Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2009

Sắc màu Trung Quốc

National Interest

March/April 2009

The Color of China

by Minxin Pei and Jonathan Anderson

Sắc màu của Trung Quốc

ttngbt lược dịch
Công việc dự đoán tương lai của các quốc gia cũng gần giống với công việc của các nhà phân tích phố Wall: đều phải dựa vào quá khứ để đoán tương lai. Chính vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Trung Quốc trong 30 năm qua đã làm cho nhiều người tin rằng Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng ngoạn mục trong 2-3 thập kỷ tới.

Những yếu tố có thể giúp Trung Quốc tăng trưởng cao bao gồm: tỷ lệ tiết kiệm cao, thị trường trong nước lớn và có mức độ kết nối cao, đô thị hóa và đã hội nhập sâu vào hệ thống thương mại toàn cầu. Quan trọng hơn nữa, Trung Quốc đã đạt được những thành công đáng kinh ngạc bất chấp những khó khăn chính trị, xã hội, kinh tế tưởng chừng không thể vượt qua nổi trong những năm vừa qua.

Dù vậy, cũng có những lý do để cho rằng Trung Quốc không thể duy trì tốc độ tăng trưởng trong 2-3 thập niên tới. Trung Quốc sẽ bị chính những hạn chế tiềm ẩn trong cơ cấu và thể chế kinh tế được xây dựng từ những chính sách kinh tế nửa vời và sai lầm. Một vòng luẩn quẩn tồi tệ , mà từ đó sự sống còn của Đảng Cộng Sản được dự đoán sẽ bắt đầu từ nguồn cơn của việc lờ đi những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực phúc lợi xã hội, thay vì tập trung tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Rất nhiều những rủi ro trong xã hội , kinh tế và chính trị ngày càng được tích tụ - các ngành công nghiệp được bao cấp nặng nề, bất bình đẳng gia tăng, và sử dụng lao động lãng phí.

Đảng cộng sản đang dựa vào tăng trưởng để duy trì tính hợp pháp. Bắc Kinh đầu tư vào những dấu hiệu ảo của tăng trưởng - như các nhà máy, các công viên công nghiệp, .. Việc tập trung vào những thành công ‘hình thức’ này được bù đắp từ những hy sinh lợi ích xã hội khổng lồ. Do tập trung vào tăng trưởng ngắn hạn thay vì phát triển ổn định dài hạn, nên việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục và bảo vệ môi trường đều đã bị lờ đi. Vậy thì có lý do gì để lạc quan.

Kết quả là một chính phủ được xây dựng trên một nền tảng chính trị, kinh tế và xã hội yếu với một đa số dân chúng không hài lòng và dễ tạo ra bất ổn. Để có giảm bớt những hy sinh xã hội và kinh tế này sẽ đòi hỏi phải tăng chi phí tài chính và phải thay đổi thể chế chính trị. Việc tiếp tục gia tăng những hy sinh xã hội sẽ không thể kéo dài được mãi.

Tồi tệ hơn nữa, những khó khăn của Trung Quốc sẽ tăng thêm do sự suy giảm của một nguồn lực chính trị và cơ cấu - nguồn dân số to lớn và trẻ; nguồn lực môi trường và tự nhiên bị giảm giá; và khả năng đồng thuận của dân chúng trong việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế.

Khi lực lượng lao động ngày càng giảm, dân số già hóa nhanh chóng và môi trường ngày càng bị hủy hoại, Trung Quốc phải đối mặt với sự lựa chọn giữa trì trệ, thậm chí còn là thảm họa, với việc thực hiện những thay đổi căn bản. Thực tế cho thấy tất cả những yếu tố rủi ro này đã không làm cho Trung Quốc đi lệch con đường tăng trưởng trong những năm vừa qua cũng không thể vì thế mà bỏ qua khả năng chúng có thể làm Trung Quốc đi lệch trong tương lai, nhất là nếu chính phủ Trung Quốc thất bại trong việc điều chỉnh chính sách của mình một cách căn bản.

Tất nhiên là, những thách thức này - tái cân bằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, làm rõ những hy sinh xã hội, và xây dựng lại một sự đồng thuận chính trị hỗ trợ tăng trưởng - đều có thể được thực hiện nếu chính phủ Trung Quốc có thể thực hiện những cải cách chính trị và kinh tế hiệu quả và xóa bỏ những rủi ro được nêu ra ở trên.

Nhưng liệu Bắc Kinh có làm được điều này? Liệu hệ thống chính trị của Bắc Kinh có khả năng linh hoạt và đủ sức mạnh nội lực để vượt qua sự phản đối của các nhóm lợi ích? Liệu Đảng cộng sản có chịu chấp nhận rủi ro để thực hiện các cuộc cải cách và cả những đổ vỡ của một liên minh chính trị và các nhóm lợi ích kinh tế đã được xây dựng một cách cẩn trọng và cân bằng ?

Khi thế giới đang bị bao trùng bởi cuộc khủng hoảng và đầu tầu tăng trưởng của Trung Quốc bắt đầu mất lực đẩy, bây giờ là lúc phải để ý tới những rủi ro trước mắt và phải nghĩ lại những suy nghĩ tự mãn trước kia về tương lai của Trung Quốc.

Tốc độ tăng trưởng cao thường che đậy những thiếu sót trong chính sách, thể chế và cấu trúc nghiêm trọng, như một câu thành ngữ Trung Quốc có nói “một vẻ đẹp có thể che dấu hàng trăm tính cách xấu xa” –(miệng nam mô bụng một bồ dao găm – thành ngữ Việt Nam ).

Tại Trung Quốc trong 30 năm qua, 4 yếu tố quan trọng góp phần vào thành công kinh tế là : tỷ trọng tiết kiệm trong nước cao (tăng đầu tư), tốc độ tăng dân số cao (nguồn lao động dồi dào), quá trình toàn cầu hóa lan rộng (hội nhập vào thị trường thế giới) và thực hiện thành công quá trình tự do hóa nền kinh tế kế hoạch trước kia. Cho dù những yếu tố này góp phần đem lại tốc độ tăng trưởng cao cho Trung Quốc trong thập niên 1980, chúng lại không giúp chính quyền Trung Quốc thực hiện những biện pháp hiệu quả để tiếp tục tự do hóa nền kinh tế, xây dựng những thể chế điều tiết hiệu quả và giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Điều này không có nghĩa là Bắc Kinh đã không thực hiện các biện pháp cải cách quan trọng. Thực sự, họ đã thực hiện – chỉ khi bị ép buộc bởi một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng (trong trường hợp các doanh nghiệp nhà nước bị phá sản hàng loạt vào những năm 1990).

Hiện nay, khi tốc độ tăng trưởng tụt dốc và tiêu dùng trong nước èo uột, có thể thấy sự mất cân bằng giữa kinh tế và xã hội đã không chỉ làm xói mòn khả năng phát triển bền vững mà còn làm yếu đi khả năng chống đỡ với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Chắc chắn là những mất cân bằng đã xuất hiện từ đầu thập niên 1990. Những triệu chứng như đầu tư quá mức vào tài sản cố định (các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn cao) và tiêu dùng hộ gia đình thấp, ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu như là một động lực tăng trưởng và sự kém phát triển của ngành dịch vụ. Ví dụ, từ 1992 đến 2005, đầu tư tăng từ 36,6 lên tới 42,6% GDP trong khi chi tiêu hộ gia đình giảm từ 47,2 xuống còn 38% GDP. Năm 2007, tiêu dùng hộ gia đình giảm xuống chỉ còn 35%, một mức thấp kỷ lục. Kết quả là xuất khẩu được xem là một lực đẩy quan trọng trong tăng trưởng GDP. Năm 2007, xuất khẩu chiếm 25% trong tăng trưởng GDP.

Do phần lớn đầu tư của Trung Quốc đều tập trung vào khu vực chế tạo nhất là ngành công nghiệp có hàm lượng vốn cao, nên mức đầu tư cao lại làm tăng mất cân bằng trong tăng trưởng giữa ngành chế tạo và ngành dịch vụ. So với các nước ĐPT, Trung Quốc có một ngành dịch vụ kém phát triển.

Ngoài việc phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu và ngành công nghiệp chế tạo, quá nhiều đầu tư vào tài sản cố định đã bắt đầu làm giảm lợi ích kinh tế. Trong giai đoạn 1991 -1995, 100 triệu RMB đầu tư sẽ làm tăng 66,2 triệu RMB GDP, 400 việc làm mới và thêm 10,4 triệu RMB tiền lương cho người lao động. Trong giai đoạn 2001-2005, cùng một giá trị đầu tư chỉ mang lại 28,6 triệu RMB GDP, 170 việc làm mới, và 3,7 triệu RMB tiền lương.

Những mất cân đối cơ cấu như vậy làm ảnh hưởng tới phát triển bền vững do làm bóp méo kinh tế, đẩy nền kinh tế Trung Quốc tới chỗ phát triển nóng, phúc lợi tiêu dùng thấp, tăng tranh chấp thương mại và sử dụng không hiệu quả lợi thế so sánh của Trung Quốc – con người – do sự mất cân bằng này dẫn tới tăng cường các hoạt động có hàm lượng vốn cao và giảm hàm lượng lao động.

Share of Agriculture, Industry and Service in GDP in China, India, Brazil and Mexico as of 2006 (%).

Country

Agriculture

Industry

Service

China

11.7

48.9

39.3

India

17.5

27.9

54.6

Brazil

5.1

30.9

64.0

Mexico

3.9

26.7

64.9

Source: The Economist Intelligence Unit, 2007.

Tất nhiên, những mất cân đối cơ cấu này là dấu hiệu của các chính sách tồi và việc không cải cách các thể chế kinh tế. Bất chấp 30 năm cải cách, chính phủ Trung Quốc vẫn có ảnh hưởng quyết định tới nền kinh tế một cách trực tiếp thông qua các doanh nghiệp nhà nước và các chính sách. Ví dụ, SOEs chiếm 35% GDP nhưng vai trò của nhà nước trong nền kinh tế còn lớn hơn nhiều con số này. Nhà nước vẫn mang tính chất độc tài hay gần như vậy trong những lĩnh vực được gọi là chiến lược, như ngân hàng, dịch vụ tài chính, nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, dịch vụ viễn thông và đa số các ngành công nghiệp nặng. Gần như tất cả các công ty lớn nhất của Trung Quốc đều do nhà nước sở hữu hay kiểm soát.

Ngoài ra, giá cả những yếu tố đầu vào chính, như năng lượng, đất đai và vốn, đều do nhà nước quyết định. Do nhà nước thiên về hoạt động đầu tư và công nghiệp chế tạo, nên giá cả những yếu tố này được định giá thấp một cách giả tạo như được bao cấp. Ví dụ, thị trường đất đai hầu như không tồn tại. Chính quyền địa phương thường chiếm đoạt đất đai của những người nông dân không có quyền lực và tiếng nói và bán quyền sử dụng đất cho những chủ dự án hay sử dụng vào những dự án cơ sở hạ tầng - chỉ với một phần giá trị thị trường. Với chi phí vốn, chính quyền Trung Quốc rất tài trong việc sử dụng sức ép tài chính để dùng các khoản tiết kiệm hộ gia đình trang trải cho các khoản đầu tư vào các công ty nhà nước. Cho dù nhìn chung các khoản tiết kiệm hộ gia đình được nhà nước bảo vệ, người đóng thuế tại Trung Quốc phải có trách nhiệm cứu các ngân hàng đang chết chìm trong đống nợ xấu.

Rõ ràng việc sử dụng lãng phí các nguồn lực khan hiếm nhất của Trung Quốc - năng lượng, đất đai và vốn - để duy trì một mô hình tăng trưởng mất cân bằng không thể tồn tại mãi. Trong 3 thập kỷ qua, nhờ những yếu tố kinh tế chính khá mạnh nên Trung Quốc có thể tiếp tục duy trì những bóp méo này mà không bị trừng phạt. Nhưng rất nhiều những yếu tố này hoặc đang bị suy yếu hay có thể sẽ biến mất trong 2 thập kỷ tới, và Trung Quốc sẽ không thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao với những chính sách sai lầm như trước.

(còn tiếp)


Tổng số lượt xem trang