Thứ Hai, 30 tháng 3, 2009

Chưa có điều trần vì cơ quan QH "lực bất tòng tâm"?

Xem lại Nhất thể hóa - tăng hiệu lực cầm quyền . QH làm việc tệ quá mà .. QH còn chẳng biết tình hình cắm mốc biên giới ntn ??? Việc tày đình mà QH hổng có biết ..
08:25' 29/03/2009 (GMT+7)

- Điều trần trước các ủy ban của Quốc hội là hoạt động bình thường ở nhiều nước. Mỗi phiên điều trần là một kỳ sát hạch tài năng và trách nhiệm của người đứng đầu. Ở Việt Nam, chưa có điều trần phải chăng do "lượng" và "lực" của Quốc hội?
.... "Lượng" và "lực" của Quốc hội

Hiến pháp nước ta trao cho QH quyền giám sát toàn bộ các hoạt động của Nhà nước. QH cũng được trao quyền bầu, phê chuẩn, miễn nhiệm, bãi nhiệm bất cứ một thành viên nào thuộc Chính phủ. Như vậy, không có lý lẽ gì để nói rằng sử dụng động từ “điều trần” là nhạy cảm.

Từ điển Tiếng Việt 2006 định nghĩa chất vấn là “hỏi và yêu cầu phải giải thích rõ ràng”. Trong khi đó điều trần được định nghĩa là “trình bày chính thức trước cơ quan đại diện nhà nước để giải thích, biện bạch v.v... về vấn đề nào đó mà mình chịu trách nhiệm”. Nhìn ở khái niệm, dễ dàng thấy rằng điều trần là giải pháp tốt hơn để đi đến kiệt cùng một vấn đề cũng như truy cứu trách nhiệm cá nhân.
Tuy nhiên, quan trọng không kém việc hiến định các chức năng của QH chính là tổ chức thực hiện và điều kiện để tổ chức thực hiện các chức năng đó. Nếu không có đủ “lực” và “lượng” thì các cơ quan của QH dễ rơi vào trạng thái lực bất tòng tâm.

Ở Mỹ, trong khi nội các của Tổng thống chỉ có 14 thành viên, thì hai viện QH có tổng cộng 30 ủy ban với khoảng 150 tiểu ban trực thuộc. Luật pháp nước này cho phép mỗi ủy ban được tuyển chọn 30 nhân viên chuyên nghiệp phục vụ. Mỗi nghị sĩ được sở hữu một văn phòng riêng cùng với đội ngũ cố vấn và nhân viên giúp việc lành nghề.

Một dự luật hoàn toàn có thể bị gác lại nếu nó không được ủy ban đồng ý đệ trình, thậm chí các ủy ban “không thèm” xem xét đến nội dung các dự luật một khi nó chưa “qua cửa” được phiên điều trần của tiểu ban chuyên môn.

Ở Việt Nam, trong khi Chính phủ được cơ cấu bởi 26 bộ và cơ quan ngang bộ thì QH chỉ có 10 ủy ban. Giúp việc cho các ủy ban là các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng QH. Các ủy ban không được chia nhỏ thành các tiểu ban và các đại biểu QH không có văn phòng riêng. Với 2/3 đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, các ủy ban với số lượng thành viên thường trực ít ỏi khó có đủ thời gian để mổ xẻ mọi vấn đề, ngay cả khi nó được quan tâm. Công việc giám sát của đại biểu QH mới chỉ dừng lại ở mức độ “cưỡi ngựa xem hoa” là vì thế.

Mặc dù Hiến pháp trao quyền giám sát tối cao cho QH, nhưng Luật Tổ chức QH mới quy định hoạt động chất vấn ở các phiên họp toàn thể, và thông qua nghị quyết, QH giao cho Ủy ban Thường vụ QH thay mặt QH tiến hành chất vấn giữa hai kỳ họp. Luật chưa quy định cho các ủy ban quyền tổ chức các phiên chất vấn mà chỉ quy định khi cần thì ủy ban mời các thành viên chính phủ đến giải thích những vấn đề thuộc phạm vi quản lý và trách nhiệm của họ. Có lẽ, luật pháp giới hạn quyền này vì các ủy ban chưa đáp ứng đủ các điều kiện thực thi.

Tổng số lượt xem trang