Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2009

Vedan: Hỗ trợ chứ không Bồi thường!

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vedan-supports-not-compensates-the-damages-to-the-environment-TGiao-03112009102642.html
2009-03-11
Báo chí trong nước hôm 10 tháng Ba cho biết, “Vedan thoả thuận hỗ trợ nông dân thành phố Hồ Chí Minh bị thiệt hại.”
Luật Sư Hoàng Như Vĩnh có nói, là Vedan đã nhận được 800 đơn khởi kiện hoặc khiếu nại của nông dân. Đồng thời, ông Vĩnh khẳng định Vedan chấp nhận hỗ trợ chứ không bồi thường cho người nông dân.
....
Thiện Giao: Một số báo Việt Nam nói rằng 2 phía, Vedan và Hội Nông Dân, thoả thuận với nhau trên tinh thần “bảo đảm quyền lợi nông dân, bảo đảm sự ổn định và phát triển sản xuất của Vedan, xác định trách nhiệm xã hội của nhà sản xuất và bảo đảm an ninh xã hội.” Có vẻ như có một sự thoả hiệp?
Luật sư Hoàng Như Vĩnh: Hiểu là “thoả hiệp” cũng có thể được. Nguyên tắc bồi thường là bồi thường toàn bộ thiệt hại và kịp thời. Còn hỗ trợ là dựa trên cơ sở tự nguyện và tuỳ theo khả năng của người hỗ trợ. Đây là hai bản chất khác nhau.

Rất nhiều người, rất nhiều doanh nghiệp có thể xả ra chất thải như vậy, làm thiệt hại người dân. Nhưng không thể tách bạch được cái nào là của Vedan. Cho nên không thể đặt vấn đề bồi thường ra. Chúng tôi không chấp nhận điều ấy.
LS Hoàng Như Vĩnh
Bồi thường là có thể thoả thuận bồi thường, nhưng nếu không thoả thuận được thì phải có bản án của toà hay của một cơ quan có thẩm quyền ban hành 1 quyết định buộc phải thực hiện nghĩa vụ đó. Bồi thường là thực hiện nghĩa vụ.
Hỗ trợ là thương lượng, dựa trên khả năng và sự tự nguyện của người hỗ trợ.
---
http://www.laodong.com.vn/Home/Vedan-VN-ho-tro-Hoi-nong-dan-se-rut-don-kien/20093/129689.laodong
Vedan VN hỗ trợ, Hội nông dân sẽ rút đơn kiện
Lao Động số 53 Ngày 11/03/2009 Cập nhật: 9:51 AM, 11/03/2009

(LĐ) - Sáng qua (10.3), đại diện Vedan VN đã có buổi làm việc với Hội Nông dân (HND) TPHCM để tìm phương án hỗ trợ nông dân huyện Cần Giờ.
Theo đó, 2 bên đã ký bản ghi nhớ 6 điều khoản, thống nhất, HND TPHCM sẽ đại diện theo uỷ quyền của nông dân, làm đầu mối tiếp xúc, bàn bạc với VedanVN thống nhất phương án, đối tượng, mức hỗ trợ cho nông dân; được ủy quyền nhận được tiền hỗ trợ từ Vedan VN, HND sẽ có trách nhiệm rút đơn khiếu nại hoặc đơn khởi kiện.

...........
VN cũng lựa chọn cách tăng trưởng từ sự hy sinh môi trường và xã hội. Một loạt những lo ngại về môi trường hiện nay:
http://vietnamnet.vn/bandocviet/2007/09/745143/

Dự án Tam Đảo 2 thành hiện thực: Thảm họa môi trường

(VietNamNet) - Trong buổi hội thảo do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức sáng ngày 25/9, đã nêu ý kiến của mình về dự án Tam Đảo 2, theo ông, nếu dự án này trở thành hiện thực thì đây sẽ là thảm họa môi trường. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông về vấn đề này để bạn đọc tiện theo dõi.
---------
http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/doisong/16320/
Hyundai-Vinashin xin tiếp tục dùng hạt xỉ đồng
Thứ Tư, 11/3/2009, 22:15 (GMT+7)
Bãi đổ chất thải hạt xỉ đồng của nhà máy Hyundai Vinashin (Ninh Hòa, Khánh Hòa) vẫn còn nguyên như một sự thách thức với trách nhiệm của chính quyền trong việc bảo vệ sức khỏe và mạng sống của người dân địa phương
(TBKTSG Online) - Chiều 10-3, trong buổi làm việc với lãnh đạo nhà máy tàu biển Hyundai-Vinashin, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Võ Lâm Phi ghi nhận kiến nghị của nhà máy và cho biết sẽ đề xuất Bộ Tài nguyên-Môi trường cho phép nhà máy sử dụng hạt xỉ đồng (nix) để duy trì một phần sửa chữa bên cạnh việc đóng mới tàu biển.
Ông Phi cũng đưa ra yêu cầu, đi đôi với việc duy trì một phần sửa chữa, nhà máy này phải cùng các bên liên quan khẩn trương hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý hạt xỉ đồng thải ra.
Từ năm 1999 đến giữa năm 2008, Hyundai-Vinashin chỉ sửa chữa, hoán cải tàu biển, giàn khoan và các thiết bị nổi. Mỗi năm, nhà máy thải hàng trăm nghìn tấn hạt xỉ đồng, gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí (do dùng phương pháp phun hạt nix khô để cạo rỉ) và nguồn nước khu vực, ảnh hưởng xấu đối với đời sống của hơn 700 hộ dân địa phương.
Năm 2008, nhà máy đã cam kết sẽ chuyển sang đóng mới và xây dựng khu xử lý chất thải, để xử lý dứt điểm lượng chất thải độc hại này vào năm 2010. Tuy nhiên, đống hạt xỉ đồng thải khổng lồ vẫn còn nguyên. Các chuyên gia cho biết, việc sửa chữa, hoán cải tàu biển đem lại mức lãi cao hơn, đồng thời cũng gây ô nhiễm nhiều hơn so với đóng tàu mới.

Tổng số lượt xem trang