Thứ Ba, 31 tháng 3, 2009

Ứng xử biển Đông: Nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc lợi ích

Ứng xử biển Đông: Nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc lợi ích 31/03/2009 13:13 (GMT + 7) (TuanVietNam) - Thời điểm đăng kí đường ranh giới ngoài của thềm lục đang tới gần. Việc điều chỉnh của Việt Nam là cần, nhưng phải trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng, để điều chỉnh có hiệu lực cao hơn, các nước tôn trọng nhiều hơn, dựa trên lợi ích chính đáng của Việt Nam, không chạy đua theo thời gian. - Nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ Trần Công Trục nói.
Tiến sĩ Trần Công Trục đã có thời gian dài là Trưởng ban Biên giới của Chính phủ. Ông từng tham gia nhiều phiên đàm phán giữa Việt Nam - Trung Quốc về phân định biên giới trên đất liền và trên biển. Ông cũng tham gia biên dịch sang tiếng Việt bản Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
Đụng độ Trung - Mỹ: Việt Nam cần xem xét cẩn trọng- Không tạo tiền lệ xấu

Nói cách khác, quyền tài phán và quyền thuộc chủ quyền ở vùng đặc quyền kinh tế là những quyền cần được tôn trọng và được bảo vệ hoàn toàn, đầy đủ. Và quyền tự do hàng hải của tàu thuyền nước ngoài ở khu vực này hoàn toàn khác với ở khu vực biển cả (high sea).

Quay trở lại với việc tàu Impeccable của Mỹ, theo các nguồn tin chính thức từ phía Hoa Kỳ thì đây là tàu nghiên cứu biển của hải quân Koa Kỳ, đang làm nhiệm vụ nghiên cứu biển để phục vụ cho hải quân. Tàu này xuất hiện trong khu vực biển cách bờ biển ven bờ lục địa Việt Nam và các bờ biển đảo Hải Nam - Trung Quốc dưới 200 hải lý. Như vậy, tàu Impeccable của hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành thăm dò nghiên cứu biển phục vụ cho mục đích quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc.

Theo Công ước Luật Biển LHQ, đây là hành vi sai trái, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển có liên quan ở vùng đặc quyền kinh tế.
....Vì thế, khu vực này không phải đã là khu vực biển hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Việc Trung Quốc đơn phương thực hiện quyền của mình với tư cách là nước hoàn toàn có quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển này là không tôn trọng các quyền và lợi ích của Việt Nam, vi phạm các cam kết của hai bên khi đang tiến hành đàm phán phân định ranh giới biển. Việt Nam cần có ý kiến phản đối hành vi sai trái này của Trung Quốc theo đúng các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Ngoài ra, tàu quân sự và phục vụ mục đích quân sự ở vùng này không chỉ là tàu của Mỹ, vì không phải một mình Mỹ là cường quốc quân sự. Hiện nay, Trung Quốc cũng đầu tư rất nhiều cho việc nâng cấp lực lượng quân sự của mình.
Nếu các quốc gia ven biển làm ngơ, sẽ tạo tiền lệ xấu, các cường quốc hải quân có thể lợi dụng để hoạt động bất cứ khi nào, ở đâu nếu muốn.
.....Việt Nam không nhất định chạy đua với thời gian. Việt Nam phải đặt lợi ích, vị trí của mình trong khu vực và quốc tế để cân nhắc đã nên điều chỉnh hay chưa vào lúc này.
Theo tôi được biết còn có nhiều nước chưa thay đổi đường cơ sở dù vô lý. Mình thay đổi là cần, nhưng theo tôi, Việt Nam nên cân nhắc kỹ tất cả các yếu tố có liên quan, nhất là thời điểm.
Thiếu chỉ đạo thống nhất, nghiên cứu có thể sai lệch
Hơn nữa, thiếu chỉ đạo, nghiên cứu có thể sai lệch đi.
- Theo ông, Việt Nam phải gỡ từ đâu?
Từ nhận thức của các cơ quan quản lý cấp cao, phải có quyết tâm tạo chuyển biến trong nhận thức và chỉ đạo thống nhất. Người lãnh đạo giỏi cần có cố vấn tin cậy, tâm huyết. Công tác thông tin, truyền thông phải đẩy mạnh với nhiều kênh thông tin.
--- Nghe thì hay lắm, nhưng túm lại là phải có sự chỉ đạo.. thui để ai đó chỉ đạo nghĩ giùm, ... còn có làm gì thì vẫn chưa đủ bản lĩnh đâu nhỉ... ờ mà .. hình như cũng chẳng cần phải nộp vào 13/5 nhỉ... VN 1 mình 1 chiếu sợ gì ai..
----------------
Công ty Úc đầu tư vào Nam Côn Sơn
Australian Worldwide Exploration bỏ tiền vào thăm dò dầu khí tại Nam Côn Sơn.
Công ty thăm dò dầu khí Úc, Australian Worldwide Exploration Limited (AWE), loan báo họ mua lại cổ phần 23.3% của công ty Serica Energy Corp. tại lô 6/94 thuộc vùng trũng Nam Côn Sơn của Việt Nam.
Thỏa thuận này đang đợi PetroVietnam và chính phủ Việt Nam chấp thuận.
Lô 6/94 cách bờ biển Vũng Tàu 400 cây số, nằm ngay bên cạnh hai mỏ gas lớn hãng BP được quyền khai thác là Lan Tây và Lan Đô.
..........Trung Quốc bao giờ cũng đưa ra áp lực để giành quyền bá chủ tại vùng biển Nam Trung Hoa. Tại vùng này hiện đang có sáu nước tranh chấp. TQ là nước lớn, đương nhiên họ có tiếng nói lớn, và luôn đặt quyền lợi quốc gia của mình trên các nước khác. Trong bối cảnh này họ đưa ra áp lực đối với BP, và qua đó đối với Việt Nam......

Tổng số lượt xem trang