Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2009

100 nhà kinh tế ngồi trên kim tự tháp ngược

Ừ thì VN chẳng giống ai, chuyện lập chính sách cũng vậy ..
Ngay VNEconomist còn nói thế này '100 nhà kinh tế ngồi trên kim tự tháp ngược' thì còn trách ai. "Vấn đề là nếu chính phủ cần tư vấn chính sách kinh tế, sao không chọn 1 hoặc 2 hoặc 3 ông thật giỏi để nghe, mà cần phải nghe những 100 ông?"... Xem tin hội thảo tại Hải Dương: VNNSGTT. Và lý do phê phán từ đây:Nhà tư vấn kinh tế cho chính phủ là ai? Đó là nhà kinh tế học giỏi về lĩnh vực mình tư vấn, có khả năng tổng hợp cao. Anh ta đọc tất cả các nghiên cứu liên quan đến vấn đề cần tư vấn, tổng hợp các kết quả nghiên cứu đó theo một mô hình nhất định, mô hình mà anh ta tin là hợp lý và đã cùng nhà hoạch định chính sách thống nhất sử dụng.

Như vậy điều kiện tiên quyết để anh ta làm việc được là phải có nhiều nghiên cứu nền tảng. Càng nhiều nghiên cứu nền tảng, đề cập càng nhiều khía cạnh của vấn đề nhà tư vấn đang giải quyết thì cơ hội thành công của anh ta càng cao. Chẳng hạn nhà tư vấn đang tìm các giải pháp kiềm chế lạm phát. Một trong các vấn đề cần hiểu rõ là cơ chế kỳ vọng tác động vào giá như thế nào. Theo lý thuyết và kinh nghiệm của phương Tây thì cơ chế kỳ vọng tác động tăng giá là thông qua tiền lương. Ở Việt Nam tình hình dường như không phải vậy khi mà công đoàn không điều đình lương cho công nhân được, khối cán bộ nhà nước thì khỏi bàn, người nông dân chiếm số đông thì tự trả lương cho mình trong khi giá sản phẩm là giá thế giới. Nhà tư vấn chính sách lúc này sẽ cần hàng loạt các nghiên cứu nền về đo lường kỳ vọng, về mối quan hệ giữa giá nhập lượng và xuất lượng trong các ngành chủ chốt, về tác động của sự thay đổi tiền lương lên giá sản phẩm v.v. để biết chính xác tác động lạm phát của kỳ vọng ở Việt Nam là như thế nào, từ đó đưa ra cố vấn chính sách. Hình 1 minh họa cho quá trình nghiên cứu – chính sách này.

Tuy nhiên ở Việt Nam thì kim tự tháp này bị đảo ngược (hình 2).
....Còn nhớ năm ngoái báo chí đăng tin một nhà kinh tế học, chuyên gia tư vấn quốc tế, đã thắng thầu dự án tư vấn cho chính phủ Việt Nam của UNDP với giá trị 830 ngàn USD và nhận lương 650 USD/ngày để chuẩn bị bản báo cáo tư vấn về FDI. Kết quả là bản báo cáo 86 trang của ông đã bị các nhà kinh tế học Việt Nam ”chỉ trích gay gắt”, chê là nghèo nàn và không hiểu Việt Nam.
... và kết luận là : Chính sách này (VN) chỉ khuyến khích những nghiên cứu nào mà xã hội sẵn lòng trả tiền hoặc các cơ quan chính phủ sử dụng trực tiếp được. Chính sách này không khuyến khích các nghiên cứu thực hiện xong được bỏ vào ngăn kéo (thư viện) mà không ứng dụng được ngay trong thực tế. Vậy các nghiên cứu ”đáp ứng như cầu (trực tiếp) của xã hội” được đáp ứng từ đâu?--->Các nghiên cứu trong ngăn kéo thư viện chính là chân của kim tự tháp khoa học, là vai của người khổng lồ, để trên đó mới ra đời các chính sách hiệu quả.
------Câu trả lời thì theo everywhereland : Trước đây còn có Ban cố vấn kinh tế cho Thủ tướng nhưng khi Thủ tướng Dũng lên cầm quyền, một trong những việc làm đầu tiên của ông là dẹp bỏ Ban này. Gần đây, trước các biến động phức tạp về tài chính-ngân hàng, Chính phủ đã thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia do cựu Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy làm Chủ tịch. Nhưng rút cục, chức trách của Hội đồng này là gì, quyền lực Hội đồng ra sao thì không ai thực sự biết (có lẽ kể cả ông Thúy).

Và các "quyết sách lớn" của Đảng và Nhà nước thường được đưa ra rất đột ngột, không kèm theo các lý giải về sự cần thiết cũng như các đánh giá khách quan đầy đủ về hiệu quả của các chính sách được thực thi. Lấy ví dụ về gói kích cầu đợt 1 trị giá 1 tỷ USD và sau đó được nâng lên thành 6 tỷ USD. Gói này gồm nhiều thành phần như cho tiền Tết người nghèo, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng...Tuy nhiên cho tới nay, người ta vẫn không rõ cụ thể gói này gồm bao nhiêu phần là hỗ trợ lãi suất, bao nhiêu là các chính sách chi tiêu, bao nhiêu là giảm thuế....Cũng chưa có đánh giá nào thực sự nghiêm túc về hiệu quả của gói kích cầu này thời gian qua, chẳng hạn riêng với gói hỗ trợ lãi suất thì tỷ lệ vay để thực hiện đầu tư mới là bao nhiêu, vay để đáo nợ là bao nhiêu, bao nhiêu % cho DNNN, bao nhiêu cho DN ngoài quốc doanh, tạo được bao nhiêu việc làm mới...Ngay trong số liệu về thất nghiệp cũng đầy mâu thuẫn và mập mờ về phương pháp luận (ví dụ tính thế nào với trường hợp làng nghề?). Cũng không có công bố nào đánh giá khả năng ảnh hưởng tới lạm phát của các chính sách kích cầu này.

Thế nhưng chỉ đùng 1 cái, Chính phủ đã công bố gói kích cầu 2, lần này hướng tới đối tượng vay trung và dài hạn. Gói này còn mập mờ hơn cả gói 1 vì thậm chí không công bố số tiền mà Chính phủ định bỏ ra để hỗ trợ lãi suất. Trong khi Quốc hội Mỹ bàn bạc cả hàng tháng, đập lên đập xuống nghị sự về các gói kích cầu rồi mãi mới thông qua được thì ở Việt Nam chỉ cần Thủ tướng đặt bút ký thế là gói kích cầu được thông qua mà không gặp phải bất cứ sự phản biện nào.

Thế nên không có gì lạ khi các nhà kinh tế nói gì thì cứ nói, hội nghị cứ hội nghị còn Chính phủ thì việc mình cứ làm. Thậm chí hình như còn chẳng có vị quan chức cao cấp nào dự Hội thảo này- bởi lẽ các vị còn bận rộn trong việc hoạch định chính sách, đưa Việt Nam vượt qua khủng hoảng. Báo chí cũng chẳng buồn đưa tin.
--------------
Nhưng nếu đọc kỹ (DT ) hơn thì hội thảo “Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới - chính sách ứng phó tại Việt Nam” diễn ra trong 2 ngày 9 và 10/4 tại Hải Dương do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, thì hội thảo mang tính trao đổi nhiều hơn . ..Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam 2009?
(Dân trí) - Trong giới chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam hiện nay tồn tại 2 xu hướng lạc quan và bi quan. Xu hướng nào cũng cho rằng mình tiệm cận với thực tế hơn cả. Trao đổi bên lề cùng Dân trí, TS Võ Trí Thành, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương hài hước tự nhận mình và nhiều chuyên gia kinh tế khác hiện đều đang trở thành những “Gia Cát Dự” vì dự thế nào cũng đúng, nhưng chỉ dự được tình hình… dài hạn chứ ngắn hạn thì thôi theo cách “mình phục mình quá!”. ...Trong một cuộc trò chuyện hành lang khác của Dân trí với nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại Trương Đình Tuyển, ông Tuyển đã tỏ ra rất buồn khi thấy nhiều chuyên gia tranh cãi liên miên, chỉ trích mà không đưa ra được giải pháp gì cả.

Tổng số lượt xem trang