Trung Quốc đã và đang đơn phương thực hiện dự án với kế hoạch xây một chuỗi 14 đập ở thượng nguồn sông Mêkông . Họ đã thực hiện xong 6 đập lớn ngăn sông Mêkong tạo thành những hồ chứa nước khổng lồ để làm thủy điện cho vùng Vân Nam. Đó là các đập Manwan, Bashaoshan, Jinghong, Xiaowan, Naguzadu, và Mengsong. Việc làm của Trung Quốc kéo theo Thái Lan; nước này đang xây đập Pakmun với ý định chuyển 8 tỷ thước khối nước tuới cho vùng sa mạc Đông bắc. Rồi Lào cũng đang dự tính ngăn những sông nhánh của Mê Kông như Nam Ngum, Nam Tbuen, Nam Leuk và Honay Ho để làm thủy điện. Việc Trung Quốc ngăn đập tạo hồ lớn ở thượng nguồn Mêkong sẽ gây ra những hậu quả nguy hại cho dân Lào, Kampuchea và đặc biệt là dân Việt Nam, nước ở cuối nguồn. Đây là một đại họa rất lớn trực tiếp đe dọa sự sống còn của dân tộc Việt Nam. Rồi đây dân miền Nam Việt Nam sẽ mất nguồn phù sa bón ruộng, mất nguồn thủy sản để sinh sống. Mặt khác, nước biển sẽ tràn ngập đồng ruộng vùng đồng bằng sông Cửu Long và từ từ nhận chìm cả vùng Cà Mau và vùng duyên hải Nam Việt Nam. Trong tương lai khi cần đánh phá mạnh, Trung Quốc ngăn hẳn nước của các hồ nước lại thì dân ta đặc biệt là dân miền Nam Việt Nam sẽ dở sống dở chết; họ tháo nước ra một lúc thì dân ta cũng điêu đứng.
Chuỗi đập đó có khả năng chặn giữ khoảng 120 tấn phù sa hàng năm trên các hồ chứa và đổ hàng trăm ngàn tấn chất thải từ kỹ nghệ Vân Nam xưống hạ nguồn. Mặt khác, nước biển sẽ xâm nhập sâu vào đồng bằng sông Cửu Long, sẽ không còn phù sa mầu mỡ bón ruộng cho miền Nam.
Tiến sĩ Vũ Tiến Ca dùng mô hình toán để nghiên cứu về phù sa sông Mê Kông tại Đại học Sattama Nhật Bản cho rằng sự thất thoát phù sa sẽ là điều cực kỳ nguy hại cho đồng bằng sông Cửu Long. Vựa lúa an toàn nuôi dân tộc Việt Nam và ngư nghiệp duyên hải miền hải sẽ bị đe dọa trực tiếp nếu dòng sông mẹ bị khai thác toàn diện từ thượng nguồn trở xuống theo các hoạch định trên của Trung Quốc. Hơn nữa sự thiếu hụt phù sa tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ không bù đắp nổi quá trình sụp lún đất, làm cả vùng trũng của đồng bằng châu thổ càng trũng hơn. Tại vùng duyên hải, việc thiếu hụt phù sa sẽ gây ra xoáy lỡ bờ làm mất đất và làm biến mất những vùng rừng ngập mặn, cái nôi của hải sản ven bờ.
Mặt khác, nếu những đập mà Trung Quốc đã xây dựng trên sông Mê Kông vỡ ra tại Vân Nam thì đại họa sẽ Đổ xuống đầu dân Lào, Thái, Kamphuchea và ngay cả Việt Nam cũng khó thoát nạn.
Hiện tượng một con cá đuối, một loài cá nước mặn, bỗng nhiên xuất hiện ở sâu trong nội địa đồng bằng sông Cửu Long tại quận Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã làm cho nhiều khoa học gia lo ngại rằng đây là dấu hiệu đầu tiên vùng đồng bằng sông Cửu Long – mặc dù đang bị lụt trầm trọng, sẽ bị thiếu nước trong những năm tới. Nước biển xâm nhập, bờ biển bị xoáy mòn, ngư nghiệp suy sụp, đất phù sa bị ô nhiễm giống như ơ Ai Cập sau khi đập nước Aswan được xây, ngăn chận nước sông Nile, khiến vùng châu thổ bị hủy hoại, số lượng tôm cá giảm khiến cho hàng triệu trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu chất protein.
Một kinh tế gia đã tiên đoán là sang thế kỷ 21 các cuộc tranh chấp quân sự, chính trị sẽ diễn ra vì lý do thiếu nước chứ không phải vì năng lượng dầu khí. Những quốc gia nào chiếm được thượng nguồn các con sông lớn sẽ làm chủ vận mệnh những quốc gia ở phía dưới. Thí dụ như Thổ Nhĩ Kỳ nhờ làm chủ 2 con sông Tigris và Euphrates đang xây 24 đập nước để tuới ruộng cho vùng Đông nam Anatholia của Thổ Nhĩ Kỳ khiến cho hai nước Syria và Iraq sẽ chết khát hoặc là sẽ đầu hàng Thổ Nhĩ Kỳ và đem xăng dầu đổi lại.
Ấn Độ cũng dùng nước con sông Hằng để uy hiếp Bangladesh. Cuộc nổi dậy ở Srilanka cũng vì lý do phân chia đập nước ở Trincomalee không đồng đều. Do Thái thì xây đập lấy nước sông Jordan, và Syria trả đũa lại bằng cách xây đập trên sông Yarmuk.
(Ánh Dương)
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/111/article_2857.asp
Nguy cơ thiếu nước đe dọa ổn định toàn cầu
Tú Anh
Bài đăng ngày 16/03/2009 Cập nhật lần cuối ngày 16/03/2009 12:59 TU
Nước ngọt, tài sản quý giá của nhân loại(Ảnh : Walter J. Pilsak/ Licence de documentation libre GNU, version 1.2)
Thế giới bị đe dọa thiếu nước ngọt để sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi.Trong nỗ lực tìm một giải pháp lâu bền để cứu nguy nhân loại trước thách thức khổng lồ này, Diễn Đàn Thế Giới về Nước được tổ chức tại Istanbul, Thỗ Nhĩ Kỳ từ ngày 16-22/03/2009.
Hiện nay trên địa cầu có gần một tỷ người không có nguồn nước uống và hai tỷ rưỡi người trên tổng số 6 tỷ không có nước sinh hoạt.
Việt Nam may mắn không nằm trong vùng khô hạn trường kỳ hay mưa nắng thất thường. Nhưng theo báo cáo của Liên Hiệp quốc, Việt Nam bị thiếu nước sạch trầm trọng do thiếu đầu tư. Hai ngày trước khi Diễn đàn thế giới về nước khai mạc, người dân Sài Gòn được tin giá nước sinh hoạt sẽ tăng 75%, từ 2.700 đồng một mét khối lên đến 4.725 đồng. Nguồn nước ô nhiễm, theo Liên Hiệp Quốc, giết người nhiều 10 lần hơn là chiến tranh.
Nhưng điều nguy hiểm hơn nữa là thiếu nước để trồng trọt và chăn nuôi. Dân số địa cầu tăng thêm mỗi năm 80 triệu, do vậy nhu cầu sử dụng nước cũng tăng thêm 64 tỷ mét khối mỗi năm.
Tại Trung Quốc, một nửa lãnh thổ phía bắc trong đó có thủ đô Bắc Kinh nằm trong vùng « khô hạn thường trực ». Những nơi không bị hạn hán, thì nước ô nhiễm. Trong tình thế này, Tây Tạng được xem là « hồ nước của Á châu » trở thành bảo vật sinh tử của Trung Quốc. Do vậy Bắc Kinh bằng mọi giá phải kềm giũ Tây Tạng trong tay.
Cũng vì thế mà Ấn Độ rất lo ngại khi thấy Bắc Kinh chuyển nước từ vùng cao nguyên Himalaya đem về trung nguyên.
Việt Nam cũng bị đe dọa vì các chương trình đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mêkông. Theo nhật báo Pháp Le Figaro, Hà Nội thấy được mưu mô của Bắc Kinh kiểm soát hết nguồn nước nuôi sống Việt nam. Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào nước khan hiếm, thì mơi ấy sẽ làm sống lại những hiềm khích cũ trong lịch sử.
Hiện thời, bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc chưa nói đến khả năng chiến tranh. Nhưng hệ quả được mô tả là rất đáng ngại.
Theo Liên Hiệp Quốc, thách thức hiện nay, là chính phủ các nước phải đưa chính sách quản lý nước vào nhật thứ ưu tiên ngang hàng với phát triễn kinh tế, năng lượng và an ninh. Hợp tác quốc tế là giải pháp hay nhất để phòng ngừa xung đột dành nhau một nguồn tài nguyên càng ngày càng hiếm.
Chuỗi đập đó có khả năng chặn giữ khoảng 120 tấn phù sa hàng năm trên các hồ chứa và đổ hàng trăm ngàn tấn chất thải từ kỹ nghệ Vân Nam xưống hạ nguồn. Mặt khác, nước biển sẽ xâm nhập sâu vào đồng bằng sông Cửu Long, sẽ không còn phù sa mầu mỡ bón ruộng cho miền Nam.
Tiến sĩ Vũ Tiến Ca dùng mô hình toán để nghiên cứu về phù sa sông Mê Kông tại Đại học Sattama Nhật Bản cho rằng sự thất thoát phù sa sẽ là điều cực kỳ nguy hại cho đồng bằng sông Cửu Long. Vựa lúa an toàn nuôi dân tộc Việt Nam và ngư nghiệp duyên hải miền hải sẽ bị đe dọa trực tiếp nếu dòng sông mẹ bị khai thác toàn diện từ thượng nguồn trở xuống theo các hoạch định trên của Trung Quốc. Hơn nữa sự thiếu hụt phù sa tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ không bù đắp nổi quá trình sụp lún đất, làm cả vùng trũng của đồng bằng châu thổ càng trũng hơn. Tại vùng duyên hải, việc thiếu hụt phù sa sẽ gây ra xoáy lỡ bờ làm mất đất và làm biến mất những vùng rừng ngập mặn, cái nôi của hải sản ven bờ.
Mặt khác, nếu những đập mà Trung Quốc đã xây dựng trên sông Mê Kông vỡ ra tại Vân Nam thì đại họa sẽ Đổ xuống đầu dân Lào, Thái, Kamphuchea và ngay cả Việt Nam cũng khó thoát nạn.
Hiện tượng một con cá đuối, một loài cá nước mặn, bỗng nhiên xuất hiện ở sâu trong nội địa đồng bằng sông Cửu Long tại quận Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã làm cho nhiều khoa học gia lo ngại rằng đây là dấu hiệu đầu tiên vùng đồng bằng sông Cửu Long – mặc dù đang bị lụt trầm trọng, sẽ bị thiếu nước trong những năm tới. Nước biển xâm nhập, bờ biển bị xoáy mòn, ngư nghiệp suy sụp, đất phù sa bị ô nhiễm giống như ơ Ai Cập sau khi đập nước Aswan được xây, ngăn chận nước sông Nile, khiến vùng châu thổ bị hủy hoại, số lượng tôm cá giảm khiến cho hàng triệu trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu chất protein.
Một kinh tế gia đã tiên đoán là sang thế kỷ 21 các cuộc tranh chấp quân sự, chính trị sẽ diễn ra vì lý do thiếu nước chứ không phải vì năng lượng dầu khí. Những quốc gia nào chiếm được thượng nguồn các con sông lớn sẽ làm chủ vận mệnh những quốc gia ở phía dưới. Thí dụ như Thổ Nhĩ Kỳ nhờ làm chủ 2 con sông Tigris và Euphrates đang xây 24 đập nước để tuới ruộng cho vùng Đông nam Anatholia của Thổ Nhĩ Kỳ khiến cho hai nước Syria và Iraq sẽ chết khát hoặc là sẽ đầu hàng Thổ Nhĩ Kỳ và đem xăng dầu đổi lại.
Ấn Độ cũng dùng nước con sông Hằng để uy hiếp Bangladesh. Cuộc nổi dậy ở Srilanka cũng vì lý do phân chia đập nước ở Trincomalee không đồng đều. Do Thái thì xây đập lấy nước sông Jordan, và Syria trả đũa lại bằng cách xây đập trên sông Yarmuk.
(Ánh Dương)
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/111/article_2857.asp
Nguy cơ thiếu nước đe dọa ổn định toàn cầu
Tú Anh
Bài đăng ngày 16/03/2009 Cập nhật lần cuối ngày 16/03/2009 12:59 TU
Nước ngọt, tài sản quý giá của nhân loại(Ảnh : Walter J. Pilsak/ Licence de documentation libre GNU, version 1.2)
Thế giới bị đe dọa thiếu nước ngọt để sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi.Trong nỗ lực tìm một giải pháp lâu bền để cứu nguy nhân loại trước thách thức khổng lồ này, Diễn Đàn Thế Giới về Nước được tổ chức tại Istanbul, Thỗ Nhĩ Kỳ từ ngày 16-22/03/2009.
Hiện nay trên địa cầu có gần một tỷ người không có nguồn nước uống và hai tỷ rưỡi người trên tổng số 6 tỷ không có nước sinh hoạt.
Việt Nam may mắn không nằm trong vùng khô hạn trường kỳ hay mưa nắng thất thường. Nhưng theo báo cáo của Liên Hiệp quốc, Việt Nam bị thiếu nước sạch trầm trọng do thiếu đầu tư. Hai ngày trước khi Diễn đàn thế giới về nước khai mạc, người dân Sài Gòn được tin giá nước sinh hoạt sẽ tăng 75%, từ 2.700 đồng một mét khối lên đến 4.725 đồng. Nguồn nước ô nhiễm, theo Liên Hiệp Quốc, giết người nhiều 10 lần hơn là chiến tranh.
Nhưng điều nguy hiểm hơn nữa là thiếu nước để trồng trọt và chăn nuôi. Dân số địa cầu tăng thêm mỗi năm 80 triệu, do vậy nhu cầu sử dụng nước cũng tăng thêm 64 tỷ mét khối mỗi năm.
Tại Trung Quốc, một nửa lãnh thổ phía bắc trong đó có thủ đô Bắc Kinh nằm trong vùng « khô hạn thường trực ». Những nơi không bị hạn hán, thì nước ô nhiễm. Trong tình thế này, Tây Tạng được xem là « hồ nước của Á châu » trở thành bảo vật sinh tử của Trung Quốc. Do vậy Bắc Kinh bằng mọi giá phải kềm giũ Tây Tạng trong tay.
Cũng vì thế mà Ấn Độ rất lo ngại khi thấy Bắc Kinh chuyển nước từ vùng cao nguyên Himalaya đem về trung nguyên.
Việt Nam cũng bị đe dọa vì các chương trình đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mêkông. Theo nhật báo Pháp Le Figaro, Hà Nội thấy được mưu mô của Bắc Kinh kiểm soát hết nguồn nước nuôi sống Việt nam. Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào nước khan hiếm, thì mơi ấy sẽ làm sống lại những hiềm khích cũ trong lịch sử.
Hiện thời, bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc chưa nói đến khả năng chiến tranh. Nhưng hệ quả được mô tả là rất đáng ngại.
Theo Liên Hiệp Quốc, thách thức hiện nay, là chính phủ các nước phải đưa chính sách quản lý nước vào nhật thứ ưu tiên ngang hàng với phát triễn kinh tế, năng lượng và an ninh. Hợp tác quốc tế là giải pháp hay nhất để phòng ngừa xung đột dành nhau một nguồn tài nguyên càng ngày càng hiếm.