Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Nguyễn Tấn Dũng - KỲ VỌNG VÀ THẤT VỌNG

-The Rise and Survival of Nguyen Tan Dung: A New Era in Vietnamese Politics 
- 
Nguyen_Tan_Dung_709By Jonathan London | 9 Jan, 2014 | SCIS
Vietnam retains a one-party political system in which basic freedoms are systematically curtailed. And yet politics in the country have suddenly become fluid, animated by the intensifying and unprecedentedly open competition that has emerged within and around the Communist Party of Vietnam. Vietnam, it seems, has entered a qualitatively new stage in its political development, one in which the country’s politics are more transparent, uncertain, and interesting than that to which we have long been accustomed.

Some of the most striking manifestations of these developments are found at the commanding heights of the party. Here, the twisting political fortune and enigmatic personae of Prime Minister Nguyen Tan Dung provides a particularly interesting illustration of Vietnam’s changing political scene.
The prime minister’s unfolding career is at once fascinating and consequential. Appointed to his post with considerable fanfare and a reform billing, Dung’s tenure has been defined largely by his seemingly weak stewardship of the economy. Even as Dung himself is but one player in an economy beset with institutional weaknesses.
Vietnam’s recent economic slowdown, though owing in part to the global recession and corresponding dips in foreign direct investment, has had much more to do with the country’s institutional deficits. These include unhealthy doses of patronage, a dire lack of transparency, and self-interested political fragmentation. Vietnam’s longstanding leadership vacuum has not helped matters. And Dung’s leadership in economic affairs could certainly be questioned. On his watch, Vietnam’s economy has been buffeted by a spate of multi-billion dollar scandals involving state enterprises and threatened by an accumulating mountain of bad debt.
At critical junctures, the prime minister has expressed contrition for his alleged shortcomings. Yet his faults must be viewed within a broader perspective. For all his shortcomings, Dung acts within the institutional constraints of the party, one whose power and pathologies pervade the economy itself.
Critics of Dung, including advocates of real political reform operating within and outside the party and government, have highlighted the prime minister’s ties to ill-gotten wealth. They have emphasized his allegedly self-serving political ties to police and military agencies. And they have bemoaned his apparent failures with respect to such critical issues as human rights and constitutional reforms. Staying ahead in party politics, these critics and skeptics assume, is what matters to Dung, rather than real reforms. Indeed, there has been speculation in some quarters that the prime minister is intent on positioning himself to assume the post of president when his term as prime minister expires in 2016, a post that Vietnam’s revised constitution has invested with greater powers, combining leadership of the party, state, and in some respects the military along the lines of the current Chinese model.
Even within the party, Dung remains controversial, as is reflected in a number of testing moments. Dung’s reappointment as prime minister in 2011 was hard-fought given his underwhelming performance so that his reappointment was at times in real doubt. At the close of 2012, the prime minister was nearly pushed from power by his own Politburo comrades only to be “saved” in spectacular fashion by dissension within the ranks of the Central Committee, which invited the entire Politburo to reflect on its collective shortcomings.
Finally, last spring, when the party-controlled National Assembly held confidence votes on the performance of ministers and officials, it was Dung who garnered the most disparate pattern of favorable and unfavorable ratings.  All of these trials might be expected to have severely weakened Dung’s stature. Yet the opposite seems to have occurred, particularly in the recent past.
Over the past several months, Dung has reasserted himself as Vietnam’s most formidable and intellectually spirited leader, and he has done so both on the international and domestic fronts. At last June’s Shangri-La Dialogue in Singapore, Dung gave what was perhaps the most effective speech in Vietnamese diplomatic history, communicating in exceedingly clear terms Vietnam’s perspectives on regional security and on the need for regional powers to act responsibly.
More important still have been Dung’s victories in recent party and government elite personnel decisions. Here Dung has not only survived Politburo power plays, but he has pulled maneuvers of his own by blocking the appointment of rivals’ favorites while at the same time installing a number of “rising stars” widely seen as his allies. Take, for example, the former education minister, deputy prime minister, and politburo member Nguyen Thien Nhan’s recent reassignment to head the Vietnam Fatherland Front, an umbrella organization of mass organizations. Initial speculation that the reposting amounted to a demotion for Nhan has swiftly given way to the sense that Dung had masterfully maneuvered Nhan to clear the path for bringing additional allies into the Politburo and government with an eye on the next party congress in 2016.
What are we to make of Dung? While he has spoken clearly of the need for reforms, his time in government has not seen meaningful reforms materialize. And does this even matter? Is Vietnam’s political system simply too fragmented and patrimonial for any single political leader to make a critical leadership difference? Given its location, ample supplies of low-wage labor, and people’s astonishing work ethic, Vietnam remains full of potential. Yet the country continues to be dragged down by largely self-inflicted wounds. Vietnam’s party and state have ample supplies of bright and talented people. Still the state machinery lacks the leadership necessary to overcome its own feudalistic paralysis.
Is Dung the man to change this? Don’t count him out. In recent days, pessimism regarding Dung’s promise has faded in dramatic fashion largely owing to the prime minister’s 2014 New Year’s message. In it, Dung delivered a powerful, substantive, and persuasive case for the need for reforms. His speech was unprecedented in its intellectual force and clarity. Among other things, it called for greater democracy, accountability, and transparency, as well as the need for a more competent, disciplined, and market-regarding state.
In his speech, Dung made repeated references to Ho Chi Minh — mandatory in Vietnamese politics. Clearly, however, it is Dung’s energetic reform message and commensurate actions that Vietnam most needs. In Vietnam’s politics, the collective demands of intra-party consensus have long trumped individual initiative and in this way have tended to discourage and suffocate reform-minded leaders. More recently, interest group politics has produced a debilitating political stalemate. In this context, the survival and ascendance of Dung provides a most intriguing development.
Dr. Jonathan D. London is a professor at the City University of Hong Kong where he is Core Member of the Southeast Asia Research Centre and Programme Leader for the Master of Science in Development Studies. London is editor of Politics in Contemporary Viet Nam (Palgrave 2014) and numerous scholarly articles and book chapters.
-



Nguyễn Tấn Dũng là ai?



Ông là ai? Đang làm gì đấy? Nếu đước, hãy cho ta biết. Cảm ơn trước nhé!
Việt Nam vẫn còn là một chính thể độc đảng, độc đoán, trong đó các quyền tự do căn bản chưa được thừa nhận. Tuy nhiên, nền chính trị  của Việt Nam đã thay đổi rõ nét trong một thời gian tương đối ngắn. Do đó chẳng có tranh cãi khi nhận xét Việt Nam hiện nay cho thấy một nền chính trị mới, đầy sinh khí, xuất phát từ những tranh luận xã hội nổi lên trong và ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một cách cởi mở hơn bất kỳ lúc nào khác trong lịch sử tám thập kỷ qua của Đảng.
Có thể thấy một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của các diễn biến này ở cuộc đua tranh diễn ra tại những đỉnh cao chỉ huy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và đặc biệt là ở con đường hoạn lộ rối rắm và nhân cách bí ẩn của đương kim Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Sự nghiệp của Thủ tướng – như trên bề nổi, đập vào mắt người ta – là rất hấp dẫn và quan trọng. Ông được chỉ định vào vị trí thủ tướng với một sự phô trương và một chương trình hành động cải cách tương đối ồn ào, nhưng phần lớn nhiệm kỳ của ông chỉ được đánh dấu bởi khả năng điều hành kinh tế có vẻ kém cỏi.
Suy thoái kinh tế gần đây ở Việt Nam, mặc dù có một phần xuất phát từ suy thoái toàn cầu và sụt giảm tương tứng về đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng liên quan chủ yếu đến những khiếm khuyết về thể chế của đất nước và khoảng trống lãnh đạo lâu dài của nó. Cho mãi tới gần đây, năng lực lãnh đạo của ông Dũng trong các vấn đề kinh tế chắc chắn vẫn bị người ta đặt dấu hỏi nghi vấn. Bởi vì dưới sự lãnh đạo của ông, kinh tế Việt Nam nghiêng ngả vì vô số những vụ bê bối hàng tỉ đô la liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, và bị đe dọa bởi núi nợ xấu ngày càng cao thêm.
Vào những thời điểm có tính quyết định, Thủ tướng đã thể hiện sự hối hận vì những yếu kém của mình. Tuy nhiên lỗi lầm của ông cần được xem xét từ một khía cạnh khác. Thủ tướng Dũng không điều hành đất nước trong chân không, mà là giữa những cản lực về thể chế do Đảng Cộng sản gây ra – một đảng mà quyền lực của nó bao trùm lên bản thân nền kinh tế. Hơn thế nữa, rất nhiều lời phê phán nhằm vào đường lối của Dũng đều là xuất từ các đối thủ khác nhau trong nội bộ đảng.
Những ý kiến phê phán hay hoài nghi về Dũng, cũng như những quan điểm cổ súy cho cải cách chính trị thực sự, đều cho thấy rõ nét mối liên hệ giữa Thủ tướng với số gia sản bị cho là có được nhờ những cách phi pháp. Các ý kiến, quan điểm đó làm nổi bật mối liên hệ chính trị của Dũng với Bộ Công an hùng mạnh. Và chúng cho thấy thất bại có lẽ đã rõ ràng của Dũng trong việc giải quyết những vấn đề mấu chốt như nhân quyền và sửa đổi hiến pháp. Các ý kiến đó cho rằng đối với Dũng thì điều quan trọng nhất là đảng chứ không phải cải cách thực sự. Cũng có nhiều người còn lập luận rằng ý định của Thủ tướng là làm sao để mình giành được cương vị Chủ tịch nước (khi hết nhiệm kỳ vào năm 2016), một cái ghế mà bản hiến pháp sửa đổi của Việt Nam giành cho nhiều quyền lực, trùng hợp với mô hình hiện nay của Trung Quốc.
Ngay cả trong Đảng Cộng sản, Dũng cũng là nhân vật gây tranh cãi. Điều này được phản ánh tại một số khoảnh khắc có tính thử thách. Dũng đã phải chiến đấu chật vật mới giành lại được ghế thủ tướng, và sự kiện đó làm rất nhiều người ngạc nhiên. Mặc dù mới vào cuối năm 2012, ông còn gần như bị các đồng chí của chính mình trong Bộ Chính trị tống khỏi vị trí quyền lực, và chỉ được “cứu” nhờ những ý kiến phản đối từ bên trong hàng ngũ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Mùa xuân năm trước, khi Quốc hội của Đảng tổ chức lấy hiếu tín nhiệm về khả năng điều hành của Thủ tướng và các quan chức, cũng chính là Dũng thu được số phiếu ủng hộ và phản đối đa dạng nhất. Tất cả những điều này đều có thể được kỳ vọng là sẽ làm vị thế của Dũng yếu đi một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, cho đến nay điều ngược lại dường như đã xảy ra.
Trong vài tháng qua, Nguyễn Tấn Dũng đã lại tái khẳng định mình là vị lãnh đạo kinh khủng nhất và có tinh thần trí thức nhất. Và ông đã thể hiện như thế trên cả mặt trận đối ngoại lẫn đối nội. Tại hội nghị thượng đỉnh “Shangri-La” ở Singapore, Dũng đã có bài diễn văn có thể khẳng định là hiệu quả nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, truyền đạt một cách cực kỳ rõ ràng viễn kiến của Việt Nam về an ninh khu vực và sự cần thiết đối với các siêu cường khu vực, là phải cư xử một cách có trách nhiệm.
Quan trọng hơn nữa là những thắng lợi của Dũng trong Bộ Chính trị và trong các quyết định về nhân sự của chính phủ. Dũng không chỉ trụ vững qua các màn đấu đá quyền lực của Bộ Chính trị, mà còn có những quyết định riêng và kiểm soát được; không chỉ việc bầu những cá nhân được các đối thủ của ông ủng hộ, mà còn “cài cắm” được một loạt những “ngôi sao đang lên”, vốn được coi như đồng minh của ông.
Đơn cử một ví dụ, lập luận rằng việc chỉ định cựu Bộ trưởng Giáo dục và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vào vị trí chủ tịch Mặt trận Tổ quốc – giống như một sự giáng chức – đã nhanh chóng đưa đến cảm giác rằng Dũng đã sử dụng, một cách rất thiện nghệ, việc sắp đặt ghế cho Nhân và các thủ đoạn khác để dọn đường cho các đồng minh của mình lọt vào Bộ Chính trị cũng như các vị trí quyền lực khác trong chính phủ.
Chúng ta có thể rút ra điều gì về Nguyễn Tấn Dũng? Ông là ai? Là cái gì? Thật khó biết. Mặc dù ông ta đã phát biểu rất rõ ràng về sự cần thiết phải cải cách, nhưng nhiệm kỳ của ông đã không chứng kiến việc hiện thực hóa những cuộc cải cách thật sự có ý nghĩa. Có lẽ hệ thống chính trị của Việt Nam chỉ đơn giản là quá nhiều phe phái và quá “con ông cháu cha” và tha(thức là patrimonial) cho một cá nhân lãnh đạo nào có thể tạo ra được khác biệt đáng kể.
Với vị trí địa lý, nguồn cung khổng lồ về lao động giá rẻ, và một dân tộc có tinh thần lao động đáng ngạc nhiên, Việt Nam vẫn còn tràn đầy tiềm năng. Tuy nhiên, đất nước này vẫn tiếp tục trì trệ vì những vết thương chủ yếu do chính họ tự gây ra. Cái Việt Nam thiếu là năng lực lãnh đạo cần thiết để vượt qua những ‘bệnh’ phong kiến. Nguyễn Tấn Dũng có phải người làm được việc đó không?
Trong mấy ngày qua, chính Nguyễn Tấn Dũng đã tự đặt câu hỏi này khi tuyên bố nhu cầu phải cải cách, với một bài diễn văn mạnh mẽ nhất, cởi mở nhất và thẳng thắn nhất. Bài diễn văn của ông là chưa từng có tiền lệ, nói về độ rõ ràng và tính tri thức của nó.  Làm cho nhiều người bất ngờ.
Ngoài tất cả những cái đó ra, bài diễn văn còn kêu gọi mở rộng dân chủ, trách nhiệm giải trình, minh bạch, cũng như sự cần thiết phải có một nhà nước có năng lực, có kỷ luật và tôn trọng thị trường hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên, diễn văn của Dũng được điểm xuyết thêm đôi lời nhắc đến Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, rõ ràng là thông điệp cải cách đầy mạnh mẽ của Dũng và hành động xứng đáng với nó, là cái Việt Nam cần nhất.
Trong chính trị Việt Nam, tập thể gần như luôn luôn sùng bái cá nhân và có xu hướng không khuyến khích, hoặc bóp nghẹt các sáng kiến cải cách. Trong bối cảnh này, sự tồn tại và thăng tiến của Nguyễn Tấn Dũng là một tín hiệu phát triển gây tò mò nhất. Làm cho dân Việt Nam hởi, Ông là ai?
Jonathan D. London  là một giáo sư ở Đại học Thành thị Hồng Kông, thành viên chủ chốt của  Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Giám đốc Chương trình thạc sĩ ngành Nghiên cứu Phát triển. Ông London là chủ biên tác phẩm “Chính trị ở Việt Nam ngày nay” (Palgrave 2014) và nhiều các bài báo, chương sách học thuật khác.
Bài này nguyên được viết bằng tiếng Anh cho (Trung tâm chiến lược và quốc tế học, Hoa Kỳ. (Center for Strategic and International Studies, Washington)


- “Thông điệp” đầu năm (DLB).



Nguyễn Tấn Dũng - Kỳ vọng và thất vọng (blog Bùi văn Bồng 21-1-13) -- Trong loạt bài "tứ trụ"* MINH DIỆN
                 BVB - Ngày 16-5-2006 trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 11, Thủ tướng Phan Văn Khải từ nhiệm trước một năm, nhường ghế cho Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kế nhiệm mình. Hơn một tháng sau, ngày 27-6-2006, ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành tân Thủ tướng, sau 2 nhiệm kỳ liền làm Phó Thủ tướng Thường trực, phụ trách khối Tài chính - Ngân hàng và một số khu vực kinh tế Nhà nước khá quan trọng. Đó là cuộc chuyền giao quyền lực cơ quan hành pháp giữa nhiệm kỳ đầu tiên ở Việt Nam, mà hình ảnh ấn tượng nhất là cái bắt tay hình thức giữa một ông già thấp bé, cổ  nghểnh, từng luống cuống làm rơi tờ giấy cẩm nang khi gặp Tổng thống Hoa Kỳ Geerge Bush ngày 21-6-2005, với một người trẻ tuổi, cao to, có nét phong độ.
Một năm sau, ngày 25-7-2007, Thủ tướng  Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử, với số phiếu gần như tuyệt đối (96,96%). Đến thời điểm đó Nguyễn Tấn Dũng  là một Thủ tướng trẻ nhất Việt Nam.
                   Ông sinh ngày 17-11-1949, nhằm ngày 27 tháng 9 năm Kỷ Sửu, cung Càn, cầm tinh Con Trâu, mạng tích lịch Hỏa, thường là tuổi của những người lãnh đạo bẩm sinh, có đặc tính thể hiện cái tôi mạnh mẽ, không chịu nhường nhịn ai, không cho ai cản đường, độc đoán chuyên quyền, bảo thủ cố chấp, không nghe lời khuyên chân thành mà dễ xiêu lòng vì  nịnh nọt, tình tình dễ nổi nóng, nên có khi  tự phá hỏng  hình ảnh của mình.

         Với một khuôn mặt đầy đặn, thường là tươi tắn,  trang phục chỉn chu, nói năng lưu loát, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị lép khi đứng bên cạnh Thủ tướng các nước trong khu vực, thậm chí  với  các nguyên thủ quốc gia phương Tây. Ông  có phong thái ngoại giao được coi là chững chạc, không luống cuống như người tiền nhiệm, cũng chưa có những câu nói hớ  làm trò cười cho thiên hạ như “nhà hùng biện” Nguyễn Minh Triết...
                   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạo cho mọi người thấy một gương mặt lãnh đạo trẻ, năng động, và tự tin hơn.
                   Trong buổi lễ nhậm chức, Thủ tướng đã khẳng định sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, nâng cao đời sống các tầng lớp nhân dân, điều hành một chính phủ trong sạch, thực thi dân chủ, công bằng, nếp sống văn minh. Ông bày tỏ quyết tâm phòng chống tham nhũng, một vấn đề tồn đọng và phát sinh rất ma quái, bức xúc nhất, nan giải nhất mà người tiền nhiệm bó tay, và ông đặt cược sinh mạng chính trị của mình vào trận tuyến nóng bỏng này: “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay!” (Phát biểu trong lễ nhận chức Thủ tướng  chính phủ 27-5-2007).
                 Về tự do dân chủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội: “Cần sớm có Luật biểu tình để nhân dân thực hiện quyền được ghi trong Hiến pháp” (Phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011). Ông  khằng  định dân chủ là nền tảng của một xã hội công bằng văn minh. Ông nói: "Phải  phát  huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, xây dựng xã hội đồng thuận, cởi mở ” (Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Dương Thị Bạch Mai 24-11-2010) .
                   Đối với chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố dõng dạc trước Quốc hội: “Chúng ta đã làm chủ ít nhất là từ thế kỷ 17 hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các quần đảo phía Đông,  năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn. Chính phủ Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc này và đề nghị Liên hiệp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc đó, cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng của Trung Quốc. Lập trường nhất quán của chúng ta là, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định vấn đề này” (Phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011).
                 Với những 'cú' phát ngôn và những động thái đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nổi bật như một ngôi sao sáng.
                   Nhiều người, trong đó có tôi,  đặt kỳ vọng ở ông.
               Thực tế thời kỳ đầu đắc cử, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xứng đáng với kỳ vọng ấy.
                  Nhà  phân tích chiến lược phát triển kinh tế Mỹ, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quan hệ thương mại Hoa Kỳ - ASEAN, Ernest Bower, nhận xét: “Trong 200 ngày đầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tạo cho mọi người thấy một khuôn mặt lãnh đạo trẻ năng động, quyết đoán, hành động kiên quyết hơn. Ông được giao nhiều quyền hành hơn và ông tin tưởng vào những quyết định của chính sách mà ông đưa ra. Ông đã làm cho thế giới có một cái nhìn khác về Việt Nam!”.
                 Đúng như vậy! Bằng nỗ lực của mình, Thủ tướng đã kêu gọi được nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam, đưa vốn đầu tư nước ngoài cao nhất kể từ trước tới nay, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp, và cả đầu tư chứng khoán. Những dự án quy mô vài trăm triệu đô la xuất hiện trên mặt báo, tạo ra không khí cạnh tranh sôi động, Việt Nam vượt lên 8 bậc về môi trường hấp dẫn đầu tư.
               Về phòng chống tham nhũng, ông đã  cố gắng  minh bạch  hệ thống hành chính, bớt đi sự mập mờ trong mối quan hệ xin cho, giao quyền cho chủ động cho địa phương và cấp dưới. Việc tiến hành điều tra, đưa ra xét xử vụ PMU 18, là  quyết tâm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bởi, ai cũng biết  “nhóm lợi ích” ấy  có  ô che rất lớn là Tổng bí thư  Nông  Đức  Mạnh. Kế đó Thủ tướng không ngần ngại xử lý vụ “ Đề án tin học hóa hành chính nhà nước 112” ,  một Phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ đã phải vào tù.
                 Về ngoại giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cải thiện đáng kể uy tín và hinh ảnh đổi mới của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế. Ông phá vỡ khối băng dày 60 năm giữa Việt Nam và Vatican, một quốc gia nhỏ bé nhưng đầy quyền lực, là linh hồn của hơn một tỷ tín đồ thiên chúa giáo, trong đó Việt Nam có 6 triệu, là một trung gian quyền lực thế giới, bằng việc tiếp kiến Đức giáo hoàng Benedicto XVI  ở  Vatican.
                  Sự kiện Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, việc tổ chức thành công Hội nghị APEC 14, và việc Việt Nam trở  thành “Thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc” đánh dấu những mốc son  hội nhập và nâng cao uy tín của Việt Nam  trong đó có công lao của Thủ tướng.
                  Tháng 5-2007, Tạp chí World Business bình chọn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là 1 trong 20 nhân vật cải cách ở châu Á.
                 Trong  hội nghị “ Diễn đàn kinh tế thế giới” nhóm họp tại Davos, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nằm trong nhóm lãnh đạo hạng A.
                 Đó là những điểm dễ tạo ra kỳ vọng không thể phủ nhận.
              Nhưng hình như có một quy luật, càng nóng nhanh càng mau nguội, người ta vẫn nói "bạo phát bạo tàn", ngôi  sao càng chói sáng càng dễ mờ, bởi nguồn năng lượng cạn kiệt, không biết giữ gìn, điều tiết. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với  nhiều  bứt phá, muốn rút ngắn công  việc một nhiệm kỳ 5 năm xuống 4 năm, nhưng có lẽ do “giục tốc bất đạt” ông bị va vấp quá nhiều trong giai đoạn tiếp theo.     
                  Cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu như một cơn sóng thần cuốn phăng cả những nền kinh tế hùng mạnh nhất. Việt Nam đã có quá trình hội nhập, nên cũng bị ảnh hưởng. Nhưng cùng hoàn cảnh, thậm chí hội nhập sâu hơn, tình hình chính trị và xã hội, cũng như môi trường khí hậu bất lợi hơn, nhưng các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, đã ứng phó thích hợp, nên đáy suy thoái nông và vượt thoát nhanh hơn.
                Trái lại cái vũng xoáy suy thoái Việt Nam dường như không đáy, và không biết đến bao giờ mới vượt lên được?
               Có nhiều nguyên nhân, nhưng sai lầm về  hoạch định  đường lối và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, quản lý tài chính, tiền tệ, buông lỏng chống tham nhũng  là những nguyên nhân chính. Và sai lầm này thuộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
                Ông là Trưởng ban hoạch định kinh tế của Ban chấp hành trung ương đảng, Trưởng Ban phòng-chống tham nhũng.  Ông đã đề nghị ghi vào văn bản báo cáo trước Đại hội X: “Thúc đẩy việc hình thành Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty Nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính, có nhiều chủ sở hữu, trong đó chủ sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối” .
                Hệ lụy của nền kinh tế vĩ mô bắt nguồn từ quan điểm này.
               Thực ra nó không mới, mà đã nhen nhúm từ những năm đầu thập kỷ 90, khi Đỗ Mười làm Tổng bí thư, và ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng. Đỗ Mười sau khi thăm Hàn Quốc, đã nảy ra ý tường “Một nền kinh tế phát triển phải có những quả đấm thép!”.  Để thực hiện ý tưởng Đỗ Mười, một nửa số Ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ đó, đã khăn gói sang Hán Quốc “tầm sư hoc đạo”, và cảm thấy choáng ngợp bởi mô hình Chaebok. 
                     Ông Võ Văn Kiệt cũng tán thành, nhưng khá thận trọng, nên chỉ ban hành hành hai quyết định 90, 91, thành lập thí điểm tập đoàn kinh tế mạnh. Năm 1997,  Phan Văn Khải thay ông Võ Văn Kiệt, nhút nhát hơn, nên 9 năm sau mới cho ra đời được 3 tập đoàn là: Tập đoàn công nghiệp than - Khoáng 26-12-2005, Tập đoàn bưu chính viễn thông 09-01-2006, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin 15-05-2006. Ông Phan Văn Khải đã ký quyết định cho Vinashin vay 700 triệu đô la với kỳ vọng ngành đóng tàu Việt Namngoi lên hàng đầu thế giới.
                    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  với tư duy bứt phá, đẩy nhanh tốc độ  phát triển tập đoàn  mạnh. Nhậm chức ngày 27-6, hai tháng sau, ngày 29-8-2006 ông ký quyết định thành lập Tập đoàn dầu khí; ngày 3-10, Tập đoàn cao su và, đến năm 2011 đã có 13 “quả đấm thép” đã ào ào ra đời.
                    Các tập đoàn với chức năng đa ngành nghề, nên mạng lưới tỏa rộng khắp mọi nơi, lại có quyền liên doanh liên kết, quyền độc lập hoạch định chiến lược phát triển và cấu trúc kinh tế nên không ai kiểm soát được. Hai ngành mà các tập đoàn hăng hái đầu tư nhất là bất động sản và ngân hàng. Các trụ sở ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, HTX tín dụng mọc lên như nấm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chất đầy các ngăn tủ mỗi tập đoàn.
                   Trụ sở các tập đoàn hoành tráng mọc lên như ganh đua với tòa nhà chọc trời  Petroland của Tập đoàn dầu khí, những ông chủ tập đoàn vừa khoác áo quan chức, đầy quyền uy, lại vửa khoác áo doanh nhân tha hồ buông thả, dưới một người, trên muôn người, xài tiền xả láng.
                   Một tập đoàn ra đời vốn  tự có nhiều lắm là trăm tỷ đồng, chủ yếu là nhà cửa  đất đai của nhà nước, nên hầu như 100 % vốn hoạt động vay ngân hàng, dưới sự bảo trợ của chính phủ. Trên thế giới không có bất kỳ một tổ chức kinh tế nào được ưu ái như những tập đoàn kinh tế Việt Nam, được mệnh danh là vai trò chủ đạo nền kinh tế của đất nước, được nhà nước bao bọc từ A đến Z, như những đứa con cưng được nha mẹ chăm bẵm! Hầu như toàn bộ ngân sách dành cho phát triển kinh tế, cả nguồn vốn  ODA,  đều ném vào các  tập đoàn, ngân sách cạn thì đi chính phủ bảo lãnh cho vay nước ngoài. Xin lấy ví dụ một tập đoàn điển hình là Vinashin.
                     Ngay khi thành lập, Vinashin đã sược vay 700 triệu đô la. Sau 4 năm hoạt động tập đoàn này vay thêm 80.000 tỷ nữa. Không biết họ làm ăn ra sao, nhưng khi nghe Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Thanh Bình kêu than không được phát hành tín phiếu, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng sửng cồ lên: “Ai không cho các anh làm tín phiếu?” . Và sau đó 10.000 tỳ đồng tín phiếu chính phủ được bơm thẳng vào cái tàu không đáy Vinashin.
               Ngày đó tôi được biết có người đã thẳng thắn can gián Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ông tin Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng hơn.
                    Trước kia chính phủ có một bộ phận tư vấn kinh tế, đứng đầu là tiến sỹ  Lê Đăng Doanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẹp bỏ, thay các chuyên gia kinh tế bằng những chuyên gia luật pháp như Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, hình như đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong những quyết định về kinh tế và những quyết định mất lòng dân về tự do dân chủ?         
                     Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức, ông có trong tay 23 tỷ đô la vốn dự trữ, đó là số tiền không nhỏ, tích cóp được qua nhiều năm từ thuế của dân và tài nguyên của đất nước. Khi  nền kinh tế lâm vào tình trạng thiểu phát, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tung ra một gói kích cầu 143.000 tỷ đồng tương đương 8 tỷ đô la. Nhưng nguồn tiền khổng lồ ấy chảy không đúng các mục tiêu, nên không có khu vực kinh tế nào được khởi sắc. Nó chỉ có ít tác dụng vào cuối năm 2009, rồi bị hụt hẫng ngay khi bước sang năm 2010. 
                 Tiền dự trữ quốc gia bung ra làm bội chi ngân sách tăng vọt, và tình trạng bất ổn xuất hiện ngay từ khi nền kinh tế nhìn bề ngoài có vẻ còn hưng vượng.
                  Trước năm 2006 tổng đầu tư nhà nước lớn nhất không vượt quá 36 % GDP, năm 2007 tăng vọt lên 44% và 2008 lên 47%. Vốn đầu tư tăng vọt kéo theo tăng trường tín dụng, năm 2006: 21,4%, 2007: 38,7% và đó là lực đẩy con tàu lạm phát tăng tốc .
                    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn hãm phanh con tàu lạm phát bằng biện pháp nâng dự trữ bắt buộc của ngân hàng và thắt chặt chi tiêu, nhưng hình như đó chưa phải là một liều thuốc đúng, hơn nữa do sức mạnh quyền lực bị hạn chế, bị các nhóm lợi ích chi phối, nên không có tác dụng, tỷ lệ lạm phát  từ  9,9 %  năm 2008 leo lên 12,3 % năm 2009, rồi 16,2% năm 2010,  17,5%  năm 2011 và 18,2%  mấy tháng  đầu năm 2012.
                    Lợi dụng đục nước béo cò, nhóm lợi ích tài chính ra tay đục khoét ngân hàng, bẻ gãy xương sống của nền kinh tế! Tiền từ ngân hàng nhà nước tuồn cho ngân ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng này chuyền tiền qua ngân hàng kia, tạo ra cái “đèn cù ngân hàng” loanh quanh “kinh doanh tiền tệ”, ăn lãi suất chênh lệch. Đồng tiền không được ưu tiên dành cho sản xuất kinh doanh, cho tái sản xuất mở rộng, mà lượn lờ trong mớ bung xung kinh doanh tiền tệ, đồng tiền không đâu lại trở thành hàng hóa, chính tiền đẻ ra tiền cho các nhóm lợi ích vơ vét, moi rỗng quốc khố. Lãi suất huy động hạ cực thấp bóp chẹt dân, lãi suất cho vay lại tùy sự thỏa thuận. Doanh nghiệp và người dân vay tiền ngân hàng rất khó, lắm thủ tục nhiêu khê, nhưng bọn cò đất, đại gia kinh doanh bất động sản vay lại dễ ợt và được bỏ qua những nguyên tắc mộ cách dễ dàng. Những gói kích cầu hàng chục ngàn tỉ đống tiếp theo trở thành miếng mồi béo bở cho các nhóm lợi ích. Những Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá chưa phải là trùm của băng nhóm tội phạm này, và Thống đốc Nguyễn Văn Bình không phải vô can khi để cho các băng nhóm thâu tóm ngân hàng!
                 Ngày 25-5-2012, Thủ tướng ban hành Nghị định 24, là cú đòn quyết định hạn chế lạm phát, ổn định thị trường vàng nói riêng, giá cả nói chung, nhưng đó lại là một cú sốc gây phản ứng trái chiều.
                   Bức tranh kinh tế Việt Nam tôi đã mô tả trong bài viết trước, nay chỉ xin ghi lại tấm biểu đồ tăng trường kinh tế Việt Nam, tôi nghĩ đây cũng là “tấm biểu đồ sụt giảm  uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”:  Năm 2002: 7,08%; 2003: 7,34 %; 2004: 7,79 %; 2005: 8,44 %; 2006: 8,38 %; 2007: 8,23 %; 2008: 6,31 %; 2009: 5,32 %; 2010: 6,78 %; 2011: 5%  và năm 2012 chỉ còn 5,03 %.


"Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ,
tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn
của người đứng đầu Chính phủ và xin
thành thật nhận lỗi trước QH, trước toàn Đảng, toàn dân
 về tất cả những yếu kém, khuyết điểm
của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành" ...
              Nhưng sa sút về kinh tế, chưa hẳn đã là nguyên nhân chính làm mọi người thất vọng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sự thất vọng lớn hơn vế ông là những quyết định, lời nói và việc làm của ông không  nhất quán. Hầu như việc gì, ở đâu ông vẫn cố gắng nói hay, nói cho lọt tai người khác, diễn đạt khúc chiết, hẹn ngon hứa ngọt, nêu quyết tâm cao, việc gì cũng “quyết liệt”, nhưng nhiều vấn đề sau khi “quyết” là bị “liệt” luôn. Nói hay, làm dở, nói mạnh nhưng không làm là đặc điểm nổi bật của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được dư luận đúc kết.
                 Ông nói phát huy quyền làm chủ rộng rãi, nhưng ông lại ký chỉ thị 37: “Kiên quyết không để tư nhân hóa dưới mọi hình thức, không để bất kỳ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí phục vụ lợi ích riêng”. Ông nói báo chí là kênh thông tin quan trọng, cần khuyến khích các loại hình thông tin, nhưng ông lại cho ra Văn bản 7169 cấm đoán cán bộ nhân viên Nhà nước đọc mạng Internet. Ông lên án Trung Quốc chiếm biển đảo Việt Nam nhưng ngay sau đó lại đồng tình cho chính quyến thành phố Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh đàn áp và vu cáo người biểu tình là gây rối ! Ông nói như đinh đóng cột là không chống được tham nhũng sẽ từ chức ngay, nhưng khi thất bại, thì không nói lại một lời với dân cho phải đạo, cho có trước có sau! 
               Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng quá dễ dãi trong ban phát chức tước quyền hành cho ba người con của mình. Nhẽ ra với cương vị một người đứng đầu chính phủ ông phải biết tự kiềm chế cái tiểu tiết để giữ cái đại cục, như Khổng Tử nói: “Đừng đừng để con dê béo che mất trái núi!”.
               Người ta đã nói đi nói lại lời trần tình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp Quốc hội, tôi cho đó là lúc ông nói thật nhất, bởi nếu không, ông sẽ có một cách nói khác.
                Tuy nhiên từ đó tôi nghĩ, nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rộng lượng với dân, với người khác, như  rộng lượng với bản thân, với vợ con, anh em nội ngoại của mình thì dù ông có là X, là Y, Z gì đi nữa, ông vẫn dành được tình cảm của nhiều người. Đáng tiếc việc hành xử của ông trong vụ án tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, và mới đây nhất, cho công bố bản kết luận của Thanh tra chính phủ về sai phạm đất đai của thành phố Đà Nẵng, gây nhiều phản cảm. Hình như điều này ứng vào tính cách của người tuổi Kỷ Sửu, mà tôi đã trình bày ở trên: “Không nghe lời khuyên chân thành lại dễ xiêu lòng bởi lời nịnh nọt, và dễ nổi nóng nên có khi phá hỏng hình ảnh của mình”! Hai nhiệm kỳ Đại hội IX và X Đảng đã gần như khoán trắng, giao quá nhiều quyền cho Chính phủ. Gần 20 năm giữ trọng trách như Phủ Chúa ở Ba Đình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đầu có những biểu hiện đem lại sự kỳ vọng không chỉ trong nước mà còn có cảm tình với một số chính khách trên thế giới. Nhưng từ năm 2012, ông đã làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước phải thất vọng. 
             Nhân ngày 22-12-2012 ông Ba Dũng đã xem vở “Lời thề thứ Chín”. Ông là con liệt sĩ, là sĩ quan quân đội, chắc ông vẫn nhớ 10 Lời thề danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, lời thề thứ 9 là: “Khi tiếp xúc với dân làm đúng ba điều răn: "không lấy của dân, không dọa nạt dân, không quấy nhiễu dân" và ba điều nên: "kính trọng dân, bảo vệ dân, giúp đỡ dân" để gây lòng tin cậy đối với nhân dân, thực hiện quân dân một ý chí". Vở diễn đặc sắc về đề tài đấu tranh với hiện tượng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ có chức quyền, tha hóa trong đời sống, không vì lợi ích của nhân dân, trù dập người lương thiện, gây ra những nỗi khổ, những bất công trong xã hội. Tôi hy vọng ông Ba Dũng không quên điều đó.

Tổng số lượt xem trang