Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Dị đoan, lãnh đạo Tiền Giang xoay tượng Trần Hưng Ðạo

-Dị đoan, lãnh đạo Tiền Giang xoay tượng Trần Hưng Ðạo

-TIỀN GIANG (NV) - Ngại tượng Trần Hưng Ðạo ở thành phố Mỹ Tho đưa mông vào mặt mình, các lãnh đạo nhà cầm quyền tỉnh Tiền Giang ra lệnh xoay đi, xoay lại bức tượng đến 180 độ.
Vụ này làm xôn xao dư luận thành phố Mỹ Tho và dấy lên việc chê trách các quan chức lãnh đạo đảng CSVN mê tín hơn cả dân quèn mấy ngày qua.

Tượng Ðức Thánh Trần tại thành phố Mỹ Tho. (Hình: báo Thanh Niên)


Báo Thanh Niên cho biết, tượng Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo được xây dựng, tọa lạc tại một công viên sát bờ sông Tiền Giang từ trước năm 1975. Tượng Thánh trong thế đứng, gươm dắt hông, chỉ tay về hướng sông Tiền.

Năm 1975, khu vực này được giao cho một công ty tư nhân trông coi. Các lãnh đạo CSVN tỉnh Tiền Giang ra lệnh sửa một căn nhà lợp ngói đẹp nhất ở đó, gọi là “nhà chín nóc” thành trụ sở làm việc khang trang. Hai khẩu súng thần công đặt hai bên tượng Thánh bị dời đến Viện Bảo tàng tỉnh Tiền Giang.

Năm 1979, một cán bộ lãnh đạo nào đó bỗng phát giác ra rằng, để tượng Thánh đưa mông vào trụ sở làm việc của mình là không tốt. Vì vậy, tượng Thánh lập tức được xoay 180 độ, từ thế quay mặt ra sông Tiền, được sửa lại theo thế đưa mông ra sông, và nhìn thẳng vào khu trụ sở làm việc bề thế của Tỉnh ủy.

Báo Thanh Niên cho biết, mới đây, một số cán bộ hưu trí chỉ trích thế đứng của tượng Thánh, cho rằng như vậy là “không ổn.” Các ông nói rằng Ðức Thánh Trần đánh thắng trận Bạch Ðằng Giang, phải quay mặt ra sông để chỉ huy đoàn quân trên sông.

Có lẽ các quan chức lãnh đạo tỉnh Tiền Giang nghe xuôi tai nên lập tức chỉ thị thuộc cấp xoay tượng hướng trở lại gần như cũ: mặt nhìn ra sông.

Tuy nhiên, theo ông Ðoàn Văn Lập, giám đốc công ty Chương Dương, đơn vị được giao trách nhiệm “xoay tới, xoay lui” tượng Thánh, thú nhận rằng sẽ không xoay tượng đúng 180 độ.

Ông Lập nói rằng, tượng sẽ được xoay hướng “xéo xéo” nhìn ra sông để không đưa mông thẳng qua khu trụ sở khang trang, bề thế của cán bộ Tỉnh Ủy tỉnh Tiền Giang.


Ông này cũng nói thêm, chính ông là người đưa đề nghị xoay mặt tượng Thánh hướng ra sông “theo lịch sử.” (PL)

-Những trụ sở cơ quan Nhà nước như "lâu đài" ở VN(Phunutoday) - Có lẽ hiếm có quốc gia nào "chịu chơi" như Việt Nam khi trụ sở cơ quan nhà nước, ủy ban tỉnh, tòa án... nhiều địa phương xây nguy nga như cung điện, trong khi dân địa phương còn nghèo, trường học còn thiếu thốn, tồi tàn...
Những trụ sở cơ quan Nhà nước như
Trụ sở hành chính là nơi làm việc, tiếp dân nhưng có những nơi được xây dựng như "lâu đài", nguy nga tráng lệ.
Những trụ sở cơ quan Nhà nước như
Trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rộng khoảng 2ha, tại phường Phước Trung (thành phố Bà Rịa), có mức tổng đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, lấy từ ngân sách tỉnh. Cả trung tâm như một quần thể cung điện hoành tráng bên hồ.

Những trụ sở cơ quan Nhà nước như
Trụ sở của Bộ Tài chính trên phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Những trụ sở cơ quan Nhà nước như

Trụ sở Bộ Công an có 182.000 m2 sàn, bao gồm diện tích làm việc, hội trường, phòng họp, nhà khách, khu vực thể thao… được xây dựng kiên cố, có thể chống được động đất cấp 7, cấp 8.
Những trụ sở cơ quan Nhà nước như
UBND xã Tà Lèng, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Những trụ sở cơ quan Nhà nước như
UBND huyện Mê Linh, Hà Nội.


Những trụ sở cơ quan Nhà nước như

UBND huyện Mộc Châu, Sơn La.

Những trụ sở cơ quan Nhà nước như
UBND TP Hồ Chí Minh. Tòa nhà này sẽ được bảo tồn trong quá trình quy hoạch, nơi tập trung các cơ quan của UBND và các sở, ngành, trên tổng diện tích rộng hơn 18.000m2.


Những trụ sở cơ quan Nhà nước như

Trụ sở TAND tỉnh Bến Tre bề thế với khoảng sân rộng.
Những trụ sở cơ quan Nhà nước như

UBND tỉnh Lào Cai.
Những trụ sở cơ quan Nhà nước như

Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các sở ban ngành tỉnh Lai Châu.

Những trụ sở cơ quan Nhà nước như

Trụ sở TAND tối cao tại Đà Nẵng.

Những trụ sở cơ quan Nhà nước như

Trụ sở làm việc và hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang hoành tráng.

Những trụ sở cơ quan Nhà nước như





Những trụ sở cơ quan Nhà nước nguy nga như cung điện

Trong khi người dân còn nghèo, trường học, bệnh viện thiếu, nhiều cơ quan vẫn xây trụ sở nguy nga, hoành tráng như lâu đài, với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

 Trụ sở của Bộ Tài chính trên phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

 Trụ sở của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ở Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 Trụ sở của Bộ Ngoại giao ở quận Ba Đình, Hà Nội.
Trung tâm hành chính - chính trị tỉnh rộng khoảng 2ha, tại phường Phước Trung (thành phố Bà Rịa), hoạt động từ tháng 4/2012, có mức tổng đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, lấy từ ngân sách tỉnh.

 Cả trung tâm như một quần thể cung điện hoành tráng bên hồ.

 Tòa nhà UBND tỉnh Lâm Đồng như một cung điện nguy nga


Thế nhưng tòa nhà đấy dường như vẫn chưa đủ, nên tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng Trung tâm hành chính tỉnh trên diện tích 56.000m2 (trên diện tích đất 3,5ha) thuộc đường Trần Phú (thành phố Đà Lạt), tập trung toàn bộ sở - ngành tỉnh Lâm Đồng, dự kiến bàn giao quý I/2014. Tổng vốn đầu tư là 1.014 tỉ đồng.
 Khu hành chính tập trung và quảng trường lộng lẫy của tỉnh miền núi Lai Châu.

 Trụ sở Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp hoành tráng trên diện tích đất lên đến 15.000m2, kinh phí đầu tư xây dựng khoảng gần 60 tỉ đồng.

 Trụ sở UBND tỉnh Bến Tre.


 Mô hình trụ sở UBND tỉnh Nghệ An.

Có lẽ hiếm có quốc gia nào "chịu chơi" như Việt Nam khi trụ sở cơ quan nhà nước, ủy ban tỉnh, tòa án... nhiều địa phương xây nguy nga như cung điện, thậm chí có nơi nhà vệ sinh còn "dát vàng"..., trong khi dân địa phương còn nghèo, trường học thiếu, tồi tàn...



Minh Hiếu (Tổng hợp)

Đẳng cấp VN:Trụ sở tỉnh như lâu đài, nhà VS dát vàng

(Tin tức thời sự) - Có lẽ hiếm có quốc gia nào chịu chơi như Việt Nam khi trụ sở ủy ban tỉnh, tòa án... nhiều địa phương xây nguy nga như cung điện, nhà vệ sinh 'dát vàng'...
Trụ sở Tòa án tỉnh Bến Tre hình chữ U, nhìn từ mặt tiền vào. Để vào tới “tòa lâu đài” này, người dân phải đi bộ qua một khoảng sân rất rộng như sân bóng đá.
Trụ sở Tòa án tỉnh Bến Tre hình chữ U, nhìn từ mặt tiền vào. Để vào tới “tòa lâu đài” này, người dân phải đi bộ qua một khoảng sân rất rộng như sân bóng đá.
Theo bà Trịnh Thị Thanh Bình - chánh án TAND tỉnh Bến Tre, trụ sở tòa án tỉnh được xây dựng xong và đưa vào sử dụng năm 2011 với vốn đầu tư hơn 40 tỉ đồng. “Ban đầu xây xong thì thấy rộng, nhưng giờ bố trí xong thấy cũng đủ, đảm bảo làm việc ổn định thêm nhiều năm nữa” - bà Bình nói “khiêm tốn” về trụ sở “khủng” này.
Theo bà Trịnh Thị Thanh Bình - chánh án TAND tỉnh Bến Tre, trụ sở tòa án tỉnh được xây dựng xong và đưa vào sử dụng năm 2011 với vốn đầu tư hơn 40 tỉ đồng. “Ban đầu xây xong thì thấy rộng, nhưng giờ bố trí xong thấy cũng đủ, đảm bảo làm việc ổn định thêm nhiều năm nữa” - bà Bình nói “khiêm tốn” về trụ sở “khủng” này.
Trụ sở Tòa án Đồng Tháp có mô hình giống y trụ sở Tòa án tỉnh Bến Tre. Theo ông Thơ, chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp, xây dựng theo kiến trúc châu Âu như vậy mới đảm bảo sự uy nghiêm cần thiết của một cơ quan đặc thù là tòa án. Diện tích đất TAND Đồng Tháp lên đến 15.000m2, mặc dù chưa làm thủ tục quyết toán, nhưng kinh phí đầu tư xây dựng đã hơn 50 tỉ đồng.
Trụ sở Tòa án Đồng Tháp có mô hình giống y trụ sở Tòa án tỉnh Bến Tre. Theo ông Nguyễn Thành Thơ, chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp, xây dựng theo kiến trúc châu Âu như vậy mới đảm bảo sự uy nghiêm cần thiết của một cơ quan đặc thù là tòa án. Diện tích đất TAND Đồng Tháp lên đến 15.000m2, mặc dù chưa làm thủ tục quyết toán, nhưng kinh phí đầu tư xây dựng đã hơn 50 tỉ đồng.
Trụ sở Tòa án tỉnh Vĩnh Long cũng vừa xây xong, đưa vào sử dụng hồi đầu năm nay. Ông Nguyễn Văn Hòa, chánh án TAND tỉnh Vĩnh Long, cho biết vốn đầu tư dự toán ban đầu khoảng 44 tỉ đồng, nhưng sau khi quyết toán tăng lên hơn 60 tỉ đồng.
Trụ sở Tòa án tỉnh Vĩnh Long cũng vừa xây xong, đưa vào sử dụng hồi đầu năm nay. Ông Nguyễn Văn Hòa, chánh án TAND tỉnh Vĩnh Long, cho biết vốn đầu tư dự toán ban đầu khoảng 44 tỉ đồng, nhưng sau khi quyết toán tăng lên hơn 60 tỉ đồng.
Không chỉ có trụ sở tòa án "khủng", ở các tỉnh còn có trụ sở UBND như cung điện. Trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rộng khoảng 2ha, hoạt động từ tháng 4/2012, có mức tổng đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, lấy từ ngân sách tỉnh.
UBND tỉnh Sóc Trăng - tỉnh đứng đầu danh sách về hộ nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long với hơn 62.000 hộ. Gần 22.000 hộ cần được hỗ trợ xây nhà trong năm 2013.
UBND tỉnh Sóc Trăng - tỉnh đứng đầu danh sách về hộ nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 62.000 hộ. Gần 22.000 hộ cần được hỗ trợ xây nhà trong năm 2013.
Khu hành chính tập trung và quảng trường lộng lẫy của tỉnh miền núi Lai Châu.
Khu hành chính tập trung và quảng trường lộng lẫy của tỉnh miền núi Lai Châu.
Không chỉ xây dựng trụ sở nguy nga như cung điện, mộ số tỉnh miền Trung còn mạnh tay xây dựng nhà vệ sinh dát vàng. Tại Quảng Bình, UBND xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa chi 300 triệu đồng để xây dựng một khu nhà vệ sinh cho Trạm Y tế xã.
Không chỉ xây dựng trụ sở nguy nga như cung điện, một số tỉnh miền Trung còn mạnh tay xây dựng nhà vệ sinh 'dát vàng'. Tại Quảng Bình, UBND xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa chi 300 triệu đồng để xây dựng một khu nhà vệ sinh cho Trạm Y tế xã.
Trường THCS Long Hiệp ở huyện miền núi Minh Long của tỉnh Quảng Ngãi xây nhà vệ sinh 29m2 với giá 600 triệu đồng.
Trường THCS Long Hiệp ở huyện miền núi Minh Long của tỉnh Quảng Ngãi xây nhà vệ sinh 29m2 với giá 600 triệu đồng.
Quảng Ngãi, có 24 công trình nhà vệ sinh thuộc Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được triển khai với kinh phí xây dựng cao nhất là 749 triệu đồng, thấp nhất là 300 triệu đồng.
Quảng Ngãi, có 24 công trình nhà vệ sinh thuộc Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được triển khai với kinh phí xây dựng cao nhất là 749 triệu đồng, thấp nhất là 300 triệu đồng.
Trong lúc đó, nhiều học sinh miền núi điều kiện học tập, sinh hoạt thiếu thốn. Lớp học tạm bợ, dột nát, hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Trong lúc đó, nhiều học sinh miền núi điều kiện học tập, sinh hoạt thiếu thốn. Lớp học tạm bợ, dột nát, hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Lãng phí vào việc xây các trụ sở hoành tráng như thế, thiết nghĩ sao không dùng ngân sách vào việc vượt khó, vượt nghèo ở địa phương.
Lãng phí vào việc xây các trụ sở hoành tráng như thế, thiết nghĩ sao không dùng ngân sách vào việc vượt khó, vượt nghèo ở nhiều địa phương.
 Thùy Vân (Tổng hợp)

-Thành lập quận, dân đến, bảo vệ xua tay từ... cổngKỷ niệm 10 năm thành lập, quận Long Biên (Hà Nội) tổ chức lớn tại trụ sở; sau đó 14 phường làm riêng, thậm chí chè chén trong ngày làm việc. Người dân đến liên hệ công việc, bảo vệ xua tay từ cổng.
Quận Long Biên những ngày đầu tháng 11, băng rôn, cờ phướn, khẩu hiệu giăng rợp các lối đi. Theo các phường, quận có công văn chỉ đạo, hướng dẫn và cấp kinh phí cho mỗi phường 100 triệu đồng cho các hoạt động chào mừng. Bên cạnh đó, từ đầu năm, quận này còn cấp cho mỗi tổ dân phố 10 triệu đồng trong đề án xây dựng tổ dân phố văn hóa nhằm hướng tới ngày kỷ niệm. Quận Long Biên có 14 phường, với 320 tổ dân phố.




Ảnh minh họa.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm những năm trước quận không “đầu tư” nhiều về các tổ dân phố, nhưng năm nay, mỗi tổ được cấp 10 triệu đồng. Theo tìm hiểu của PV, có không ít tổ dân phố nhân dịp này cũng tổ chức “ăn theo” lễ kỷ niệm.

Tại phường Ngọc Thụy, sáng thứ tư 6.11, sau hội nghị chào mừng, phường tổ chức liên hoan ngay tại sân trụ sở UBND phường. Ông Lê Đăng Lễ, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy, cho biết, dự kiến ban đầu phường mời 330 đại biểu, nhưng sau đó tổ chức liên hoan 30 mâm.

Theo ông Lễ, chỉ đạo của quận Long Biên là tổ chức đồng loạt. Cả ngày hôm đó, gần như mọi người dân đến trụ sở UBND phường Ngọc Thụy đều gặp cảnh xua tay của bảo vệ từ cổng như PV Tiền Phong đóng vai đi xin dấu công chứng: “Nhìn đấy, người ta vừa liên hoan xong, phải nghỉ chứ làm sao. Nghỉ cả phường, nghỉ từ sáng cơ mà”. Trao đổi với PV, Phó Chủ tịch Lễ tiết lộ: “Anh em buổi sáng rượu chè với nhau, tới tận 4h chiều còn chưa dọn xong hậu trường”.

Về việc cấp kinh phí tới từng tổ dân phố, Chủ tịch UBND phường Long Biên Nguyễn Ngọc Phan, nói: “Mỗi phường khác nhau, tôi không nắm được cái đấy”.

Về công tác tiếp dân trong những ngày “lễ lạt”, bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm, nói: “Trước lễ kỷ niệm, quận đã có văn bản chỉ đạo các phường, ngoài những lí do bất khả kháng không tiếp dân, phải có thông báo rộng rãi trước 1 ngày”.

“Liên hoan ăn uống là rất lãng phí”

Ông Phạm Bạch Đằng, Chánh Văn phòng UBND quận Long Biên, nói: “Quận hỗ trợ 14 phường 1,4 tỷ đồng. Kinh phí này được trích từ nguồn vượt thu năm 2011 chuyển sang 2013. Còn kinh phí tổ chức kỷ niệm trên quận là theo dự toán đầu năm, đã được thành phố phê duyệt”. Tuy nhiên, khi được hỏi số tiền quận tổ chức lễ kỷ niệm là bao nhiêu, ông Đằng nói “không nắm được”.



Mâm cỗ được bày trong sân UBND phường Ngọc Thuỵ vào thời điểm đáng lẽ phải tiếp dân.
Về việc tổ chức kỷ niệm ở cấp phường, ông Đằng nói rằng, khi tổ chức kỷ niệm, vẫn phải đảm bảo công tác tiếp dân, ngay cả việc thông báo trước nghỉ tiếp dân cũng không được. Theo ông, việc tổ chức liên hoan ăn uống là rất lãng phí.

Cầm giấy giới thiệu vào gặp trực tiếp Chủ tịch UBND quận Long Biên Đỗ Mạnh Hải, vừa nghe qua nội dung, ông Hải bỗng dưng gay gắt: “Làm việc nội dung gì, văn bản gửi xuống đây, tôi sẽ chuyển cho văn phòng chứ không có thời gian tiếp. Nghe dân nói thì biết bao nhiêu cho vừa. Giấy giới thiệu cũng không được. 10 năm thành lập quận, bọn tôi tổ chức xong rồi”.

-Giật mình kiểu "trấn yểm" kì quái trước trụ sở huyện nghèo(PetroTimes) - Một trong những lãng phí lớn nhất của đầu tư công chính là việc xây dựng trụ sở cơ quan công quyền hoành tráng. Không chỉ có trụ sở to, nguy nga như lâu đài bị chỉ trích - mới đây, độc giả còn gửi cho PetroTimes hình ảnh trụ sở cơ quan công quyền được “trấn yểm” kiểu chẳng giống ai.

Đó là hình ảnh của trụ sở UBND - HĐND huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh – một trong những địa phương nghèo nhất cả nước.

Khối đá được dựng lên án ngữ trụ sở huyện Nghi Xuân.
Theo lý giải của nhiều người dân, cách đây vài năm, đây là cổng chính đi vào khu trụ sở làm việc của UBND-HĐND huyện, tuy nhiên, sau biến cố nào đó, các quan chức huyện đã cho bít cánh cổng chính này lại. Cổng cũ lập tức được dựng lên một ngọn núi đá, kiểu “trấn yểm”, phong thủy.
Khối núi đá án ngữ trước trụ sở UBND và HĐND huyện Nghi Xuân trông hết sức phản cảm. Chắc chắn người dân cũng sẽ không mấy thiện cảm với trụ sở cơ quan công quyền kiểu âm u, xa cách này.
Nghe nói, đá để xây nên ngọn núi trấn yểm này được mang về từ tỉnh Ninh Bình, cách xa hơn 200km.
Trong khi đó, huyện Nghi Xuân là một trong những địa phương nghèo nhất Hà Tĩnh, còn nhiều trường học xuống cấp, nhiều trạm y tế tồi tàn và các dịch vụ an sinh xã hội cho người dân chưa được đảm bảo.
Trong kỳ họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đã khá bức xúc khi nói đến việc nhiều địa phương lãng phí tiền của vào xây các trụ sở không phù hợp với nhu cầu thực tế.
Trụ sở to không hay bằng việc những con người ngồi bên trong trụ sở ấy làm việc, phục vụ nhân dân thật chất lượng. Thật khó hiểu cho kiểu xây trụ sở “trấn yểm” kiểu này!
Văn Đan


November 24, 2013 By Alan Phan

Mỗi tuần tôi đều nhận vài Email hỏi sao bác không viết bài về kinh tế Việt Nam? Nhiều lý do; nhưng các trợ lý của tôi lại lưu ý là các bài viết về kinh tế của tôi thực ra cũng không nhiều người đọc. Những bài của khách khá nổi danh như anh Phạm Đỗ Chí, Phạm Chí Dũng…đăng trên GNA cũng cùng chung số phận hẩm hiu. Có lẽ các Emails là từ những dư luận viên hướng dẫn chúng tôi ra khỏi các bài về lịch sử và văn hoá xã hội thường liên quan chút đỉnh đến chính trị gây khó chịu cho các quan lãnh đạo?
Dù thế nào, cách đây 2 năm, tôi đã cảm nhận là hệ thống kinh tế của Việt Nam đã biến thái thành một sân chơi hoàn toàn do các chính trị gia điều khiển theo mục tiêu chính trị của họ. Mặc cho những lời nói bầy tỏ quyết tâm này chương trình nọ trong kế hoạch 5 năm, 10 năm, 50 năm… không một kinh tế gia nào sống tại Việt Nam thực sự tin vào những chiêu PR hay các khẩu hiệu này. Sau 80 năm, chỉ còn những thế hệ trẻ vừa tập tễnh ra đời là còn chút hy vọng.
Kinh tế Việt Nam đã trở thành một nơi chốn mà mọi thành phần có quyền có lợi tranh giành xâu xé, mang những miếng mồi ngon nhất về cho gia đình và phe nhóm mình. Một chế độ tư bản hoang dã, với nhiều cách phá luật, để kiếm tiền nhiều nhất và nhanh nhất. 5% dân số đang kềm kẹp và thuyết phục đa số còn lại nhận những mẩu cơm vụn, canh thừa…để an phận (sinh ra đã đòi …làm chủ?).
Vả lại, điều này cũng không gì xa lạ. Cách đây 150 năm, Mỹ đã xây dụng nền kinh tế vĩ đại của mình trên những thủ thuật tương tự, dù kín đáo hơn. Gần đây, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Phi Luật Tân…đều có những trải nghiệm đau thương của tư bản hoang dã. Họ may mắn là nền kinh tế toàn cầu lúc đó chưa liên thông rộng rãi nên họ thoát khỏi vũng bùn mà không có nhiều cạnh tranh. Hiện nay, Việt nam sẽ vất vả hơn nhiều và chu kỳ trì trệ chắc chăn sẽ kéo dài thành thập niên nếu không canh tân theo môi trường mới.
Đó cũng là lý do chính khiến tôi không nói chuyện về kinh tế Việt Nam nữa. Chúng ta không có chính sách hay kế hoạch kinh tế nghiêm túc để thi hành. Chúng ta có một cơ chế hành chánh đã bén rễ sâu từ 80 năm qua, và những nhóm đặc quyền sẽ không cho ai đụng tới. mặc cho mọi kêu gào về tái cấu trúc hay đổi mới, những người biết chuyện đều quay lưng cười đểu. Chúng ta có một kỹ năng ngoại giao rất giỏi, nên chúng ta ca bài con cá rất phù hợp với những gì người Mỹ, người Nhật, người Hàn…hay người Tàu , người Nga muốn nghe (cũng không nên tự hào lắm về việc này, họ chỉ gật đầu khi quyền lợi của họ được tôn trọng). Chúng ta tuyên huấn dậy dỗ bọn dân đen, nhưng phần lớn thời gian và đầu óc chúng ta còn loay hoay với đơn đặt hàng của mẹ đĩ, của xếp lớn, của đối tác, của con cháu…
Tuy nhiên, với các bạn BCA muốn phân tích sâu rộng hơn về nền kinh tế này, tôi xin nhắc các bạn về vài điều căn bản:
1.      Số liệu thống kê
Hơn 3 thập niên nay, phân tích định lượng (quantitative analysis) của kinh tế vĩ mô càng ngày càng chiếm ưu thế tuyệt đối so với định tính (qualitative). Các số liệu thống kê và dữ kiện chính xác là yếu tố đầu tiên và cuối cùng. Điều này cũng không tránh được những “xoa bóp” cố tình của chính trị gia để trục lợi cho chánh sách và quyền lực. Tuy nhiên, trong một thể chế minh bạch với sự soi mói của ngàn góc nhìn từ chuyên gia đến báo giới, mọi lạm dụng đều bị giới hạn.
Trong những quốc gia mà quyền tự do ngôn luận bị kiểm soát chặt chẽ, mọi sử dụng số liệu là một trò hài kịch cỡm. Trừ khi vì miếng cơm manh áo, khi các chuyên gia khoác cho dự đoán và phân tích của mình cái áo khoa học dựa trên các số liệu sản xuất từ bệnh thành tích, họ đã tự lừa dối bản thân và bao nhiêu người dân khác?
2.      Quán tính (inertia) là một lực đẩy bền bỉ
Ngược với thái độ tô hồng vô trách nhiệm ở trên là những đánh giá vô cùng tiêu cực của nhiều chuyên gia khi họ nhận ra những hiểm nguy và rủi ro lớn của bất cứ nền kinh tế nào. Danh từ “vỡ trận”, “sụp đổ”,  suy thoái “trăm năm” …được sử dụng bừa bãi. Một thí dụ điển hình là xứ Zimbabwe của ông Mugabe. Mặc cho lạm phát cả trăm ngàn phần trăm mỗi năm, dân tình phải bỏ chạy khỏi xứ hàng loạt, cuộc khủng hoảng làm thế giới há hốc miệng cũng chấm dứt sau 6 năm. Đến nay, dù không khá gì hơn các nước láng giềng, Zimbabwe và ông Mugabe (đắc cử từ 1980) vẫn tồn tại và nhe răng cười rất tươi trước các ống kính phóng viên (hay ngủ say sưa trong một cuộc họp thượng đỉnh các quốc gia Phi mấy ngày trước).
Những thí dụ về các quốc gia khác như Bắc Triều Tiên, Hy Lạp, Argentina..tràn đầy trong lịch sử kinh tế thế giới.
3.      Mọi nền kinh tế đều có những mảng tối sáng khác nhau và luôn thay đổi
Không một nền kinh tế nào giống nhau. Ngoài kích cỡ, đặc thù cạnh tranh, cơ hội và rủi ro, các nền kinh tế quốc gia lại còn luôn biến dạng theo tình thế hay theo lãnh tụ. Phi Luật Tân đang trì trệ vì các Tổng Thống từ Ramos đến Arroyo đã để quán tính và các phe nhóm lợi ích lôi cuốn. Đến 2010, khi vị Tổng Thống trẻ Aquino nắm quyền, ông đã quyết tâm theo đuổi một chính sách cải cách và hiện đại, tạo nhiều thành quả ngoạn mục trong mấy năm vừa qua.
Quay lại với Việt nam, trong khi các doanh nghiệp tư nhân vất vưởng vì nhiều thế yếu cạnh tranh, lồng trong một nền kinh tế vĩ mô giáo điều và nặng nề, khu vực FDI hiện đang phát triển tốt với những đặc lợi ban phát vô cùng béo bở. Các nhà đầu tư FDI rất nhậy bén với cơ hội và thêm vào đó, thị trường tương lai của 90 triệu dân số trẻ trung luôn tạo hấp dẫn. Sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI sẽ là đầu tàu chính cho những phát triển sắp đến.
4.      Ba gánh nặng ngàn cân
Tuy nhiên con rồng kinh tế Việt Nam sẽ không cất cánh được, ngay cả khi gia nhập TPP (dự trù vào cuối 2014); vì trọng lực nặng nề của 3 yếu tố: doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu ngân hàng và ngân sách chánh phủ. Ngày nào mà toàn dân còn phải khiêng đỡ các hành lý này, thì ngày đó kinh tế Việt Nam chỉ nên bàn về mô hình “sống sót” (survival).
Khi các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế vẫn kiên định về định hướng lạ lùng và ngược đời của Việt Nam, thì hệ quả là ngay cả 120 năm sau, chúng ta cũng không bắt kịp Singapore. Các thế hệ trẻ sau này sẽ tiếp tục đi đào vàng giũa sa mạc hay biển cả.
Nhưng trên hết, tôi vẫn muốn chia sẻ một nguyên lý mà tôi hay lập đi lập lại: kinh tế cá nhân vẫn quan trọng hơn vĩ mô. Một doanh nghiệp đầy đủ kỹ năng và có một kế hoạch chi tiết bài bản về mô hình kinh doanh, cùng một quyết tâm và kiên nhẫn cao độ, vẫn sẽ tìm cho mình một chỗ đứng xứng đáng dưới ánh mặt trời.
Alan Phan



Trộm đột nhập, 'khoắng' va ly gần 1 tỷ dưới gầm giường
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Trộm đột nhập, 'khoắng' va ly gần 1 tỷ dưới gầm giường. Tỉnh giấc, gia chủ ta hỏa khi phát hiện valy chứa đầy tiền, vàng được giấu dưới giường ngủ đã “không cánh mà bay".
Sáng 24/11, Công an TP. Buôn Ma Thuột đã xuống hiện trường, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường vụ mất trộm để phục vụ công tác điều tra, phá án.
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ trộm (Ảnh: Vietnamnet)
Theo nạn nhân Đinh Thị Thoa (trú tổ dân phố 5, phường Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), tối 23/11 chị ngủ ở tầng dưới, còn chồng và con ngủ ở tầng trên. Mờ sáng ngày 24/11, chị dậy tìm chiếc điện thoại để đầu giường nhưng không thấy đâu, nghĩ mình để quên trên tầng 2 nên chị đi lên tìm.
Lên đến nơi, chị thấy đồ đạc trong nhà bị lục lọi, quần áo bị vứt tung xuống nền nhà. Chiếc máy tính xách tay để trên bàn không thấy đâu.
Hoảng hốt, chị đánh thức chồng con dậy, kiểm tra phòng ngủ thì tá hóa khi phát hiện chiếc valy kỹ thuật số đựng 730 triệu đồng tiền mặt, 2 cây vàng, 1 lắc tay 5 chỉ vàng, 1 mặt phật bằng vàng 2 chỉ, 2 nhẫn vàng (mỗi nhẫn 1 chỉ), 3 thẻ ATM và nhiều giấy tờ quan trọng khác mà 2 vợ chồng giấu dưới giường ngủ đã “không cánh mà bay”.
Ngoài ra, 1 chiếc laptop và 2 chiếc điện thoại di động cũng bị trộm cuỗm mất. Chị Thoa cho biết, toàn bộ số tiền, vàng trên chị mới thu gom từ khách hàng về, cất trong valy để đầu tuần trả ngân hàng, nhưng nào ngờ...
Kiểm tra xung quanh nhà, gia chủ phát hiện cửa chính ra vào vẫn khóa kín, tuy nhiên cửa sổ trên lầu bị mở toang. Phía chân tường có một khúc gỗ vuông dài khoảng 1,2m bắc vào tường.
Bước đầu, cơ quan công an xác định đây là vụ trộm cắp, và kẻ trộm đã đột nhập bằng cách leo tường lên tầng 2, lẻn vào nhà thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, sau đó thoát thân bằng con đường cũ./. ...



-Chợ... phân giữa Thủ đô

Zing News

Nằm giữa Thủ đô, có một phiên chợ họp khá sớm, nhưng khá tấp nập và nhộn nhịp. Tại phiên chợ, người bán kẻ mua đều phải đeo khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ lao động, đi ủng, găng rất cẩn thận, bởi thứ hàng hóa được bán duy nhất ở chợ là… phân.

Giữa Hà thành, kỳ lạ chợ... phân

--Ai đã loại 49 bút lục ra ngoài hồ sơ "kỳ án nghi oan"?

--Thái Bình: Chủ nợ bỏ trốn, người dân kéo đến UBND huyện kêu cứu

50% GIA ĐÌNH NÔNG DÂN VIỆT NAM PHẢI VAY NẶNG LÃI

Người Việt đầu độc nhau bằng… đặc sản, ung thư 150.000 người/năm baodatviet.vn

- 90.000 tỷ đồng mỗi năm để giảm nghèo

-Vi phạm về an toàn thực phẩm phạt đến 200 triệu đồng

Đắk Lắk: Mất đất vì xã cấp nhầm cho người khác

Tổng số lượt xem trang