Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2009

TQ mời Chủ tịch Triết sang thăm

Bài này có những tin khá thú vị, xu thế mới tại biển Đông chăng???

Một nhà quan sát tình hình Trung Quốc tại London nói với BBC Tiếng Việt rằng vụ tàu Imppeccable hôm 08/03 đương đầu với các tàu Trung Quốc là một tín hiệu Hoa Kỳ muốn nói với các nước trong vùng rằng về quyết tâm của Mỹ muốn duy trì Biển Đông là vùng biển mở.
Tuy vậy, sự quan tâm tăng lên của Trung Quốc đối với Biển Đông còn có nguyên nhân từ quan hệ với Đài Loan.
...
Chính sách quân sự mới buộc Trung Quốc "phải liên tục báo động chống lại điều họ cho là thách thức và chiến thuật nắn gân của Hoa Kỳ như trong vụ tàu do thám Mỹ vừa qua".
Tuy vậy, các nhà quan sát cũng đồng ý rằng Trung Quốc phải cân bằng hai xu thế.
Một là duy trì đà tăng cường vũ trang vốn đã khởi động từ vài năm trước, đi cùng với tâm lý dân tộc chủ nghĩa dâng cao.
Mặt khác, Trung Quốc cũng biết năng lực quốc phòng, nhất là hải quân còn xa mới đương đầu được với Hoa Kỳ trên đại dương.
Chính sách "bảo vệ Đài Loan" cũng chỉ chuẩn bị cho khả năng ngăn cản không cho Hải quân Hoa Kỳ vào bảo vệ đảo quốc một khi Bắc Kinh muốn tiến chiếm.
...
Status quo
Một khi tất cả các nước trong vùng, nhất là Việt Nam, công nhận quyền lưu thông tự do tại Biển Đông, được hiểu là cho mọi nước, trong đó Hoa Kỳ là vị khách mạnh nhất, thì chiến lược "ngăn ngừa xâm phạm" của Trung Quốc sẽ sụp đổ.
Như thế, rất có thể vì sau khi Philippines tăng cường sức ép lên Trung Quốc, kêu gọi Hoa Kỳ vào cuộc thì Trung Quốc đã ngưng các chuyến thăm cao cấp sang Philippines nên cần phải chú ý hơn đến Việt Nam nhằm không để Việt Nam đi theo con đường của Philippines.
Nhưng có vẻ như tác động ngoại giao của Trung Quốc hơi muộn sau khi hội thảo tuần này do Học viện Quan hệ Quốc tế tại Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức đã nói Biển Đông phải đặt trong tổng thể chính sách đối ngoại toàn diện, bao gồm cả an ninh, phát triển và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam.
Kiến nghị nói cần xây dựng được hồ sơ pháp lý đầy đủ về vấn đề này dùng để đấu tranh chính trị, tuyên truyền, đàm phán và lúc cần cho việc phân xử tại tòa án quốc tế.
Đặc biệt, kiến nghị yêu cầu Quốc hội Việt Nam cần thông qua luật về chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa và chính phủ cần có chiến lược biển toàn diện và đồng bộ, liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó chú ý đến việc hiện đại hóa quân đội nhằm tăng cường sức mạnh răn đe.
Có vẻ như chính giới Việt Nam đã tự tin hơn sau khi hoàn tất công cuộc đàm phán biên giới trên bộ với Trung Quốc nên có thể xoay sang tập trung vào chủ đề lãnh hải.
Mặt khác, sự tự tin cũng đến từ chỗ các giới quyết định chính sách trong nước có thể dựa được vào dư luận trong nước và khu vực vốn e ngại bấy lâu nay sự vươn ra đại dương của Trung Quốc về quân sự.

Tổng số lượt xem trang