Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Bớt quyền của dân, tập trung quyền cho chủ tịch tỉnh

-Góp ý dự thảo sửa đổi luật Đất đai

SGTT.VN - Nhiều ý kiến tại hội thảo “Tham vấn cộng đồng về dự thảo luật Đất đai sửa đổi” do Oxfam (liên minh quốc tế Các tổ chức tìm giải pháp về bền vững cho nghèo đói và bất công) tổ chức tại Hà Nội hôm qua (11.10), đã bày tỏ nỗi lo dự thảo sửa đổi luật Đất đai sẽ không phù hợp với cuộc sống, không đáp ứng mong mỏi của đại đa số người dân.

Cơ hội tham nhũng

Hầu hết các chuyên gia, luật sư nhận xét: dự thảo luật chưa có thay đổi về chính sách lớn mà chỉ thay đổi chi tiết, sửa sang câu chữ, thậm chí thụt lùi. “Dự thảo luật chỉ đứng trên quyền lợi Nhà nước chứ không đứng về phía người dân. Quyền của Nhà nước được nhấn rất mạnh, như quy định quyền giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân được giao cho chủ tịch UBND cấp tỉnh thay vì UBND như trước đây”, ông Đặng Hùng Võ nói. Theo chuyên gia này, việc trao quyền từ tổ chức sang cá nhân chắc chắn sẽ khiến tham nhũng sẽ nhiều hơn.

“Thời điểm năm 1945 hay năm 1962, khi ấy Bác Hồ có văn bản quy định thu hồi đất của 5 – 10 hộ dân đã phải có ý kiến của Hội đồng Chính phủ, để xem các hộ dân được tái định cư thế nào, con cái được học hành ra sao. Bây giờ, chúng ta thu hồi của cả ngàn hộ dân mà quy định chỉ giao cho một “ông” (chủ tịch tỉnh), ông ấy lại giao cho doanh nghiệp đi thỏa thuận, song khi đó doanh nghiệp có thoả thuận đâu, hoặc có thoả thuận thì giá cho hộ này khác, hộ kia khác, cuối cùng khiếu kiện, kiện tụng tràn lan. Quốc hội cần nhìn thấu đáo vấn đề này”, bà Tạ Thị Minh Lý kiến nghị.

Bà Tạ Thị Minh Lý (chủ tịch hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo) nói thẳng: Dự thảo luật “đang tạo điều kiện cho chủ tịch tỉnh có cơ hội làm liều, tham nhũng”. Vì theo bà, từ chỗ dự thảo luật giao toàn bộ đất đai cho nhà nước, Nhà nước lại giao xuống cho UBND cấp tỉnh, song UBND lại giao cho chủ tịch… “có nghĩa là quyền hạn của Nhà nước cuối cùng lại vào tay một cá nhân, điều này cùng với quy định của luật Phòng chống tham nhũng là trưởng ban phòng chống tham nhũng cấp tỉnh vẫn là chủ tịch tỉnh… chẳng khác nào “tất cả tập trung một bàn tay”.

Hướng về phía phó chủ nhiệm uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, bà Lý hỏi: Không biết Quốc hội nhìn vấn đề này thế nào? Tiếp lời bà Lý, TS Nguyễn Quang A cho rằng điểm đổi mới nhất của dự thảo là giành quyền cho quan chức Nhà nước nhiều hơn và ông cho rằng, dự thảo luật không phù hợp với cuộc sống, với mong mỏi của đa số người dân. Điều này khiến ông tin rằng tham nhũng sẽ không giảm, kiện cáo về đất đai của người dân sẽ còn tiếp tục.

 Trước đó, TS Phạm Sỹ Liêm, phó chủ tịch tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng rất bức xúc khi nói: Các nhà soạn luật đã dành cho Nhà nước quá nhiều quyền.

Để không còn những vụ Văn Giang

Cũng như tại hội nghị lấy ý kiến các doanh nghiệp do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức hai ngày trước, tại hội thảo này, các quy định về thu hồi, định giá đất, bồi thường vẫn là những vấn đề tiếp tục nhận được nhiều kiến nghị sửa đổi. TS Nguyễn Đỗ Tuấn Anh, giám đốc trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp nêu quan điểm: Không cho phép thu hồi đất của dân vào mục đích kinh tế và phải sử dụng đúng khái niệm trong Hiến pháp là trưng mua, trưng dụng và phải thành lập cơ quan thẩm định giá độc lập, phân tích giá trị tăng thêm của đất sau khi đầu tư, có phương án tổng thể cho cả vùng chứ không tính riêng cho từng mảnh. “Trong trường hợp việc định giá, thoả thuận không đạt được thì cần sử dụng toà án trước khi thu hồi”, ông Tuấn Anh nói.

Đồng tình quan điểm này, ông Đặng Hùng Võ cho hay chỉ thu hồi với dự án vì mục đích công cộng, lợi ích quốc gia. “Chứ sao việc xây dựng trụ sở các bộ cũng thu hồi đất của dân, sau đó bộ chuyển đi thì bán trụ sở. Bản chất ở đây là cơ chế thương mại”, ông Võ minh hoạ. Đặc biệt, nhìn từ vụ việc Văn Giang, ông Võ kiến nghị phải thay đổi căn bản nguyên tắc bồi thường, theo đó, bỏ cơ chế Nhà nước bồi thường tiền một lần rồi bắt dân đi nơi khác, mà “nguyên tắc cao nhất là người dân phải được quyền thụ hưởng lợi ích từ dự án đầu tư”. Ông Võ khẳng định: “Nếu mỗi người dân Văn Giang có được 1/10 lượng đất khi bị thu hồi tại khu đô thị Ecopark thì có lẽ sự việc không phức tạp”.

Tiếp mạch câu chuyện Văn Giang, luật sư Trần Vũ Hải kiến nghị, đối với các dự án có thu hồi đất, nếu Nhà nước hoặc chủ đầu tư không chứng minh được dân đã từng được bàn bạc, thảo luận trước khi thực hiện dự án thì phải tạm ngừng dự án.

CHÍ HIẾU

- - Trắng đêm giữ đất, ngăn chủ đầu tư! (ĐT).  - Công trình “ngàn năm”: Đua nhau xuống cấp (NLĐ).  – “Bệnh” kỷ niệm (NLĐ).

- Trung Liệt (Hà Nội): Phường “bật đèn xanh” cho xây dựng trái phép (Thanh tra).

Tống dân vào viện tâm thần chỉ vì khiếu nại “dai như đỉa”(GDVN).-chuyện ở TQ

 

- Dân chín mươi triệu – Ai người lớn? (DLB).

-  Kinh tế Việt Nam dưới thời hai thủ tướng Phan Văn – Nguyễn Tấn (Bạch Huỳnh Duy Linh).

- Nguyễn Trung: Vụ Đoàn Văn Vươn nhắc nhủ lương tri cả nước không được ngủ (Quê Choa).  – Lại nhà Vươn!!! (Han Times). - Ban Kinh tế TƯ có dẫm chân lên Quốc hội? (Đào Tuấn). – Quy định mới về quyền hạn của Thanh tra Chính phủ (TTXVN).  - Bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm là cần thiết (SGGP).
- Quốc Hội Việt Nam đại diện cho ai? (DĐCN).

- Thưa Bộ trưởng, cháu không còn tiền đổ xăng (VNE).  – Thêm nhiều xe chết máy sau khi đổ xăng (KP).
- Choáng với lãnh đạo quận, bí thư thôn chơi siêu biệt thự (PN Today). - ‘Nghi án’ cán bộ chiếm đoạt trầm kỳ giá nhiều tỷ đồng (VNE).
- Công chức tài năng được ưu tiên mua nhà? (VNN).
- Đà Nẵng: Trưởng VP Công chứng Trung Việt bị tố lừa đảo hơn 10 tỉ đồng (CAND).
- Kỷ luật 17 cán bộ xã dùng bằng giả (CATP).
- Kháng nghị vụ án “thuê giang hồ xử cấp dưới” (TN).

Dân ném đá cảnh sát, ngăn khai thác 'cổ vật 500 năm'  (VnEx 13-10-12)

-Ngăn khai thác “cổ vật 500 năm”, cảnh sát bị ném đá

SGTT.VN - Cho rằng, tàu đắm chứa cổ vật ở thôn Châu Thuận Biển là "lộc biển", cả trăm ngư dân đổ ra ngăn cản lực lượng chức năng khảo sát vị trí tàu. Một số người dân còn ném đá, đập vỡ kính xe chuyên dụng, làm cảnh sát bị thương.

Ngư dân đổ xô ra bãi biển hò hét, cản trở cơ quan chức năng khảo sát, thăm dò 'kho cổ vật 500 năm' ở vùng biển Bình Châu sáng nay. Ảnh: vnexpress.net 

Sáng 13.10, trong lúc cơ quan chức năng khảo sát vị trí con tàu đắm chứa cổ vật, hàng chục ngư dân xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) bơi ra biển ném đá xua đuổi, làm bị thương cán bộ, chiến sĩ bảo vệ. TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi, người trực tiếp chỉ huy khảo sát tàu chứa cổ vật kể lại, trong khi các thợ lặn tập trung thổi, hút cát thăm dò con tàu cổ thì khoảng 60 ngư dân trong bờ bơi vào khu vực khoanh vùng cấm.

"Lúc đầu họ giả vờ tắm biển, sau đó họ tiến sát vào nơi con tàu cổ chứa cổ vật. Cảnh sát giao thông đường thủy đưa hai ca nô đến nhắc nhở, ngăn chặn thì bị họ ném đá tới tấp khiến hai chiến sĩ bị thương ở vùng đầu và tay", TS Khôi cho biết.

Tình hình mất an ninh khiến công việc khảo sát tàu chứa cổ vật phải tạm dừng. TS Khôi đề nghị các tàu nổ máy rời xa vị trí thăm dò để đảm bảo an toàn cho các thành viên trên tàu. Với hơn 30 năm từng tham gia khảo sát, khai quật khảo cổ, ông Khôi nói rằng chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng đau lòng như thế.

Ngư dân đập vỡ kính, móp cửa xe của lực lượng cảnh sát cơ động đậu trên bãi biển. Ảnh: vnexpress.net 

Ở trên bờ, hàng trăm ngư dân đổ xô ra bãi biển chật cứng hò hét, không cho các tàu tiếp tục làm nhiệm vụ thăm dò, khảo sát vị trí con tàu đắm. "Cổ vật của làng chài thì để cho ngư dân làm kiếm miếng cơm chứ Nhà nước không thể lấy đi được", một số ngư dân tuyên bố.

Sự việc căng thẳng khiến lực lượng cảnh sát cơ động bắt một ngư dân quá khích lên xe. Lập tức, hàng trăm người tập trung lại đập vỡ kính, rồi cùng nhau xô xe chuyên dụng của công an lật nghiêng để ngư dân bị bắt trốn thoát.

Công an tỉnh Quảng Ngãi đã huy động hàng trăm chiến sĩ cơ động có mặt tại vùng biển Bình Châu để vãn hồi trật tự. Đại tá Nguyễn Thanh Trang, Phó giám đốc công an tỉnh nhấn mạnh, căn cứ vào hình ảnh ghi lại được, cơ quan điều tra đang truy bắt những thanh niên quá khích chống đối người thi hành công vụ để xử lý theo quy định của pháp luật.

"Trước mắt, việc khảo sát, thăm dò tàu đắm chứa cổ vật ở vùng biển Bình Châu phải tạm dừng để ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Vụ chống đối người thi hành công vụ sáng nay có thể đưa ra khởi tố hình sự", đại tá Trang nói.

Hiện, công an Quảng Ngãi đã lập trại dã chiến, điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cùng với bộ đội biên phòng túc trực cả ngày lẫn đêm bảo vệ "kho cổ vật". Trong khi đó, hàng trăm ngư dân xã Bình Châu vẫn "khăng khăng" cho rằng, tàu đắm có chứa cổ vật ở thôn Châu Thuận Biển là "lộc biển" của làng chài nên họ có quyền lặn trục vớt.

Trước đó, chiều 8.10, tỉnh Quảng Ngãi ban hành quy định khu vực hạn chế hoạt động tạm thời nhằm đảm bảo việc thăm dò, khai quật, trục vớt khẩn cấp di sản văn hóa dưới nước (cổ vật quốc gia) tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển. Phạm vi hạn chế hoạt động tạm thời có bán kính 70 mét, các tàu Việt Nam và nước ngoài không được ra vào, trú đậu, nuôi trồng, thu mua, chế biến thủy sản... cho đến khi kết thúc thời gian khai quật cổ vật.

Cảnh sát cơ động có mặt tại vùng biển Bình Châu để vãn hồi trật tự. Ảnh: vnexpress.net 

- Dân ném đá cảnh sát, ngăn khai thác ‘cổ vật 500 năm’ (VNE).

-Trăm người gây rối tại nơi trục vớt cổ vật

Zing News
Cảnh sát bị thương, lật ngã và làm hư hại 2 xe ô tô… hàng chục đối tượng khác đã ào ra biển để lặn lấy cổ vật ở Quảng Ngãi. Cảnh sát bị thương, lật ngã và làm hư hại 2 xe ô tô… hàng chục đối tượng khác đã ào ra biển để lặn lấy cổ vật ở Quảng Ngãi.
Lộn xộn tại khu vực có tàu cổ bị đắm ở Quảng NgãiĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tiếp tục khảo sát, thăm dò cổ vật dưới biểnThanh Niên
Dân ném đá cảnh sát, ngăn khai thác ‘cổ vật 500 năm’VNExpress

- Náo loạn vùng biển vì cổ vật (TN).  - Tấn công cảnh sát để trục vớt cổ vật (TT).
- Giáo viên bị đánh gây thương tích (TN).
- Truy bắt 131 học viên trốn trại cai nghiện (TN).
- Di cư tự do – con đường dẫn đến đói nghèo (VTV).
- Cần xử lý dứt điểm phương tiện giả xe của thương binh (PLXH).
- Thuyền viên bị bỏ mặc ở nước ngoài liên tiếp kêu cứu (VNE).
- Phát hiện trong trứng gà có sán lá (VOV).
- Bi hài những cái tên sai chính tả (VNE).
- Nhà siêu mỏng, phòng ngủ đủ một người (TP).
- “Bỏ quên” người khuyết tật khi đầu tư công trình công cộng (Infonet).
- Khi cái ác lộng hành (NLĐ).  – Những phiên tòa kỳ lạ (ĐV).
- “Thất đức” nghề giả sư lừa thiên hạ (Kiến thức).
- Học làm dâu xứ Hàn (TTCT).
- Kiểm tra ôtô phát hiện xác hổ gần 100kg (Infonet).
- Náo loạn vì cả trăm cá sấu sổng chuồng (TT).  – Nhiều cá sấu sổng chuồng vẫn nhởn nhơ (TP). - Vụ hàng trăm cá sấu sổng chuồng: Thợ săn vào cuộc (DT). - Truy bắt cá sấu sổng chuồng (TN).
- Họ đã sống như thế Giải cứu cá heo (TT).
- Kéo nhau xem heo giống người (NLĐ).
- Chuyện tình xuyên châu lục của một võ sư (PLTP).
- Hơn 100 người quyết tự tử chờ ngày tận thế (Daily Mail/ Kiến thức).

- “Hiệp sĩ” không cưỡng đoạt tài sản (NLĐ).  – Các “hiệp sĩ” ăn cơm nhà lo chuyện đường phố (NĐT).

- Nhiều loại dịch bệnh đang quay trở lại (PLXH).  – Đồng Tháp: Bệnh tay – chân – miệng và sốt xuất huyết diễn biến phức tạp (SKĐS).  – “Từ mẫu” của người nghèo (NLĐ).

- Mẹ của kẻ bắt trẻ mầm non làm con tin nói gì? (DV).  - Khởi tố người dùng dao khống chế trẻ mầm non (TT).
- Nổ súng trấn áp tại lò mổ lậu (TN). 


 
Công chức tài năng được ưu tiên mua nhà? (VNN 13-10-12) -- Vợ những công chức phải ở nhà ổ chuột sẽ giải thích sao đây với gia đình, bạn bè?
Lữ hành chỉ trích 'thói hư' của du lịch Việt (VNN 13-10-12) Nguy cơ mất an toàn khi du lịch vịnh Hạ Long (CATP 13-10-12)
Những đại gia làng buôn tóc (ĐV 13-10-12)
Học làm dâu xứ Hàn (TT 13-10-12)
Kinh tế học nhập môn: 200 gái bán dâm ở Hà Nội sắp được thả về (VnEx 13-12-12) -- Điều gì sẽ xảy ra cho giá (price) và lượng (quantity) một khi tuyến cầu (supply curve) chuyển dịch về bên phải?
Muốn giáo dục toàn diện phải đầu tư xứng đáng (DNSG TVN 13-10-12) -- P/v của Nguyễn Thị Ngọc Hải.
Giáo dục đại học: không thể lấy ngắn nuôi dài (SGTT 13-10-12) -- Bài TS Nguyễn Xuân Xanh
Hoa hậu Quý bà Kim Hồng nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa (TTVH 13-10-12) -- Thế là chính thức rồi đấy nhé: Văn hoá Việt Nam là văn hoá hoa hậu!
Người Việt đổ tiền du học (NLĐ 13-10-12) -- Tôi dám đánh cá là hầu hết các nhà "lãnh đạo" giáo dục Việt Nam đều gởi con đi học ở nước ngoài.  Giáo dục Việt Nam sẽ khá hơn nếu bắt buộc con cháu các vị này học trong nước!)
Giáo trình sinh viên sư phạm xuất hiện thơ sexy (TVN 13-10-12)
“Để biết mình, hãy nhìn vào mắt người khác!” (Trò chuyện triết học Bùi Văn Nam Sơn/Nguyễn Thị Từ Huy) (VHNA 13-10-12)

Bi hài những cái tên sai chính tả (VnEx 13-10-12)
Mạc Ngôn giải tỏa 'mặc cảm Nobel' cho Trung Quốc (VTC 13-10-12) -- P/v Phạm Xuân Nguyên -- Mạc Ngôn nợ Việt Nam một lời xin lỗi (VHNA 13-10-12)
Đôi điều về một thế hệ cầm bút ở Tp HCM (CAND 11-10-12)
Cuộc đời nghiệt ngã của nghệ sĩ Saxophone hàng đầu Việt Nam (NĐT 13-10-12) -- Trần Mạnh Tuấn
Có nên lên án Mạc Ngôn vì ông ta im lặng không? Should we condemn Mo Yan for failing to speak out? (FP 12-10-12)
My hero: Mo Yan (Guardian 12-10-12) -- Bài viết rất  hay của Howard Goldblatt  (dịch giả của Mạc Ngôn ra tiếng Anh).  Nếu có thể, bạn nên tìm đọc mấy cuốn Goldblatt dịch để thấy "chất văn"
(không chỉ là câu  chuyện) của Mạc Ngôn.

- Báo chí châu Âu chỉ trích giải Nobel Hòa bình (PLTP).
- Đòi tự do cho Lưu Hiểu Ba, Mạc Ngôn được khen ngợi (RFI).  – Trần Mạnh Hảo: Mạc Ngôn: Viết cho Đảng tin, dân mến, địch yêu (Nguyễn Tường Thụy).  – Phỏng vấn Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên: Mạc Ngôn giải tỏa ‘mặc cảm Nobel’ cho Trung Quốc;   – Kiếm bộn tiền từ giải Nobel Văn học của Mạc Ngôn (VTC).  – Mạc Ngôn – “Báu vật của văn học Trung Quốc” (KTĐT).  – Ông Ngãi Vị Vị chế nhạo thái độ của Bắc Kinh đối với giải Nobel (RFA).
- LS khiếm thị Trần Quang Thành lo ngại người cháu sẽ bị xử nặng (RFA).  – Thêm một người bị bắt trong vụ Bạc Hy Lai (RFI).
- Người Tây Tạng tự thiêu phản đối sự cai trị của Trung Quốc (VOA).
- Gián điệp tin học Trung Quốc: Những mối quan hệ đáng ngờ (NLĐ). – Lo ngại Trung Quốc (NLĐ).
- Nạn đói ở Triều Tiên sẽ tồi tệ hơn thập niên 1990 (GDVN).  – Triều Tiên bác bỏ yêu cầu thả công dân Nhật Bản(TTXVN).  – Bộ phim hiếm hoi của Triều Tiên chiếu tại Hàn Quốc (TTXVN).  – Điện ảnh : vũ khí tuyên truyền của Bắc Triều Tiên (RFI).
-  Lãnh tụ Cu-ba Phi-đen Ca-xtrô vẫn khỏe mạnh(QĐND).  4 tuyển thủ bóng đá Cuba rời đoàn khi đến Canada tranh tài (VOA).
- Người dân Âu Châu nghĩ gì về giải Nobel Hòa Bình 2012?(RFA).  --Iran lập giải thưởng “cạnh tranh” với giải Nobel (Petrotimes).
- Pussy Riot tiếp tục đòi công lý (RFI).

Tổng số lượt xem trang