Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Báo chí tại Việt Nam bị các cơ quan nhà nước coi thường

-HÀ NỘI (NV) Báo chí tại Việt Nam bị các cơ quan nhà nước coi thường
 - Cũng là công cụ phục vụ chế độ, nhưng các báo đài tại Việt Nam làm trung gian chuyển đơn thư khiếu nại, phần lớn bị lờ đi. Quá lắm, chỉ được trả lời “chung chung”.

Một sạp báo trên lề đường ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân nhờ nhà náo chuyển đến các cơ quan nhà nước phần lớn đều bị lờ đi. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/GettyImages)




Đấy là thực tế được nêu ra trong một cuộc hội thảo có tựa đề “Mức độ phản hồi của cơ quan nhà nước đối với kiến nghị, phê bình của công dân trên báo chí” mới đây và được báo Đất Việt thuật lại hôm Thứ Hai 21/10/2013.

Cuộc hội thảo do Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Cộng Đồng (MEC – thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam) phối hợp với Tòa Đại Sứ Anh quốc tổ chức.

Theo tờ Đất Việt kể lại “Có đến 70% đến 75% số công văn hoặc phiếu chuyển đơn thư khiếu nại của báo chí gửi cho cơ quan nhà nước một đi không trở lại. Số được phản hồi cũng mang tính chung chung, tránh né”.

Trong cuộc hội thảo, kết quả cuộc khảo sát “268 nhà báo từ cấp tỉnh thành đến báo cấp Bộ Ngành, hoạt động tác nghiệp trên tất cả các lĩnh vực khắp cả nước cơ quan báo chí xác nhận sở dĩ điều này trở nên phổ biến vì Luật không quy định chế tài đơn vị vi phạm nhưng không phản hồi báo chí”, nguồn tin trên kể.

Hiện nay, theo điều 3 của Luật Báo Chí, chế độ Hà nội buộc các cơ quan công quyền phải trả lời “ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hoặc từ ngày báo chí đăng, phát, thì người đứng đầu tổ chức, người có chức vụ phải thông báo cho cơ quan báo chí biết kết quả hoặc biện pháp giải quyết”.

Luật là vậy nhưng các cơ quan công quyền của chế độ phần lớn lờ đi, coi như không có. Một nhà báo ở Sài Gòn tham dự cuộc hội thảo nói trên dẫn chứng một thí dụ có thật. Báo Dân Trí “đã nhiều lần làm công văn, phiếu chuyển, thúc đẩy và viết đến 30 bài về một vụ việc, nhưng cơ quan nhà nước được nói đến vẫn im lặng, không thèm trả lời. Mãi đến bài viết thứ 31, bí quá, họ mới trả lời nhưng nội dung cũng chung chung kiểu 'chúng tôi đang xem xét, hiện chưa có kết luận cuối cùng, khi nào có kết luận cuối cùng sẽ xử lý và phản hồi đến báo chí”.

Nhà báo nêu ra dẫn chứng vừa kể than : “Trả lời kiểu đó thì cũng bó tay.”

Báo Thanh Niên thỉnh thoảng vẫn thấy đăng danh sách hàng chục độc giả của báo này được nhà báo chuyển đơn thư nhưng không được các “cơ quan chức năng” trả lời trong hạn định 30 ngày, từ cơ quan Công an đến “Ủy ban nhân dân” tỉnh.

Cách đây không lâu, Bộ Công an CSVN ra văn thư còn cấm báo “tác nghiệp” nếu không được sự cho phép của các ông bà Công an cảnh sát. Văn thư này bị đả kích dữ dội là trái luật nên đã bị thu hồi.

Tại Việt Nam hiện nay có hơn 700 “cơ quan báo chí” với khoảng hơn 17,000 người được cấp thẻ nhà báo. Nhà báo cũng là viên chức của nhà cầm quyền hay một cơ quan nào đó của nhà cầm quyền, một thứ công chức cán bộ.

Tuy nhiên, hệ thống báo đài tại Việt Nam đều bắt buộc phải có một “cơ quan chủ quản” tức là một cơ quan của nhà nước, bất cứ lãnh vực nào đứng ra khai thác thông tin báo chí, thì mới được phép hoạt động.

Các báo đài đó thường xuyên nhận lệnh qua các cuộc họp “giao ban” từ “ở trên”. Vượt ra ngoài giới hạn cấm kỵ là mất chỗ câu cơm, hoặc tồi tệ hơn thì có thể tù tội. (TN)



Khi nhà báo thành... “báo hại”! (Petrotimes 21-10-13)- 75% công văn báo chí gửi cơ quan NN không trở lại (ĐV). - Thiếu chế tài, cơ quan Nhà nước “nhờn” báo chí! (Infonet).


- “Bảo đảm an sinh xã hội:” Những hạn chế của mô hình báo chí đảng (Jonathan London). “Ai cũng biết mực đích và chúc năng của báo Nhân Dân chính là để đầy mạnh đường lối của Đảng. Luôn luôn giả định đường lối hiện giờ là đúng, dù là thời kỳ Lê Duẩn hay thời kỳ hiện nay. Nhưng muốn có một Việt Nam tốt đẹp hơn, xã hội dân chủ, cởi mở và đồng thuận hơn phải thực bảo đảm những quyền xã hội, chính trị, dân sự. Phải xóa văn hóa chính trị một chiều. Phải bình thường hóa việc có tranh luận trên báo chí. Phải thực sự cởi mở về những vấn đề quan trọng mà đất nước đang phải đương đầu.”

- Đừng để báo chí lên tiếng, thanh tra vào cuộc mới xử lý (NĐT).



Quan hư tại ai?


-- ‘Lãnh đạo VN bị ý thức hệ kìm hãm’

Hạnh Nguyên

Bài của bạn đọc BBC Tiếng Việt

Cập nhật: 10:55 GMT – thứ sáu, 18 tháng 10, 2013



- Nụ cười công chức cần sự “hiểu ý bỏ… túi” của người dân? (PNT).- Gần 1.130 ý kiến cử tri gửi đến Quốc hội (VOV).

- Cử tri muốn Quốc hội làm rõ sai phạm của EVN (VnEco).





- Đặng Ngọc Thành: Thư gởi: LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC TÔI (CVHP).

- Chỉ còn biết lên tiếng kêu cứu với thế giới (RFA).


- Hồ sơ Dân oan Tuần 28 (DCCT).

- TIN KHẨN: Nhà cầm quyền CSVN tại Nghệ An định xử lén các giáo dân Mỹ Yên vào ngày kia 23/10/2013? (NVCL).

- TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ CHUYẾN ĐI THĂM 2 TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM (Bùi Hằng).

- Tin chính xác về phiên tòa xử Đinh Nhật Uy (DLB). - Kiến nghị của luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho Đinh Nhật Uy (FB Kim Liên Mẹ Uy Kha/DL).

- Ngày phụ nữ Việt Nam và quyền thực sự của phụ nữ (RFA). – Video: Người Dân chứng kiến việc Bắt mẹ con Nga Thuý lên tiếng.

- Ngày Phụ nữ VN ở Văn Giang (FB Chinh Phạm/Chính luận).

- Những thông tin cuối cùng về Lê Trí Tuệ (DLB).

- LS Trần Thanh Hiệp: Xây dựng một chế độ chính trị hậu-cộng-sản ở Việt Nam (DĐXHDS).

- HỊCH TIẾN SĨ – GỬI LÃNH ĐẠO, TRÍ THỨC VIỆT HÔM NAY (Ngô Minh).

- ‘Nên lấy nhà 30 Hoàng Diệu làm bảo tàng Đại tướng’ (VTC). - TP HCM sẽ có đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp (VNE).

- BẠN BIẾT GÌ VỀ GIA ĐÌNH TƯỚNG GIÁP (Ngô Minh). - Sách giáo khoa vắng bóng Tướng Giáp (BBC). - Đại biểu QH nói về việc “Tướng Giáp không có trong sách giáo khoa” (Infonet). - Sách giáo khoa vắng bóng Tướng Giáp (BBC). - Đại biểu QH nói về việc “Tướng Giáp không có trong sách giáo khoa”(Infonet).

Tại sao Bác Hồ không khen thơ Tố Hữu (VHNA 21-10-13)

Các trường đại học ngại thống kê số sinh viên thất nghiệp (ANTĐ 21-10-13)

Soạn sách giáo khoa Lịch sử phản... lịch sử! (Petrotimes 21-10-13) Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa - Kỳ 1: Sách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng! (TN 21-10-13)

Có thể đổi mới toàn diện nền giáo dục ‘phẳng’ của Việt Nam? (GD 21-10-13)

Cải cách giáo dục: Tận dụng ưu thế tư nhân hoá hay hợp tác công – tư (SGTT 21-10-13)

Vệ sinh trường học: Nỗi niềm của cả mẹ và con (TN 21-10-13) -- Nên cải cách cái này trước!

Cái giá của tư nhân hoá đại học: The Costs of University Privatisation (London Review of Books 24-10-13) -- Chuyện bên Anh, nhưng đọc để biết thế giới nghĩ về vấn đề này ra sao. (Stefan Collini có viết một cuốn sách về "trí thức" rất hay (Absent Minds: Intellectuals in Britain). Người nào hay phán trí thức phải thế này, thế nọ, nên đọc (ít nhất là) cuốn này rồi hãy phán!)


- JB Nguyễn Hữu Vinh: Hệ thống tuyên truyền và Tướng Giáp huyền thoại (RFA’s blog). “Những ai đã từng sống trong đất nước cộng sản, tiếp xúc với những thực tế hàng ngày trong đời sống người dân và những gì được mô tả trên mặt báo, trong các tài liệu tuyên truyền mới hiểu được thực chất của truyền thông cộng sản là gì. Và với thực tế đó, thì việc tạo ra huyền thoại về Hồ Chí Minh, và nay là Võ Nguyên Giáp chẳng có gì là khó khăn hay lạ lẫm“.

- KS Doãn Mạnh Dũng: “Án lệ tàu Binh Đinh River “: số phận con người và Hiến pháp! (Boxitvn).- Quốc hội VN bắt đầu kỳ họp quan trọng (BBC). - Quốc hội VN sắp thông qua Hiến pháp (BBC). - Hy vọng gì ở kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa 13? (RFA). - THÔI ĐÀNH… “CUỐN THEO CHIỀU GIÓ” (Bùi Văn Bồng).


- Phạm Chí Dũng: Quốc hội cuối 2013: “Sở hữu đất đai” có mảy may tiến hóa? (RFA). - - Quốc hội Việt Nam họp giữa lúc nền kinh tế tiếp tục trì trệ (TC Phía trước). – Tô Văn Trường: Ai ăn mặn? Ai khát nước? (DĐXHDS). – Tô Văn Trường: Nguy cơ “vỡ trận” tài chính.

- Tham nhũng và đề phòng chống tham nhũng (DLB). - cứ tưởng chỉ dộp sơn (Đinh Tấn Lực). -Phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng còn gặp khó (ĐBND).

-

- Những cái túi nước nổi giận (VietTuSaiGon/Blog RFA).

- Báo chí la làng cháy chợ, cứu trợ bợ bánh tráng… (VietTuSaiGon/Blog RFA).

- Vũ Duy Chu: “BOM BẨN” CỦA NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT VÀ TÀU CAO TỐC (Trần Mỹ Giống).

- PHÁP TRƯỜNG NGƯNG TIẾNG SÚNG: Giã từ nghề “xương máu” (NLĐ).


- Đại tướng Võ Nguyên Giáp xứng đáng đưa vào SGK lịch sử (TP). - “Công lao của Đại tướng cần được đưa vào sách giáo khoa” (ANTĐ). - ĐB Dương Trung Quốc nói về việc sách giáo khoa “bỏ quên” Đại tướng (GDVN).


- Khai mạc kỳ họp thứ 6, QH khóa 13: Xác định những việc cần làm để phát triển đất nước (TN). - Nên mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp (DV). - Nhìn nhận đúng vai trò của người có uy tín (DV). - Bổ nhiệm số lượng Thứ trưởng vượt trần ‘cho phép’ (NĐT). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Mục tiêu cao nhất là lợi ích quốc gia, dân tộc (PLTP). - QH nghe báo cáo về Hiến pháp, chống tham nhũng (PLTP).

Tổng số lượt xem trang