Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Đả kích triển lãm Hoàng Sa thiếu hải chiến

-Đả kích triển lãm Hoàng Sa thiếu hải chiến
ĐÀ NẴNG 12-1 (NV) - Nhiều người đã lên tiếng phản đối ban tổ chức cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – chủ quyền của Việt Nam” đã phớt lờ trận hải chiến Tháng Giêng, 1974 của Hải Quân VNCH.
Triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam” tại Đà Nẵng (Hình: Dân Trí)
Cuộc triển lãm vừa kể do Sở Ngoại Vụ thành phố Đà Nẵng, bảo tàng Đà Nẵng và “huyện đảo Hoàng Sa” tổ chức ở thành phố này vào thời điểm tròn 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Tuy Hoàng Sa đang nằm trong tay Trung Quốc, Việt Nam vẫn xem Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam nên mới xác định “huyện đảo Hoàng Sa” là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng .
Một số tờ báo và nhiều cá nhân đã dẫn phát biểu của chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa trong buổi khai mạc triển lãm: “Quyết tâm và trách nhiệm đòi lại Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào tinh thần của sinh viên và thế hệ trẻ đối với lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.”
Rồi những tờ báo nhà nước đó cũng nêu phát biểu của phó chủ tịch Đà Nẵng: “Lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta từ bao đời nay luôn khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc và mãi mãi chiếm trọn trái tim, tâm trí của mỗi người dân Việt Nam” để chỉ trích ban tổ chức cuộc triển lãm này đã phớt lờ, không đả động gì tới trận hải chiến Hoàng Sa.
Tờ Dân Trí bình luận: “Đã nói đến lịch sử thì phải rõ ràng, khách quan, đầy đủ. Cho nên, khi nói về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa thì không thể thiếu trận hải chiến của Hải Quân quân đội Việt Nam Cộng hòa. 40 năm trước, ngày 19 Tháng Giêng, 1974, Trung Quốc tấn công cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa. Những người lính của Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ lãnh thổ của tổ tiên và đã hy sinh.”
"Tư liệu, hình ảnh về các chiến hạm Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Nhật Tảo, Lý Thường Kiệt… tham gia bảo vệ Hoàng Sa, tên tuổi các binh lính, sĩ quan tử trận trong trận hải chiến này còn đó. Dù họ khoác màu áo nào nhưng họ đã chiến đấu và hy sinh để bảo vệ đất nước, bảo vệ giang sơn của cha ông để lại thì họ cũng là những dũng sĩ”.
Một cựu trung tướng quân đội CSVN tên là Nguyễn Quốc Thước nói với tờ Thanh Niên: “Lên án chế độ Việt Nam Cộng Hòa là chuyện khác, nhưng tôn vinh tinh thần yêu nước của người lính Việt Nam Cộng Hòa chống ngoại xâm là cần thiết. Hai điều này hoàn toàn khác nhau.”
Cũng vì vậy, triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – chủ quyền của Việt Nam” tại Đà Nẵng, dù có giới thiệu một số tư liệu, hình ảnh về chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa cùng những hoạt động dân sự, quân sự trên quần đảo này, những tư liệu chứng minh hành động phi lý và phi pháp của Trung Quốc khi chiếm đóng trái phép và đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị xem là chưa đầy đủ.
Tờ Dân Trí đề nghị: “Cuộc tấn công cưỡng chiếm của Trung Quốc và trận hải chiến đẫm máu trong 30 phút vào ngày 19 Tháng Giêng, 1974 cần phải được trưng bày, giới thiệu. Sinh viên, các bạn trẻ cần tiếp nhận đầy đủ thông tin, hiểu rõ về lịch sử, tôn trọng sự thật của lịch sử. Hy vọng, những tư liệu về trận hải chiến và cũng là chứng cứ chứng minh Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa sẽ được giới thiệu đầy đủ vào đúng ngày mất Hoàng Sa 40 năm trước – ngày 19 Tháng Giêng."
Trong 10 năm qua, do Trung Quốc liên tục thực hiện các hành động càn rỡ để cưỡng chiếm gần như toàn bộ biển Đông, những câu chuyện liên quan tới Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng hòa (các nỗ lực bảo vệ chủ quyền, hải chiến Tháng Giêng, 1974) mới được nhiều giới, nhiều người tại Việt Nam xới lại.   
Công bố những sự thật liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, ghi công, tưởng niệm các tử sĩ Việt Nam Cộng hòa nay trở thành đòi hỏi, mong muốn chung của công chúng Việt Nam, trong đó có cả những người đã từng là hoặc đang là cán bộ, đảng viên CSVN. Họ xem đây là một trong những điều cần phải làm để đòi lại chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này.
Do áp lực của dư luận, trong vài năm gần đây, một số tờ báo chính thống của chính quyền Việt Nam bắt đầu công bố các sự kiện liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa và quần đảo Hoàng Sa. Gần nhất là loạt bài về Việt Nam Cộng hòa - quần đảo Hoàng Sa của ông Trần Công Trục, cựu trưởng ban biên giới của Việt Nam trên tờ Giáo Dục Việt Nam. 
Hôm 30 Tháng Mười Hai, khi tiếp một số chuyên gia sử học, đại diện cho Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam tại Văn Phòng Chính Phủ Việt Nam, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự đồng tình với đề nghị đưa những nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa - Trường Sa vào kế hoạch biên soạn lại sách giáo khoa sẽ thực hiện vào năm 2015. 
Ông cũng hứa sẽ tổ chức kỷ niệm một chuỗi các sự kiện lịch sử sẽ trở thành tròn, chẵn trong năm 2014. Đó là 35 năm (1979 – 2014) ngày Trung Quốc xua quân sang Việt Nam để “dạy cho Việt Nam một bài học,” khiến nhiều người Việt thiệt mạng khi bảo vệ lãnh thổ phía Bắc. Và 40 năm (1974 – 2014) ngày Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Nhiều tờ báo Việt Nam đã có tin hoặc bài tường thuật về buổi gặp gỡ này rồi sau đó đồng loạt đục bỏ. (G.Đ.)

- TQ khó thi hành lệnh “cấm biển” mới ở Biển Đông (KP). – Ngư dân Việt bình thản ra khơi trước lệnh cấm phi lý từ Trung Quốc(ANTĐ).- Trung Quốc áp đặt hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông: Hành động không thể chấp nhận (ANTĐ). - Ngư dân miền Trung vẫn “đạp sóng” ra khơi (PLTP).

- Việt Nam trong vòng xoáy cuộc đối đầu Mỹ – Trung (MTG).





- Thế giới 24h: Trung Quốc tập trung nhiều tàu chiến ở Biển Đông (ĐS&PL).


Để không giật mình (TN).  Sau một bài viết về Hoàng Sa mới đăng tải trên Thanh Niên gần đây, chúng tôi đã một phen giật mình khi trong các phản hồi gửi về tòa soạn, không ít độc giả thổ lộ rằng bây giờ họ mới biết Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ gần 40 năm trước. Có bạn sinh viên cho biết mãi đến khi vào đại học thì mới biết được điều này.
Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi nhận được những phản hồi như thế, nhưng vẫn giật mình trước thực tế là thông tin về biển đảo trong một thời gian dài đã không được phổ cập tới đông đảo nhân dân. Và như một hệ quả, hiểu biết của không ít người về các vùng biển đảo của nước ta nói chung là rất hạn chế.

Thời gian gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, khi báo chí viết nhiều hơn về Hoàng Sa, Trường Sa, cùng với đó là các hoạt động phổ cập kiến thức về chủ quyền biển đảo được tiến hành rộng rãi. Trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, TP.HCM dành một góc trên Con đường sách ở trung tâm thành phố để trưng bày các bằng chứng chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. NXB Kim Đồng cũng vừa ra mắt sách Tổ quốc nơi đầu sóng, cung cấp những kiến thức “vỡ lòng” về Hoàng Sa, Trường Sa, trước hết là cho đối tượng độc giả trẻ em. Nhiều cuốn sách thường thức và chuyên sâu khác cũng đã được xuất bản. Cách đây vài ngày, cơ quan quản lý văn hóa Thừa Thiên-Huế thông báo việc treo bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa tại bốn điểm tham quan trong tỉnh, qua đó không chỉ cung cấp thông tin, kiến thức tới người dân trong nước mà còn cho du khách nước ngoài hiểu thêm về chính nghĩa của Việt Nam.
Nằm trong dòng chảy đó, vừa qua, Báo Thanh Niên đã tổ chức triển lãm ảnh về Trường Sa tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM và sau đó, khi triển lãm được đưa vào Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm (Q.6, TP.HCM), đông đảo sinh viên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt. Ngày 20.1 vừa qua, tại Đà Nẵng cũng đã diễn ra triển lãm ảnh về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Những nỗ lực ấy đã giúp nhiều người hơn nữa có thể tiếp cận các bằng chứng pháp lý, lịch sử cũng như hiểu rõ hơn hiện trạng của các vùng biển đảo Việt Nam.
Ở trên mạng, ngày càng có nhiều website về chủ quyền Việt Nam tại biển Đông được xây dựng, một số của nhà nước, một số của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Đấy là xu hướng đáng mừng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều “lỗ hổng” đáng tiếc. Chẳng hạn, chúng ta có một hệ thống cổng thông tin điện tử với tên miền quốc gia “.gov.vn”. Đến nay, phần lớn các huyện và cấp tương đương trở lên đã có cổng thông tin điện tử. Vì thế, sẽ không khỏi giật mình khi vào hệ thống mạng chính thức của tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng, chúng ta không tìm thấy cổng thông tin của các huyện đảo Trường Sa  và Hoàng Sa, trong khi hầu hết các quận, huyện trực thuộc khác đều có. Ví dụ, Vanninh.khanhhoa.gov.vn là cổng thông tin của huyện Vạn Ninh, trong khi địa chỉ Truongsa.khanhhoa.gov.vn thì không tồn tại; tương tự, quận Hải Châu của Đà Nẵng có địa chỉ Haichau.danang.gov.vn; nhưng địa chỉ Hoangsa.danang.gov.vn thì chưa được thiết lập. Câu hỏi đặt ra là, tại sao chúng ta không có cổng thông tin điện tử của hai huyện đảo này? Điều đó là cực kỳ quan trọng, bởi để tìm hiểu các thông tin chính thức và chính xác của một địa phương, không cách nào tốt hơn là gõ cửa chính quyền địa phương ấy, ở đây là truy cập vào cổng thông tin điện tử.
Bên cạnh “lỗ hổng” nói trên, một số website nghiên cứu biển Đông của cơ quan thuộc nhà nước hiện thiếu vắng mục “tự giới thiệu”. Sẽ thật khó thuyết phục được ai, nếu mình không “chính danh” trước.
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Chúng ta luôn khẳng định lập trường đó. Nhưng làm sao chúng ta có thể phát huy sức mạnh toàn dân tộc để bảo vệ lập trường đó, nếu công dân không được tiếp cận các thông tin chính thức về các vùng đất, vùng biển chủ quyền của Tổ quốc? Để ngày sau khỏi phải giật mình, những “lỗ hổng” trên mạng cần được “vá” ngay, những chương trình phổ cập kiến thức phải được thực hiện một cách căn cơ hơn nữa, chẳng hạn bằng các chương trình giảng dạy chính thức trong trường học, các chương trình thường kỳ trên hệ thống truyền thông đại chúng.
Châu Minh Linh
>> Đường sách khẳng định chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa
>> Triển lãm nhiều tài liệu cổ về Hoàng Sa
>> Triển lãm tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa
>> “Báo Thanh Niên với Trường Sa” đến trường học
>> Xây dựng cơ sở dữ liệu về Trường Sa và Hoàng Sa- Để không giật mình (TN).

- Tăng công khai, giảm nhạy cảm (TN). - Mừng xuân không quên biển đảo (DLB). – ĐẰM THẮM MỘT TÌNH YÊU TỔ QUỐC(Nguyễn Trọng Tạo).  – Mùa Xuân về sớm trên “pháo đài” Bạch Long Vĩ (TTXVN).- Tổng thống Philippines: Không kiện Trung Quốc bây giờ là họ sẽ lấn tới (Sống mới). - Phi đã sơ sót điều gì trong hồ sơ kiện Trung Quốc ? (Trương Nhân Tuấn). - Kỳ 3 cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đăng Thắng, giảng viên khoa Luật, Học viện Ngoại giao Việt Nam: Vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ và hệ lụy tới Việt Nam (TVN). “Việt Nam nên tìm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ với Trung Quốc, hoặc tự mình khởi kiện giống Philippines, hoặc tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc”.
- Cả nước Philipines đồng tình việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế (TT). - Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói về Philippin kiện TQ và Biển Đông (GDVN). - Đòn đích đáng vào “đường lưỡi bò”(DT). - Không để Trung Quốc “được đằng chân, lân đằng đầu” (ANTĐ).
- TQ tăng trợ giúp quân sự cho Campuchia (BBC). - Tại sao sự gần gũi địa lý không giúp cải thiện mối quan hệ của các nước láng giềng với Trung Quốc (Russian.china.org/ Kichbu). - Viện trưởng của TQ Ngô Sỹ Tồn: Năm 2013 Biển Đông vẫn có khả năng “mất kiểm soát” (GDVN).
- Tàu Trung Quốc, Đài Loan “song kiếm hợp bích” ngoài Senkaku? (GDVN). - Dân biểu Mỹ thăm căn cứ hải quân Đài Loan (RFI).
- Lý do Trung Quốc thành thách thức lớn nhất của Mỹ (TTXVN). - John Kerry chỉ trích chiến lược Á tâm? (SGTT).  Đối phó với Trung Quốc, Bộ quốc phòng Nhật tăng quân (DT). - Trung Quốc nhúng tay vào biển Bắc Cực (TP). - Trung Quốc chưa thể xưng bá toàn cầu, nhưng có thể xưng bá khu vực (GDVN). - Không quân Trung Quốc tập trận ném bom thật (Soha).
- Chủ tịch nước thăm Đoàn Kinh tế quốc phòng 314 (TTXVN). - Giữ vững biên cương phên dậu quốc gia (TN). - Thủ tướng VN thị sát máy bay Su-30MK2 (BBC). - Cần hỗ trợ cho ngư dân bám biển (ĐĐK).  – MANG TẾT RA ĐẢO TIỀN TIÊU (Mai Thanh Hải).
- Ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc (SGTT).  – Giật mình (Sống mới).
- Tướng TQ Trần Hổ điểm binh: “Bất kể tàu bên nào đều rất khó sống sót” (GDVN).
- Nhật 160 lần chặn máy bay TQ (VNN).
- Mỹ, Trung cùng thử đánh chặn tên lửa (VNE). – Mỹ gia tăng áp lực, Trung Quốc “quyết không thỏa hiệp” (ANTĐ).
- NHÌN LẠI TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG THẤY GÌ VỀ HỒ CHÍ MINH? (Quỳnh Trâm).
-  Nắm và quản lý tốt tư tưởng bộ đội   QĐND - Đứng chân trên một vùng biển đảo Đông Bắc Tổ quốc, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn 242 Quân khu 3 luôn xác định công tác tư tưởng là một mặt hoạt động cơ bản của CTĐ, CTCT. Vì vậy, công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội luôn được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong trung đoàn quan tâm, thực hiện…
Không như nhiều đơn vị khác, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 242 phải phân tán lực lượng trên cụm đảo vùng Đông Bắc Tổ quốc, vì thế mà nhiều hoạt động của đơn vị ít có điều kiện tập trung. Bởi vậy, công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội ở đây luôn được đơn vị đặt lên hàng đầu.  
Các chiến sĩ mới đang nghe giới thiệu về truyền thống của đơn vị. Ảnh: Tuyên Huấn
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, việc nắm và quản lý tư tưởng bộ đội ở đây luôn được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức như chế độ sinh hoạt tổ 3 người đến sinh hoạt dân chủ các cấp cơ sở như đại đội, tiểu đoàn; thực hiện ngày chính trị văn hóa tinh thần; ngày đảng, đoàn… Chúng tôi được nghe ý kiến của anh em cán bộ cơ sở thảo luận về chủ đề “Làm thế nào để quản lý tốt tư tưởng của bộ đội trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị?”.  Hầu hết anh em đều cho rằng, cán bộ cấp cơ sở, phân đội phải là người gần gũi và hiểu tâm tư tình cảm của chiến sĩ nhất. Thông qua kết quả hoạt động thực tiễn của chiến sĩ mà nắm bắt ý thức chấp hành nền nếp, chế độ, tác phong công tác, mối quan hệ của quân nhân. Do vậy, cán bộ cấp phân đội cần có nhiều thời gian đối thoại trực tiếp với bộ đội để mối quan hệ cán-binh gần gũi. Chúng tôi được biết, hằng tháng, chỉ huy trung đoàn và các cơ quan trực tiếp xuống sinh hoạt đối thoại với đơn vị ở đất liền cũng như ngoài các đảo để giải đáp những kiến nghị, thắc mắc và nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bộ đội; gặp gỡ cả những cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ và những chiến sĩ có mặt còn hạn chế hoặc có những biểu hiện sai phạm kỷ luật. Đại úy Nguyễn Ngọc Trìu, Chính trị viên Tiểu đoàn đảo Ngọc Vừng cho biết: “Hằng năm, hạ sĩ quan-binh sĩ tuyển nhận về đơn vị, chúng tôi tìm hiểu kỹ từng đối tượng về độ tuổi, học vấn, dân tộc, tôn giáo, vùng quê và hoàn cảnh gia đình. Ở đảo, anh em thường tổ chức các buổi sinh hoạt và hoạt động tập thể, qua đó mà hiểu về tư tưởng của bộ đội, nhằm phát huy mặt tích cực hoặc ngăn ngừa mặt tiêu cực của từng cán bộ, chiến sĩ”. Thiếu tá Phạm Tuấn Anh, Tiểu đoàn trưởng đảo Trần thổ lộ với chúng tôi: “Đối với những chiến sĩ có biểu hiện phát ngôn thiếu ý thức xây dựng, chấp hành kỷ luật kém, tư tưởng làm việc cầm chừng, chậm tiến bộ, chỉ huy các cấp trong đơn vị đã chủ động gặp gỡ, giáo dục riêng. Mặt khác, kết hợp với gia đình, bạn bè, người thân và cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương tác động đến quân nhân để giáo dục, động viên, khích lệ họ tu dưỡng, phấn đấu”. Trung tá Phạm Văn Dương, Chủ nhiệm Chính trị trung đoàn cho biết: “Nhờ nắm bắt được tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ, nên có nhiều vụ việc đã được cấp ủy, chỉ huy các cấp xử lý đúng đắn. Tùy theo tính chất, mức độ từng vụ việc mà có biện pháp xử lý một cách phù hợp, đạt hiệu quả giáo dục cao”. Nhờ làm tốt công tác tư tưởng của bộ đội, nhiều năm qua, nhiều đơn vị trong trung đoàn không có vụ việc phải xử lý kỷ luật như đảo Ngọc Vừng, Đại đội trinh sát, Đại đội quân y, Đại đội kho… Đứng chân trên một địa bàn mà các tệ nạn xã hội không phải là hiếm, với phương châm “Phòng ngừa là chính”, đơn vị đã tổ chức tốt việc xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm xấu độc thâm nhập vào đơn vị. Góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt việc xây dựng môi trường văn hóa trên địa bàn đóng quân. Tìm hiểu những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn của đơn vị về công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội, Thượng tá Trần Văn Hoành, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy trung đoàn cho biết: “Chúng tôi luôn đặt đúng vị trí, vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội. Từ đó luôn chăm lo bồi dưỡng năng lực, kinh nghiệm CTĐ, CTCT cho đội ngũ cán bộ các cấp, trước hết là đội ngũ cán bộ cấp tiểu đội, trung đội và đại đội để họ có những đề xuất sát thực tiễn; đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động CTĐ, CTCT với các hoạt động quân sự, hậu cần, kỹ thuật. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục; đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phong trào thi đua Quyết thắng; các hoạt động VHVN, TDTT với công tác tổ chức, chính sách và điều quan trọng là phải phát huy tốt dân chủ ở cơ sở. Mọi chế độ, chính sách và khen thưởng-kỷ luật bộ đội phải luôn minh bạch, công khai”.
Công tác tư tưởng ở Trung đoàn 242 đã góp phần quan trọng vào việc quản lý bộ đội, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của đơn vị, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 HOÀNG LONG KHANH–    Kịp thời nắm bắt, cung cấp thông tin chính xác(QĐND).-
"Chiến tranh" Trung - Nhật? The Japan-China Crisis Is The Most Significant Geopolitical Tension In The World (Business Insider 24-1-13)
Would China Block Korean Unification?
theDiplomat.com
 - Bắc Triều Tiên sẽ trở thành một tỉnh phía Đông Trung Quốc (Newsland/ Mgimo/ Kichbu). – Triều Tiên chỉ trích Trung Quốc “hồ đồ vô nguyên tắc” (GDVN). Đố lãnh đạo VN dám làm như Bắc Triều Tiên.
- Đức: internet được công nhận là nhu cầu cơ bản của con người (Inosmi/ Kichbu).- Ấn Độ diễu hành khoe tên lửa, Trung Quốc, Pakistan giật mình (GDVN).
- Cận mặt ‘quái vật biển tay dài’ của Hải quân Nga (VNN) – Trung Quốc: Một ủy viên Bộ Chính trị bị điều tra (RFI). – Quan chức Trung Quốc tìm đủ cách triệt hạ nhau (RFI).  - Tại sao vấn đề Cải Tổ Chính Trị lại tránh né TQ? (National Interest/ ĐCV).
- Câu chuyện Bắc Hàn (Người Việt). - Bắc Hàn ‘đe dọa dùng biện pháp mạnh’ (BBC). - Quan hệ Trung-Triều có dấu hiệu lung lay? (VnMedia). - Bị quốc tế trừng phạt, Bắc Triều Tiên doạ trả đũa (RFI). – Bắc Triều Tiên dọa sẽ có ‘biện pháp mạnh’ (VOA).
- Nhật Bản phóng vệ tinh do thám để đối phó với Bắc Triều Tiên (RFI). – Nhật Bản phóng 2 vệ tinh tình báo (VOA).
- Nga đang điều tra hơn 50.000 vụ án tham nhũng (LĐ).
- Friederike Böge – Berlin vẫn chia cắt (TC Der Überblick/ Dân Luận).- Những trận hải chiến nổi tiếng thế giới: Hải chiến Đại Tây Dương (PT).
- Kiểm soát súng đạn ở một số nước trên thế giới (TP).
- Thủ tướng Medvedev: ”Quan hệ Nga- Mỹ đang rạn nứt” (VOV). – Medvedev “trách” Obama không giữ lời (DT).

Tổng số lượt xem trang