Trung Quốc không bao giờ tự nhiên làm cái gì ? Câu đó luôn có lý.. TQ chuẩn bị cho chủ nghĩa dân tộc từ rất lâu rồi, họ cũng đã dạy cho thế hệ trẻ ghét VN từ lâu rồi .. và bây giờ họ dậy cho dân TQ chẳng coi ai ra gì.. TQ đang đối mặt với cả thế giới...
Sách mới về một Trung Quốc 'phẫn nộ'
Sách Trung Quốc không hạnh phúc đang gây xôn xao
Cuốn sách mang tựa đề "Trung Quốc không hạnh phúc" của một nhóm tác giả vừa được xuất bản tại Trung Quốc, tạo cả tiếng vang và tranh cãi.
Tiêu đề nhỏ của sách nêu bật trọng tâm mà các tác giả muốn nói: Thời đại lớn, mục tiêu lớn, những lo âu bên trong và vấn đề bên ngoài.
Chủ nghĩa dân tộc
......"Trung Quốc có thể nói Không" thể hiện sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc trong giai đoạn nước này mở cửa và cải cách. Một Trung Quốc đang phát triển dường như cảm thấy đã tới lúc có thể nói Không với Tây phương.
13 năm sau, "Trung Quốc không hạnh phúc" như muốn nói thêm: Trung Quốc nay không chỉ có quyền bất đồng với Tây phương, mà có quyền bày tỏ phẫn nộ với Tây phương.
Các tác giả nói về những sức ép mà theo họ Tây phương đang đè lên Trung Quốc: nhân quyền, sự ly khai ở Tây Tạng, và cả tranh chấp trên Biển Đông. Sách đề cập nhiều chủ đề, nhưng thống nhất ở điểm: Trung Quốc có thể, và nên, cảm thấy phẫn uất.
Ngoại giao ‘mềm yếu'
Sách phàn nàn về chính sách ngoại giao "thao quang dưỡng hối" của chính phủ, tức là che giấu thực lực mà chỉ biết chờ thời từ thập niên 1990 tới nay.
Các tác giả tin rằng ngoại giao Trung Quốc cần phản ánh tình cảm của nhân dân.
Họ nói: chúng ta đã tẩy chay các siêu thị Pháp vì toa rập trong mưu toan phá hoại giấc mơ Olympics, chúng ta đã vẫy cao cờ đỏ để phản đối chỉ trích của báo chí phương Tây, nhưng tại sao ngoại giao Trung Quốc vẫn cứ chơi lá bài thỏa hiệp, và vì sao trí thức Trung Quốc phản ứng yếu ớt và đồng lõa với thứ ngoại giao "mềm yếu"?
Các tác giả bày tỏ tiếng nói lớn hơn từ Trung Quốc đại lục, khẳng định quyền chính danh của Trung Quốc ở Olympics và trên Biển Đông.
Người ta thấy từ "Trung Quốc có thể nói Không" đến "Trung Quốc không hạnh phúc" thể hiện diễn ngôn của một Trung Quốc đang phát triển chuyển sang một đất nước trỗi dậy.
Không chỉ GDP tăng lên mà tình cảm dân tộc chủ nghĩa cũng vươn vai.
Xuất bản ngày 12.3, cuốn sách nhanh chóng đứng đầu trong danh sách tác phẩm bán chạy trên mạng dangdang.com.
Báo Financial Times nói 100.000 bản đầu tiên đã bán sạch, và nhà xuất bản đang in thêm 50.000 bản nữa.
Đánh tựa sách vào mạng tìm kiếm Qihoo cho ra hơn một triệu kết quả.
Trả lới báo Financial Times, Russell Leigh Moses, một phân tích gia chính trị ở Bắc Kinh, nói cuốn sách là thách thức cho chính phủ.
"Cuốn sách thu hút một bộ phận của xã hội ngày càng chia rẽ, họ giận dữ là ban lãnh đạo không cứng rắn hơn trong đối ngoại."
Bản thân một trong các tác giả của sách, Hoàng Kỉ Tô, nói trong một phỏng vấn: "Đây là cuốn sách đặt ra đại mục tiêu cho Trung Quốc và trí thức; các trí thức Trung Quốc phải đề ra lựa chọn."
Liệu một đại mục tiêu như thế có nguy hiểm hay không, liệu một chiến lược hung hăng hơn trong ngoại giao có giúp bảo đảm uy tín của Trung Quốc tại phương Tây vẫn là những câu hỏi cho Trung Quốc hôm nay.