Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Bí mật Ngũ Giác Đài – Phần IV – A2 (4)

 -Tải về : Bí mật Ngũ Giác Đài – Phần IV – A2 (4)

Nguyễn Quốc Vĩ dịch 

 -b. Hiệu quả

 

Mặc dù đã có các điều kiện theo đó Hoa Kỳ viện trợ cho Pháp và các nước Đông Dương, trong suốt thời gian của cuộc chiến tranh Đông Dương, MAAG chỉ là một nhóm nhỏ lo việc cung cấp viện trợ (gồm 70 [nhân viên] vào năm 1950, 342 năm 1954) mà tác động của họ ảnh hưởng lên quyết định của Hoa Kỳ là hơn rất nhiều so với [tác động lên] người Pháp. Người Pháp không bao giờ háo hức để cho Hoa Kỳ tư vấn, họ không chỉ thành công trong việc hạn chế các chức năng của MAAG vào việc đặt hàng [viện trợ] mang ý nghĩa thương mại, nhưng trên thực tế -- thông qua việc các quan chức [Pháp] đã khéo léo tạo áp lực lên MAAG - đôi khi đẩy MAAG vào vị trí người nhận mệnh lệnh quân sự của họ. Dữ liệu hiện có không cho phép đánh giá chi tiết về hiệu quả của MAP [MAP: Military Assistance Program: Chương Trình Viện Trợ Quân Sự], nhưng có vẻ rõ ràng rằng những hạn chế của Pháp đã áp đặt lên MAAG của Hoa Kỳ đã làm cơ quan này trở nên hoàn toàn bất lực 48/

Tuy nhiên, bất kỳ đánh giá nào về hiệu quả của các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ một cách đơn giản và trực tiếp đến kết quả của cuộc chiến rõ ràng là không phù hợp. Hầu hết, Hoa Kỳ không kỳ vọng cao. Theo lời của Đại sứ Hoa Kỳ đến Pháp vào tháng Hai, 1950, "Khách quan mà nói, bất kỳ chương trình viện trợ từ bên ngoài đêu mang tính cách thứ yếu và sự thành công của nó hoàn toàn phụ thuộc cho vào sự vững chắc của các cơ sở -- trong trường hợp này, là sự vững chắc của chính sách và hành động của người Pháp ở Đông Dương " 49/ Quyết tâm của Pháp chống lại lời khuyên của Hoa Kỳ đã không tương xứng với quyết tâm của họ trong việc trao trả Độc Lập cho Việt Nam, hoặc nếu không thì họ đã đáp ứng được tình hình trầm trọng ở Đông Dương. Do đó, như Hoa Kỳ dường như đã dự kiến​​, Pháp tiếp tục xa rời một kết quả thuận lợi trong cuộc chiến Đông Dương, ngay cả với vật liệu và viện trợ tài chính của Hoa Kỳ, viện trợ của Hoa Kỳ giúp cho Pháp phát động một cuộc chiến quân sự trong khi Pháp đã thua cuộc chiến tranh chính trị ở Sài Gòn và Paris.(Thất bại quân sự tại Điện Biên Phủ quan trọng chủ yếu là đã tác động tâm lý và chính trị lên Pháp, và đã được giải thích trong các đánh giá tình báo của Hoa Kỳ ) 50/

Nếu dùng kết quả cuộc chiến tranh để đánh giá hiệu quả chương trình Hoa Kỳ là một sai lầm, và nếu hiệu quả của MAP và MAAG không thể được phân tích được một cách có ý nghĩa, chuyện còn lại [để làm] là việc đánh giá mức độ mà Pháp đã đáp ưng các điều kiện mà viện trợ được giao cho họ, mà có lẽ điều này đã tác động trực tiếp trên các mục tiêu chính trị của Hoa Kỳ:

  1. Mục tiêu của của Hoa Kỳ là muốn bảo đảm rằng "trách nhiệm chính cho việc khôi phục hòa bình và an ninh ở Đông Dương là thuộc về Pháp" phải được hoàn thành, trong thực tế, mục tiêu này đã được khẳng định bởi người Pháp. Một mặt, lực lượng quân đội Hoa Kỳ đã không bao giờ trực tiếp tham gia trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Mặt khác, người Pháp, trong việc thực hiện trách nhiệm chính này, đã dành đặc quyền để xác định chính sách và sự tự do để từ chối lời cố vấn của Hoa Kỳ. "Đòn bẩy" của Hoa Kỳ là tối thiểu.

(2) Các điều kiện của chương trình viện trợ là "một kế hoạch khẩn trương do Pháp chuẩn bị cho các nước Đông Dương và Hoa Kỳ có thể chấp nhận được" đã bi thất vọng theo nhiều cách. Ngay từ đầu, đã không có một kế hoạch tổng thể được trình bày, và những phần của kế hoạch hiện tại mà nhà chức trách Hoa Kỳ đã bí mật có được (ví dụ như kế hoạch bình định Allessandri cho đồng bằng sông Bắc Bộ) là không thể chấp nhận được trong suy nghĩ của Hoa Kỳ. Thứ hai, khi kế hoạch Letourneau-Allard và Navarre cuối cùng đã được chuẩn bị (vào năm 1953, ba năm sau khi Hoa Kỳ quyết định rằng một kế hoạch là một điều kiện tiên quyết cần thiết đối với viện trợ), một số nhà quan sát Hoa Kỳ nhận ra rằng đó chỉ là những khái niệm hơn kế hoạch. Hoa Kỳ chấp nhận các kế hoạch và đã nhiều miễn cưỡng khi cấp $ 385 triệu viện trợ bổ sung có thể định ra được. 51/ Cuối cùng, kế hoạch, một khi "được chấp nhận", đã không được mạnh mẽ thực hiện. 52/

(3) Người Pháp đã đáp ứng trên hình thức các điều kiện [viện trợ] là họ đảm bảo rằng họ sẽ trao một quyền tự quản cho Đông Dương, và hình thành các quân đội quốc gia cho các nước Đông Dương. Nhưng rõ ràng trong suốt cuộc chiến tranh, bất kể số tiền viện trợ của Hoa Kỳ được chi ra, các tuyên bố về ý định của Pháp đã được đưa một cách miễn cưỡng, và hiếm khi có những hành động tiếp theo. Chiến tranh Đông Dương thuộc Pháp đã bị mất trước khi Việt Nam được hưởng một nền Độc Lập chân chính.

(4) Mặc dù Pháp đã mở rộng lực lượng của mình ở Đông Dương, các lực lượng này đã không bao giờ đủ cho công việc. Pháp chưa bao giờ sử dụng những tân binh vào Đông Dương. Pháp liên tục đề cập đến thế trận quốc phòng Châu Âu của mình trong lời giải thích. Trong ít nhất một trường hợp, nhân sự Hoa Kỳ đã được yêu cầu (ví dụ như cơ khí máy bay), và 200 đã được cung cấp, trong khi họ đang có một dự trữ nhân sự cùng loại đang tồn tại ở Pháp.

(5) Những báo cáo ngược lại cho thấy là không đứng vững, người Pháp đã không cải thiện tân chủ nghĩa trọng thương hoặc chính sách thuộc địa [của họ], hoặc cung cấp "sự giám hộ thích hợp" cho các nước Đông Dương; họ cũng không phát triển một cấu trúc chỉ huy nào phù hợp với Hoa Kỳ.

(6) "kiểm tra để đảm bảo các điều kiện [viện trợ] được đáp ứng" của Hoa Kỳ đã được thực khi nào tình thế đáp ứng [cho diều kiện việ trợ], và hoặc [kiểm tra] lớn, ít và tần suất được thực hiện tùy theo ý thích của người Pháp và theo các chi tiết kỹ thuật do họ quyết định.

(7) Người Pháp đã chọn không đưa vấn đề Đông Dương ra trước Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn chương trình viện trợ của Hoa Kỳ đã đưa đến quyết định này, dù không rõ ràng là điều đó đã là hay không là một yếu tố quyết định.

Hiệu quả của chương trình viện trợ Hoa Kỳ như là một công cụ của chính sách của Hoa Kỳ - là khá trật qua một bên so từ kết quả của chiến tranh - được như vậy khá thấp.

 

8. Phê bình

Như trong phần trước của bài viết này đã gợi ý, Hoa Kỳ đã bị thuyết phục dấn thân vào chiến tranh Đông Dương bởi nhận thức, sau sự sụp đổ của Trung Hoa Dân quốc, nhu cầu tổ chức một phòng tuyến chống lại cộng sản. Đường vạch chiến lược ở biên giới Trung Quốc-Đông Dương này đã được cũng cố bởi niềm tin rằng sự sụp đổ của Đông Dương chắc chắn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của các nước khác trên đất liền của khu vực Đông Nam Á, và sự sụp đổ của khu vực Đông Nam Á hầu như sẽ kết liểu trong việc khả năng tiếp cận Hoa Kỳ các vùng ven biển Thái Bình Dương của Châu Á bị hoàn toàn chấm dứt. Triển vọng cho một chiến thắng Pháp ở Đông Dương được đánh giá trong các tài liệu tình báo lúc đó của Hoa Kỳ là yếu kém, tuy nhiên, viện trợ quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ cung cấp Pháp và các nước Đông Dương với niềm tin rằng, việc phối hợp nhanh chóng các chương trình quân sự, chính trị, và viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ sẽ đưa đến một số tiềm năng giúp Pháp có thể thành công trong việc đạt được thế chủ động chiến tranh trong khu vực đó. Sáu điểm chính của phê bình về chính sách của Hoa Kỳ như sau:

a. Đánh giá sai về Pháp

 

Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ dường như đã nhận ra rằng các điều kiện mà họ áp đặt lên người Pháp đã không thể thực hiện được ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, họ tin rằng điều kiện tiên quyết là cần thiết và có thể viện trợ trong việc thuyết phục người Pháp để thay đổi cách thức thuộc địa của họ và theo đuổi cuộc chiến tranh với phương pháp Hoa Kỳ, chuyên cần và năng nổ. Người Pháp, từ lâu được chú ý về trình độ và độ chính xác trong logic, không cần Descartes để nhận ra rằng Hoa Kỳ vì đâu đã yêu cầu Pháp (1) lấy hoàn toàn trách nhiệm cho cuộc chiến tranh Đông Dương, và đặc biệt trong chiến đấu và chấp nhận thương vong trong cuộc chiến tranh đó; (2) theo “sự hướng dẫn” và "tư vấn" của Hoa Kỳ về việc thực hiện trách nhiệm này của Pháp, và (3) chiến đấu trong cuộc chiến, được cho rằng là sẽ kết thúc thành công, tiến tới xóa bỏ việc kiểm soát [đô hộ] Đông Dương. Sự sẵn sàng của Pháp chịu trách nhiệm chiến tranh, không có gì đáng ngạc nhiên rằng họ đã ngần ngại, hay vào lúc tốt nhất, chấp nhận mệnh đề (2) và (3). Mặc dù tuyên bố của Pháp về vai trò của họ trong cuộc chiến chống cộng sản, có rất ít lý do để tin rằng họ coi cuộc chiến tranh Đông Dương dưới cùng một ánh sáng như Hoa Kỳ đã nhìn cuộc chiến tranh Triều Tiên.Thay vào đó, hành vi của họ giống như của cường quốc thuộc địa khác, những nước đã chiến đấu để giữ lại các thuộc địa vì các lợi nhuận thu được ở đó.

 

b. Chấp nhận cơ hội mong manh

 

Nếu các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ công nhận sự mong manh của cơ hội thuyết phục được Pháp chấp nhận ba đề nghị ở trên, có thể họ đã đã tìm các hướng hành động khác nhau ở Đông Dương. Như vậy, khả năng thành công (như trái ngược với xác suất) là quan tâm chính của họ, và việc đánh giá quá cao đòn bẩy [viện trợ] Hoa Kỳ nhằm tạo ảnh hưởng dẫn đến một kết quả thuận lợi, [vì thế] các giải pháp thay thế đã không được xem xét.

c. Chính sách lòng vòng

 

Việc loại bỏ các lựa chọn thay thế, ở cả hai cấp chung và riêng rẽ (xem Ghi chú số 48 về một ví dụ cho việc này), đã dẫn đến một sự lòng vòng và tăng cường [gia cố] các chính sách hiện có ", liên tục bị buộc phải lựa chọn giữa "xấu" và “tốt” 53/

d. Thương lượng yếu kém

 

Sau khi thực hiện một đường lối chính sách cứng rắn với Pháp, Hoa Kỳ đã thất bại trong việc thương lượng có hiệu quả. Như vậy, trong hoàn cảnh [Pháp] không hoàn toàn thắng thế ở Việt Nam trong nhiều thời gian tiếp nối, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cung cấp viện trợ bất kể các điều kiện tiên quyết bị vi phạm, hơn nữa, điều kiện tiên quyết đối với viện trợ lại không được sửa đổi. Mà không sửa đổi thì các điều kiện trở nên tồi tệ hơn cả vô nghĩa: di chúc hiện hành cho sự bất lực của Hoa Kỳ, chỉ được công nhận khi nào và làm thế nào theo như người Pháp đã chọn. Hoa Kỳ đã trở thành hầu như là một tù nhân của chính sách riêng của mình. Ngăn chận cộng sản, mối bận tâm của người Pháp trong mối quan hệ với Châu Âu sau chiến tranh với NATO, EDC [European Defense Communities: Cộng Đồng Phòng Thủ Âu Châu], và mối đe dọa của Liên Xô ở phương Tây, kết hợp với một nỗi sợ hãi, dựa trên chiến lược Thế Chiến II, việc Pháp rút quân khỏi Đông Dương sẽ gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ tại Hàn Quốc, tất cả [mấy điều trên] buộc Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ. Tuy nhiên, không một trong những quan tâm nào trên đây là cản trở không cho việc sửa đổi chiến lược thương lượng của Hoa Kỳ.

 

e. Không đúng sự thật

 

Bộ máy hoạch định chính sách của Hoa Kỳ là rất dễ bị tổn thương do mạo tín, ít nhất là ba vấn đề: (1) thế rất mạnh phải có của Hoa Kỳ liên quan đến cộng sản là một quan điểm thường trực của Hoa Kỳ, không phải lúc nào cũng bị phản đối, của các phe phái hô hoán "[làn sóng] đỏ" và do đó đã thao tác Hoa Kỳ, (2) sự phụ thuộc vào các nguồn tin tình báo chính thức của Pháp và các thông tin khác là có khả năng sai lệch, (3) sự phụ thuộc vào kỹ thuật thu thập thông tin từ giới chức cao đã được sử dụng như một đầu vào trực tiếp vào việc quyết định chính sách đã chứng minh là không đạt yêu cầu. 54/

 

f. Không cân nhắc chi phí

 

Cuối cùng, có rất ít dấu hiệu cho rằng các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ, mà suy nghĩ của họ bị chi phối bởi mục tiêu ngăn chận nguyên khối đá cộng sản, phải đối mặt với chi phí để thắng cuộc chiến tranh Đông Dương, ngay cả việc trực tiếp can thiệp của Hoa Kỳ đã được xem xét. 55/ Cũng không có bằng chứng cho rằng đã có những quan tâm về các chi phí hữu hình và vô hình của viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cấp cho một cường quốc đang thua trong cuộc chiến, bao gồm cả những tác động tiềm năng về thế đứng của Hoa Kỳ ở châu Á. Và cuối cùng, tài liệu sẵn có cũng không tiết lộ bất kỳ nghiên cứu nào về khái niệm chi phí chìm [không tên]. Có, tất nhiên, những tiếng nói trong bãi đất hoang. Một biên bản ghi nhớ không ký tên, không ghi ngày tháng đã đặt ra tám câu hỏi quan trọng để được trả lời bởi NSC trong thời gian mùa xuân năm 1954. 56/ Bình luận về bốn câu hỏi sau đây, liên quan đến thời gian mà chúng đã được đặt ra, là không cần thiết:

-- Khu vực Đông Nam Á quan trọng thế nào với lợi ích an ninh của Hoa Kỳ? Liệu phân tích trong NSC 5405 là vẫn còn hiệu lực? Liệu khu vực ấy đủ quan trọng để mình chiến đấu cho nó không?

-- Đông Dương quan trọng thế nào trong việc bảo vệ khu vực Đông Nam Á? "Lý thuyết domino" có giá tri không? Liệu Đông Dương đủ quan trọng để để mình chiến đấu cho nó không? Nếu không, hậu quả chiến lược của việc mất tất cả hoặc một phần của Đông Dương là gì?

-- Nếu các can thiệp của Hoa Kỳ vào Đông Dương, liệu chúng ta có thể tin tưởng vào sự hổ trợ của người bản xứ không? Liệu chúng ta có thể chiến đấu như một đồng minh của Pháp và tránh được sự kỳ thị của chủ nghĩa Thực Dân?

-- Có hay không một khái niệm chiến lược cho việc tiến hành chiến tranh ở Đông Dương, theo đó có một hứa hẹn cho một sự thành công sớm…?

Các quyết định của Hoa Kỳ để viện trợ cho Pháp và các nước Đông Dương trong chiến tranh Đông Dương thường được xử lý một cách sơ sài trong lịch sử hiện nay, nếu có. Tuy nhiên, cả hai việc lấy quyết định và thực hiện là có ý nghĩa và tương tự đáng kể như những kinh nghiệm sau này của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

 

 

Phần chú thích

IV. A. 2. FOOTNOTES

 

  1. Department of State Circular to certain American diplomatic and consular officers, January 23, 1946. The association of the Netherlands East Indies with French Indochina could not have been lost on the French.

  1. Department of State, Office of Far Eastern Affairs, Memo for Mr. Acheson from J.C.V., January 8, 1947.

  1. Department of State outgoing telegram to AMEMB Paris 431, February 3, 1947 (SECRET).

  1. Department of State outgoing telegram to AMEMB Paris 145, January 17,1949 (SECRET).

  1. Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Praeger, 1967,2 vols) , II, pp. 706-707.

  1. Bernard B. Fall, ed., Ho Chi Minh on Revolution (New York: Praeger,1967), pp. 197-198.

  1. Memorandum for the President from the Secretary of State, February 2,1950.

  1. Department of State Bulletin, May 22, 1950.

  1. NSC 48/1, Report by the Executive Secretary, December 23, 1949, p. 3(TOP SECRET).

  1. Cf. McCarran bill, introduced February 25, 1949, to provide $1.5 billion loan to Nationalist China, subsequent Bridges call for investigation of U.S.-China policy.

  1. NSC 48/1, p. 13.

  1. NSC 64, Report by the Department of State, February 7, 1950, p. 3(TOP SECRET).

  1. Quốc Hội Pháp phê chuẩn dự luật thành lập các nước Đông Dương có hiệu lực ngày 29 tháng 1 năm 1950. Những lý do để được công nhận được Bộ trưởng Ngoại giao được trình cho Tổng thống là những khuyến khích cho ước vọng của lãnh đạo của các quốc gia không cộng sản; thành lập chính phủ không cộng sản ổn định trong khu vực tiếp giáp với Cộng sản Trung Quốc, viện trợ Pháp, phát biểu sự không hài lòng với chiến thuật của cộng sản. Bộ Ngoại giao, Bản ghi nhớ cho Tổng thống từ Bộ Trưởng Ngoại Giao, chủ đề "Công nhận Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia", 02 tháng hai năm 1950.

  1. Việc đưa tuyên bố của Ngoại trưởng Acheson ngày 01 tháng 2 vào đoạn đầu của Thông Báo báo chí của Bộ Ngoái Giao ngày đó: "Việc Điện Cẩm Linh công nhận phong trào cộng sản Hồ Chí Minh ở Đông Dương như là một sự ngạc nhiên. Sự công nhận của Liên Xô với phong trào này nên loại bỏ bất kỳ ảo tưởng về “bản chất dân tộc chủ nghĩa” của mục tiêu mà Hồ Chí Minh nhắm tới và nên tiết lộ màu sắc thực sự của Hồ như là kẻ thù sinh tử cho nền Độc Lập của Đông Dương...”

  1. Như Tổng thống Truman sau đó đã viết về quan điểm của ông về hoạt động của Trung Quốc trong tháng 11 năm 1950, "Tình hình ở Hàn Quốc... là không phải là trường hợp duy nhất của một sự gây hấn mới từ Cộng sản Trung Quốc. Có những bằng chứng rằng các lực lượng phiến quân cộng sản ở Đông Dương đã nhận viện trợ ngày càng tăng từ Bắc Kinh. Ngoài ra, trong những ngày cuối cùng của tháng Mười, Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành chống lại chế độ thần quyền cổ xưa của Tây Tạng. Chúng tôi đã nhìn thấy cách tiến hành ở Đông Dương và Tây Tạng đã lên lịch thời gian trùng với các cuộc tấn công tại Hàn Quốc là một thách thức cho thế giới phương Tây. " Memoirs of Harry S. Truman, Volume 2, p. 380.

  1. Ngày 03 Tháng Năm năm 1949, Tướng Chennault đã nói với hai Ủy ban Quốc Hội rằng trừ khi Hoa Kỳ can thiệp ngay lập tức để cứu Quốc Dân đảng, tất cả Châu Á sẽ rơi vào tay cộng sản

  1. Bản ghi nhớ gửi Bộ trưởng Quốc phòng, từ Tham Mưu Liên Quân, Chủ đề: Đánh giá chiến lược của khu vực Đông Nam Á, ngày 10 tháng 4 năm 1950 (TS)

  1. NSC 48, 64 loạt, 124 loạt, 177, 5405.

  1. NSC 64, trang 2.

  1. NIE số 5, Đông Dương: Dự đoán tình hình và sự phát triển, ngày 29 tháng 12 năm 1950, trang 2 (TS).

  1. NIE số 5, trang. 2. Lucien Bodard trong cuốn “Quicksand War” (chiến tranh bị cát lún) (trang 228-229) cho rằng Tư lệnh Pháp "hệ thống đưa ra thông tin tình báo sai có nghĩa là kết thúc ở Washington" về các vấn đề liên quan. Chỉ có các sự kiện sau đó cho người Pháp thấy rằng có một mối đe dọa thực sự của Trung Quốc.

  1. Memorandum for the Secretary of Defense, April 5, 1950 (TS).

  1. NIE 5, pp. 1, 2.

  1. Ibid., p. 1.

  1. Điện tín gửi đi cho Al4 Sài Gòn Lãnh sự 25, Phòng Nhân Viên cho Jessup từ Butterworth, 20 Tháng 1 1950 ",... đã gặp phải sự phản đối đáng kể, điều đó chứng tỏ ít nhất là lòng dân dành cho Bảo Đại vẫn chưa mở rộng."

  1. NIE 5, p. 1

  1. Điện tín gửi đi từ Paris số 837, ngày 22 tháng 2 năm 1950.

  1. NSC 64, lập trường của Hoa Kỳ đối với Đông Dương, 27 Tháng Hai 1950, p. 3 (TS).

  1. Thư của Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao Rusk gửi Thiếu Tướng James H. Burns, March 7, 1950 (TS).

  1. Biên bản ghi nhớ gửi Tổng thống từ Bộ trưởng Quốc phòng phê duyệt bởi SecDef, ngày 06 tháng 3 năm 1950 (TS).

  1. Ngày 06 Tháng 3, Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc phòng đã đồng ý trên một chương trình viện trợ quân sự cho Đông Dương và Thái Lan với số tiền $ 15 và 10 triệu đô la. Dự thảo biên bản ghi nhớ gửi Tổng thống, "Phân bổ Ngân quỹ để cung cấp viện trợ quân sự cho Thái Lan và Đông Dương Theo Mục 303 của Đạo luật Viện trợ Quốc phòng, March 6, 1950 (TS).

  1. Ninth Report to Congress of ECA, 1951, p. 99.

  1. Quoted in Memorandum for the Secretary of Defense from Secretary of the Navy, "Aid to Indochina," March 28, 1950, p. 2. (TS)

  1. Memorandum for the Secretary of Defense from the Joint Chiefs of Staff, “Strategic Assessment of Southeast Asia,” April 5, 1950 (TS).

  1. Department of State Outgoing Telegram to AmEmbassy London 2049, May 3, 1950 (TS).

  1. Statement of the President, June 27, 1950.

  1. Memorandum for the Joint Chiefs of Staff from Secretary of Defense, June 6, 1950.. Cited in U. S. Policy Toward Vietnam Since 1945, OCMH

  1. Bản ghi nhớ gửi Bộ trưởng Quốc phòng từ Tham Mưu Trưởng Liên Quân , Phụ lục 2, 16 tháng 10 năm 1950 (S), xem thêm “Vai trò của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc xung đột tại Việt Nam”, OCMH Draft-64-7-1 (TS), trang 22-23, kết luận chung là bi quan của phái bộ cũng được trình bày trong Phụ lục 2 của Ủy ban Chính sách Đông Nam Á "Bản đúc kết những đề xuất cho Chính sách của Hoa Kỳ ở Đông Dương để NSC xem xét", 11 tháng 10 năm 1950 (TS).

  1. Dự thảo OCMH Ts 64-7-1, p. 23.

  1. Trong phần bình luận của họ trên tài liệu này, Ủy Ban Liên Bộ khuyến nghị tăng cường hạn chế này bằng cách bao gồm trong đó dự phòng "gia tăng những cuộc tấn công nội bộ cộng sản." Bản ghi nhớ gửi Bộ trưởng Quốc phòng từ Ủy Ban Liên Bộ, 18 Tháng mười 1950 (TS).

  1. Memorandum for the Secretary of Defense from the Joint Chiefs of Staff, Subject: Possible Future Action in Indochina, October 27, 1950 (TS).

  1. Report to the National Security Council by the Secretary of Defense on the Position of the United States with Respect to Indochina, December 21, 1950 (TS).

  1. Department of State Incoming Message from U.S. Minister Saigon 763, November 4, 1950 (TS).

  1. NSC Staff Study on Position of the United States with Respect to Indochina, December 28, 1950 (TS).

  1. Progress Report by the Under Secretary of State to the National Security Council on the Implementation of NSC 64, March 15, 1951 (TS).

  1. OCMH TS-64-7-1, pp. 36, 47-48. All numbers are taken to be approximations.

  1. Irving Heymont, et. al., Cost Analysis of Counterinsurgency Operations, RAC-TP-232, June 1967, Vol 1. P.10 (S).

  1. RAC-TP- 232, June 1967, Vol 1, p. 10 (S

  1. Cf, biên bản ghi nhớ chính thức từ ông Max Lehrer gửi Tướng Bonesteel ngày 21 tháng 4 năm 1954: "Đây là báo cáo [kèm theo] để làm cho nó rõ ràng rằng MAAG Hoa Kỳ có rất ít thông tin trong tay mà dựa vào đó họ có thể hoạt động. Báo cáo bằng văn bản thực sự đã không báo cáo đúng sự thực về sự thiếu sót thông tin. Nhân viên của chúng tôi thấy rằng tinh thần chiến đấu của MAAG ở Đông Dương là hầu như không có và MAAG bị giảm đến mức tương đối là bất lực. "

  1. Department of State Incoming Telegram from Paris 837, February 22, 1950 (S).

  1. NIE 63-54, Consequences Within Indochina of the Fall of Dien Bien Phu, April 30, 1954(s).

  1. Về kế hoạch Letourneau-Allard, Tướng Trapnell, trưởng MAAG, báo cáo, trong khi kế hoạch này là chậm và tốn kém, tiến hành các hành động khác chỉ là để chấp nhận sự bế tắc đó không chỉ là tốn kém, nhưng về lâu dài, có lợi cho Việt Minh và không đưa ra giải pháp "(Biên bản ghi nhớ từ Tướng Trapnell, tập tin OSD, March 31, 1953).

  1. Mặc dù Tướng O'Daniel, trong báo cáo của ông về 15 tháng 7 năm 1953 (TS) đánh bóng nhiệt tình vào kế hoạch Navarre kế nhiệm, được mô tả một cách rộng rãi và hấp dẫn bởi chính Tướng Navarre, nhưng đối với những người khác kế hoạch này rõ ràng là rộng lớn. "Không có bằng chứng cụ thể rằng các lực lượng Liên hiệp Pháp" sẽ có thể có hành động quyết định để giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh trong tương lai gần... "(Bình luận của Tuỳ viên Quân đội, Sài Gòn, ngày 24 Tháng 11 năm 1953 (S)

  1. Vì vậy, Tham Mưu Trưởng Liên Quân vào năm 1954: "Có hai khái niệm quân sự quốc phòng cơ bản cho khu vực Đông Nam Á: a) Tấn công tĩnh (kiểu Hàn Quốc), b) Tấn công vào các nguồn của sức mạnh quân sự của cộng sản được áp dụng ở Đông Nam Á (ví dụ như, Trung Quốc). "Thật thú vị khi trong các đánh giá này Tham Mưu Trưởng đã chọn chọn b), mặc dù “nhu cầu các lực lượng và viện trợ hậu cần... chưa được phát triển đầy đủ " Bản ghi nhớ cho Bộ trưởng Quốc phòng từ Tham Mưu Trưởng Liên Quân , Chủ đề:" Quốc phòng của khu vực Đông Nam Á trong sự kiện mất Đông Dương vào tay Cộng Sản ", ngày 21 tháng 5 năm 1954 (TS).

  1. Cf, các báo cáo của Tướng O'Daniel sau ba chuyến công tác của ông ở Đông Dương. Sau chuyến công tác thứ hai, O'Daniel báo cáo rằng "triển vọng chiến thắng xuất hiện ngày càng khuyến khích và tôi chân thành khuyên bạn nên tiếp tục và tăng cường viện trợ Hoa Kỳ." (Báo cáo tiến độ về tình hình quân sự ở Đông Dương ngày 19 Tháng 11 năm 1953 (TS)). Tiếp theo chuyến công tác thứ ba, Tướng Navarre đã cố gắng không thành công để ngăn, O'Daniel thậm chí còn lạc quan hơn trong phát biểu của mình, bao gồm cả những người đang ở Điện Biên Phủ, trong hoàn cảnh lúc đó. (Báo cáo Chuyến Công Tác Đặc Biệt của Hoa Kỳ vào Đông Dương, 05 Tháng 2 1954 (TS))

  1. Bộ trưởng Lục Quân Robert T. Stevens thấy cần thiết để viết, thậm chí theo những kinh nghiệm của cuộc chiến tranh Triều Tiên," Tôi đang ngày càng trở nên lo ngại về tần số các báo cáo của các cá nhân ảnh hưởng trong và ngoài chính phủ Hoa Kỳ là lực lượng Không và Hải Quân một mình có thể giải quyết vấn đề của chúng ta ở Đông Dương, và cũng như thế họ đã thiếu hiểu biết về việc đánh giá các yếu tố hậu cần ảnh hưởng đến hoạt động trong khu vực đó. "Bản ghi nhớ cho Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ đề:. Đông Dương, ngày 19 Tháng Năm 1954 (TS) Xem thêm Lưu ý 53.

  1. NSC 5405 tập tin của OSD.

---------- Hết phần IV-A-2, dịch xong ngày 29 tháng 09 năm 2012 ---------------------

Nguyễn Quốc Vĩ

Tổng số lượt xem trang