (BBC).